K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí 1. Thời tiết là gì? Khí hậu là gì? 2. Phân biệt thời tiết và khí hậu 3. Nhiệt độ không khí là gì? Cách đo nhiệt độ t/bình ngày, tháng, năm? 4. Nêu những yếu tố gây ra sự thay đổi nhiệt độ không khí ? 5. Tại sao có sự khác nhau giữa khí hậu đại duong và khí hậu lục địa? 6. Tại sao không khí trên mặt đất ko nóng nhất vào lúc 12h trưa (lúc bức xạ mặt trời...
Đọc tiếp

I. Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí

1. Thời tiết là gì? Khí hậu là gì?

2. Phân biệt thời tiết và khí hậu

3. Nhiệt độ không khí là gì? Cách đo nhiệt độ t/bình ngày, tháng, năm?

4. Nêu những yếu tố gây ra sự thay đổi nhiệt độ không khí ?

5. Tại sao có sự khác nhau giữa khí hậu đại duong và khí hậu lục địa?

6. Tại sao không khí trên mặt đất ko nóng nhất vào lúc 12h trưa (lúc bức xạ mặt trời mạnh nhất) mà lại nóng nhất vào lúc 13h?

II. Hơi nước trong không khí - Mưa

1. Nguyên nhân sinh ra mưa?

2. Nêu cách tính lượng mưa trong ngày, trong tháng, trong năm và trung bình năm?

3. Nguồn cung cấp hơi nước chính trong khí quyển là gì?

4. Vì sao không khí có độ ẩm? Bão hòa hơi nước là gì?

5. Hiện tượng sự ngưng tụ là gì?

6. Nhận xét về sự phân bố lượng mưa trên thế giới

III. Các đới khí hậu trên Trái Đất

1. Kể tên các đới khí hậu trên Trái Đất

2. Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới và ôn đới

IV. Sông và hồ

1. Sông là gì? Hồ là gì? Kể tên các loại hồ

2. Lưu vực sông là gì? Hệ thống sông là gì?

3. Kể tên các sông, hồ ở địa phương (Đà Nẵng)

GIÚP MÌNH VỚI! khocroi

MAI MÌNH THI RỒI

1
4 tháng 5 2017

I. Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí

1. Thời tiết là gì? Khí hậu là gì?

- Thời tiết: là biểu hiện khí tượng ở một địa phương trong thời gian ngắn.

- Khí hậu: là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong thời gian dài và trở thành quy luật.

2. Phân biệt thời tiết và khí hậu?

- Giống nhau: Thời tiết và khí hậu đều là sự diễn ra các hiện tượng khí tượng (nắng, mưa,...).

- Khác nhau: Thời tiết là sự diễn ra các hiện tượng khí tượng như gió, mưa,... trong một thời gian ngắn giới hạn tại một khu vực nào đó (vd thời tiết trong 1 ngày tại TP Hồ Chí Minh), còn khí hậu cũng là sự diễn ra các hiện tượng thời tiết lặp lại trong một thời gian dài tại một khu vực, một vùng miền (vd khí hậu nhiệt đới gió mùa).

3. Nhiệt độ không khí là gì? Cách đo nhiệt độ t/bình ngày, tháng, năm?

- Nhiệt độ không khí là lượng nhiệt khí mặt đất hấp thụ năng lượng của nhiệt mặt trời rồi bức xạ lại vào không khí.

- Tính nhiệt độ trung bình ngày: Tổng nhiệt độ các lần đo trong ngày / số lần đo

- Tính nhiệt độ trung bình tháng: Tổng nhiệt độ trung bình của các ngày trong tháng / Số ngày

- Tính nhiệt độ trung bình năm: Tổng nhiệt độ trung bình 12 tháng / 12

4. Nêu những yếu tố gây ra sự thay đổi nhiệt độ không khí?

Nhiệt độ không khí thay đổi tùy thuộc vào:

- Vị trí gần hoặc xa biển: nước biển có tác dụng điều hòa nhiệt độ trong không khí, mùa hạ sẽ bớt nóng và mùa đông bớt lạnh.

- Vĩ độ: nhiệt độ không khí ở vùng vĩ độ thấp cao hơn vùng ở vĩ độ cao (gần xích đạo hơn).

- Độ cao: cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6 độ C

5. Tại sao có sự khác nhau giữa khí hậu đại duong và khí hậu lục địa?

- Sự tăng, giảm nhiệt độ của mặt đất và mặt nước rất khác nhau.

- Các loại đất, đá mau nóng, nhưng cũng mau nguội; còn nước thì nóng chậm hơn nhưng cũng lâu nguội hơn.

- Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau, dẫn đến sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước, làm cho nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa cũng khác nhau.

=> Chính sự khác biệt này đã sinh ra 2 loại khí hậu: lục địa và đại dương.

6. Tại sao không khí trên mặt đất ko nóng nhất vào lúc 12h trưa (lúc bức xạ mặt trời mạnh nhất) mà lại nóng nhất vào lúc 13h?

Vào lúc 12 giờ, mặt trời chiếu gay gắt nhất (do hướng chiếu thẳng đứng với mặt đất) nhưng không khí vẫn chưa thể nóng lên. Mà phải có thời gian, đến lúc 13 giờ thì mặt đất mới hấp thụ lại năng lượng và bức xạ vào không khí nên lúc 13 giờ mới là thời điểm không khí nóng nhất.

4 tháng 5 2017

ơn bạn nhìuvui

6 tháng 3 2018

1) thời tiết : sự biểu hiện của hiện tượng khí tượng ở một địa phương, trong một thời gian ngắn

khí hậu : sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết , ở một địa phương trong nhiều năm 

vd : ở miền bắc nước ta , từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau đều có gió đông bắc thổi 

2) nhiệt độ không khí thay đổi, tùy theo vị trí gần hoặc xa biển , độ cao và vĩ độ địa lí 

nhiệt độ trung bình ngày tính như sau : tổng nhiệt 3 lần đo chia cho 3

nhiệt độ trung bình tháng : nhiệt độ các ngày chia số ngày 

nhiệt độ trung bình năm : tổng nhiệt 12 tháng chia cho 12

 CHÚC BẠN HỌC GIỎI ! k mình nha bạn 

6 tháng 3 2018

thank you

6 tháng 5 2021

-Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng ở 1 địa phương trong thời gian ngắn

-Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở 1 địa phương trong thời gian dài tạo thành 1 quy luật

6 tháng 5 2021

*Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng xảy ra trong một thời gian ngắn tại một địa phương xác định và thời tiết luôn luôn thay đổi.

*Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong một thời gian dài và nó đã trở thành quy luật.

* sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu là:

-Thời tiết: 

+Sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng.

+Xảy ra trong một thời gian ngắn.

+ Thời tiết luôn thay đổi.

-Khí hậu: 

+Sự lập đi lập lại của tình hình thời tiết.

+Xảy ra trong một thời gian dài (Nhiều năm)

+ Có tính: Quy luật

2 tháng 3 2020

- Mk nghĩ cái này của địa lý thì đúng hơn.

Câu 1:

Thành phần của không khí bao gồm:

  •  Khí Nitơ: 78%
  •  Khí Ôxi: 21%
  •  Hơi nước và các khí khác: 1%

- Vai trò của hơi nước: Lượng hơi nước tuy nhỏ nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa, sấm, chớp.

Câu 2:

* Khối khí nóng: hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao

* Khối khí lạnh: hình thành ở các vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp

* Khối khí đại dương: hình thành trên biển và đại dương, có độ ẩm lớn

* Khối khí lục địa: hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.

Câu 3:

- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí :

+ Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí gần hay xa biển.

+ Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao.

+ Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.

Câu 4:

- Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương, trong một thời gian ngắn.

- Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết, ở một địa phương, trong nhiều năm.

- Nhiệt độ không khí thay đổi tùy thuộc vào:

+ Vị trí gần hoặc xa biển: nước biển có tác dụng điều hòa nhiệt độ trong không khí, mùa hạ sẽ bớt nóng và mùa đông bớt lạnh.

+ Vĩ độ: nhiệt độ không khí ở vùng vĩ độ thấp cao hơn vùng ở vĩ độ cao (gần xích đạo hơn).

+ Độ cao: cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6 độ C

- Hok tốt ~

20 tháng 4 2021

+ Thời tiết:

\(-\) Là sự biểu hiện hiện tượng khí tượng ở 1 địa phương trong 1 thời gian ngắn nhất định.Thời tiết luôn thay đổi.

+ Khí hậu:

\(-\)Khí hậu của 1 nơi là sự lặp đi lặp lại tình hình thời tiết ở nơi nào đó, trong 1 thời gian dài, từ năm nay này qua năm khác và đã trở thành quy luật.

+ Nhiệt độ không khí:

\(-\)Khi các tia bức xạ Mặt trời đi qua khí quyển, mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của Mặt trời, rồi bức xạ lại vào không khí, không khí nóng lên. Độ nóng lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.

+ Khí áp:

\(-\)Khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất.

18 tháng 12 2021

B

18 tháng 12 2021

B

24 tháng 10 2021

Bạn tham khảo nha:

a. Các kiểu khí hậu gió mùa:

- Kiểu gió mùa nhiệt đới: Nam Á và Đông Nam Á

- Gió mùa cận nhiệt và ôn đới: Đông Á

Đặc điểm: Có 2 mùa rõ rệt:

+ Mùa đông: gió từ nội địa thổi ra, ko khí khô, lạnh, mưa ko đáng kể

+ Mùa hạ: gió từ đại dương thổi vào lục địa, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều

b. Các kiểu khí hậu lục địa:

- Phân bố: nội địa và Tây Nam Á

- Đặc điểm: + Mùa đông khô và lạnh

+ Mùa hạ khô và nóng

+ Lượng mưa trung bình năm ít: 200 - 500 mm, độ bốc hơi lớn, độ ẩm không khí thấp

29 tháng 3 2019

câu 1:- Đới nóng (nhiệt đới):
 + Vị trí: nằm giữa hai chí tuyến.
 + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm lớn, thời gian chiếu trong năm chênh lệch không nhiều.
 + Lượng nhiệt: nóng quanh năm. 
 + Lượng mưa: từ 1500mm đến trên 2000mm.
 + Gió: thường hoạt động là gió Tín phong.
 
- Ôn đới (đới ôn hòa):
 + Vị trí: từ 23 độ 27'B đến 63 độ 33'B; từ 23 độ 27'N đến 63 độ 33'N.
 + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng chênh lệch rõ rệt.
 + Lượng nhiệt: trung bình.
 + Lượng mưa: 500-1000mm.
 + Gió: thường hoạt động là gió Tây ôn đới.
 
- Hàn đới (Đới lạnh)
 + Vị trí: từ 63 độ 33'B đến 90 độ B; từ 63 độ 33'N đến 90 độ N.
 + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm nhỏ, thời gian chiếu có sự dao động lớn.
 + Lượng nhiệt: lạnh quanh năm.
 + Lượng mưa: dưới 500mm.
 + Gió: thường hoạt động là gió Đông cực.
 

29 tháng 3 2019

- Đới nóng (nhiệt đới):

 + Vị trí: nằm giữa hai chí tuyến.

 + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm lớn, thời gian chiếu trong năm chênh lệch không nhiều.

 + Lượng nhiệt: nóng quanh năm. 

 + Lượng mưa: từ 1500mm đến trên 2000mm.

 + Gió: thường hoạt động là gió Tín phong.

- Ôn đới (đới ôn hòa):

 + Vị trí: từ 23 độ 27'B đến 63 độ 33'B; từ 23 độ 27'N đến 63 độ 33'N.

 + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng chênh lệch rõ rệt.

 + Lượng nhiệt: trung bình.

 + Lượng mưa: 500-1000mm.

 + Gió: thường hoạt động là gió Tây ôn đới.

- Hàn đới (Đới lạnh)

 + Vị trí: từ 63 độ 33'B đến 90 độ B; từ 63 độ 33'N đến 90 độ N.

 + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm nhỏ, thời gian chiếu có sự dao động lớn.

 + Lượng nhiệt: lạnh quanh năm.

 + Lượng mưa: dưới 500mm.

 + Gió: thường hoạt động là gió Đông cực.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

(*) Lựa chọn: Thực hiện nhiệm vụ 2

(*) Trình bày: những câu ca dao, tục ngữ, bài thơ có nội dung về khí hậu và các hiện tượng thời tiết ở nước ta

- Một số câu ca dao, tục ngữ:

+ Tháng Giêng rét dài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân.

+ Đầu năm sương muối, cuối năm gió nồm.

+ Gió bấc thì hanh, gió nồm thì ẩm.

+ Gió nam đưa xuân sang hè.

+ Tháng bảy mưa gãy cành trám/ Tháng tám nắng rám trái bòng.

- Đoạn trong bài thơ “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây”

“Một dãy núi mà hai màu mây

Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác

Như anh với em, như Nam với Bắc

Như Đông với Tây một dải rừng liền”

(Phạm Tiến Duật)