dòng nào sau đây là tục ngữ?
A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
B. Nước chảy đá mòn
C. Rau nào sâu ấy
D. Lên thác xuống ghềnh
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Dòng nào sau đây là tục ngữ?
a) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
b) Nước chảy đá mòn
c) Rau nào sâu ấy
d) Lên thác xuống ghềnh
2. Câu tục ngữ nào sau đây không nói về kinh nghiệm trong lao động sản xuất?
a) Chuồng gà hướng đông, cái lông chẳng còn.
b) Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.
c) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
d) Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
3. Câu tục ngữ "Một mặt người bằng mười mặt của" khuyên chúng ta điều gì?
a) Hãy biết quý trọng cả người lẫn của cải.
b) Hãy biết coi trọng của cải của bản thân.
c) Đừng nên coi trọng của cải.
d) Hãy biết quý trọng con người hơn của cải.
4. Câu nào trong các câu sau là câu rút gọn?
a) Ai cũng phải học đi đôi với hành.
b) Anh trai tôi học luôn đi đôi với hành.
c) Học đi đôi với hành.
d) Rất nhiều người học đi đôi với hành.
5. Câu "Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn" được rút gọn thành phần nào?
a) Trạng ngữ
b) Chủ ngữ
c) Vị ngữ
d) Bổ ngữ
6. Câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" khuyên chúng ta điều gì?
a) Khi đói cần giữ cho quần áo sạch sẽ, thơm tho.
b) Khi đói có thể không cần giữ sạch sẽ nữa.
c) Khi đói khi no, lúc nào cũng phải giữ gìn quần áo cho sạch sẽ.
d) Dù hoàn cảnh nào cũng phải giữ phẩm giá cho trong sạch.
7. Cho biết những câu sau đây câu nào là câu rút gọn, câu nào là câu đặc biệt. Gạch chân dưới những câu đó:
a) Một cơn mưa! Đen kịt. Lộp độp. Những cơn mưa rào vào đầu mùa hạ kéo đến như rửa sạch cả bầu trời bụi bặm.
→ Câu đặc biệt
b) Đói và lạnh! Mệt và sợ. Nó hớt hải chạy băng qua khỏi cánh rừng đầy khói lửa bom đạn.
→ Câu rút gọn
c) Một giờ...hai giờ...Hàng giờ đồng hồ trôi qua nhưng nó vẫn chưa làm được câu nào trong
→ Câu đặc biệt
d) Các bạn đang làm gì vậy?
- Dọn vệ sinh lớp.
→ Câu rút gọn
e) Thật đẹp quá! Đà Nẵng là quê hương trong lòng tôi tự bao giờ.
→ Câu rút gọn
h) Hoa hồng! Một loài hoa! Những đoá hoa hồng khoe sắc dưới ánh mặt trời lung linh.
→ Câu đặc biệt
: Câu tục ngữ nào sau đây không có từ chỉ các sự vật trong thiên nhiên?
A. Nước chảy, đá mòn. C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
B. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. D. Lên thác xuống ghềnh.
Câu 2: Từ nào miêu tả làn sóng nhẹ?
A. Lăn tăn C. cuồn cuộn
B. Ào ào D. ào ạt
Câu 3: Từ: "chín" trong 2 câu:
" Lúa ngoài đồng đã chín vàng" và " Tổ em có chín bạn." là :
A. Từ nhiều nghĩa C. Từ đồng âm
B. Từ trái nghĩa D. Từ đồng nghĩa
Câu 4: Từ" mầm non" trong câu nào sau đây được dùng với nghĩa gốc?
A. Bé đang học ở trường mầm non.
B. Mầm non của đất nước là trẻ em.
C. Trên cành cây, những mầm non mới nhú.
D. Thiếu niên, nhi đồng là mầm non của đất nước.
Câu 5: Dòng nào sau đây toàn từ láy?
A. Nhỏ nhoi,lim dim, hối hả, mặt đất, thưa thớt .
B. Nhỏ nhoi,lim dim, lặng im, lất phất, thưa thớt.
C. Nhỏ nhoi,lim dim, hối hả, lất phất, ghế gỗ.
D. Nhỏ nhoi,lim dim, hối hả, lất phất, thưa thớt.
Câu 6: Từ đồng nghĩa với từ" bảo vệ" là:
A. Giữ gìn C. Xây dựng
B. Giúp đỡ D. Đoàn kết.
Câu 7: Trong câu" Trên đường làng, dưới hàng phượng vĩ, vào giờ tan học, các bạn học sinh đang vui đùa." Có mấy trạng ngữ ?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 8: Trong câu: Trời thu thay áo mới." Tác giả sử dụng biện pháp gì?
A. So sánh C. Ẩn dụ
B. Nhân hóa D. Chơi chữ
Câu 9: Câu " Chào chị nhé!" là:
A. Câu kể C. Câu hỏi
B. Câu cầu khiến D. Câu cảm
Câu 10: Dấu phẩy trong câu" Tối đến, nàng ôm chặt một con cừu non vào rừng."
Có tác dụng :
A. Ngăn cách các bộ phận cùng chủ ngữ trong câu.
B. Ngăn cách các bộ phận cùng vị ngữ trong câu.
C. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
D. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
Các từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên:
a. thác, ghềnh.
b. gió, bão.
c. nước, đá.
d. khoại, mạ.
Lên thác xuống ghềnh | - Góp nhiều cái nhỏ yếu sẽ được cái lớn mạnh. - Bền bỉ, quyết tâm thì việc dù khó đến mấy cũng làm xong. - Kinh nghiệm trồng trọt: khoai ưa đất lạ (đất chưa trồng khoai), mạ ưa đất quen (đất đã gieo mạ nhiều lần) |
Lên thác xuống ghềnh
Giải thích ý nghĩa thành ngữ lên thác xuống ghềnh. ... - Từ những phần phân tích trên chúng ta có thể đưa ra rằng câu thành ngữ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là ý nói đến sự khó khăn, cực khổ, nguy hiểm khi làm một việc gì đó cực nhọc, khiến cho bản thân cảm thấy mệt mỏi.
Góp gió thành bão
Góp nhặt nhiều cái nhỏ dồn lại thì sẽ thành cái lớn; biết đoàn kết nhiều thế lực nhỏ yếu lại với nhau thì sẽ biến thành lớn mạnh.
Nước chảy đá mòn
ví trường hợp bền bỉ, quyết tâm thì việc dù khó đến mấy cuối cùng cũng làm nên (tựa như nước chảy lâu ngày thì dù cứng như đá cũng phải mòn).Khoai đất lạ,mạ đất quen
Đó là kinh nghiệm canh tác của cha ông ta ngày xưa, trong thực tế, khi trồng khoai, sắn thì không có nghĩa là người ta nhất thiết phải tìm thửa đất khác để canh tác mà có thể vẫn dùng thửa đất ấy nhưng phải khác về chất đất, có nghĩa là phải san phẳng luống, trộn và bón phân sau đó ủ lại thành luống mới rồi tiếp tục canh tác., năng suất sẽ tăng lên nhiều hơn. Còn khi gieo mạ thì chỉ cần vẫn thửa cũ mà gieo, mạ vẫn lên tốt, khi mạ lên rồi thì sẽ nhổ lên để cấy.
- Các câu (2), (3) là những câu rút gọn.
- Thành phần bị lược là thành phần chủ ngữ.
- Hai câu này, một câu nêu nguyên tắc ứng xử, một câu nêu kinh nghiệm sản xuất chung cho tất cả mọi người nên có thể rút gọn chủ ngữ làm cho câu gọn hơn.
Dòng nào sau đây là tục ngữ?
A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
B. Nước chảy đá mòn
C. Rau nào sâu ấy
D. Lên thác xuống ghềnh
A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây