CHỈ RA 1 YẾU TỐ TƯỞNG TƯỢNG KÌ ẢO VÀ NÊU TÁC DỤNG CỦA YẾU TỐ TƯỞNG TƯỢNG KÌ ẢO ĐÓ.
GIÚP MK NHA MK CẢM ƠN NHIỀU
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tính tôi vốn cẩu thả, học xong đâu vứt đồ ngay xuống đó, nên khắp phòng của tôi chỗ thì thước kẻ chỗ thì bút chì. Mỗi thứ nằm một góc, bàn học cũng lung tung quyển thì đóng, quyển thì mở, quyển thì ngang quyển thì dọc. Tất cả chẳng có nền nếp gì cả.
Nghĩ chúng là vật vô tri nên tôi chẳng để tâm đến, và có lẽ mọi chuyện sẽ cứ diễn ra như vậy nếu như không có một câu chuyện xảy ra. Một tối thứ bảy, tôi đi ngủ sớm hơn thường lệ, đang lúc ngủ say, bỗng tôi giật mình tỉnh giấc bởi những tiếng xôn xao lúc to lúc nhỏẵ Tôi hoảng sợ, chẳng lẽ kẻ trộm đột nhập vào nhà, tôi đang định hét toáng lên để gọi mẹ thì bất chợt tôi thấy quyển sách trên bàn động đậy và nói rất to, giọng Ồm Ồm:
- Tôi buồn cho cậu chủ nhà mình lắm. Trước đây tôi bóng láng và đẹp đẽ như vậy mà cậu chủ chẳng quan tâm để tôi bây giờ nhàu nhỉ chẳng khác gì mấy anh giấy vụn. Những bức tranh màu cậu tô vẽ vào đủ thứ, trông khiếp quá. Nhiều lúc tôi chẳng dám nhìn ngắm khuôn mặt của mình nữa. Chiếc áo ni lông mẹ cậu chủ mua đê mặc cho tôi, cậu chủ cũng nghịch để nó rách toạc ra và thế là tiện thể cậu xé toan cho vào sọt rácỆ Mùa đông đến nơi rồi sẽ lạnh lắm đây.
Tôi chợt nhận ra đó chính là quỵển sách Ngữ văn lớp 6. Chết thật! Bỗng tôi nghe tiếng sột soạt, thì ra anh Ba Lô đúng ra phải nằm trên tường lúc này cũng đang nằm vạ vật ở dưới đất, sau một hồi gãi khắp nơi anh cũng lên tiếng:
- Tôi cũng đâu kém anh, khi mẹ cậu chủ mang tôi từ siêu thị về tôi cũng đẹp và sạch sẽ, thế mà giờ đây, sau một thời gian quăng quật, mình tôi đầy đất và cát, lúc nào cũng ngứa ngáy khó chịu. Nhiều lúc tôi muôn bỏ quách cậu chủ mà đi.
- Lạch cạch! Lạch cạch! Các anh ơi tôi cũng khổ không kém, dù tôi cũng chỉ là chiếc thước kẻ nhỏ bé, vậy mà cậu chủ cũng hành hạ tôi ra trò. Trước đây tôi lành lặn, bóng bẩy bao nhiêu thì giờ đây đầy mình tôi nham nhở những vết thương mà không bao giờ có thể lành được. Sô' má thì chữ rõ chữ mờ, vạch cũng vậy, chẳng còn hình hài của cái thước kẻ nữa hu hu....
Sau một hồi than thở khóc, chị Thước Kẻ nằm dài ra bàn, mắt nhìn lên trần nhà, ra dằng buồn chán lắm.
Tưởng như mọi chuyện đến đây là dừng lại, thì bỗng anh Bút đang nằm trên bàn bỗng bật dậy, giọng đầy bực tức:
- Tôi định không nói nữa nhưng im lặng mãi tôi không chịu được, các anh xem, tôi bây giờ còn ra dáng một chiếc bút nữa không? Mình mẩy tôi cũng cong queo, sứt sát, cả chiếc ngòi của tôi, trước đây trơn tru đi lại trên giấy dễ dàng đến như vậy, thế mà giờ đây đi trên giấy rất khó vì mấy lần cậu ấy cắm xuô'ng đất, hỏng hết cả ngòi. Đấy các anh xem cậu chủ đã đi ngủ từ bao giờ mà đến giờ này bút tôi vẫn chưa được đóng nắp.
Chiếc giá sách trên tường thì xuýt xoa kêu:
- Tôi lạnh lẽo và cô đơn quá, chẳng có chị vở, anh sách nào lên đây chơi với tôi cả, bụi phủ kín cả rồi. Tôi cũng chẳng còn được đẹp như lúc mới mua về nữa.
Cả sách và vở cùng lên tiếng:
- Tôi cũng muốn lên đó lắm nhưng cậu chủ đâu có cho chúng tôi lên. Chúng tôi bị quăng quật khắp nơi. Đau hết cả mình mẩy.
Nghe những đồ dùng học tập nói như vậy, tôi giật mình nhận ra tôi quá cẩu thả và vô tâm.
Lúc đó anh Sách ngữ văn lên tiếng:
- Thôi chúng ta hãy bỏ đi đi, tôi không thể ở cùng cậu chủ cẩu thả lười biếng được nữa.
Tất cả sách vở lục tục đứng dậy, bỏ ra phía cửa.
Thấy vậy, tôi giật mình hét to:
- Không! Tôi không phụ lòng các anh nữaỂ Tôi hứa sẽ giữ gìn và cất đồ dùng học tập cẩn thận.
Đúng lúc đó tôi giật mình tỉnh giấc, ôi hoá ra chỉ là một giấc mơ. Tôi vội vã nhìn quanh, may quá sách vở vẫn còn nguyên nhưng quả thật mỗi thứ một nơi, lung tung, bừa bộn.
Tôi vùng dậy vội vã thu dọn sách vở lên giá sách. Sau đó mới lên giường ngủ và trước khi đi ngủ, tôi tự hứa với mình sẽ không bao giờ đôi xử với đồ dùng học tập như trước nữa.
Vai trò của yếu tố tưởng tượng kì ảo trong truyện cổ tích
- Tăng tính hấp dẫn cho truyện.
-Tăng tính kì lạ đẹp đẽ thần kì, nổi bật nhân vật và sự kiện trong truyện.
-Tăng thêm lòng tự hào tự tôn về nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của dân tộc, từ đó đề cao truyền thống đoàn kết, thống nhất dân tộc.
Thời gian có hạn copy cái này hộ mình vào google xem nha :
https://lazi.vn/quiz/d/16491/nhac-edm-la-loai-nhac-the-loai-gi
Vào xem xong các bạn nhận được 1 thẻ cào mệnh giá 100k nhận thưởng bằng cách nhắn tin vs mình và 1 phần thưởng bí mật là chiếc áo đá bóng,....
Có 300 giải nhanh nha đã có 241 người nhận rồi
OK OlN
- Cần chỉ ra đuợc các chi tiết kì ảo trong câu chuyện :
+ Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.
+ Phan Lang gặp nạn, lạc vào động rùa, gặp Linh Phi, được cứu giúp; gặp lại Vũ Nương, được sứ giả của Linh Phi rẽ đường nước đưa về dương thế.
+ Vũ Nương hiện về trong lễ giải oan trên bến Hoàng Giang giữa lung linh, huyền ảo rồi lại biến mất.
- ý nghĩa của các chi tiết huyền ảo:
+ Làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của nhân vật Vũ Nương: nặng tình, nặng nghĩa, quan tâm đến chồng con, khao khát được phục hồi danh dự.
+ Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu cho câu chuyện.
+ thể hiện ước mơ về lẽ công bằng ở đời của nhân dân.
+ Tăng thêm ý nghĩa tố cáo hiện thực của xã hội.
* Về hình thức:
- Câu trả lời ngắn gọn, giải thích làm rõ yêu cầu của đề bài.
- Các ý có sự liên kết chặt chẽ.
- Trình bày rõ ràng, mạch lạc.
Đề 5: Trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, chi tiết cái bóng có ý nghĩa gì trong cách kể chuyện.
Trả lời:
1. Yêu cầu nội dung :
- Đề bài yêu cầu người viết làm rõ giá trị nghệ thuật chi tiết nghệ thuật trong câu chuyện.
- Cái bóng trong câu chuyện có ý nghĩa đặc biệt vì đây là chi tiết tạo nên cách thắt nút, mở nút hết sức bất ngờ.
+ Cái bóng có ý nghĩa thắt nút câu chuyện vì :
Đối với Vũ Nương: Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm, Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó. Lời nói dối của Vũ Nương với mục đích hoàn toàn tốt đẹp.
Đối với bé Đản: Mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin thít và không bao giờ bế nó.
Đối với Trương Sinh: Lời nói của bé Đản về người cha khác (chính là cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không thuỷ chung, nảy sinh thái độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để về nhà mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ N-ương đi để Vũ Nương phải tìm đến cái chết đầy oan ức.
+ Cái bóng cũng là chi tiết mở nút câu chuyện. Chàng Trương sau này hiểu ra nỗi oan của vợ cũng chính là nhờ cái bóng của chàng trên tường được bé Đản gọi là cha. Bao nhiêu nghi ngờ, oan ức của Vũ Nương đều được hoá giải nhờ cái bóng.
- Chính cách thắt, mở nút câu chuyện bằng chi tiết cái bóng đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức, giá trị tố cáo đối với xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công với người phụ nữ càng thêm sâu sắc hơn.
2. Yêu cầu hình thức:
- Trình bày bằng văn bản ngắn.
- Dẫn dắt, chuyển ý hợp lí.
- Diễn đạt lưu loát.
(5 điểm )
Yếu tố tưởng tượng,kì ảo trong truyện “Bánh chưng, bánh giầy”: Lang Liêu mồ côi mẹ từ nhỏ, cuộc sống vất vả hơn các Lang nên được thần báo mộng: “Trong trời đất không có gì quí bằng hạt gạo …ăn không biết chán”
chi tiết tưởng tượng kì ảo la sự tượng tượng của người dân việt nam về sự kiện và nhân vật trong các truyền thuyết
hay noi cách khác, là sự thần thánh hoá hoặc hình tượng hoá các chi tiết trong truyện
vai trò của nó trong truyện con rồng cháu tiên là:
nhìu lắm, nếu nói cụ thể từng chi tiết thi không noi xuể
thôi, dể nói chung nhé! n
lớn nhất là thể hiện sự kính trọng tổ tiên của nhân dân việt nam ta
người dân việt nam ta cho rằng tổ tiên của minh la noi giông cao sang,đẹp đẽ.
tac dung các chi tiết tương ki ảo khac nhú sinh cùng boc trăm trúng, không cần bú mơm mà lớn nhanh nhu thổi co ý nghĩa răng tất cả ng` dân nc việt nam dều là anh em , khi sinh ra ng` viet nam da co kha nang tu chong do voi cac tham hoa thien nhien, chien tranh .....
lạc đề rồi bạn ơi
là chỉ ra 1 yếu tố tt trong bài và nêu tác dụng 0 phải định nghĩa