K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 4 2017

Hệ thần kinh trung ương gồm não bộ và tuỷ sống, là nơi xuất phát của những dây thần kinh, dây thần kinh sọ đối với não, dây thần kinh gai đối với tuỷ sống. Toàn bộ các dây thần kinh (thần kinh sọ và thần gai) hình thành hệ thần kinh ngoại vi. Ở hệ thần kinh trung ương cũng như hệ thần kinh ngoại vi đều có tổ chức của thần kinh động vật và thần kinh thực vật.

Não ở trong hộp sọ, được bảo vệ và nuôi dưỡng bởi màng não, dịch não - tuỷ và hệ thống tưới máu não. Ở não, các động mạch não là các động mạch tận, nhưng nhờ nhiều loại tiếp nối nên có sự bù trừ cao

Tuỷ sống nằm trong ống sống, được bao bọc và nuôi dưỡng bởi các màng tuỷ và dịch não - tuỷ, mạch máu. Từ 31 khoanh tuỷ được tập hợp thành các đoạn tuỷ cổ

Nơrôn hay tế bào thần kinh là đơn vị giải phẫu cơ sở của các tổ chức thần kinh. Mỗi nơrôn gồm có thân tế bào và các phần kéo dài, các nhánh cành, sợi trục và đuôi gai. Các nhánh cành gồm có nhiều, thường mảnh và ngắn, dẫn truyền các xung động thần kinh tới thân tế bào. Sợi trục là phần kéo dài, có nhiều nhánh bên, thường có bọc lớp myelin (có độ dài tới 120 micromet) dẫn truyền các xung động thần kinh từ thân tế bào thần kinh đi tới các khớp thần kinh khác (sináp)

11 tháng 9 2021

Em tham khảo:

Các cơ quan trong:

Hệ vận động, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ thần kinh, hệ nội tiết và hệ sinh dục.

Chức năng của hệ bài tiết nước tiểu:

- Loại bỏ các chất độc, chất cặn bã ra khỏi cơ thể, giúp cơ thể tránh khỏi sự đầu độc của các chất độc.

- Ổn định môi trường trong cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.

- Thận sản sinh ra hormon kích thích tủy xương tạo hồng cầu

Chức năng của hệ thần kinh:

 Điều khiển, điều hòa và phối hợp mọi hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể thành 1 thể thống nhất, đảm bảo sự thích nghi của cơ thể với những thay đổi của môi trường trong cũng như môi trường ngoài. 

 

11 tháng 9 2021

Tham khảo:

undefined

22 tháng 10 2018

Ví dụ về vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể như sau:

  Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Cùng lúc đó các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động: nhịp tim tăng, mạch máu giãn, thở nhanh và sâu, mồ hôi tiết nhiều… Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.

12 tháng 9 2021

Tham khảo:

- Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn, lúc đó các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, nhịp tim tăng, mạch máu dãn, thở nhanh và sâu. mồ hôi tiết nhiều…. Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.

- Khi nước tiểu đầy bàng quang, bạn sẽ có cảm giác muốn đi tiểu, nếu như bạn đi tiểu ngay thì nước tiểu sẽ được đưa ra ngoài, còn nếu bạn chưa thể đi tiểu thì hệ thần kinh sẽ điều khiển cơ bàng quang co thắt lại để bạn không đi tiểu được.

12 tháng 9 2021

- Khi đi xe đạp,ta cần phải nhìn,lái,đạp.Khi khi đạp nhanh thì tim sẽ đập nhanh , ngược lại khi đạp chậm thì tim sẽ đập chậm

→ Sự thống nhất đó đc thực hiện nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh trg sự điều hòa phối hợp hoạt động của các cơ quan trg cơ thể

20 tháng 5 2021

 - Hệ thần kinh được chia ra làm 2 bộ phận là bộ phận trung ương (não, tủy sống) và bộ phận ngoại biên (các dây thần kinh, hạch thần kinh), trong đó bộ phận trung ương giữ vai trò chủ đạo.

 - Hệ thần kinh đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa mọi hoạt động của cơ thể, đồng thời bảo đảm cho cơ thể thích nghi hoàn toàn với ngoại cảnh. Hệ thần kinh là cơ quan duy nhất có khả năng thực hiện các hoạt động kiểm soát hết sức phức tạp.

9 tháng 11 2024
Hệ thần kinh gồm hai phần chính: hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại vi. Dưới đây là những cơ quan chính trong mỗi phần:      ### 1. **Hệ thần kinh trung ương (HTKTW)** - **Não**: Là cơ quan chính điều tiết các hoạt động của cơ thể, bao gồm các chức năng như nhận thức, cảm giác và vận động. Não còn chia thành các phần nhỏ như: - **Đại não**: Chịu trách nhiệm cho các hoạt động tư duy, cảm giác, và hành vi. - **Tiểu não**: Giúp điều chỉnh vận động và cân bằng. - **Thân não**: Điều chỉnh các chức năng sống cơ bản như hô hấp và nhịp tim. - **Tuỷ sống**: Kết nối não với các phần còn lại của cơ thể, điều phối các phản xạ và truyền dẫn thông tin giữa não và phần còn lại của cơ thể.       ### 2. **Hệ thần kinh ngoại vi (HTKTV)** - **Dây thần kinh**: Gồm các dây thần kinh cranial (dây thần kinh sọ) và dây thần kinh tủy sống, mang thông tin giữa HTKTW và cơ quan nhận cảm, cơ quan vận động. - **Hạch thần kinh**: Là các nút chứa tế bào thần kinh nằm ngoài hệ thần kinh trung ương, tham gia vào quá trình truyền dẫn thông tin.      ### 3. **Các cơ quan cảm giác** - Bao gồm các cơ quan như mắt (thị giác), tai (thính giác), mũi (khứu giác), lưỡi (vị giác), và da (cảm giác chạm, nhiệt độ, đau).       ### 4. **Hệ thần kinh tự chủ** - Chia thành hai phần: - **Hệ thần kinh giao cảm**: Điều chỉnh các phản ứng "chiến đấu hoặc chạy trốn", như tăng nhịp tim, mở rộng đường hô hấp. - **Hệ thần kinh đối giao cảm**: Điều chỉnh các chức năng nghỉ ngơi và tiêu hóa. Hệ thần kinh hoạt động như một mạng lưới phức tạp để điều chỉnh và điều phối các hoạt động của cơ thể con người. 
10 tháng 8 2016

Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn, lúc đó các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, nhịp tim tăng, mạch máu dãn, thở nhanh và sâu. mồ hôi tiết nhiều.... Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
 

10 tháng 8 2016

Dễ thấy và cảm nhận nhất là lúc bạn bị một luồng gió đột ngột quất qua cơ thể đang đẩm nước của bạn, bạn biết lạnh, nếu năng lượng cơ thể yếu bạn sẽ rùng mình một cái để quân bình nhiệt độ cơ thể và sự phản ứng sẽ tiếp là nổi da gà nếu cái rùng mình kia chưa đủ cân bằng nhiệt. Tất cả mọi phản ứng đó là do hệ thần kinh chi phối. Thân.

28 tháng 5 2016

Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn, lúc đó các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, nhịp tim tăng, mạch máu dãn, thở nhanh và sâu. mồ hôi tiết nhiều.... Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.

 

1 tháng 9 2016

Ví dụ về vai trò của hệ thần kinh trong điều khiển sự hoạt động của các cơ quan như sau :

Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn, lúc đó các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, nhịp tim tăng, mạch máu dãn, thở nhanh và sâu. mồ hôi tiết nhiều.... Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.

Hệ tuần hoàn là mạng lưới gồm máu, mạch máu và bạch huyết. Hệ tuần hoàn vận chuyển oxy, hormon và các chất dinh dưỡng thiết yếu vào các tế bào trong  thể để nuôi dưỡng nó và giúp nó hoạt động tốt. Chức năng chính của hệ thống tuần hoàn là vận chuyển các chất dinh dưỡng và khí đến các tế bào và mô trên khắp  thể.

4 tháng 10 2021

Chức năng hệ cơ quan tuần hoàn là gì?

Theo các nghiên cứu cho thấy chức năng chính của hệ tuần hoàn là vận chuyển các chất dinh dưỡng và khí đến các tế bào, mô trên khắp cơ thể. Hệ thống tim mạch và bạch huyết là hai thành phần chính của hệ thống này. Tim mạch bao gồm: tim, máu và các động mạch máu. Tim đập mạnh có thể giúp giữ cho chu kỳ máu lưu thông đến tất cả các cơ quan của cơ thể được diễn ra.

Hệ thống bạch huyết là một mạng lưới tuần hoàn dạng ống và ống dẫn. Nó sẽ thu thập, lọc và lưu thông bạch huyết trở lại máu. Hệ thống này, có thể sản xuất và lưu thông các tế bào bạch huyết, là một phần thiết yếu của hệ thống miễn dịch. Các tĩnh mạch bạch huyết, các hạch bạch huyết, tuyến ức, lá lách và amidan đều là các cơ quan bạch huyết.

Theo các chuyên gia, hệ thống cơ quan này được tạo thành từ bốn thành phần cơ bản:

  •  
  •  
  • Tim: là một cơ quan nhỏ trong lồng ngực có kích thước gần bằng hai lòng bàn tay người lớn nắm chặt vào nhau. Hệ thống tuần hoàn sẽ hoạt động mọi lúc nhờ hoạt động bơm máu liên tục của tim.
  •  
  •  
  • Động mạch: Những mạch này vận chuyển giàu oxy từ tim đến các cơ quan khác.
  •  
  •  
  • Tĩnh mạch: Vận chuyển máu đã khử oxy đến phổi, nơi nó được cung cấp oxy.
  •  
  •  
  • Máu: Là nơi vận chuyển hormone, dinh dưỡng, oxy, kháng thể và các chất khác cần thiết cho sự phát triển và sức mạnh của cơ thể.

Câu 1: 

 

Hệ cơ quan

Các cơ quan trong từng hệ cơ quan

Chức năng của hệ cơ quan

Hệ vận động

Cơ và xương

Giúp cơ thể vận động

Hệ tiêu hoá 

Miệng, ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá

Giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng.

Hệ tuần hoàn

Tim và hệ mạch

Tuần hoàn máu, lưu thông bạch huyết, đổi mới nước mô

Vận chuyển các chất trong cơ thể tới nơi cần thiết, giúp cho sự trao đổi chất ở tế bào

Hệ hô hấp

Mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi

Giúp cơ thể trao đổi khí (O2 và CO2)

Hệ bài tiết

Thận, ống dẫn nước tiểu, tuyến mồ hôi.. và bóng đái

Bài tiết nước tiểu, chất thải

Duy trì tính ổn định của môi trường trong

Hệ thần kinh

Não, tuỷ sống, dây thần kinh và hạch thần kinh

Điều khiển, điều hoà và phối hợp mọi hoạt động của cơ thể bằng xung thần kinh.

- Ngoài các hệ cơ quan trên, trong cơ thể còn có da, các giác quan, các hệ cơ quan là hệ sinh dục giúp duy trì nòi giống, hệ nội tiết giúp điều khiển, điều hoà quá trình trao đổi chất của cơ thể bằng hoocmôn.

Câu 2: 

+ Ở khoang miệng: 

Về cơ bản, quá trình tiêu hóa ở miệng gồm 2 hành động là nhai và nuốt. Đây là một trong những quá trình tiêu hóa thức ăn ở người tại khoang miệng. Để làm được điều này cần có sự kết hợp của dịch tiêu hóa – ở miệng gọi là nước bọt. Trong nước bọt có chứa các chất nhầy, men amylase, men khử khuẩn và số ít men maltase.

+ Ở dạ dày: 

Dạ dày đóng vai trò tiêu hóa cơ năng thông qua nhu động trộn thức ăn. Khi thức ăn chuyển hóa thành dạng hồ nhão trong dạ dày, sẽ được đưa xuống tá tràng môn vị. Dịch vị tiêu hóa do tuyến tụy tiết ra chảy vào ruột non, dịch tiêu hóa này chứa nhiều enzym tiêu hóa, tiếp tục thúc đẩy phân giải hydratcarbon, mỡ và protein.

+ Ở ruột non: 

Quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non:

- Tiêu hoá lí học: Là quá trình nhào trộn thức ăn thấm đều dịch tiêu hoá và quá trình đẩy thức ăn di chuyển trong ruột. 

-Tiêu hoá hoá học: (Ở ruột non tiêu hoá hoá học là chủ yếu) gồm quá trình biến đổi hoàn toàn thức ăn thành chất dinh dưỡng:Tinh bột, Đường đôi, Đường đơn, Prôtêin, Peptit, Axitamin, Lipit. Các giọt mỡ nhỏ Glixerin và Axitbéo, Axitnucleic và Nucleôtit. 

+ Sự hấp thụ chất dinh dưỡng ở ruột non: 

 Hấp thu ở ruột non là sự xuyên thấm của các chất dinh dưỡng từ từ hốc ruột vào máu và bạch huyết ngang qua lớp tế bào niêm mạc ruột có cấu trúc tinh vi và theo những cơ chế rất phức tạp.

+ Vai trò của gan: 

Gan là một cơ quan của các động vật có xương sống, bao gồm cả con người. Cơ quan này đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa và một số các chức năng khác trong cơ thể như dự trữ glycogen, tổng hợp protein huyết tương và thải độc

8 tháng 1 2022

g