Câu 1: Thả 500g đồng ở 100'C vào 350g nước ở 35'C. Tính nhiệt độ bắt đầu khi cân bằng nhiệt.
Câu 2: Phải pha bao nhiêu ;ít nước ở 20'C vào 3 lít nước ở 100'C để nước pha có nhiệt độ là 40'C.
Câu 3 Người ta thả đồng thời 200g sắt ở 15'C và 450g đồng ở 25'C vào 150g nước ở 80'C. Tính nhiệt độ khi cân bằng.
Câu 1:
Tóm tắt
m1 = 500g = 0,5kg ; t1 = 100oC ; c1 = 380J/kg.K
m2 = 350g = 0,35kg ; t2 = 35oC ; c2 = 4200J/kg.K
__________________________________________________________
t = ?
Khi thả miếng đồng có nhiệt độ cao vào nước có nhiệt độ thấp hơn thì miếng đồng truyền nhiệt cho nước.
Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra khi hạ nhiệt độ từ t1 = 100oC xuống toC :
\(Q_1=m_1.c_1\left(t_1-t\right)\)
Nhiệt lượng nước thu vào khi tăng nhiệt độ từ t2 = 35oC lên toC là:
\(Q_2=m_2.c_2\left(t-t_2\right)\)
Theo phương trình cân bằng nhiệt:
\(Q_1=Q_2\\ \Rightarrow m_1.c_1\left(t_1-t\right)=m_2.c_2\left(t-t_2\right)\\ \Rightarrow m_1.c_1.t_1-m_1.c_1.t=m_2.c_2.t-m_2c_2.t_2\\ \Rightarrow m_1.c_1.t_1+m_2c_2.t_2=t\left(m_1.c_1+m_2.c_2\right)\\ \Rightarrow t=\dfrac{m_1.c_1.t_1+m_2c_2.t_2}{m_1.c_1+m_2.c_2}\\ \Rightarrow t=\dfrac{0,5.380.100+0,35.4200.35}{0,5.380+0,35.4200}\approx42,44\left(^oC\right)\)
Vậy khi cân bằng nhiệt thì nước có nhiệt độ 42,44oC
Câu 2:
Tóm tắt
t1 = 20oC ; m1
t2 = 100oC ; V2 = 3l
\(\Rightarrow\)m2 = 3kg
t = 40oC ; c = 4200J/kg.K
___________________________________
V1 = ?
Giải
Khi đổ nước ở 20oC vào nước ở 100oC thì nước ở 100oC sẽ truyền nhiệt lượng cho nước ở 20oC, nhiệt độ cân bằng là t = 40oC
Nhiệt lượng nước ở 20oC thu vào để tăng nhiệt độ từ nhiệt độ t1 lên t là:
\(Q_1=m_1.c\left(t-t_1\right)\)
Nhiệt lượng nước ở 100oC tỏa ra khi hạ nhiệt độ từ t2 xuống t là:
\(Q_2=m_2.c\left(t_2-t\right)\)
Theo phương trình cân bằng nhiệt:
\(Q_1=Q_2\\ \Rightarrow m_1.c\left(t-t_1\right)=m_2.c\left(t_2-t\right)\\ \Rightarrow m_1=\dfrac{m_2.c\left(t_2-t\right)}{c\left(t-t_1\right)}\\ =\dfrac{3.4200\left(100-40\right)}{4200\left(40-20\right)}=9\left(kg\right)\)
Thể tích nước ở 20oC cần rót vào là:
V1 = D.m1 = 1.9 = 9 (l)