K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 4 2017

a)Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
Đó là sự nghỉ ngơi thư giãn sau chuyến ra khơi vất vả nặng nhọc,có cả sự hài lòng với kết quả công việc của mình.Con thuyền như con ng`, vì vậy ta như gặp đâu đây nụ cười mãn nguyện tự hào.Nếu những ng` dân chài trở về với "thân hình nồng thở vị xa xăm thì con thuyền cũng "nghe chất muối thấm dàn trong thớ vỏ"."Ta ko chỉ thấy chiếc thuyền nằm im trên bến mà còn nhân ra cả sự mỏi mệt, say sưa của con thuyền"(Hoài Thanh).Chữ "nghe"xuất hiện mạng theo sự chuyển đổi cảm giác thú vị,thính giác hóa thành xúc giác.Cả chiếc thuyền và con ng` đã tở về nghỉ ngơi mà hồn của biển vẫn choáng ngợp tâm hồn họ.Sau bao ngày vất vả lên đênh trên biên, chiếc thuyền cùng trai tráng làng chài trở về. Câu thơ cho thấy hẳn là chiếc thuyền ấy đã cùng với dân chài trên biển lâu lắm rồi, dường như gắn liền với làng vậy. Chất muối đã ngấm trong thớ vỏ, cái vị mặn mà ấy cũng là đặc trưng của làng ven biển- quê hương của tác giả Tế Hanh. Hình ảnh quê hương không lung linh hay lãng mạn như những quê hương của bao người. Mà nơi ấy giản dị, như chính con người nơi đây. Đó là một con thuyền, là vị muối,... như vị của quê hương...

b)

" cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

rướn thân trắng bao ĺa thâu góp gió "

Tác giả đã sử dụng nghệ thuật so sánh , nhân hóa , hình ảnh tượng trưng một cách chặt chẽ trong hai câu thơ trên . " Mảnh hồn làng " nghe khiêm tốn bao nhiêu , thì cái khả năng " thu góp gió " của làng chài ấy lại lớn lao kì vũ bấy nhiêu . Hình ảnh cánh buồm là một hình ảnh hữu hình , được đem ví với một mảnh " mảnh hồn làng " vừa thiêng liêng , lại vừa trìu tượng . Ở đây , tác giả không nói đến một vị thần" hoàng làng ' hay một cá nhân nào , chỉ duy nhất một danh từ độc đáo được nhắc đến là : " Mảnh hồn làng " nghe thật lạ lùng , trữ tình , thiết tha và thiêng liêng biết bao ! Cánh buồm từ một vật vô tri đã được biến thành một vật thể mới , có tâm hồn riêng , có sức sống riêng , và là sức sống của cả một làng quê hun đúc lại ! Nhân hóa cánh buồm " rướn thân mình " làm cho hình ảnh trở nên lớn lao , thiêng liêng , vừa thơ mộng vừa hùng tráng , tính cách hiên ngang , phóng khoáng , khát khao bay bổng và cường tráng ở người dân chài đã lộ rõ trong cánh buồm ấy .

Cả hai câu thơ vừa vẽ ra hình thể vừa gợi hình thể của sự vật . Đặc biệt khắc họa chân thực và sinh động hình ảnh người dân chài cũng như sinh hoạt lao động của người làng chài . Bao nhiêu trìu mến thiêng liêng , bao nhiêu hi vọng mưu sinh của người dân chài .

Con thuyền vô tri đã mang theo hơi thở , nhịp đập của quê hương . Con thuyền đã trở nên có hồn , một tâm hồn rất tinh tế . Cũng như người dân chài , con thuyền lao động ấy cũng thấm đậm vị muối mặn của biển khơi .

chứng tỏ rằng Tế Hanh phải có một tâm hồn tinh tế và tài hoa , một tấm lòng gắn bó sâu nặng với quê hương , một nỗi nhớ thương da diết , nồng hậu về vùng quê sông nước bao la .

9 tháng 4 2017

bạn làm chung 2 câu thơ trong một bìa có được không vậy. Cái này mình piết rồi, mình cần một bài có đủ cảm nhận 2 câu thơ luôn.

1 tháng 3 2023

Gợi ý cho em các ý: 

MB: Giới thiệu về tác giả Tế Hanh 

Nêu lên vấn đề cần bàn luận

TB: 

''Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng'' 

+ Tác giả tiếp tục sử dụng phép so sánh cho thấy sự lớn lao của cánh buồm. Cánh buồm mang theo cả ''hồn làng'' ra khơi, cho thấy ước mơ vươn ra biển lớn của người dân làng chài.  

''Rướn thân trắng bao la thâu góp gió'' 

+ Câu thơ thể hiện sự hăng say của cánh buồm, ý chí vươn lên của cả ngôi làng. 

''Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ'' 

+ Sau một đêm dài các tàu cá ra khơi và là một đêm thấm mệt của ngư dân thì họ trở về bến đỗ, cảnh thuyền về tạo nên một khung cảnh náo nhiệt, vui vẻ. 

''Khắp dân làng tấp nập đón ghe về'' 

+ Những người ở lại vui mừng đón những người ra khơi trở về nhà với sự vui mừng sau một đêm đánh bắt được nhiều cá. 

''Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe'' 

+ Câu nói thầm cảm ơn của ngư dân với trời đã cho thời tiết mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng để ngư dân yên tâm ra khơi, cho mẻ cá bội thu. 

''Những con cá tươi ngon thân bạc trắng'' 

+ Rất nhiều loài cá được đánh bắt với vẻ ngoài tươi ngon, mang hương vị đặc trưng của biển cả. 

''Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng'' 

+ Tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp khỏe khoắn của những người dân chài. Họ vất vả sóng gió nên làn da cũng bị nắng gió làm cho thấm đẫm hương vị biển khơi. 

''Cả thân hình nồng thở vị xa xăm'' 

+ Thân hình của người dân làng chài từ tay, chân, ánh mắt... đều mang hương vị của biển khơi thấm nhuần. ''Vị xa xăm'' cho thấy sự xa xôi của ánh mắt người dân khi hướng ra biển khơi.  

''Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm'' 

+ Bptt nhân hóa được sử dụng để nhấn mạnh vào việc chiếc thuyền cũng cảm thấy mệt mỏi sau một đêm dài làm việc vất vả. 

''Nghe chất muối thấm dần trong từng thớ vỏ'' 

+ Tác giả đã khéo léo sử dụng bptt ẩn dụ chuyển đổi cảm giác cho thấy chiếc thuyền cũng đang cảm nhận rõ từng hành động đang chuyển động trong mình. Thể hiện sự cảm nhận tinh tế của Tế Hanh 

Đánh giá của em về khổ thơ? 

KB: Cảm nhận của em về khổ thơ 

_mingnguyet.hoc24_ 

14 tháng 2 2023

Gợi ý cho em các ý:

MB: Giới thiệu về nhà thơ Tế Hanh và hình ảnh cánh buồm trong 2 câu thơ

TB:

''Chiếc buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.

+ Tác giả sử dụng bptt so sánh để so sánh hình ảnh chiếc buồm với một hình ảnh trừu tượng - ''mảnh hồn làng''. Hình ảnh so sánh độc đáo gợi ra sự lớn lao, vĩ đại của cánh buồm căng gió, ngụ ý sự chăm chỉ, không ngại sóng gió ra khơi của người dân làng chài. Sự so sánh này tạo nên một hình ảnh lớn lao, ý nghĩa

+ Tác giả sử dụng động từ ''rướn'' để gợi lên vẻ đẹp tinh khiết của cánh buồm. Thể hiện ý chí vươn lên, chinh phục biển cả của người dân

Đánh giá cách tác giả miêu tả cánh buồm trong 2 câu thơ?

KB: Khẳng định lại vấn đề

_mingnguyet.hoc24_

8 tháng 2 2019

a. So sánh

b. Ẩn dụ

c. Nhân hóa

7 tháng 4 2018

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ".

Sau thời gian lao động vất vả, con thuyền không giấu giếm vẻ mệt mỏi của mình: "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm". Biện pháp nhân hoá khiến người đọc hình dung rất rõ dáng vẻ nặng nề, thấm mệt của chiếc thuyền khi chậm chạp neo vào bến đỗ. Nó lặng im "Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". Trong câu thơ này, Tế Hanh đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một cách một cách tinh tế. "Nghe" là động từ chỉ hoạt động của thính giác, "thấm" lại là cảm nhận của xúc giác. Con thuyền nằm nghỉ đồng thời cảm nhận từng chuyển động tinh vi nhất đang diễn ra trong mình. Cách viết ấy vừa gợi sự mệt nhọc thấm thìa của con thuyền vừa thể hiện được sự tinh tế tuyệt vời của nhà thơ, tưởng như Tế Hanh đồng cảm sâu sắc với cảm giác, cảm xúc của con thuyền... Khổ thơ trên là một trong những khổ thơ hay nhất trong bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh. Đọc khí thơ, người đọc có thể cảm nhận trong đó bao nhiêu niềm yêu mến, tự hào về quê hương xứ sở của nhà thơ.

7 tháng 4 2018

"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ".

Sau thời gian lao động vất vả, con thuyền không giấu giếm vẻ mệt mỏi của mình: "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm". Biện pháp nhân hoá khiến người đọc hình dung rất rõ dáng vẻ nặng nề, thấm mệt của chiếc thuyền khi chậm chạp neo vào bến đỗ. Nó lặng im "Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". Trong câu thơ này, Tế Hanh đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một cách một cách tinh tế. "Nghe" là động từ chỉ hoạt động của thính giác, "thấm" lại là cảm nhận của xúc giác. Con thuyền nằm nghỉ đồng thời cảm nhận từng chuyển động tinh vi nhất đang diễn ra trong mình. Cách viết ấy vừa gợi sự mệt nhọc thấm thìa của con thuyền vừa thể hiện được sự tinh tế tuyệt vời của nhà thơ, tưởng như Tế Hanh đồng cảm sâu sắc với cảm giác, cảm xúc của con thuyền... Khổ thơ trên là một trong những khổ thơ hay nhất trong bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh. Đọc khí thơ, người đọc có thể cảm nhận trong đó bao nhiêu niềm yêu mến, tự hào về quê hương xứ sở của nhà thơ.

Bài 1 :   Nêu nghệ thuật đặc sắc của 2 câu thơ sau ( chỉ cần ghi ý bằng gạch đầu dòng không viết đoạn văn ):              Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm              Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ                                                   ( Quê hương, Tế Hanh )Bài 2 :      Viết đoạn văn từ 4-6 câu nêu tác dụng của BPTT trong khổ thơ thứ 2 bài Quê hương của Tế Hanh .Bài 3; Viết đoạn văn từ...
Đọc tiếp

Bài 1 :

   Nêu nghệ thuật đặc sắc của 2 câu thơ sau ( chỉ cần ghi ý bằng gạch đầu dòng không viết đoạn văn ):

              Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

              Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ

                                                   ( Quê hương, Tế Hanh )

Bài 2 :

      Viết đoạn văn từ 4-6 câu nêu tác dụng của BPTT trong khổ thơ thứ 2 bài Quê hương của Tế Hanh .

Bài 3;

Viết đoạn văn từ 3-5 câu so sánh Tiếng tu hú ở đầu và cuối bài thơ Khi con tu hú cuả nhà thơ Tố Hữu.

Bài 4 :

     Viết lại đoạn văn b trong phần 2 ( 14 ) cho hoàn chỉnh ( tức là viết theo trình tự hợp lý : cấu tạo-công dụng ).

1
2 tháng 3 2021

Bài 1:nhân hóa ở cả hai câu : nhân hóa việc chiếc thuyền như 1 ngư dân mệt mỏi sau 1 ngày làm việc vất vả giờ đây trở về nằm nghỉ .