K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 5 2017

Với đề 2:

Gợi ý:

- Giải thích: Thế nào là nói lời hay, làm việc tốt, ứng xử đẹp? Nêu biểu hiện. ( Sống trong môi trường xã hội với những phân hóa đa dạng về đạo đức , hàng ngày các bạn học sinh cũng như bao con nguời bình thường khác tiếp xúc , giao tiếp và gặp gỡ khá nhiều người. Song, khác với những lao động khác , lao động dưới hình thức học tập của học sinh diễn ra trong môi trường học đường , môi trường sư phạm mang tính giáo dục cao . Được sống , được giáo dục từ nhỏ qua các cấp học , bậc học vì thế lời ăn tiếng nói cũng được nuôi dưỡng để ngày một hoàn thiện , đúng mực hơn . Đánh giá một con người , trước hết người ta dựa vào căn cứ ban đầu là lời ăn , tiếng nói của người đó.
Vậy lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh , thanh lịch được đánh giá qua những chuẩn mực nào . Truớc hết , đó là những lời nói không bậy bạ , sai trái , không văng tục chửi thề ...... )
- Nguyên nhân: Tại sao nói lời hay, làm việc tốt, ứng xử đẹp là nét đẹp học đường cần có ở học sinh hiện nay?
- Phê phán: Những cách xử sự thiếu tế nhị, những việc làm thiếu suy nghĩ...

         Phần 1 : Đọc – Hiểu văn bản ( 3,0 điểm)    Cho đoạn thơ :                                   Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,                                   Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;                                   Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm                                   Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.                                                                                     ( Ngữ văn...
Đọc tiếp

         Phần 1 : Đọc – Hiểu văn bản ( 3,0 điểm)

    Cho đoạn thơ :

                                   Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

                                   Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
                                   Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
                                   Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

                                                                                     ( Ngữ văn 8 – tập 2)

     1.  Đoạn thơ  trên trích trong tác phẩm nào:quê hương   Tác giả là ai:tế hanh ( 0,5 điểm)

2.  Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ có chứa đoạn trích trên: bài thơ viết năm 1939 khi tế hanh đang học tại huế trong  nỗi nhớ quê hương một làng chài ven biển tha thiết ( 0,5 điểm)

3.     Xác định Biện pháp tu từ được sử dụng  Tác dụng :nhân hóa ,ẩn dủ ,chuyển đổi cảm giác tác đụng :mang vẻ đẹp và sức sống nồng nhiệt của biển khơi   ( 1,0  điểm)

4.     Nội dung chính của đoạn thơ trên ? (1,0 điểm)

1
8 tháng 3 2022

3 câu kia chị thấy em làm rồi nên chị chỉ làm câu 4 nữa thôi em nhé!

4. 

NDC: Tác giả miêu tả ngoại hình khỏe khoắn, thấm đượm mùi hương của biển cả của những ngư dân và những chiếc thuyền trở về sau một đêm ra khơi mệt mỏi. Tác giả đã sử dựng biện pháp tu từ nhân hóa và ẩn dụ để làm cho con thuyền có linh hồn và giàu sức gợi. 

9 tháng 3 2022

cảm ơn

 

5 tháng 4 2023

1. Nội dung:

- Miêu tả vẻ đẹp ngoại hình của người dân làng chài.

- Thể hiện nên tình cảm của tác giả về người làng mình.

2. Kiểu câu:

Xét theo cấu tạo: câu đơn.

Xét theo mục đích nói: câu trần thuật.

T.Lam

31 tháng 1 2018

Chọn b

23 tháng 3 2021

"Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm"
Đây là 2 câu thơ được trích từ thi phẩm "Quê hương" của nhà thơ Tế Hanh.
-"làn da ngăm rám nắng": miêu tả dáng hình của người dân vùng biển. Những dáng hình mang phong vị của biển: khỏe khoắn, vạm vỡ. Người làng chài quanh năm vất vả, vật lộn đầu sóng ngọn gió ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác "làn da ngăm rám nắng" đủ để thấy sự khắc nghiệt của thiên nhiên mà người dân chài lưới phải đương đầu. Mặt khác đó cũng là một nét rất riêng, một điều gì đó trở thành cái "chất" của người miền biển

 

-"cả thân hình nồng thở vị xa xăm": Đây là hình ảnh nhân hóa+ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
+ "thân hình nồng thở" gợi cho người đọc cảm giác như 1 giác hình đang phập phồng hơi thở, chân thực đến lạ kì.
+"vị xa xăm": Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác từ thị giác sang vị giác. "vị xa xăm" phải chăng là phong vị của biển. Ta tưởng như những dáng hình ấy nồng lên mùi biển, mằn mặn hương vị của chất muối biển. Hình ảnh người dân chài và biển như hòa làm một, tạo nên một người-biển hết sức chân thực, thân thiết.
=> 2 câu thơ đầy gợi cảm

Trong bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh, hai câu thơ “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng/ Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” đã để lại ấn tượng sâu đậm trong ta. Vẻ đẹp của người dân chài lưới mang theo đặc trưng của vùng biển, của thiên nhiên. Làn da rám nắng ấy là ngoại hình được hun đúc sau muôn vàn khó khăn, là hành trình dài lênh đênh trên biển khơi vô tận. Thân hình mang...
Đọc tiếp

Trong bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh, hai câu thơ “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng/ Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” đã để lại ấn tượng sâu đậm trong ta. Vẻ đẹp của người dân chài lưới mang theo đặc trưng của vùng biển, của thiên nhiên. Làn da rám nắng ấy là ngoại hình được hun đúc sau muôn vàn khó khăn, là hành trình dài lênh đênh trên biển khơi vô tận. Thân hình mang vị xa xăm của họ là vị của biển khơi hay là vị của ước mơ, của khao khát? Tế Hanh đã lựa chọn từ ngữ thật đắt khi nói về cái đẹp của người ngư dân. Họ là biểu trưng cho ước mơ, cho hi vọng của người dân vùng biển. Khắc họa chân dung ngoại hình của những ngư dân. Nhà thơ không chỉ khẳng định sức mạnh khỏe khoắn của họ mà còn khẳng định họ chính là người mang theo ước mơ đi xa. Càng đọc, ta càng thêm yêu quý, kính phục người dân chài. Với vẻ đẹp ngoại hình ,với làn da ngăm đen rám nắng ,với những bắp thít cuồn cuộn , rắn rỏi,mạnh mẽ đã tạo nên 1 thần thái phong trần dẻo dai kiên cường khi làm chủ biển khơi của họ. Chính cái vị mặn mòi của muỗi biển, nồng đượm đã thấm sâu trong từng thớ thịt, từng hơi thở của người dân làng chái.Cụm từ ” vị xa xăm” còn gợi lên hơi thở của đại dương mênh mông,của  lòng biển sâu , của những chaan trời tít tắp, của phong ba dữ dội. Cho nên , người ngư dân hiện lên như những chiến binh, những anh hùng phi thường kì diệu. Hãy tìm trong đoạn văn trên 1 câu phủ định và 1 câu phép liên kết. Giúp e với ạ mai e thi rồi huhu

0
25 tháng 2 2022

A. Khổ thơ trên được trích trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh.
B. Bài thơ có chứa đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt biểu cảm.
C. Khổ thơ trên có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa ở câu thơ "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm". Chiếc thuyền có những hoạt động như con người: im, nằm. Ngoài ra, câu thơ "Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ." còn sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

2 tháng 3 2020

Sau chuyến đi biển miệt mài, trở về đất liền, hình ảnh người dân chài hiện lên thật đẹp đẽ:

"Dân chài lưới làn da ngăm rám nấng

 Cả thân hình nồng thờ vị xa xăm".

Không hề có dấu hiệu của sự mệt mỏi, biển đêm không khiến con người sợ hãi và yếu đuối. "Làn da ngăn rám nắng" là làn da đặc trưng của người dân vùng chài, vốn đã trải qua nhiều dầu dãi nắng mưa, nay ánh lên sự mạnh mẽ, rắn rỏi. Bước xuống đất liền từ con thuyền chòng chành cập bến, các anh giống như những Thạch Sanh vùng biển: "Cả thân hình nồng thở vị xa xăm". Không chỉ làn da mà còn từ ánh mắt, bàn tay, bước đi, từ "cả thân hình" đều nồng thở cái hương vị mặn mòi của biển cả. "Vị xa xăm" là hương vị từ phương xa, là gió đại dương, là muối đại dương, là nắng đại dương, là hơi thở của đại dương nữa, "xa xăm" vốn là cảm nhận của thị giác, chỉ sự xa xôi, mơ hồ; nay được kết hợp với từ chỉ xúc giác “vị” khiến cho câu thơ trở nên tinh tế vô cùng. Trong từ "nồng thở” còn như ẩn chứa một sức mạnh dồi dào, bền bỉ đã được tôi rèn từ lâu trong tâm hồn để từ làn da, đôi mắt, nụ cười... đều sáng bừng sự sống.

Cùng với các chàng trai vùng chài là những con thuyền "bạn người đi biển":

"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ".

Sau thời gian lao động vất vả, con thuyền không giấu giếm vẻ mệt mỏi của mình: "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm". Biện pháp nhân hoá khiến người đọc hình dung rất rõ dáng vẻ nặng nề, thấm mệt của chiếc thuyền khi chậm chạp neo vào bến đỗ. Nó lặng im "Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". Trong câu thơ này, Tế Hanh đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một cách một cách tinh tế. "Nghe" là động từ chỉ hoạt động của thính giác, "thấm" lại là cảm nhận của xúc giác. Con thuyền nằm nghỉ đồng thời cảm nhận từng chuyển động tinh vi nhất đang diễn ra trong mình. Cách viết ấy vừa gợi sự mệt nhọc thấm thìa của con thuyền vừa thể hiện được sự tinh tế tuyệt vời của nhà thơ, tưởng như Tế Hanh đồng cảm sâu sắc với cảm giác, cảm xúc của con thuyền... Khổ thơ trên là một trong những khổ thơ hay nhất trong bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh. Đọc khí thơ, người đọc có thể cảm nhận trong đó bao nhiêu niềm yêu mến, tự hào về quê hương xứ sở của nhà thơ.

Sau chuyến đi biển miệt mài, trở về đất liền, hình ảnh người dân chài hiện lên thật đẹp đẽ:

"Dân chài lưới làn da ngăm rám nấng

 Cả thân hình nồng thờ vị xa xăm".

Không hề có dấu hiệu của sự mệt mỏi, biển đêm không khiến con người sợ hãi và yếu đuối. "Làn da ngăn rám nắng" là làn da đặc trưng của người dân vùng chài, vốn đã trải qua nhiều dầu dãi nắng mưa, nay ánh lên sự mạnh mẽ, rắn rỏi. Bước xuống đất liền từ con thuyền chòng chành cập bến, các anh giống như những Thạch Sanh vùng biển: "Cả thân hình nồng thở vị xa xăm". Không chỉ làn da mà còn từ ánh mắt, bàn tay, bước đi, từ "cả thân hình" đều nồng thở cái hương vị mặn mòi của biển cả. "Vị xa xăm" là hương vị từ phương xa, là gió đại dương, là muối đại dương, là nắng đại dương, là hơi thở của đại dương nữa, "xa xăm" vốn là cảm nhận của thị giác, chỉ sự xa xôi, mơ hồ; nay được kết hợp với từ chỉ xúc giác “vị” khiến cho câu thơ trở nên tinh tế vô cùng. Trong từ "nồng thở” còn như ẩn chứa một sức mạnh dồi dào, bền bỉ đã được tôi rèn từ lâu trong tâm hồn để từ làn da, đôi mắt, nụ cười... đều sáng bừng sự sống.

Cùng với các chàng trai vùng chài là những con thuyền "bạn người đi biển":

"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ".

Sau thời gian lao động vất vả, con thuyền không giấu giếm vẻ mệt mỏi của mình: "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm". Biện pháp nhân hoá khiến người đọc hình dung rất rõ dáng vẻ nặng nề, thấm mệt của chiếc thuyền khi chậm chạp neo vào bến đỗ. Nó lặng im "Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". Trong câu thơ này, Tế Hanh đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một cách một cách tinh tế. "Nghe" là động từ chỉ hoạt động của thính giác, "thấm" lại là cảm nhận của xúc giác. Con thuyền nằm nghỉ đồng thời cảm nhận từng chuyển động tinh vi nhất đang diễn ra trong mình. Cách viết ấy vừa gợi sự mệt nhọc thấm thìa của con thuyền vừa thể hiện được sự tinh tế tuyệt vời của nhà thơ, tưởng như Tế Hanh đồng cảm sâu sắc với cảm giác, cảm xúc của con thuyền... Khổ thơ trên là một trong những khổ thơ hay nhất trong bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh. Đọc khí thơ, người đọc có thể cảm nhận trong đó bao nhiêu niềm yêu mến, tự hào về quê hương xứ sở của nhà thơ

Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong những đoạn văn bản sau:a.Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằmNghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.   (Trích "Quê hương" - Tế Hanh)b. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời...
Đọc tiếp

Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong những đoạn văn bản sau:

a.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
   (Trích "Quê hương" - Tế Hanh)

b. 
Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân.
   (Trích "Cây tre Việt Nam" - Thép Mới)

c.
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
   ("Ngắm trăng" - Hồ Chí Minh)
Giúp mình với, cần gấp ạ!!!

0