K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 5 2017

chữ đẹp z? huhu k bù cho mk:D

28 tháng 5 2017

Ngược lên Lào Cai, ở bên bờ đúng cái quãng "nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt", tôi đã có dịp ngắm nhìn con sông vào một buổi chiều lộng gió. Dòng sông như một dòng kẻ của tự nhiên phân chia biên giới Trung - Việt. Ở đầu nguồn đoạn sông Hồng chảy vào nước Việt, con sông yên bình và hiền hòa, những thuyền đánh cá của cư dân hai nước êm đềm khua chèo trên sông. Quãng sông chảy qua địa phận Lào Cai không quá hùng vĩ như khi xuôi chảy về phía Nam.

Cái khoảng sông Hồng ở đoạn nhập quốc tịch Việt Nam luôn có cái niềm xa vắng mênh mông như thế. Khó ai tưởng tượng rằng, khi con sông xuôi xuống phía Nam, chảy qua 9 tỉnh thành là Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình và Nam Định, sông đã mang bao phù sa góp phần hình thành nên một trong những nền văn minh quan trọng nhất của nước ta. Đó là nền văn minh sông Hồng.

Sông Hồng chảy qua nhiều tỉnh thành nhưng có lẽ nơi để lại dấu ấn lịch sử mạnh mẽ nhất là đoạn chảy qua địa phận Hà Nội. Tôi cho rằng, khi Lý Công Uẩn ra đất Thăng Long lần đầu đã kinh lý bằng đường thủy và khi thấy cảnh bát ngát, rộng lớn của sông Hồng, những bãi phù sa giàu có, những làng xóm đông đúc ven sông, nhà vua đã nhanh chóng hạ chỉ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Trong chiếu dời đô, chính ông đã viết rằng vùng đất này "Ở vào nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam-bắc-đông-tây, tiện nghi núi sông sau trước". Cái ý "tiện nghi núi sông sau trước" hẳn là nói đến sông Hồng, khi đó còn mang tên Nhị Hà.

Trên đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội, ở bến Chương Dương (nay thuộc xã Chương Dương, huyện Thường Tín) là nơi tướng quân Trần Quang Khải vào năm 1285 đã có một trận đánh lẫy lừng khiến giặc Nguyên Mông khiếp vía, buộc chúng phải rút chạy khỏi kinh thành Thăng Long. Và cũng chính trên con sông Hồng này, đoạn chảy qua khu vực nội thành, vào năm 1882, giặc Pháp đã bắn đại bác vào thành Hà Nội, chứng tích còn ghi trên mặt thành Cửa Bắc lỗ chỗ vết đạn, lưu dấu một giai đoạn bi tráng trong lịch sử Hà Nội.

Sông Hồng ghi dấu những thăng trầm của lịch sử, nhưng con sông cũng góp phần làm cho Thủ đô thêm trù phú, thơ mộng. Càng xuôi về Nam, sông Hồng càng mở rộng và có nhiều chi chưu thuận lợi cho giao thông đường thủy và mỗi cây cầu bắc qua sông cũng mang một điểm nhấn của quá khứ và hiện tại.

Những học sinh lớp 6 đã từng được biết đến văn bản "Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử. Cây cầu như con rồng sắt khổng lồ. Ít ai để ý rằng cầu Long Biên là cây cầu cổ nhất bắc qua sông Hồng và cũng là cây cầu duy nhất của thủ đô mà phương tiện di chuyển theo hướng tay trái (do kiến trúc của người Pháp). Cầu Thăng Long cũng là một cây cầu nổi tiếng. Bài thơ "Tràng giang" của Huy Cận đã lấy cảm hứng từ cảnh vật bên dưới cầu Thăng Long.

Tôi đã nghe nói nhiều về những dự án trên sông Hồng và trên bờ sông. Mong rằng trong tương lai gần, sông Hồng sẽ chuyển mình giúp Thủ đô càng đẹp giàu, văn minh. Như sông Hàn của Hàn Quốc, như sông Seine của Pháp, như sông Hoàng Phố của Trung Quốc,... Sông Hồng có đủ niềm tự hào, lịch sử, sự hùng vĩ và giàu có để góp phần biến Thủ đô thành một trong những thành phố văn minh và giàu đẹp nhất.

Sông Hồng ơi, sao nhớ và yêu đến thế!

(Không sao chép ở đâu cả đấy nhé Nguyễn Quỳnh Trang)

28 tháng 5 2017

Hôm nào cx tản mạn vậy trời @@

1 tháng 12 2019

Qua các câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói: Cánh diều khơi gợi những mơ ước đẹp cho tuổi thơ.

Nội dung: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều lơ lửng trên tầng mây.

2 tháng 7 2018

Qua các câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói: Cánh diều khơi gợi những mơ ước đẹp cho tuổi thơ.

13 tháng 12 2021
Zg hcjuvrzbjjntdcyhbfdg txhvtdvhd5ýccggctxhvbtdygffjbtfgu
10 tháng 12 2018

CANH DIEU BAY RAT CAO VA XA 
HET

10 tháng 12 2018

thành đoạn văn ạ

Qua các câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói: Cánh diều khơi gợi những mơ ước đẹp cho tuổi thơ.

26 tháng 12 2021

Qua các câu mở bài và kết bàitác giả muốn nóiCánh diều khơi gợi những mơ ước đẹp cho tuổi thơ. Nội dung: Niềm vui sướng  những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều lơ lửng trên tầng mây.

9 tháng 6 2017

chữ bn đẹp quá

10 tháng 6 2017

Tản mạn Tháng ba



Bây giờ là tháng Ba – mưa phùn lây rây suốt ngày đêm, cảnh vật sũng nước, bầu trời ảm đạm. Tháng Ba hoa gạo đỏ, màu đỏ lẻ loi trên thân cây gạo bơ vơ trên những con đường nhỏ, màu đỏ giữa đất trời xam xám tạo nên một sự tương phản cứ như tạo hoá đang giễu cợt tâm trạng con người. Rồi hoa xoan tím biêng biếc lắc rắc rơi. Cũng thật lạ là mỗi mùa xuân về, khi những cành xoan khẳng khiu đâm chồi nẩy lộc, vãi từng chùm hoa kín mặt đất là tôi lại thấy bâng khuâng nhơ nhớ một cái gì...tại sao lại không phải là những thứ hoa ly ly, đồng tiền, lay dơn, cẩm chướng...đang đua sắc rực rỡ mà lại là hoa xoan nhỉ? Phải chăng những bông hoa tim tím bé xíu dịu dàng đã đi vào tâm trí tôi với những kỷ niệm của tuổi thơ yên ả? Phải chăng hoa xoan gợi tôi nhớ da diết đến vùng quê nghèo của mình, nơi lũ trẻ chúng tôi thả trâu trên gò bãi của làng rồi đuổi nhau chạy chí choé, có khi lại bắt những con cào cào, châu chấu xâu thành chuỗi dài đeo ở cổ, lúc lại bắt ốc, bắt cua..và ngồi nhặt cỏ may bám gấu quần cho nhau trong ráng chiều rực đỏ; nơi tháng Ba – sau hội làng, trong tiết mưa phùn bàng bạc, cả làng xóm chìm trong một màu phớt tím và thơm hăng hắc của hoa xoan; nơi tình người mộc mạc “Tối lửa tắt đèn có nhau”....Sau này khi đã cố gắng học tập với một mong muốn quyết liệt là được ra thành phố để mở mang tầm mắt, để khám phá xem bên ngoài cổng làng ngút ngát gió là gì bất chợt một khoảng khắc tôi nhớ da diết quê khi tháng Ba về, những hạt mưa lây phây suốt tuần làm xanh đen cả những tán cây sấu ven đường Trần Hưng Đạo, đường Trần Phú. Tìm đâu một cây gạo rực đỏ như cây gạo đầu làng tôi, tìm đâu ra một hàng xoan giữa Hà Nội bây giờ?. Tôi vòng xe lên Hồ Tây nơi thi sĩ tài hoa Xuân Quỳnh từng viết:
“Bây giờ mùa hoa xoan
Tím một vùng Quảng Bá
Sóng ven hồ cứ vỗ
Xanh một màu mây che.....”
mong gặp hoa xoan, nhưng chẳng còn đâu bóng dáng của xoan cả, thỉnh thoảng bắt gặp những chùm hoa vông vang (“hoa gạo” của Hà Nội) nở đỏ le lói trên những thân cành khẳng khiu như một nét rất riêng và cũng rất đáng yêu. Lạ thế, mùa hạ hoa phượng đỏ thắm cả đất trời, hoa bằng lăng tím từng dãy phố, vui mắt là thế lại không thấy bâng khuâng, chạnh lòng như bất chợt trong tháng Ba, giữa đất trời mù mịt bắt gặp một màu đỏ của hoa gạo, hoa vông vang, màu tím của hoa xoan. Mỗi khi nhìn từng chùm bông vông vang nở, nhìn những đốm hoa gạo đỏ chói giữa trời, nhìn những thảm hoa xoan dày kín lối đi...lòng tôi lại bồi hồi khó tả. Sao trông những bông hoa Tháng Ba này dễ thương mà lại mang một nỗi buồn man mác đến thế? và lòng chợt nghĩ đến một lúc nào đó ta không rung cảm trước mỗi độ tháng Ba về, không còn thấy bâng khuâng trước một cảnh sắc thiên nhiên dù là mùa xuân, mùa hạ, mùa thu hay mùa đông thì hẳn đời mất đi nhiều phần ý nghĩa.
Nguồn
10 tháng 10 2021

tham thảo :

Câu 1 trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Bài thơ là lời của ai? Thể hiện cảm xúc về ai? Cảm xúc như thế nào? (Đối chiếu với dự đoán ban đầu của em để xác nhận hoặc điều chỉnh).

Trả lời: 

Bài thơ là lời của tác giả. Thể hiện cảm xúc về người mẹ nơi quê nhà. Đó là những cảm xúc nghẹn ngào, thương nhớ mẹ, trân trọng những điều mà người mẹ đã hi sinh, dành dụm cho bản thân mình.

Câu 2 trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Cảnh vật quanh ngôi nhà của người mẹ hiện lên với những hình ảnh nào? Những hình ảnh ấy đã giúp tác giả thể hiện được tình cảm gì?

Trả lời: 

Cảnh vật quanh ngôi nhà của người mẹ hiện lên với những hình ảnh: Bếp chưa lên khóichùm tươngnón mê, áo tơi, người rơmđàn gànơm hỏng vànhquả na,…

- Đó là những hình ảnh đơn sơ, mộc mạc và rất đỗi thân thương, tác giả vẫn luôn nhớ như in từng hình ảnh nơi quê nhà bởi tình yêu sâu đậm đối với quê hương của mình.

Câu 3 trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Xác định biện pháp tu từ ở khổ thơ thứ hai và chỉ ra tác dụng của biện pháp ấy.

Trả lời: 

Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ “nón mê”, “áo tơi” tượng trưng cho sự lam lũ của người mẹ. Đó là những ngày tháng dầm mưa dãi nắng cầy bừa đến mức nay còn áo chỉ lủn củn trông khó coi, nón trở nên cũ và rách nát – sự nhọc nhằn mà người mẹ đã phải trải qua.

Câu 4 trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Điều gì làm người con “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn…”?

Trả lời: 

Điều làm người con “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn…”:

- Khi nhìn thấy trái na chín cuối vụ trên cây mẹ vẫn để phần – tình yêu thương vô bờ bến của mẹ.

- Khi nhận thấy mọi vật trong nhà đều do bàn tay mẹ vun vén, xếp đặt, chăm chút – sự tần tảo, chăm lo của người mẹ dành cho gia đình.

 

- Khi nhìn thấy chiếc nón mê tàn, cái áo tơi cũ mòn đã cùng mẹ lặn lội qua bao mưa nắng – sự khó khăn, vất vả, lãm lũ mà người mẹ đã trải qua

Câu 5 trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Nhận xét cách gieo vần lục bát trong câu: “Áo tơi qua buổi cày bừa / Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm.”.

Trả lời: 

Cách gieo vần ở câu “Áo tơi qua buổi cày bừa / Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm.” là bừa (tiếng thứ 6 ở câu lục) – hờ (tiếng thứ 6 ở câu bát). 

- Trong cặp lục bát trên có sự đối xứng nhau trong các thanh ở các tiếng 2, 4, 6. Câu lục là B – T – B (tơi – buổi – bừa); câu bát là B – T – B – B (còn – củn – hờ – rơm).

Câu 6 trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Hình dung và tái hiện lại cảnh người con về thăm ngôi nhà của mẹ trong bài thơ bằng cách vẽ tranh minh họa hoặc miêu tả bằng lời văn.

Trả lời: 

Hình dung và tái hiện lại cảnh người con về thăm ngôi nhà của mẹ trong bài thơ:

Đó là một chiều đông lạnh lẽo, sau từng ấy năm, tôi mới quay trở lại ngôi nhà thân thương thưở nhỏ của mình. Căn nhà im ắng, chắc lẽ mẹ tôi không có ở nhà. Khu bếp lạnh lẽo không có khói khiến không gian trở nên hiu quạnh. Tôi dừng chân tại hiên nhà, ngồi ngẩn ngơ ngắm nhìn xung quanh đợi mẹ quay về. Bỗng cơn mưa ập đến, chụm tương đã đậy chặt. Những hạt mưa làm ướt cái áo tơi lủn củn, ướt chiếc nón mê rách nát mà mẹ để trên người rơm. 

 
10 tháng 10 2021

cảm ơn bạnok