Viết bài văn tả dòng sông mùa nước lũ quê em
Giúp mình nha các bạn, mình sẽ tick cho các bạn
Càng nhanh càng tốt
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khi tả một cảnh sông nước chú ý trình tự miêu tả từ xa đến gần, từ cao xuống thấp hay tả một cảnh sông nước theo trình tự thời gian: từ sáng "trưa" chiều.
- Các em hãy sử dụng sự liên tưởng để làm cho cảnh vật gần gũi, sinh động hơn.
1. Mở bài: Giới thiệu bao quát:
- Con sông Sài Gòn quê em hiền hòa dang tay ôm thành phố vào lòng.
- Con sông này gắn bó với tuổi thơ em.
2. Thân bài: Tả dòng sông.
a) Buổi sớm:
- Mặt sông phẳng lặng, thấp thoáng trong sương.
- Bãi mía bên kia sông xanh mờ mờ.
- Dãy thuyền chài neo sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm sớm.
- Tiếng người í ới, xôn xao chỗ bến đò ngang.
- Tiếng mái chèo khua nước lao xao.
- Nắng lên, mặt nước lấp lánh, dòng sông xanh biếc mang phù sa cuồn cuộn trôi xuôi theo dòng nước.
- Bầu trời xanh trong in bóng xuống mặt hồ.
- Khi có gió nhẹ thổi qua, mặt nước sông nhấp nhô gợn sóng.
- Hoạt động trên bến đò tấp nập, nhộn nhịp.
b) Buổi chiều:
- Người lớn, trẻ con ùa xuống sông tắm mát.
- Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.
- Mặt trời chiều tỏa những tia nắng vàng nhè nhẹ xuống dòng sông.
- Chim chóc nô đùa, vỗ cánh hót vang.
- Trong ánh hoàng hôn, cảnh sông nước càng thêm thơ mộng.
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em:
- Dòng sông gắn bó thân thiết với tuổi thơ đầy kỉ niệm.
DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu dòng sông quê hương em
Ví dụ:
“Sông xanh nước chảy hiền hòa
Bình yên cuộc sống quê nhà thân thương
Hàng dừa tỏa bóng che nghiêng
Quê hương ta đó dịu hiền mái tranh”
Bài thơ trên đã nói lên tình yêu quê hương và tình cảm thân thương dành cho dòng sông quê. Dòng sông quê rất đỗi thân thương và quen thuộc với những người dân nông thôn. Đối với tôi, dòng sông quê với gắn với một thời tuổi thơ tươi đẹp. dòng sông quê gắn với bao kỉ niệm thân thương về thời ấu thơ của tôi.
II. Thân bài: tả dòng sông quê hương
1. Tả bao quát dòng sông quê
2. Tả chi tiết dòng sông quê
a. Tả dòng sông quê vào buổi sáng
b. Tả dòng sông quê vào buổi trưa
c. Tả dòng sông vào buổi chiều
d. Tả dòng sông vào buổi tối
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về dòng sông quê
Ví dụ:
Em rất thích mỗi chiều ra sông quê hóng mát. Em sẽ không bao giờ quên những kỉ niệm gắn bó với con sông quê.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Tả dòng sông quê hương em” , bài trên đây được thể hiện chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý các bạn đã có được những sự tham khảo hữu ích để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.
Trong nhà em nuổi rất nhiều loài vật nhưng thông minh và gắn bó với em nhất là chú chó Lu Lu.
Lu Lu được mua về nhà em từ hồi còn bé xíu, tính đên nay cũng 2 tuổi, bằng tuổi đứa em gái em. Lúc mới về nhà, chắc vừa phải xa mẹ nên chú cún nhút nhát vô cùng, ai cho gì ăn nấy chỉ quanh quẩn nơi góc bếp chứ chẳng dám chạy nhảy hay đi đâu. Sau một thời gian quen dần với mọi người trong gia đình thì Lu Lu bắt đầu dạn dĩ hơn. Bố làm cho Lu Lu một chiếc chuồng trong hiên nhà rồi lót vài mảnh vải ấm. Lu Lu có vẻ rất thích chiếc chuồng, nó cứ chui ra rồi lại tự chui vào như một trò chơi của trẻ con.
Lu Lu có một bộ lông vàng óng, em cũng chẳng biết nó thuộc giống chó gì. Năm nay 2 tuổi Lu Lu nhìn trông to lớn vô cùng, chẳng bù cho lúc trước bé xíu lũn cũn. Lu Lu nặng tầm khoảng 15 kg, đối với người trong nhà rất hiền lành nhưng đối với khách lạ thì rất dữ tợn. Hàm răng chú trắng bóng, sắc lẻm, cái lưỡi hồng hồng suốt ngày thè ra thở . Đôi tai thính cứ có tiếng động lạ là lại vểnh lên. Chiếc đuôi cong cong ngoáy tít lên mỗi khi em xoa đầu hoặc chơi đùa với nó.
Lu Lu rất thông minh, chuyện gì cũng dạy một lát là hiểu. Lu Lu biết đi vệ sinh đúng chỗ, không bao giờ bước chân vào nhà, bao giờ cũng đợi người cho ăn mới ăn chứ không khi nào ăn vụng. Không những thế Lu Lu còn biết đi bằng 2 chân như một chú chó trong rạp xiếc. Trong nhà em không khi nào có chuột bởi Lu Lu bắt chuột rất tài, lũ chuột phá phách vậy mà không bao giờ dám bén mảng đến gần. Lu Lu thích nhất là chơi trò đuổi bắt. Cứ mỗi lần em chạy là nó lại đuổi theo với vẻ mặt vô cùng hào hứng. Đêm đến, khi cả gia đình ngủ say thì Lu Lu lại âm thầm thức canh cho giấc ngủ của mọi người.
Cả nhà em ai cũng yêu quý Lu Lu. Lu Lu cũng rất gắn bó với mọi người. Đã từ lâu Lu Lu như là một thành viên không thể thiếu của gia đình.
Bài làm:
Khi mẹ mới đem về, Đốm sợ hãi, lúc nào cũng nép trong vách tường. Thế mà chỉ vài ngày sau, chú đã lân la làm quen với em, em xuống bếp, chú cũng xuống bếp, em lên phòng, chú cũng lên phòng. Nhìn vào đôi mắt Đốm, em thấy nó như đang ước muốn một điều gì thì phải ? Em liền bế nó lên, nói nựng : “Muốn làm quen với anh hả ? Chú mình! Được thôi, từ nay chú có tên là Đốm, chịu không ?”. Đốm liền phe phẩy cái đuôi như đồng ý với cái tên thật dễ thương của mình.
Chú chó này có một bộ lông màu đen xen kẽ trắng, có hình dáng như một con thạch sùng, được người đời gọi là tứ túc mai hoa. Cái đầu nhỏ nhắn, trông giống như một cái yên xe đạp. Hai tai lúc nào cũng dong dỏng dựng đứng như đang nghe ngóng một điều gì. Đôi mắt Đốm lộ vẻ ngây thơ, nhưng ban đêm, đôi mắt ấy ngời xanh giúp chú có thể nhìn rõ mọi vật. Bộ ria mép vểnh lên trông giống như của một chú hổ con. Cái miệng thoạt nhìn có vẻ hiền lành, nhưng khi chú gầm lên, những chiếc răng nanh hiện ra trông dữ tợn như một con ác thú. Cái mũi thì thật kì lạ, lúc nào cũng ướt như người bị cảm cúm. Chùm lông đuôi xù xì, xoắn thành hình chữ o, phe phẩy khi vui vẻ, duỗi ra khi buồn rầu.
Những lúc em đi học về. Mới thoạt nhìn thấy ở đầu ngõ, chú đã vui mừng nhảy chồm hai chân trước lên bắt tay em, tỏ vẻ thân mật. Khi màn đêm buông xuống, cả gia đình em đang đánh một giấc ngon lành sau một ngày làm việc mệt nhọc. Nhưng chú vẫn thức, vẫn đứng đó, canh giấc ngủ cho cả nhà. Đặt biệt là khi có khách lạ, chú nhe hai hàm răng thật dữ tợn, sủa “gâu, gâu” làm cho ông khách nào cũng phải sợ. Thế mà bố em chỉ vừa mới gọi một tiếng là chú im bặt ngay. Tuy là chó nhưng chú cũng rất ghét chuột. “Chít, chít” đấy, một con chuột to gan đang đi trước mõm chú đấy.
Con chuột xấu số, không biết Đốm đang tức giận, vẫn vô tư nhấm nháp từng hạt thóc ngon lành. Bỗng “ầm” một cái, chú chuột đã nằm gọn trong móng vuốt của Đốm. Thực ra chú ta chỉ định hù doạ con chuột nhỏ bé. Nhưng vì vồ quá mạnh nên con chuột thảm thương đã ngoẻo tự bao giờ. Thường ngày, khi ăn cơm với chú thì khỏi phải chê! Chú ăn lia lịa, ăn không kịp nuốt, em vừa mới ăn được có nửa chén cơm mà chú đã dọn sạch cả cái xoang to. Ăn xong chú còn liếm lại thật kĩ như thể không để cho một hạt cơm nào còn sót lại, trông mới dễ ghét làm sao ! Hình như chú thích em lắm! Khi em xem ti vi, chú hay đến bên em dụi dụi vào chân như muốn em vuốt ve bộ lông mềm mại hay nựng nịu với chú một tí.
Em quý chú lắm! Những lúc rảnh rỗi, em thường cùng chú chơi đùa không biết chán.Vào những lúc đó, mọi phiền toái trong đầu em đều tan biến. Đốm của em là như thế đó. Khôn ngoan và thật đáng yêu!
– Hết –
ngày nào cũng vậy,Misa buổi sáng thì nằm ườn ra tắm nắng.Buổi hiều lúc em đi học về thì chú lại quấn quýt bên em như muốn em bế lên và vuốt ve.Còn buổi tối,chú lại đi rình bắt chuột.Những lúc em đang học bài ,chú cứ kêu :''Meo...meo...meo" như muốn em chơi cùng chú .khi em tắm cho chú thì chú không sợ nước như những chú chó khác mà còn rất thích thú nữa.Vậy nên mỗi tuần em đều tắm cho Misa.Chú rất nhanh nhẹn và thính.Kể cả khi chú đang ngủ mà nghe thấy tiếng chuột chạy thì chú lập tức chạy đến và bắt lấy con mồi.
Tham khảo:
Mỗi dịp sinh nhật, bố lại tặng cho em một con vật nhỏ để em có thể làm bạn cùng với nó. Năm nay, bố đã đặc biệt tặng em một chú bồ câu xinh xắn, màu trắng muốt. Em đã đặt tên cho nó là Bạch Tuyết.
Bạch Tuyết đã ở cùng em được sáu tháng. Hồi mới về, chú còn là một chú chim bé xíu, nay chú đã trở lên to lớn, trưởng thành rồi.
Bạch Tuyết của em có bộ lông màu trắng muốt, không hề có một sợi lông màu khác trên cơ thể. Thân chú thon thon như hình thoi, nhỏ nhắn như một chiếc bình hoa xinh xắn ở trong nhà của em.
Với bộ lông trắng muốt của mình, mỗi lần chú vút lên bầu trời bay lượn thì thật là nổi bật. Những sợi lông trắng tinh, cứng cáp như những chiếc chổi nhỏ, xếp đều lên thân mình và đôi cánh của chú. Lớp lông ấy còn không thấm nước và óng mượt vô cùng. Đôi cánh của Bạch Tuyết trông nhỏ nhắn là thế nhưng lúc xòe ra lại to rộng vô cùng. Cái đầu của Bạch Tuyết rất nhỏ nhưng lại rất linh hoạt, luôn xoay qua xoay lại giúp chú có thể nhìn được ở mọi hướng. hai con mắt như hai hạt đỗ đen lóng lánh, lung linh dưới ánh nắng mặt trời.
Em yêu nhất ở chú có lẽ là đôi chân nhỏ màu hồng. Đôi chân ấy như hai chiếc ruột bút bi, nhẹ nhàng quặp nhẹ vào cành cây khi chú đậu. Những chiếc vuốt nhỏ ở đầu móng giúp chú giữa thăng bằng trên cành cây một cách dễ dàng. Mỗi lần chú sà xuống sân để nhặt nhạnh những hạt thóc trên sân, đôi chân lại xòe ra tiếp đất thật là nhẹ nhàng.
Mỗi buổi sáng, khi ông mặt trời vừa thức giấc, chú gà trống cất tiếng gáy vang thì Bạch Tuyết cũng gù lên một tiếng thật vang vọng rồi bay vút lên bầu trời trong xanh. Ngày nào cũng vậy, mỗi buổi sáng, chú lượn vòng quanh một hồi rồi trở lại căn nhà màu xanh với những ô cửa hình tròn của mình để ăn sáng. Đôi cánh tung ra xòe rộng rồi khi đậu xuống lại được xếp lại thật gọn gàng.
Em rất yêu chú bồ câu Bạch Tuyết nhà mình. Em hi vọng Bạch Tuyết sẽ luôn khỏe mạnh để cùng em trưởng thành.
Càng ra xa bến cảng, cảnh dòng sông càng thanh bình và êm đềm. Mặt sông uốn lượn như một tấm vải lụa trải dài đến xa tít chân trời, vắng bóng tàu thuyền nên sông cũng ít sóng đi, chỉ nghe soàn soạt vài tiếng sóng vỗ bờ. Những cụm lục bình đâu rồi nhỉ? Có lẽ chúng thấy mình quá nhỏ bé trước cảnh sông nước bao la nên đã trốn đi. Mặt trời đã chiếu những tia nắng gay gắt, mặt sông lấp lánh như được dát muôn ngàn viên pha lê. Ô kìa, những chiếc thuyền đánh cá, chở hàng buôn bán lặng lẽ đậu giữa dòng sông như đang ngẫm nghĩ điều gì đó. Bến cảng đã thưa dần, thấp thoáng đây đó những ngôi nhà cao tầng trong làn sương mờ mờ ảo ảo. Bên kia, nhà cũng ít lại, những vườn cây trái xanh um chạy dài ven bờ sông. Gió lùa qua lá cây xào xạc, tràn xuống mặt nước mát rượi. Đứng trước sông nước mênh mông, em thấy lòng mình nhẹ lân lân làm sao!
cảm giác khiến tôi thoải mái nhất là ra thăm đồng vào buổi sáng. Cánh đồng lúa rộng bao la, bát ngát, trải đầy những ánh nắng vàng của mặt trời. Những bông lúa non nghiêng nghiêng theo chiều gió, những cánh lúa lấp lánh những ánh vàng. Mùi lúa non quyện với mùi đất, mùi nước tạo nên một thứ cảm giác thật tuyệt vời, khó diễn tả. Chỉ biết nó đem lại cho tôi một cảm giác rất sáng khoái. Xa xa, những đàn cò kêu eng éc, bay lên trời rồi lại đậu xuống, cứ dập dình dập dình như những chiếc bập bênh. Loáng thoáng, mấy người nông dân đang ra đồng thăm lúa, trên mặt ai cũng rạng rỡ, tràn đầy năng lượng. Khung cảnh đồng lúa buổi sớm bình dị là thế, đến mãi sau này khi đã đi xa nơi này tôi vẫn mai không thể nào quên. Tôi yêu quê tôi!
Nơi em đang sống có biết bao cảnh đẹp mà chác hẳn mỗi người khi xa quê ai cũng luôn nhớ. Nhưng có lẽ in đậm trong em nhất đó là hình ảnh con sông quê hương. Em không biết dòng sông bắt nguồn từ đâu, khi chảy qua làng em nó uốn khúc quanh co giữa làng rồi chạy dài bất tận về phía chân trời xa. Lòng sông sâu và khá rộng, chỗ rộng nhất của con sông khi chảy qua làng em khoảng 300-400m. Dọc 2 bên bờ sông là những hàng tre xanh cao vút soi bóng xuống làn nước trong xanh.
Buổi sáng khi những tia nắng ban mai đan trên những ngọn tre rồi chiếu xuống mặt sông, mặt sông lại cuộn lên những lớp sóng nhỏ lăn tăn xô mãi vào bờ khiến cho buổi sớm mai tĩnh lặng lao xao những âm thanh chào ngày mới. Lúc này cũng là lúc mọi người làng em ra sông gánh nước, tiếng cười đùa, tiếng gọi nhau râm ran cả 1 vùng. Trên màu xanh biếc của nước sông nổi lên vài chiếc thuyền con thả lưới tất cả đều hối hả, khẩn trương với mong muốn được nặng mẻ lưới. Em thấy dòng sông mới hiền hoà và ấm áp làm sao. Chiều chiều khi ánh hoàng hôn vừa tắt, vài tia nắng cuối ngày còn lại rọi trên mặt sông tạo thành một bức tranh tuyệt đẹp. Buổi tối, khi ông trăng tròn vành vạnh vắt qua ngọn tre làng, soi bóng xuống dòng sông lấp lánh thì mặt nước gợn sóng lung linh, dòng sông như được dát 1 lớp bạc óng ánh. Lúc này chúng em ra sông ngồi hóng mát và vui chơi thật là thú vị. Trong cái yên lặng của không gian em như nghe được tiếng thì thầm nói chuyện của hàng tre, tiếng vỗ nhẹ của từng đợt sóng xô bờ. Em cảm thấy tâm hồn mình trở nên thanh thản, thoải mái hơn sau những giờ học tập căng thẳng. Làm sao em quên được những trưa hè nóng bức, em cùng các ban túm năm tụm ba lại tắm sông. Dòng nước mát lạnh, trong xanh xua đi hết sự mệt mỏi, nóng bức. Tiếng đùa giỡn, tiếng đập nước vang dội cả 1 khúc sông. Và có lẽ vì thế mà dòng sông gắn bó với em chăng? Mỗi khi vui, khi buồn em đều tâm sự cùng sông, dòng sông như là một người bạn thân của em vậy. Con sông hiền hoà, thân thiết là vậy mà gặp những ngày nước lũ thì nó trở nên dữ dội vô cùng. Nó mang một dòng nước đỏ màu phù sa và ngầu đỏ, từng con sóng cuồn cuộn như muôn nhấn chìm tất cả. Trên bờ những ngọn tre oằn cả thân mình như muốn giục dòng nước chảy nhanh hơn để khỏi ngập lụt làng xóm.
Sau mỗi đợt như vây ruộng đồng lại được bồi đắp phù sa, lúa sớm trổ đòng, cây cối thêm xanh hơn. Dòng sông đã gắn bó với bao vui buồn tuổi thơ của em cũng như bao thăng trầm của làng quê em. Chính vì vậy mỗi khi xa quê thì dường như dòng sông ấy đã hằn sâu vào kí ức của em.
Là mảnh đất địa đầu tận cùng phía Nam của Việt Nam, mũi Cà Mau được nhắc đến như một vùng đất thiêng trong tâm thức người Việt. Với những hình ảnh đầy thân thương từ ruộng đồng bạt ngàn cò bay thẳng cánh, những đìa tôm, những mái nhà tranh ngói xen lẫn phủ dưới bóng dừa, những cây cầu khỉ với dòng sông bến nước con đò… nơi đây luôn toát lên những nét quyến rũ khác biệt đến khó tả với những du khách vốn không phải con dân vùng sông nước khi đến đây.
Đất đai ở Cà Mau đang sinh sôi nảy nở. Bãi Khai Long có hàng dương xanh ngát, có bờ cát chạy dài tới sáu cây số và rộng hàng trăm mét, mỗi năm phù sa lại lấn biển ở chính nơi đây từ tám mươi đến một trăm mét nữa. Điều thú vị là đất mở ra tới đâu, cây mắm mọc lên tới đó, như là để giữ đất đừng có trôi đi, khi thớ đất đã se kết tầng cây đước lao tới, nhanh chóng cùng với mắm tạo thành rừng. Trong rừng Cà Mau lạ nhất vẫn là cây đước. Khi cây cao ngang thân người là rễ phụ đâm ra. Nó thẳng, gần như cái que chứ không mềm tua tủa như rễ phụ ở cây đa hay cây si ngoài Bắc. Những nan rễ phụ ấy cắm trên đất tạo ra cháng rễ hình cái nơm, làm cho cây đước vững vàng đời đời, trong khi rễ chính nếu không thoái hóa thì cũng không còn giá trị gì nữa.
Một điểm có thể coi là “đặc sản” nơi đây, đó chính là sông nước. Chính sông nước đã tạo dựng nên sự sống đa dạng, phong phú cho những con người nơi đây. Sông cho họ cái tôm, con cá; sông cung cấp phù sa cho ruộng đồng và sông cũng là loại hình giao thông phổ biến nhất tại đây. Mọi sinh hoạt diễn ra từ đời sống đến giao thương đều thấy được hầu hết trên những chuyến đò.
Cà Mau có khá nhiều chợ nổi nhưng có hai chợ được xếp loại là chợ nổi phường 8, trên sông Gành Hào, Cà Mau và chợ nổi Thới Bình, tại ngã ba sông Trẹm – Chắc Băng, huyện Thới Bình.
Phần lớn chợ nổi nhóm họp, buôn bán trên sông mang tính tự phát. Sản phẩm trao đổi mua bán chủ yếu là các loại hàng nông sản thực phẩm, trái cây, hoa màu… sản xuất tại địa phương, các vùng lân cận chuyển tới phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ hoặc đưa đi tiêu thụ tại các chợ huyện, xã…
Từng chiếc thuyền, ghe với bắp cải, khoai lang, bầu, bí, sắn, quýt, cam… treo lủng lẳng trên mui để giới thiệu, mời gọi khách mua hàng. Và, đây cũng là hình ảnh thường thấy tại các tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu long.
Đến Cà Mau vào một ngày đầu hạ, với những khách lạ không biết bơi thì việc ngồi chòng chành trên một chiếc ghe nhỏ và bước từ ghe này qua ghe khác xem, mua đồ quả là một thử thách không nhỏ. Bạn, rất có thể sẽ bị ngã bởi sự “ghập ghềnh” sóng nước. Nhưng đổi lại, một thế giới khép kín được mở ra trên sông, thường là nơi giao tụ của khá nhiều những con sông, rạch trong vùng.
Bước xuống chiếc ghe nhỏ bé, đó là cả một gia đình lưu động tại đây. Cũng có những thiết bị, dụng cụ gia đình giản đơn, cũng có những thế hệ cha con thắm đượm. Cuộc sống của họ nay đây mai đó, sông chảy đến đâu, đó là nhà. Đời sóng nước lênh đênh, hợp tan theo con nước với đầy, theo từng phiên chợ sớm, theo từng gánh hàng treo trên mũi ghe. Với nhiều đứa trẻ, trong giấc mơ của các em, chỉ có con thuyền, bến nước và những buổi chợ sớm khuya. Người dân nơi đây vốn hay cho rằng, bao giờ sông cạn nước thì chợ nổi mới không tồn tại. Nói như vậy để thấy rằng, đây đã trở thành một nét văn hóa, một lối sống riêng biệt, đặc trưng của người dân nơi đây.
Người Việt khi nói về đất nước của mình thường dùng câu “Nước Việt Nam trải dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau”. Vì vậy, trong tâm thức mỗi người, cùng với Ải Nam Quan, Mũi Cà Mau là một địa điểm thiêng liêng, xa xôi nhưng rất đỗi gần gũi. Và, nếu bạn một lần đặt chân đến nơi đây, bạn sẽ bị “chòng chành” bởi sóng nước, bởi sự thân thiện của người dân và tâm hồn bạn cũng sẽ đôi lúc “chòng chành” vì những cuộc đời lênh đênh sông nước.
Đề 1: Bạn tham khảo bài này nhé
Đối với mỗi người chúng ta chắc hẳn đều có những ấn tượng hay những kỉ niệm mà ta không thể nào quên được. Đó đơn giản chỉ là những buổi tựu trường hay những hôm khai giảng và cả những người bạn khó quên. Còn đối với riêng tôi thì hình ảnh cô giáo chủ nhiệm say sưa giảng bài luôn để lại trong tôi những ấn tượng khó quên đối với tôi.
Đó là cô Mai cô giáo dậy văn và cũng là cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi. Cô mới làm cô giáo chủ nhiệm trong lớp chúng tôi khi chúng tôi mới bước vào năm học lớp sáu. Cô là một cô giáo rất nhiệt tình rất chu đáo đối với chúng tôi nên có thể nói cô là cô giáo được tất cả lũ học sinh trong lớp chúng tôi yêu quý. Lớp chúng tôi không phải là một lớp chuyên văn mà là một lớp chuyên toán thế nên việc học văn đối với chúng tôi mà nói là một việc khó khăn. Thế nhưng chính cô đã truyền cho chúng tôi những cảm hứng về môn văn để chúng tôi dần dần yêu thích nó hơn chứ không ghét nó như trước kia nữa. Môn văn dần dần đến với chúng tôi thật nhẹ nhàng như cái cách giảng bài say sưa và cách dậy bài truyền cảm của cô đối với chúng tôi. Cô là một cô giáo cũng ở quê chúng tôi chính vì thế mà cô rất hiểu những đứa trẻ khó khăn như chúng tôi. Cô không chỉ đứng trên lớp giảng bài mà thường xuyên đến chỗ chúng tôi, xem chúng tôi ghi chép ra sao. Những lúc như thế nhìn ánh mắt cô thật nghiêm nghị nhưng cũng thật trìu mến trong đó có cả tình yêu thương của cô dành cho lũ học trò chúng tôi nữa.
Cô để lại trong chúng tôi rất nhiều những kỉ niệm nhưng đối với riêng tôi thì cái tiết học văn của chúng tôi khi mới bước vào lớp sáu luôn để lại trong chúng tôi những kỉ niệm khó quên về cách giảng bài say sưa nhưng cũng đầy cuốn hút của cô. Hôm ấy tôi vẫn còn nhớ như in cô giáo tôi mặc một chiếc áo dài màu vàng càng làm tôn thêm những nét đẹp trên con người cô. Trông cô thật dịu dàng với tà áo dài đó và cô như đang đưa một làn gió một không khí đến cho lớp học của chúng tôi. Cô giới thiệu về bản thân mình cho chúng tôi rồi chỉ một lát sau cô đã giới thiệu chúng tôi đến với tiết học đầu tiên. Chúng tôi ngồi dưới lớp đứa nào đứa đấy chăm chú từng hành động từng cử chỉ của cô. Bàn tay mền mại với những ngón tay búp măng nhỏ nhỏ xinh xinh của cô dần dần viết những nét chữ rất đẹp mà chúng tôi cứ nghĩ những nét chữ ấy chỉ có trong những quyển tập viết của chúng tôi thôi. Tà áo dài thướt tha ấy đi đi lại lại trên bục giảng khiến chúng tôi cảm thấy đây không giống một buổi học văn thông thường nữa mà là một buổi thảo luận về văn thì đúng hơn bởi chính sự hiền dịu của cô dành cho chúng tôi. Tấm bảng đứng bắt đầu dày những phấn trắng, những nét chữ đều đặn gọn gàng chỗ thanh chỗ đậm chỗ được gạch chân được cô trình bày rất khoa học chứng tỏ người viết là một người cực kì cẩn thận. Nhìn nét chữ của cô chúng tôi càng ngại ngùng về tính cẩu thả của mình.
Cô giới thiệu cho chúng tôi một cách chi tiết về hoàn cảnh ra đời cũng như nội dung chính của tác phẩm, cô nói đây là một bài văn khó nên chúng tôi cần chú ý. Sau đó cô hướng dẫn cho chúng tôi về cách đọc tác phẩm sao cho truyền cảm nhất. Cô đọc cho chúng tôi một đoạn đầu, cả lớp tôi ngồi im phăng phắc nghe cô đọc. Chao ôi sao giọng cô truyền cảm và ấm áp như vậy, chúng tôi chưa được nghe một giọng đọc nào hay đến vậy. Cô say sưa đọc từng dòng chữ cho chúng tôi mà không vấp một chữ nào, chúng tôi đứa nào đứa đấy tròn mắt vì cô đọc rất lưu loát đoạn văn này. Cô đặt câu hỏi cho chúng tôi trả lời mỗi khi có câu hỏi nào khó cô lại gợi ý cho chúng tôi, cô không chỉ dùng lời mà cô còn dùng cánh tay làm hành động để cho chúng tôi hiểu nữa. Ở những câu hỏi ấy cô còn cho điểm để cho chúng tôi hào hứng hơn. Những bạn không trả lời được cô hơi chau mày ròi cô từ từ giảng lại cho bạn ấy hiểu được. Ở những chi tiết khó cô thường nhấn mạnh nói lại một vài lần để cho chúng tôi có thể nhớ được. Cô không giảng một cách nhanh chóng mà cô luôn hỏi chúng tôi đã hiểu bài chưa. Những khi như thế chúng tôi đồng thanh đáp “chúng em hiểu bài rồi ạ” những lúc như thế cô mỉm cười rồi lại tiết tục giảng. Một tiết học đầu tiên của cô diễn ra vô cùng nhanh chóng, chúng tôi đứa nào đứa đấy đều không muốn kết thúc buổi học một chút nào bởi cô giảng cho chúng tôi rất hấp dẫn.
Tiết học đã tan mà những lời giảng dậy của cô vẫn còn văng vẳng bên tai chúng tôi. Cô không chỉ dừng lại ở một người dậy văn mà cô còn là một người truyền cảm hứng cho chúng tôi để chúng tôi yêu văn hơn hiểu văn hơn.
Mik làm một đề thôi nhé
Hok tốt
hãy viết một bài vă từ 10 đến 15 câu về mmootj bài văn tả cảnh
Tuổi thơ tôi gắn bó với miền quê nghèo, nơi có con sông Đáy hiền hòa uốn lượn bên lũy tre làng xanh mát. Thế nhưng vào mùa lũ, con sông ấy trở nên hung dữ, đục ngầu, nước sông dâng ngập suốt dọc một triền đê.
Vào ngày mưa lũ, sông như trở mình sau giấc ngủ dài. Sau một thời gian mưa lớn, nước ở đâu bỗng đổ về đầy ắp dòng sông. Cả dòng sông lúc này là một dải nước lớn, mênh mông đục ngầu. Ngô khoai may mắn vừa mới thu hoạch xong nếu không khi nước lũ rút thì còn trơ ra cát và bùn. Cây cối ngả nghiêng theo những trận gió. Làng mạc ven sông như xơ xác, tiêu điều. Tàu thuyền những ngày này dường như ít đi lại hơn vì sợ những con nước lớn sẽ nuốt chửng chúng. Tôi thích mùa lũ, vì với tôi, mùa lũ là một thứ gì đó vừa bí ẩn vừa thú vị. Được theo chú leo lên thuyền gỗ bơi ra ngoài sông, hoặc bơi ngay trong con sông nhỏ mà ngày thường là những con đường đất phẳng phiu. Lũ trẻ chúng tôi vui sướng khi nước lên mà không biết rằng đằng sau con nước đó là những nỗi lo âu của cha mẹ, ông bà. Mọi người ngày ngày ngóng ra sông mong nước nhanh rút.
Vài ngày sau, nắng đã trải dài trên sông. Dòng sông lại hiền hòa như trước. Người dân quê vui vẻ trở về với công việc thường ngày. Đất đai hai bên bờ được phủ kín một lớp phù sa màu mỡ báo hiệu một mùa vụ bội thu sắp tới. Tàu thuyền lại tấp nập. Bọn trẻ chúng tôi rủ nhau ra bãi bồi đá bóng, tắm sông.
Tôi yêu tha thiết con sông quê mình dù có đôi lúc nó nổi giận vô cớ. Mai này dù có xa quê bao lâu chắc tôi vẫn không thể quên được con sông này và sẽ nhớ nhất là dòng sông những ngày mưa lũ.
đây là bài mk copy trên mạng bạn tham khảo nhéĐÂY NỮA NÈ BẠN
Đề bài: Tả lại dòng sông mùa lũ quê em cho các bạn khác nghe.
Lũ trẻ con đang chơi mấy trò chơi dân gian trên bờ đê. Vì mấy hôm nay trời mưa suốt, bão lũ liên tục nên cỏ xanh mướt đọng nước, đàn bò tha hồ ăn trên những dải đê còn lũ trẻ cũng vì thế mà nhàn rỗi ngồi chơi ô ăn quan, chơi ùng, chơi nhảy dây… Sau cơn bão trời cao hơn, tròn trẻo hơn, không có nắng, gió mạnh hơn, mọi thứ đều trở nên tươi xanh riêng chỉ có dòng sông như hờn trách ai mà đục màu đất. Ngôi làng được che chắn bởi một con đê dài, cao cho nên trong làng không bị ảnh hưởng gì của lũ. Riêng chỉ có con sông khác thường.
Ngắm nhìn dòng sông từ trên con đê anh dũng và kiên cường ấy trông dòng sống như một người con gái với đường cong mềm mại khoan thai nhẹ nhàng. Chốc chốc hai con thuyền đi cùng chiều cách nhau chừng mấy mét và một con thuyền lớn đang đứng yên hút cát lên, nom xa như một mặt cười tươi tắn. Hai con thuyền nọ như hai đôi mắt to tròn dễ thương. Vì lũ về cuốn nước từ vùng này qua vùng khác, từ sông nhỏ sang sông lớn ra biển cả cho nên cá tươi cũng cứ vậy theo dòng. Thỉnh thoảng những con cá thân bạc trắng lại quẫy đuôi tung mình lên không trung cách mặt nước khoảng chừng vài xăng ti mét rồi lại nhanh chóng buông mình rơi tự do xuống nước. Có vẻ chúng đang chơi đùa với nhau, đang vẫy vùng tự do với nước. Dường như mấy con cá ấy vui vẻ khi mùa lũ về, với nguồn nước lớn, nguồn thức ăn tự nhiên cũng theo dòng như chúng mà bỗng dưng nhiều lên. Gần đê là một con bãi, may mắn sao khi mùa bão lũ kéo về những người nông dân đã nhanh chóng thu hoạch hoa mùa. Nước dâng lên đến tận chân đê, ôm lấy chân đê như muốn dâng cao lên nữa. Nước con sông như muốn vượt lên con đê giống như Thủy Tinh muốn chiến thắng Sơn tinh trong truyền thuyết xưa vậy. Nhưng kết quả cũng giống như truyền thuyết, dù nước có cố gắng dâng cao nhưng cũng chỉ ngập được bãi bờ chứ không thể nào vượt qua con đê ấy.
Hôm nay màu nước dòng sông thật khác lạ. Bình thường khi trời có nắng màu nước hơi vàng một chút, cái ánh vàng giống như là cát vàng lấp lánh vậy. Còn khi trời chuẩn bị có mưa xuống, màu nước trong ánh bạc lạnh lùng. Mùa lũ về màu nước cũng thay đổi khá rõ, nó có màu nâu của đất pha thêm màu vàng của cát. Bất kỳ ai ngắm nhìn dòng sông lúc này cũng có cảm nhận nước sông giống như màu mắt của người thiếu nữ đã cố tình trang điểm để thu hút người bạn đời của mình vậy.
Trên dòng sông ấy, những con thuyền tiếp nối đuôi nhau như một con dòng khổng lồ. Nó đang vươn mình ra quăng tấm lưới và kéo về những con cá to thân bạc trắng. Trên bãi ngập, những người bố thân thương thân hình to lớn đem một cây chuối ra cho con mình ôm vào đó để tập bơi. Những đứa trẻ con trần như nhộng thoải mái, thích thú tập bơi, đôi mắt chúng ánh lên một niềm vui thú tinh nghịch.
Lũ bão là thiên tai của trời đất, nó có thể làm hại và ảnh hưởng đến cuộc sống của con người nhưng đồng thời con người cũng nhận ra bao nhiêu điều hấp dẫn sau những cơn bão lũ. Giống như cuộc đời cũng vậy, khi ngoảnh đầu nhìn lại những gian khổ mình đã bước qua, con người thường nhận ra nhiều bài học mới và những niềm vui mới