K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 5 2018

I. MỞ BÀI

– Dẫn dắt vào vấn đề nói dối có hại cho bản thân.

– Khẳng định: Nói dối có hại không chỉ cho bản thân mà cả người khác.

II. THÂN BÀI

Giải thích cho người đọc hiểu rõ: Thế nào là nói dối ? Vì sao nhiều người thường hay nói dối ?

Chứng minh: Nói dối là một thói quen xấu, có hại cho bản thân.

– Lí lẽ: Nói dối có hại như thế nào ? Nêu các dẫn chứng tác hại của nói dối:

+ Nêu lên một số câu chuyện trong văn chương về thói quen nói dối và tác hại.

+ Nêu câu chuyện từ trong thực tế, có thể lấy ví dụ minh họa từ bản thân hoặc những gì mà bạn thấy được trong cuộc sống về tác hại của nói dối như tạo thành lối sống tiêu cực, lừa gạt người khác,…

III. KẾT BÀI

– Nêu rõ ràng đây là thói quen xấu của con người và cần loại bỏ trong học tập, công việc cũng như trong cuộc sống.

– Mỗi người chúng ta cần rèn luyện đức tính trung thực, tạo thành một lối sống lành mạnh cho bản thân cũng như mọi người bên cạnh.

4 tháng 5 2018

Chúng ta có lẽ ai cũng từng nghe tới câu chuyện của một chú bé chăn cừu vì muốn trêu chọc mọi người nên đã nói dối rằng có sói. Sau nhiều lần như vậy thì mọi người bắt đầu không còn tin tưởng chú nữa. Điều đó đã dần tới hậu quả đáng buồn là khi có bầy sói thật tới thì không còn ai tin vào những tiếng kêu giúp của chú nữa. Trong cuộc sống của chúng ta hiện nay, có một vấn nạ đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết đó chính là vấn đề về sự trung thực. Con người ngày càng trở nên thay đổi và không còn giữa được cho mình những đức tính trung thực nữa. Mọi người rất dễ dàng để nói dối về chính bản thân mình. Và những điều đó đã khiến cho chúng ta gặp rất nhiều những khó khăn, có ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của mỗi người.

Nói dối là một thói quen rất xấu và cũng là căn bệnh chung của xã hội ngày hôm nay. Nói dối chính là một hành động không trung thực, khiến cho người khác hiểu lầm về những lời nói của mình.. Những hành vi ấy có khả năng khiến cho những người mà mình quen biết sẽ không còn tin mình nữa nếu như họ biết chúng ta nói dối họ nhiều lần. Nếu như nói dối nhiều lần thì chính những người có thói quen xấu như vậy sẽ phải sống trong chính những câu chuyện của họ và điều đó sẽ khiến cho bản thân họ không còn có được những thanh thản ở trong tâm hồn nữa mà sẽ khiến cho đạo đức của họ bị đi xuống, Thậm chí có những khi chính họ sẽ mắc phải căn bệnh tự huyễn hoặc chính bản thân mình rằng họ chính là những con người tài giỏi  hoặc tự coi những gì mà họ nói là đúng. Đó là một điều vo cùng nguy hiểm trong xã hội hiện nay.

20 tháng 10 2016
A. Mở bài.
- Nêu hoàn cảnh mắc lỗi.
B. Thân bài.
- Kể lại việc sai trái mà mình đã mắc phải.
+ Mắc lỗi khi nào? Với ai?
+ Nguyên nhân mắc lỗi là do chủ quan hay khách quan?
+ Lỗi lầm ấy gây hậu quả như thế nào? (với lớp, với gia đình hay với bản thân,…).
- Sau khi mắc lỗi, em đã ân hận và sửa chữa ra sao?
C. Kết luận.
- Bài học rút ra sau lần mắc lỗi ấy là gì?
- Lời khuyên của bạn dành cho các bạn khác ra sao?
22 tháng 10 2016

Mở bài:

– Cho biết thời gian xảy ra sự việc.

– Sự việc đó là gì và em cảm thấy như thế nào?

Thân bài:

– Diễn biến sự việc.

+ Hoàn cảnh khiến em gây ra lỗi lầm.

+ Hành động của em gây ra hậu quả như thế nào?

+ Em có suy nghĩ gì về những hành động sai trái đó?

Kết bài:

Viết ra những cảm nghĩ của em về những lỗi lầm mắc phải và quyết tâm sửa chữa để cuộc sống tốt đẹp hơ

12 tháng 8 2018

DÀN Ý ĐẠI CƯƠNG

A. MỞ BÀI

(Giới thiệu nhân vật và hoàn cảnh)

+ Ở nhà ngoại, mưa bay.

+ Nhớ nhà, nhớ mẹ.

+ Nhớ kỉ niệm về mẹ.

B. THÂN BÀI

(Phát triển câu chuyện)

Tôi là một đứa trẻ ốm yếu và được mẹ nuông chiều.

Chiều đi học bị mưa. Mẹ tôi vội đón, che mưa cho tôi về mẹ bị ướt.

Về nhà mẹ săn sóc tôi nhưng tôi vẫn bị bệnh. Tôi ương bướng không đáp lại tình thương của mẹ. Mẹ rất buồn.

Tôi ngủ thiếp đi. Sáng nay dậy tôi đă khỏe ra và đói bụng ăn rất ngon nồi cháo mẹ nấu tối qua mà tôi từ chối.

Mẹ không có nhà, mẹ bị bệnh nặng và đi nhà thương. Tôi vào thăm mẹ và rất hối hận.

Tôi phải về ngoại bởi nhà không có ai.

C. KẾT BÀI

+ Nhớ mẹ, tôi khóc.

+ Tồi thầm hứa với mẹ sẽ ngoan hơn và mong mẹ sớm về với tôi.

12 tháng 8 2018

Cấm copy trên mạng ai  copy thì mk sẽ  hông bao h k cho đâu :>

20 tháng 10 2016

Mở bài:

Thứ hai tuần trước vì ở nhà ham chơi, không học bài để kiểm tra môn Lý nên tôi đã có hành động sai trái là mở sách và tập trong giờ kiểm tra. Chính điều này đã làm cho cô giáo buồn.

Thân bài:

1/ Sự việc mở đầu:

- Đi học về, ăn cơm xong, tôi định lên phòng học bài chuẩn bị cho giờ kiểm tra Lý ngày mai.

- Thằng bạn bên cạnh nhà qua rủ tôi đi chơi điện tử - một trò chơi tôi rất thích – tôi đi ngay, định chơi một lát rồi về nhà học bài.

2/ Sự việc diễn biến:

- Trò chơi hấp dẫn quá nên tôi về nhà khá trễ.

- Tôi bị bố mắng: đi học về không lo học bài mà lại đi chơi (may là bố không biết tôi đi chơi điện tử, nếu không thì tôi ốm đòn). Bố bảo tôi về phòng học bài.

- Tôi lí nhí xin lỗi bố và nhanh chân về phòng. Lúc đi ngang qua phòng anh trai, tôi thấy ti vi đang chiếu phim “Hiệp sĩ bóng đêm”. Sao lại nhiều thứ hấp dẫn thế này? Làm sao đây? “Xem một tí thôi rồi về học bài” – tôi tự trấn an mình.

- Phim kết thúc khá muộn, hai mắt tôi díu lại. Tôi ngủ một mạch đến sáng.

- Tôi choàng tỉnh và quáng quàng chạy đến lớp.

- Tiết đầu là giờ kiểm tra Lý. Cả lớp im phăng phắc vì ai cũng chăm chú làm bài.

- Tôi vô cùng bối rối. Đầu óc trống rỗng không một chữ thì làm sao? Trong đầu tôi hiện rõ điểm không tròn vo như giễu cợt và cây roi mây trên tay bố.

- Thôi, đành liều vậy. Tôi mở vở bài tập và sách giáo khoa ra. Mặt lấm lét vừa chép vào bài kiểm tra vừa canh chừng cô giáo.

- Đúng là “Thiên bất dung gian”. Tôi đang cặm cụi chép thì cô giáo xuất hiện. Tôi nhanh chóng gấp sách vở cất vào ngăn bàn. Cô gọi tôi đứng lên. Cả lớp đổ dồn những cặp mắt nhìn tôi. Tôi chối phắt ngay nhưng trước những lời lẽ chân tình của cô tôi đã cúi đầu nhận lỗi. Mặt tôi nóng ran, tôi vô cùng xấu hổ.

3/ Sự việc kết thúc:

- Cô bảo tôi xuống phòng giám thị và viết bản kiểm điểm.

- Tôi vô cùng ân hận, xin lỗi cô và hứa không bao giờ tái phạm.

- Cô tha lỗi cho tôi và khuyên tôi nên chăm học và phải trung thực nhận lỗi.

Kết bài:

- Tôi vô cùng ân hận trước lỗi lầm của mình.

- Tự hứa với bản thân sẽ bỏ hết trò chơi vô bổ, chăm lo học hành để bố mẹ vui lòng và thầy cô không buồn nữa.

Đây là một dàn ý mẫu bạn tham khảo nha!

30 tháng 10 2017

Hồ Chí Minh là một trong những vĩ nhân đặc biệt, danh nhân văn hóa được thế giới công nhận là Anh hùng giải phóng dân tộc. Người là hình mẫu cao đẹp nhất của sự kết hợp giữa truyền thống tốt đẹp của dân tộc với tinh hoa văn hóa của nhân loại. Trong đó, đức hy sinh và tình yêu thương của Bác là tấm gương điển hình được thể hiện trong tư tưởng cũng như trong từng hành động, trong mối quan hệ với đồng bào, đồng chí và bạn bè quốc tế.

Trên thế giới, ít thấy một vị lãnh tụ cách mạng, một nhà văn hóa lớn đã từng đi nhiều nơi, đến nhiều nước, làm nhiều nghề, am hiểu về các dân tộc và các nền văn hóa khác nhau, đồng thời nói và viết được nhiều thứ tiếng như Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh
Như một niềm tin, như dũng khí
Như lòng nhân nghĩa, đức hy sinh

(Theo chân Bác - Tố Hữu)

Hồ Chí Minh là một trong những vĩ nhân đặc biệt, danh nhân văn hóa được thế giới công nhận là Anh hùng giải phóng dân tộc. Người là hình mẫu cao đẹp nhất của sự kết hợp giữa truyền thống tốt đẹp của dân tộc với tinh hoa văn hóa của nhân loại. Trong đó, đức hy sinh và tình yêu thương của Bác là tấm gương điển hình được thể hiện trong tư tưởng cũng như trong từng hành động, trong mối quan hệ với đồng bào, đồng chí và bạn bè quốc tế.

Cả cuộc đời Bác là sự hy sinh lớn lao cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Người nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Đó chính là lòng tận trung với nước, tận hiếu với dân, là sự hy sinh cho nước, cho dân. Sự hy sinh tình nhà để lo việc nước cũng đã được thể hiện qua bức điện gửi về quê khi nghe tin anh trai của Bác là ông Nguyễn Sinh Khiêm qua đời: “Nghe tin anh cả mất, lòng tôi buồn rầu, vì việc nước nặng nhiều, đường sá xa cách, lúc anh ốm đau tôi không thể trông nom, lúc anh tạ thế tôi không thể lo liệu. Than ôi! Tôi chịu tội bất đệ trước linh hồn anh và xin bà con nguyện lượng cho một con người đã hy sinh tình nhà vì phải lo việc nước”. Suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác, chúng ta thấy đức hy sinh của Bác vì nước, vì dân là một trong những phẩm chất cao đẹp nhất. Trước lúc đi xa, Bác đã viết trong Di chúc: “Suốt đời tôi hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”.

Không chỉ có đức hy sinh mà tình yêu thương của Bác đã được thể hiện trong nhiều mối quan hệ, nhiều đối tượng với một tình cảm bao la, sâu nặng và thấm đượm tính nhân văn cao cả. Trước hết Bác dành tình yêu thương cho những người cùng khổ. Bác khóc thương những người da đen nô lệ bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới. Năm 1945, nạn đói xảy ra làm 2 triệu người chết. Bác rất đau xót và đã kêu gọi: “Tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước và tôi xin thực hành trước cứ mười ngày thì nhịn ăn một bữa, một tháng nhịn ăn ba bữa, lấy gạo đó mỗi bữa một bơ để cứu giúp dân nghèo”.

Ngôi nhà sàn của Bác ở Hà Nội chỉ có chiếc giường đơn, chiếu mộc, không có quạt điện, máy điều hòa nhiệt độ nên đồng bào Sơn La tặng Bác một chiếc nệm. Bác nằm thử thấy êm nhưng rồi Bác bảo với các đồng chí phục vụ đem tặng lại cho các cụ lão thành cách mạng già hơn Bác và nói: “Trong lúc đồng bào chưa có chiếu mà Bác nằm nệm sao yên lòng”. Đặc biệt tình yêu thương con người của Bác còn dành cho chính kẻ thù khi bị thua trận. Một lần Bác đến thăm trại tù binh Pháp, thấy một tù binh đang rét run cầm cập, Bác liền cởi áo bông trên người mà đồng bào Trung Quốc tặng Bác, khoác lên người tù binh đó. Sang phòng bên, Bác thấy một tù binh đang ho vì cảm lạnh, Bác cởi nốt chiếc khăn của mình quàng lên cổ người tù binh ấy. Sau này, chính người tù binh đó khi viết hồi ký đã rất xúc động và khâm phục trước tấm lòng yêu thương con người của Bác.

Điểm nổi bật trong tình yêu thương con người của Bác là sự bao dung và độ lượng rộng lớn, đặc biệt là những người mắc phải khuyết điểm. Người nói: “Người đời ai cũng có chỗ tốt, chỗ xấu, ta phải khéo nâng chỗ tốt, khéo sửa chữa chỗ xấu cho họ”. Trong sinh hoạt Đảng, Bác căn dặn: “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Trước khi vĩnh biệt chúng ta, Người đã viết: “Cuối cùng tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng. Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế”.

Đức hy sinh và tình thương yêu của Bác là tấm gương toàn diện, là hình ảnh nổi bật sáng ngời. Phẩm chất đó tiếp tục soi sáng tâm hồn cho mỗi thế hệ người Việt Nam yêu nước. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong thời kỳ hội nhập và phát triển là niềm tin, là động lực để chúng ta nhận thức rõ hơn về tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp tục góp phần xây dựng đất nước đi lên CNXH vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

30 tháng 10 2017

Tra mạng đi ban 😑😱😱😱😱

8 tháng 1 2019

  Xã hội loài người phát triển được như ngày nay là nhờ quá trinh tìm hiểu nhận thức, tích luỹ và không ngừng nâng cao tri thức của tất cả các dân tộc trên thế giới. Tri thức rất cần thiết đối với con người. Muốn có tri thức thì phả học hỏi. Học trong sách vở, học từ thực tế cuộc sống, ông cha ta xưa kia để nhận thức rất đúng đắn về sự cần thiết của việc mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết đối với mỗi người nên đã khuyên nhủ, động viên con cháu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

   Xã hội Việt Nam trước đây là xã hội phong kiến còn nhiều bảo thủ, lạc hậu. Người dân quanh năm suốt tháng chỉ quanh quẩn trong luỹ tre xanh, ranh giới của cộng đồng làng xã. Có người suốt đời chẳng bước ra khỏi cổng làng, số người được đi xa để ăn học hoặc làm việc rất hiếm hoi. Vì vậy, trình độ hiểu biết của mọi người nói chung rất thấp vá khó mà mở rộng hoặc nâng cao lên được.

   Tuy vậy, trong sự ràng buộc của tư tưởng bảo thủ, lạc hậu, vẫn loé lên những tia sáng nhận thức về sự cần thiết phải học hỏi để nâng cao hiểu biết. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Chỉ cần đi một ngày đàng (ý nói thời gian ít ỏi và quãng đường không xa là bao so với nơi ta sinh sống) thì ta đã học được một sàng khôn. Đây là hình ảnh cụ thể, gần gũi được dùng để thể hiện một khái niệm trừu tượng là sự hiểu biết của con người. Nếu chịu khó đi xa thì ta sẽ học được nhiều bài học bổ ích trong cuộc đời, bởi trên khắp các nẻo đường đất nước, nơi nào cũng có vô vàn những điều hay, điều lạ.

Để động viên tinh thần học hỏi của con cháu, ông cha xưa đã có những câu ca dao nội dung tương tự như câu tục ngữ trên: Làm trai cho đáng nên trai. Phú Xuân cùng trải, Đồng Nai cũng từng; Làm trai đi đó đi đây, Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn. Điều đó chứng tỏ ông cha ta đã nhận thức được việc đi xa để học hỏi là điều quan trọng, cần thiết và đáng khuyến khích.

   Trình độ hiểu biết tạo điều kiện cho ta làm việc tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn, giúp ích cho gia đình, xã hội được nhiều hơn. Hiểu biết càng nhiều, con người càng có cách xử thế đủng đắn trong quan hệ gia đình và xã hội.

   Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, việc học tập để mở mang nhận thức va hiểu biết của mỗi người càng trở nên cấp bách. Muốn xoá bỏ tình trạng lạc hậu, muốn rút ngắn sự cách biệt giữa nước ta và các nước phát triển trên thế giới, chúng ta chỉ có một con đường là học: Học, học nữa, học mãi như lời Lênin đã dạy. Vấn đề đặt ra là phải học những điều hay, lẽ phải, những điều thiết thực, bổ ích cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Không nên học theo điều dở, điều xấu, có hại đến bản thân, gia đình và xã hội.

Hiện nay, việc đi đó đi đây không còn là chuyện hiếm có như ngày xưa. Ai cũng có quyền tự do đi lại, học hành, kể cả ra nước ngoài. Học hỏi bằng con đường tham quan, du lịch; học hỏi bằng con đường du học... Nhưng mục đích cuối cùng vẫn là để tiếp thu những kinh nghiệm, những kiến thức khoa học mới mẻ, tiên tiến của nhân loại, nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển Việt Nam thành một đất nước giàu mạnh mà vẫn giữ được bản sắc và truyền thống dân tộc.

   Học hỏi không phải là chuyện ngày một, ngày hai mà là chuyện của cả đời người. Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở cuộc sống. Việc nâng cao hiểu biết là rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi người. Vì vậy chúng ta phải có mục đích và phương pháp học tập đúng đắn để đạt được hiệu quả cao. Có tri thức, chúng ta mới làm chủ được bản thân, mới đóng góp hữu ích cho gia đình, xã hội. Học vấn làm đẹp con người - đó cũng là điều ông cha muốn nhắn gửi đến chúng ta. Câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là lời khuyên quý báu của người xưa; đến nay nó vẫn là bài học quý báu đối với tuổi trẻ trên con đường tạo dựng sự nghiệp.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/tuc-ngu-viet-nam-co-cau-di-mot-ngay-dang-hoc-mot-sang-khon-hay-giai-thich-va-binh-luan-cau-tuc-ngu-do-c37a17914.html#ixzz5btIMO1Um

8 tháng 1 2019

Kiến thức luôn là thứ vô tận đối với mỗi người. Chúng ta càng tìm hiểu thì càng thấy có nhiều thứ chưa biết và muốn biết. Sự tìm tòi, học hỏi từ mọi người, từ thế giới bên ngoài luôn rất cần thiết. Vì thế mới có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là kinh nghiệm mà cha ông ta đã đúc rút để truyền cho thế hệ đi sau. Kiến thức mà chúng ta muốn tìm hiểu tựa như đại dương bao la, những gì chúng ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ mà thôi. Bởi vậy không ngừng tìm kiếm, không ngừng học hỏi là điều mà bạn nên biết, nên làm.

Câu tục ngữ có hai vế, hiểu theo nghĩa tường mình thì “Đi một ngày đàng” có nghĩa là đi một ngày ở trên đường, “học một sàng khôn” là chúng ta biết thêm được một điều gì đó bắt gặp ở trên đường.

Xét về nghĩa hàm ý thì câu tục ngữ muốn nhắn gửi đến mọi người rằng hãy ra ngoài để tìm hiểu kiến thức, bổ sung cho mình hiểu biết để không tụt hậu. Thế giới bên ngoài luôn có rất nhiều thứ hay ho, nếu cứ mãi ở nhà, mãi ngồi yên một chỗ thì kiến thức cũng sẽ chỉ dậm chân một chỗ mà thôi.

Câu tục ngữ vừa nói đến thời gian vừa nói đến không gian. Chúng ta cần bỏ thời gian để đi đến những vùng đất lạ, đến những nơi đó chúng ta sẽ thấy được có nhiều điều bất ngờ. Chúng ta sẽ học hỏi từ mọi người, học hỏi từ văn hóa của vùng miền đó.

Thực sự câu tục ngữ này có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi người. Ai cũng muốn bản thân mình hiểu nhiều, biết nhiều, được đi đó đi đây để am hiểu thêm nét văn hóa vùng miền. Vốn sống sẽ được bồi đắp sau mỗi chuyến đi. Không nhất thiết phải đi xa, đi bao lâu, chỉ cần bạn bước chân ra khỏi nhà và nhìn thế giới này đang trôi. Bạn sẽ cảm nhận được sự chuyển động bất ngờ của kiến thức, nếu bạn không chịu tìm hiểu thì bạn sẽ mãi không trưởng thành được.

Có rất nhiều người bảo rằng bây giờ lên mạng Internet tìm kiếm thì đầy rẫy ra, cần gì phải đi cho mệt, cho tốn thời gian. Nhưng bạn có biết rằng những thông tin đó chỉ một chiều người đi họ cảm nhận được, còn bạn, bạn chỉ biết đọc và thấy rằng ừ nó đúng hoặc ừ nó sai thôi sao. Cùng một sự việc đó nhưng sự khác nhau giữa việc ngồi nhà đọc báo và ra ngoài nghe ngóng, tận mắt chứng kiến thì điều bạn nhận lại sẽ khác hẳn đó.

Đây chính là sự khác biệt giữa thông qua người khác và việc trực tiếp nhìn nhận đánh giá sự việc.

Kiến thức như biển cả mênh mông, đi rồi sẽ đến, đến rồi sẽ biết cần phải làm gì, học gì để có thể tồn tại. Không ngừng học hỏi từ người khác, từ mảnh đất khác để trau dồi thêm kiến thức của bản thân mình. Đây là điều mà rất nhiều người vẫn “ngại” học hỏi.

Việc đi nhiều, tìm hiểu nhiều nguồn kiến thức không những bổ sung thêm cho bạn một hệ thống kiến thức lớn mà còn khiến bạn có thể tự tin để xử lý mọi chuyện. Kinh nghiệm luôn được đúc rút từ những va vấp, từ những chuyến đi như vậy. Chúng ta rồi sẽ trưởng thành khi va chạm nhiều, còn chúng ta chỉ mãi mãi nhỏ bé khi cứ nhốt mình trong một căn phòng, và ôm mớ kiến thức có được trên mạng như thế.

Đối với những người trẻ thì việc đi và tìm hiểu thông tin, kiến thức lại là rất cần thiết. Vì các bạn đang ở lứa tuổi sống để trải nghiệm, để trưởng thành. Môi trường học đường, bạn bè, và rất nhiều người nữa sẽ khiến cho bạn học hỏi được rất nhiều điều.

Xã hội đang ngày càng phát triển, nhu cầu cần những người hiểu biết ngày càng nhiều. Bởi vậy hãy trải nghiệm bằng những chuyến đi, bằng việc học tập người khác.

4 tháng 2 2022

giúp mình với

4 tháng 2 2022

Tham khảo nhé :

a. 

Môi trường học đường của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thói hư tật xấu như: bạo lực học đường, gian lận trong thi cử, nói tục chửi thề, gian lận trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục…

 Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là hiện tượng học sinh “nói tục chửi thề”. Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ

b.

I. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: nói tục chửi thề.

II. Thân bài

1. Giải thích

Khái niệm nói tục chửi thề: nói ra những lời lẽ không hay, trái với thuần phong mỹ tục, thiếu văn minh, thiếu tôn trọng người đang giao tiếp.

2. Chứng minh

* Biểu hiện: không chỉ trong giao tiếp với người khác mà cả những nơi công cộng đông người, không chỉ trong lúc bực tức mà còn cả trong lúc vui vẻ, không chỉ với bạn bè mà còn nói tục với những người đáng đáng tuổi cha chú. Những lời lẽ khó nghe được nói ra thản nhiên, không chút suy nghĩ.

* Tác hại:

- Đối với người nói:

Khó có thể đạt được thành công trong giao tiếp.Trở thành một thói quen xấu, khó bỏ, lâu dần ảnh hưởng đến tư cách của bản thân.Những người kém hiểu biết, thiếu văn minh trong giao tiếp thường không được mọi người tôn trọng, bị mọi người xa lánh.

- Đối với người nghe:

 Cảm thấy khó chịu, bực bội, không thoải mái khi giao tiếp, không muốn nói chuyện.Có cái nhìn ác cảm với người đối diện.Ảnh hưởng đến nhận thức của các em nhỏ còn chưa hiểu biết.

- Đối với toàn xã hội: Làm ảnh hưởng đến giá trị đạo đức của cả cộng đồng.

* Nguyên nhân:

- Khách quan: Do môi trường sống không lành mạnh, sớm phải tiếp xúc với lời ăn tiếng nói thô thiển, thiếu văn hóa. Những người nói tục chửi thề có thể là những người thiếu sự quan tâm của những người thân

- Chủ quan: Chưa nhận thức được tầm quan trọng của lời nói.

Bắt chước theo lời nói, hành động xấu của những người kém văn minh.Bản thân không có ý thức tự điều chỉnh, nói nhiều thành thói quen xấuThể hiện bản thân mình trước mọi người.Nói cho vui miệng, không quan tâm đến cảm xúc, suy nghĩ của người khác.

- Lật lại vấn đề: Nhưng vẫn còn trong đó những con người hiểu biết, nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của lời nói, ăn nói văn minh lịch sự.

- Giải pháp:

Tuyên truyền vận động mọi người dùng lời hay ý đẹp, tránh những lời nói khiếm nhã.Nhắc nhở mọi người khi thấy mọi người nói tục chửi thề.Với bản thân mỗi chúng ta luôn phải tự răn mình phải biết sử dụng lời nói có văn hóa trong giao tiếp. 

III. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề: Xã hội hiện đại đòi hỏi con người văn minh trong ứng xử giao tiếp.

 

c.

Môi trường học đường của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thói hư tật xấu như: bạo lực học đường, nói tục chửi thề, gian lận trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục. Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là hiện tượng học sinh “nói tục chửi thề”. Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ.

Trước hết ta cần hiểu “nói tục chửi thề” là gì? Nói tục chửi thề là hiện tượng học sinh dùng những từ ngữ thiếu văn hóa, thiếu chuẩn mực để giao tiếp với nhau hằng ngày. Biểu hiện của hiện tượng này, là việc học sinh dùng những từ ngữ thô tục để lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm người khác hoặc đôi khi chỉ nói quen miệng nhưng gây nên sự phản cảm lớn đối với người nghe.

Theo cách giải thích ở trên, ta thấy hiện tượng nói tục chửi thề là hiện tượng có nhiều tác hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhân cách, đạo đức của thế hệ học sinh nói riêng và xã hội hiện nay nói chung. “Nói tục chửi thề” làm đạo đức và nhân cách của người học sinh bị suy đồi. Biến con người mình thành kẻ thiếu học thức, bị đánh giá là vô văn hóa, bị mọi người xa lánh, ghê tởm như căn bệnh. Việc nói tục chửi thề làm cho kỹ năng giao tiếp của học sinh trở nên yếu kém vì những phát ngôn lệch chuẩn. Từ đó khiến cho các cuộc giao tiếp trở nên thiếu lịch sự, đôi khi trở thành “thảm họa”. Không chỉ vậy, việc nói tục, chửi thề còn ảnh hưởng rất lớn đến người khác. Nhất là trong các trường hợp nói tục chửi thề với mục đích lăng mạ, sỉ nhục người đối diện. Hành động đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, lòng tự trọng của người bị lăng mạ. Nếu việc này lặp đi lặp lại xảy ra nhiều lần, có thể gây ra tâm lý bức bối, không kiểm soát được bản thân, có những hành động có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Thực sự đã có nhiều vụ bạo lực học đường đau lòng xảy ra cũng chỉ vì một lời nói tục, một cái nhìn đểu. Nguy hiểm hơn nữa là nếu không ngăn chặn thói xấu này, dần sẽ tạo nên một hệ lụy khôn lường. Từ một người nói tục, cả bàn nói tục, cả lớp nói tục, cả trường nói tục rồi lan ra cả ngoài xã hội. Khi đó xã hội văn minh sẽ biến mất mà thay vào đó là một xã hội thiếu văn hóa trầm trọng.

Từ việc phân tích tác hại đã nêu ở trên, ta cần tìm ra nguyên nhân. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến “nói tục chửi thề” nhưng chủ yếu là những nguyên nhân sau. Nhiều học sinh xuất thân trong gia đình có bố mẹ, anh chị làm nghề tự do. Do có mối quan hệ xã hội phức tạp nên đôi khi mang những lời nói tục tĩu về nhà. Từ đây, việc học cái tốt thì rất khó, nhưng học điều xấu thì lại rất dễ bởi “nghe quen tai, nói quen miệng”. Chắc chắn lời nói của người lớn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngôn ngữ của giới trẻ. Cũng một phần do học sinh tiếp xúc với nhiều phần tử xấu trong xã hội hoặc học sinh cá biệt. Cũng có thể là do nói quen miệng, khi trở thành thói quen rất khó bỏ. Phía nhà trường chưa có những sự tác động tích cực đến việc giáo dục học sinh.

Từ tác hại và những nguyên nhân trên, ta thấy cần phải có những biện pháp để khắc phục tình trạng nói tục chửi thề này. Trước hết là trong gia đình, cha mẹ phải cẩn trọng với từng lời nói của mình. Phải giáo dục trẻ, để trẻ không giao du với các thành phần xấu. Trong trường lớp thì cần phải tổ chức thêm nhiều hoạt động Đoàn, Đội lành mạnh để các em vui chơi, giao lưu học hỏi những điều tốt đẹp. Bản thân mỗi người cần rèn luyện nhân cách phẩm giá của mình để tránh xa những thói hư tật xấu.

Tóm lại, nói tục chửi thề là một hiện tượng xấu, có nhiều tác hại ảnh hưởng lớn đến môi trường học đường và đời sống xã hội. Mỗi cá nhân và tập thể cần lên án, đấu tranh và loại bỏ thói xấu ấy ra khỏi môi trường sống của chúng ta. Vì một môi trường học đường văn minh, tất cả hãy nói không với “Nói tục chửi thề”.