K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 4 2017

Cậu lên google í, nhiều lắm

Câu 1: Em hãy cho biết tới nay, Bưu Điện Việt Nam đã có bao nhiêu lần phát hành tem để kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sĩ. Câu 2: Trong 2 cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc có nhiều gương chiến đấu, hy sinh của bộ đội và du kích được Nhà nước phong tặng hoặc truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Em hãy cho biết vài nét về người anh hùng được thể hiện qua con tem dưới...
Đọc tiếp

Câu 1: Em hãy cho biết tới nay, Bưu Điện Việt Nam đã có bao nhiêu lần phát hành tem để kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sĩ.

Câu 2: Trong 2 cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc có nhiều gương chiến đấu, hy sinh của bộ đội và du kích được Nhà nước phong tặng hoặc truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Em hãy cho biết vài nét về người anh hùng được thể hiện qua con tem dưới đây.

Câu hỏi cuộc thi sưu tập và tìm hiểu tem bưu chính năm 2017

Câu 3: Em hãy cho biết sự khác biệt giữa 2 mẫu tem sau đây.

Câu hỏi cuộc thi sưu tập và tìm hiểu tem bưu chính năm 2017

Câu 4: Em hãy lựa chọn các mẫu tem và kèm theo thuyết minh để giới thiệu về hình ảnh, tấm gương các Thương binh - Liệt sĩ hoặc các hoạt động tri ân của Đảng, Nhà nước và Nhân dân đối với các gia đình Thương binh - Liệt sĩ, các gia đình có công với Cách mạng.

Câu 5: Em hãy viết cảm nhận về một gương thanh, thiếu nhi tiêu biểu hoặc việc làm, hoạt động của thanh thiếu nhi giúp đỡ các gia đình Thương binh - Liệt sĩ, gia đình có công với Cách mạng hoặc công tác đền ơn đáp nghĩa ở địa phương của em (bài viết trên khổ giấy A4 và không quá 1000 từ).

GIÚP MÌNH VỚI haha

9
23 tháng 4 2017

Câu 1:Cho đến nay Bưu Điện Việt Nam đã có 21 lần phát hành tem để kỷ niệm ngày Thương binh‐Liệt sĩ.

Câu 2:

Tem số 1. Nguyễn Viết Xuân: NGƯỜI CHÍNH TRỊ VIÊN ĐẠI ĐỘI VỚI KHẨU LỆNH "NHẰM THẲNG QUÂN THÙ, BẮN"

Ông sinh tại xóm Thượng, xã Ngũ Kiên, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên nay thuộc Vĩnh Phúc. Năm 7 tuổi ông phải đi ở đợ cho gia đình địa chủ trong vòng 10 năm. Tháng 11 năm 1952 ông gia nhập Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong chiến tranh Đông Dương đơn vị ông chiến đấu với không quân của đối phương ở Lũng Lô. Ngày 5 tháng 1 năm 1955 ông được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Việt Nam. Trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, đồng chí đã cùng đồng đội dũng cảm chiến đấu, không ngại hy sinh, gian khổ, góp phần vào thắng lợi.

Năm 1964 bị thất bại nặng nề trên chiến trường miền Nam, Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc nước ta, trận đánh địch ngày18 tháng11 năm 1964. Mỹ đã huy động nhiều tốp máy bay đánh phá ác liệt vùng ChaLo thuộc miền tây tỉnh Quảng Bình. Ngay đợt đầu, 3 chiếc máy bay F.100 bất ngờ lao vào trận địa của đại đội Nguyễn Viết Xuân. Loạt đạn đầu tiên của khẩu đội 3 đã đón đánh chiếc đi đầu trong tốp, bọn địch đổi hướng tấn công và tập trung oanh tạc vào Khẩu đội 3. Cả trận địa nổ súng giòn giã, đánh trả quyết liệt lũ cướp trời, một chiếc trong tốp bay của địch trúng đạn bốc cháy, nhưng một chiếc khác đã phóng một loạt tên lửa về phía khẩu đội 3. Bất chấp nguy hiểm, Nguyễn Viết Xuân lao ra khỏi công sự, đứng bên khẩu đội 3 đĩnh đạc tỏ rõ khí phách và hô lớn: "Nhằm thẳng quân thù, bắn!"

Giữa làn bom đạn địch, tiếng hô dõng dạc của anh vang trên trận địa đã trở thành khẩu hiệu khích lệ mạnh mẽ tinh thần quyết chiến quyết thắng, đồng chí bị thương nặng, gãy nát đùi bên phải. Nhưng Nguyễn Viết Xuân vẫn thản nhiên bảo y tá cắt nốt phần thịt dính vào chân, bỏ chân đi cho đỡ vướng. Đồng chí nói: "Tôi không việc gì" và căn dặn y tá không được cho mọi người biết, vết thương quá nặng, máu ra nhiều, Nguyễn Viết Xuân đã hy sinh.

Với những thành tích xuất sắc đạt được trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, đồng chí Nguyễn Viết Xuân được Đảng và Nhà nước tặng thưởng 01 Huy chương Kháng chiến hạng Nhì, 6 bằng khen và giấy khen.

Ngày 1 tháng1 năm 1967, Nguyễn Viết Xuân được Nhà nước truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Tem số 2. Nguyễn Văn Trỗi: (hay còn gọi là Tư Trỗi). Là con thứ ba trong một gia đình nghèo tại làng Thanh Quýt, xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Sau hiệp ước Geneve gia đình anh vào miền nam sinh sống. Lớn lên anh làm thợ điện tại nhà máy điện Chợ Quán và tham gia tổ chức Biệt động thành, đại đội quyết tử cánh Tây Nam Sài Gòn. Năm 1964 anh được huấn luyện cách đánh biệt động nội thành ở căn cứ Vườn Thơm, Đức Hòa (Long An).

- Ngày 2 tháng 5 năm 1964 anh nhận nhiệm vụ đặt mìn ở cầu Công Lý nhằm tiêu diệt phái đoàn quân sự chính trị cấp cao của chính phủ Hoa Kỳ do Bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara dẫn đầu. Nhiệm vụ này ban đầu được giao cho 1 đồng đội của Trỗi, nhưng anh xung phong đi thay vì vợ chồng người đồng đội đó đã có con, dù bản thân anh cũng mới cưới vợ được 10 ngày. Công việc bại lộ, anh bị bắt lúc 22 giờ ngày 9 tháng 5 năm 1964. Chúng tra tấn anh rất dã man và tìm mọi cách dụ dỗ, mua chuộc nhưng anh không hề lay chuyển. Chúng hỏi anh muốn gì? Anh trả lời: "Tao muốn giết hết bọn Mỹ, tao muốn miền Nam được giải phóng."

- Chính quyền Việt Nam cộng hòa đưa anh ra tòa án quân sự và kết án tử hình. Nhóm du kích quân chống chế độ thân Mỹ tại Venezuela sau khi nghe tin đã tổ chức bắt sống trung tá Mỹ Michael Smolen để ra điều kiện đổi mạng với Nguyễn Văn Trỗi, bởi cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam có sức khích lệ, cổ vũ họ rất nhiều. Chính quyền do Nguyễn Khánh đứng đầu ở Sài Gòn ngay lập tức phải dừng lại việc xử tử biệt động Nguyễn Văn Trỗi. Hai bên đồng ý trao đổi tù binh nhưng sau khi Michael Smolen được thả thì Mỹ và Sài Gòn đã đưa Nguyễn Văn Trỗi đi xử bắn bí mật ngay lập tức.

Ngày 17/10/1964 Anh đã Nhà nước được truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Tem số 3. Võ Thị Sáu: Chị Võ Thị Sáu tên thật là Nguyễn Thị Sáu có cha tên là Võ Văn Hợi và mẹ là Nguyễn Thị Đậu, người ở xã Phước Thọ, quận Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa nay thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Giống như các anh mình, chị đã tham gia vào các hoạt động bí mật ở địa phương. Năm 14 tuổi chị đã đi theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng ở trên chiến khu.

Năm 1949, chị tham gia đội công an xung phong Đất Đỏ làm liên lạc, tiếp tế. Năm 1950, tại trận chiến đất đỏ, chị bị chính quyền Pháp bắt sau khi ném lựu đạn tại chợ Đất Đỏ giết chết cai tổng Tòng. Tại phiên tòa đại hình, tuy mới 16 tuổi nhưng chị Võ Thị Sáu đã hiên ngang khẳng định "Yêu nước chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội". Tòa án binh Pháp kết tử hình chị vào tháng 4 năm 1951. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, quân Pháp đưa chị ra giam ở Côn Đảo. Dù các luật sự biện hộ cho chị đã phản đối án tuyên này với lý do chị chưa đủ 18 tuổi. Trước khi bị đưa ra hành hình, chị bị đày qua các nhà tù Chí Hòa, Bà Rịa và Côn Đảo. Vì quân Pháp không dám công khai thi hành bản án đối với chị, họ đã lén lút đưa chị đi thủ tiêu. Lúc một tên giết người bảo chị quỳ xuống, chị đã quát vỗ vào mặt lũ đao phủ: "Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ!". Mộ của Võ Thị Sáu hiện còn đang ở nghĩa trang Hàng Dương, Côn Đảo.

Ngày 2 tháng 3 năm 1993, chủ tịch nước Lê Đức Anh ký quyết định số 149 truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho chị.

Câu 3:

- Tem thứ 1:

+ Là con tem bưu chính

+ Bên dưới có ghi số 12

+ Tem phát hành bình thường

- Tem thứ 2:

+ Là con tem thương binh

+ Bên dưới có ghi chữ "Bưu chính"

+ Tem phát hành nhân ngày kỷ niệm Thương binh liệt sĩ 27/7

Câu 4:

 

Câu hỏi và đáp án cuộc thi tìm hiểu tem bưu chính

Anh hùng Kim Đồng (tên thật là Nông Văn Dền) sinh năm 1928, dân tộc Nùng, tại bản Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Khi hy sinh, Kim Đồng là đội trưởng Đội Nhi đồng Cứu quốc (Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ngày nay).
Sinh ra và lớn lên trong chiếc nôi của chiến khu cách mạng, khi còn nhỏ Kim Đồng đã sớm được cán bộ Việt Minh giáo dục, giác ngộ. Anh đã vận động các bạn cùng lứa tuổi trong bản làm nhiệm vụ liên lạc, chuyển công văn, tài liệu, đưa đón cán bộ, trinh sát nắm tình hình địch để cung cấp cho cán bộ.

Tháng 5 năm 1941, Trung ương Đảng quyết định thành lập Đội Nhi đồng Cứu quốc. Kim Đồng là một trong số năm đội viên đầu tiên và được bầu làm đội trưởng Đội Nhi đồng Cứu quốc. Được rèn luyện thử thách, Kim Đồng luôn thể hiện trí thông minh, lòng dũng cảm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Rạng sáng ngày 15 tháng 2 năm 1943, Kim Đồng được giao nhiệm vụ canh gác, bảo vệ cuộc họp bí mật của Trung ương Đảng. Địch phát hiện và cho một lực lượng khá lớn bao vây hòng bắt sống các đồng chí lãnh đạo của Đảng. Trước tình thế nguy hiểm, Kim Đồng đã mưu trí đánh lạc hướng, lừa địch tập trung lực lượng và hoả lực về phía mình, đồng thời phát tín hiệu cho các đồng chí cán bộ rút lui an toàn. Kim Đồng đã anh dũng hy sinh khi anh vừa tròn 15 tuổi, anh đã nêu tấm gương sáng chói cho các thế hệ thanh, thiếu niên và mọi người Việt Nam noi theo.

Ngày 23 tháng 9 năm 1997, Nông Văn Dền (tức Kim Đồng) được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Hình ảnh anh Kim Đồng, một chiến sỹ giao liên cách mạng được giới thiệu trên tem Bưu chính Việt Nam thông qua bộ tem "Kỷ niệm 35 năm truyền thống ngành Bưu điện".

Câu 5:

Hoạt động giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ, người già có công với cách mạng là một hoạt động giàu ý nghĩa thể hiện tình yêu thương con người và lòng biết ơn sâu sắc của thế hệ sau đối với những người đã hi sinh cho sự nghiệp hòa bình độc lập của dân tộc. Hàng năm, cứ sắp đến ngày Thương binh liệt sĩ 27/7 là địa phương em lại tổ chức một đợt hoạt động thiết thực, thăm hỏi, động viên và giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sỹ. Đợt hoạt động năm trước em đã may mắn và vinh dự được tham gia. Buổi hôm ấy đã để lại trong lòng em những ấn tượng sâu đậm.

Chưa đến sáu giờ sáng hôm đó, tiếng loa phóng thanh đã rộn vang khắp làng. Đó là tiếng loa thúc giục những người tình nguyện khẩn trương có mặt tại sân tập trung nhà văn hóa để bác trưởng thôn phổ biến kế hoạch làm việc. Đúng sáu giờ, em đã có mặt tại vị trí tập trung, quần áo gọn gàng, đội chiếc mũ xanh tình nguyện mà em mượn được của chị gái. Chiếc mũ xanh làm em trở lên nổi bật giữa rất nhiều những chiếc nón của các bà, các chị và những chiếc mũ cối của các bác các anh. Một vài người còn trêu: "Cô "sinh viên tình nguyện" hôm nay phải làm việc hăng hái nhất đấy nhé!". Em mỉm cười không nói gì nhưng tự nhủ với lòng mình: Tất nhiên là như thế rồi! Bài học về sự biết ơn những người đi trước em vẫn nhớ in. Với lại đó là những người em rất yêu quí và kính trọng. Việc phổ biến kế hoạch đã xong. Làng em có hai gia đình nằm trong diện gia đình chính sách. Đó là gia đình bà Năm và gia đình ông bà Hiền. Đó đều là những gia đình có con đi bộ đội bị hi sinh. Nhà bà Hiền thì ông còn là thương binh, một cánh tay của ông đã gửi lại chiến trường. Đội quân tình nguyện còn chia làm hai nhóm, em nằm trong nhóm đến giúp đỡ gia đình ông bà Hiền. Loáng một cái, mọi người đã dừng chân trước nhà ông bà. Tuy đã được báo trước nhưng có vẻ ông bà vẫn ngạc nhiên bởi đội quân hôm nay hết sức hùng hậu. Vừa nhìn thấy ông bà, mọi người đã tíu tít chào hỏi. Ông Hiền, với cánh tay còn lại trịnh trọng bê ra một ấm trà xanh thơm mát mời mọi người. Tất cả mọi người, không ai bảo ai đều đồng thanh bảo ông để đó rồi làm xong mọi người sẽ uống. Và thế là bắt tay vào công việc luôn. Người vào trong nhà, với chiếc chổi quét mạng nhện dài, người mang chổi quét nhà, người quét sân, người hòa vôi quét lại tường, những người còn lại thì túa ra vườn, rẫy cỏ, dựng lại bờ rào...Người nào cũng như bị cuốn vào, làm việc một cách say sưa. Em còn nhỏ tuổi nên được phân công quét dọn trong nhà và đánh rửa lại bát đũa, cốc chén cho sạch. Chờ cho Bác Tiến quét mạng nhện xong, em lấy chổi, nhẹ nhàng đưa, thấp và dứt khoát. Mẹ em bảo làm như thế thì mới không làm bụi tung lên, làm bẩn đồ đạc và bay vào mọi người. Đây là căn nhà tình nghĩa được Nhà nước phối hợp với địa phương em xây dựng cho ông bà cách đây năm năm. Đó là một căn nhà mái bằng, không rộng lắm, mọi thứ giản dị nhưng khá tươm tất. Nhờ được tu sửa thường xuyên và lại được ông bà hết sức nâng niu nên giờ nhìn nó vẫn còn mới. Quét nhà xong, em múc một thau nước lớn, bê vào đặt trước hè và mang những cốc chén trong nhà ra rửa. Trong số những chiếc cốc mới, có một số chiếc cốc xem chừng có từ lâu lắm rồi. Em không giám hỏi nhưng chỉ thầm đoán đó hẳn là những kỉ vật mà ông bà giữ lại hồi chiến tranh. Em nhẹ nhàng cọ rửa từng chiếc một cố gắng cho khỏi va chạm. Bê chén cốc vào nhà, em lấy một chiếc giẻ ướt cẩn thận lau chùi lại bàn ghế, giường tủ cho sạch sẽ. Công việc đơn giản nhưng hoàn thành rất nhanh. Trong nhà mọi thứ cũng đã tươm tất. Em chạy ra ngoài, lăng xăng giúp đỡ mọi người: lấy hộ người này ít nước, cầm cho người kia cái xô, lấy gầu hót những chỗ rác đã được vun đống và thêm một việc nữa là "giám sát" không để cho ông bà Hiền làm bất cứ một việc gì. Nhìn cặp mắt của ông bà, em biết hai người đang xúc động nhiều lắm, em cũng thấy lòng mình hạnh phúc và ấm áp lạ lùng.

Mọi người vẫn hối hả làm viêc. Công việc vừa xong thì ánh nắng mặt trời cũng đã gay gắt. Mọi người lục đục đi vào trong nhà uống nước, nói chuyện. Ấm nước được chuyển bị từ sáng được bưng ra, lại thêm một rổ quả reo béo múp míp. Em nhanh tay rót nước mời mọi người. Trời nắng nên ai cũng nhễ nhại mồ hôi nhưng vẫn cười nói vui vẻ. Em ngồi im nghe các bác, các anh chị nói chuyện, chỉ biết mỉm cười nhưng lòng cũng cảm thấy đầy hạnh phúc. Ngày hôm nay, cũng giống như mọi người, em đã làm được một việc đầy ý nghĩa.

Ngày hôm đó, khi ở nhà ông bà Hiền ra về em đã suy nghĩ rất nhiều về bài học biết ơn những người đi trước. Không chỉ là một buổi hôm ấy, em sẽ thường xuyên đến thăm hỏi giúp đỡ ông bà trong những ngày bình thường. Và em cũng sẽ học tập tốt sau này trở thành người có ích góp phần xây dựng quê hương đất nước cho xứng đáng với mồ hôi, xương máu của tầng lớp cha anh đi trước đã đổ xuống. Lại sắp đến một ngày 27/7 nữa. Ngày ấy năm nay em nhất định sẽ tham gia.

 

5 tháng 4 2017

Câu 1: Tới nay, Bưu Điện Việt Nam đã có 21 lần phát hành tem để kỉ niệm ngày Thương binh – Liệt sĩ.

Câu 2:

1. Anh hùng Nguyễn Viết Xuân sinh tại xóm Thượng, xã Ngũ Kiên, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên (nay là Vĩnh Phúc). Năm 7 tuổi, ông phải đi ở đợ cho nhà địa chủ trong 10 năm. Tháng 11 năm 1952, ông gia nhập quân đội nhân dân Việt Nam. Trong Chiến tranh Đông Dương, đơn vị ông chiến đấu với không quân đối phương ở Lũng Lô. Ngày 5 tháng 1 năm 1955, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Sáng ngày 18 tháng 11 năm 1964, trong trận chiến với Không quân Hoa Kỳ tại phía Tây tỉnh Quảng Bình, ông bị máy bay bắn trúng đùi phải, song ông yêu cầu phẫu thuật bỏ chân, tiếp tục được vào bờ công sự và chỉ huy chiến đấu, động viên cán binh bằng khẩu lệnh “Nhằm thẳng quân thù! Bắn!”. Trong đời binh nghiệp, ông từng làm trinh sát thuộc C3 Đoàn 99, kế đó là Tiểu đội trưởng trinh sát, Trung đội trưởng pháo cao xạ, rồi Chính trị viên phó đại đội pháo cao xạ. Khi tử trận, ông mang quân hàm Thiếu úy, Chính trị viên Đại đội 3, Tiểu đoàn 14 pháo cao xạ, Sư doàn 325, Quân khu 4. Hiên hài cốt của ông được an táng tại nghĩa trang xã Ngũ Kiên.

2. Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi là con thứ ba (do đó anh còn có tên là Tư Trỗi) trong một gia đình nghèo tại làng Thanh Quýt, xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Sau hiệp ước Genève, gia đình anh vào Sài Gòn sinh sống. Lớn lên, anh làm thợ điện ở nhà máy điện Chợ Quán và tham gia tổ chức Biệt động thành, Đại đội quyết tử cánh Tây Nam Sài Gòn. Năm 1964, anh được tập huấn cách đánh biệt động nội thành ở căn cứ Vườn Thơm, Đức Hòa (Long An). Ngày 2 tháng 5 năm 1964, anh nhận nhiệm vụ đặt mìn ở cầu Công Lý nhằm tiêu diệt phái đoàn quân sự chính trị cao cấp của Chính phủ Hoa Kỳ do Bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara dẫn đầu. Nhiệm vụ này ban đầu được giao cho một đồng đội của Trỗi, nhưng anh xung phong đi thay vì vợ chồng người đồng đội đó đã có con, mặc dù anh cũng mới cưới vợ được 10 ngày. Công việc bại lộ, anh bị bắt lúc 22 giờ ngày 9 tháng 5 năm 1964. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đưa anh ra tòa án quân sự kết án tử hình. Nhóm du kích quân chống chế độ thân Mỹ tại Venezuela sau khi nghe tin đã tổ chức bắt sống trung tá Mỹ Michael Smolen để ra điều kiện đổi mạng với Nguyễn Văn Trỗi, Chính quyền do Nguyễn Khánh đứng đầu ở Sài Gòn lập tức dừng việc xử tử biệt động Nguyễn Văn Trỗi. Hai bên đồng ý sẽ trao đổi tù binh, nhưng sau khi Michael Smolen được thả, Mỹ và Sài Gòn đã đưa Nguyễn Văn Trỗi đi xử bắn bí mật ngay lập tức.

3. Anh hùng Võ Thị Sáu tên thật là Nguyễn Thị Sáu ở xã Phước Thọ, quận Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa. Giống như các anh mình, chị đã tham gia các hoạt động bí mật ở địa phương. Mới 14 tuổi, chị đã đi theo anh trai tham gia các hoạt động cách mạng ở trên chiến khu. Năm 1949, chị tham gia đội Công an xung phong Đất Đỏ làm liên lạc, tiếp tế. Năm 1950 tại trận chiến Đất Đỏ, chị bị chính quyền Pháp bắt sau khi đã ném lựu đạn tại chợ Đất Đỏ, giết chết cai tổng Tòng. Tại phiên tòa đại hình, tuy mới 16 tuổi, nhưng chị Võ Thị Sáu đã hiên ngang khẳng định: “Yêu nước chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội”. Tòa án binh Pháp kết án tử hình chị vào tháng 4 năm 1951. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, quân Pháp đưa chị ra giam ở Côn Đảo. Dù các luật sư biện hộ cho chị đã phản đối án tuyên này với lí do chị chưa đủ 18 tuổi. Trước khi bị đưa ra hành án, chị bị đày qua các nhà tù Chí Hòa, Bà Rịa và Côn Đảo. Vì quân Pháp không dám công khai thi hành bản án đối với chị, họ đã lén lút đưa chị đi thủ tiêu. Mộ của Võ Thị Sáu hiện đang còn ở Nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo. Ngày 2 tháng 3 năm 1993, Chủ tịch nước Lê Đức Anh ký Quyết định số 149 truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ

trang nhân dân.

17 tháng 3 2016

Mink có nakhaha

17 tháng 3 2016

ko

8 tháng 4 2022

Ơ

Sao bạn lại nói thế

Người ta hỏi mà =))

5 tháng 10 2021

Tham khảo:

Việt Nam, ngày 

Gửi Mina, 

Đất nước của cậu thời tiết thế nào? Cậu cùng các thành viên khác trong gia đình cần phải chú ý để bảo vệ sức khỏe cho thật tốt trước dịch bệnh hoành hành nhé. Tớ nhận được thư của cậu kể về đất nước của cậu, tớ rát thích và luôn luôn nghĩ về nó. Hôm nay tớ viết thư cho cậu để kể về đất nước xinh đẹp của tớ.

Đất nước tớ có hình chữ S nhỏ nhắn xinh đẹp trải dài từ Bắc đến Nam. Khí hậu của các miền cũng khác nhau, như miền Bắc nơi mình đang sống thì đã bước vào mùa thu, có những cơn gió đầu mùa se se lạnh. Còn miền Trung thì bà con đang phải chống chọi với lũ lụt, những cơn bão cứ liên tục đổ bộ vào nơi đây, khiến cho miền Trung đang phải gồng mình gánh những hậu quả sau cơn bão.  Còn miền Nam thì đang bị xâm nhập mặn rất nặng nề.

Dịch bệnh khiến cho cả thế giới lao đao, nhưng, con người nước tớ kiên cường như thế đấy. Nhân dân không chỉ cùng nhau đoàn kết vượt qua dịch bệnh mà còn cùng nhau mạnh mẽ chống chọi với những điều kiện khắc nghiệt trong cuộc sống thường ngày.

Việt Nam có rất nhiều cảnh quan tươi đẹp, nên tớ thực sự mong cậu có thể đến đất nước của tớ một lần. Con người VN luôn chào đón và thân thiện với du khách.

Mong sẽ được một lần gặp lại bạn

 Thân mến

  Trang

Ký tên

5 tháng 10 2021

Em tham khảo:

........., ngày..., tháng......., năm2016

Linda thân mến!

Khi cầm trên tay bức thư lạ này, chắc bạn ngạc nhiên lắm nhỉ? Vì bức thư này được gửi từ một đất nước rất xa tới đất nước bạn. À chắc bạn không biết mình đâu. Mình tên là Lê Hoài Thương năm nay 11 tuổi, là học sinh lớp 5A - Trường Tiểu học Thị trấn Thống Nhất - Yên Định -Thanh Hoá - Việt Nam. Linda à! Bạn biết tại sao mình lại viết thư cho bạn không ? Vì mình yêu đất nước và con người trên quê hương bạn với cái tên cũng thật đáng yêu: Vương quốc Anh - “ Xứ sở sương mù”. Hơn thế nữa là lòng ngưỡng mộ của mình về bạn một tài năng toán học. Các bạn lớp mình thường gọi bạn với cái tên trìu mến “Nữ hoàng toán học”. Vì vậy mà mình muốn được làm quen và kết bạn với Linda. Nhưng trước hết mình kể cho bạn nghe về đất nước, con người Việt Nam nhé.

Việt Nam - Quê hương mình là một dải đất hình chữ S; nơi có những cánh cò bay rập rờn trên những cánh đồng lúa bao la, bát ngát; người dân Việt Nam nước mình thật hiền hoà, đôn hậu, yêu chuộng hoà bình và luôn muốn được giao lưu, kết bạn với tất cả các bạn trên khắp năm châu. Bạn biết không? Để có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc như ngày hôm nay ông cha mình đã phải trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh xâm lược. Tuy so với kẻ thù, nước mình bé nhỏ, nhưng với tinh thần kiên cường, bất khuất, lòng đoàn kết dân tộc và tình yêu tổ quốc nồng nàn mà ông cha mình đã chiến thắng để giành lại hoà bình cho đời sau. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của hai Bà Trưng đã chứng tỏ phụ nữ Việt Nam nói chung cũng là những người dũng cảm và được Bác Hồ tặng tám chữ vàng “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. À! Chắc bạn biết Bác Hồ chứ? Bác là một người yêu nước, dành hết tình yêu thương cho đất nước, cho nhân dân.

Nước mình còn có rất nhiều cảnh đẹp. Trong đó,Vịnh Hạ long là kỳ quan thiên nhiên Thế giới và có nhiều di sản văn hoá như Thành nhà Hồ, phố cổ Hội An...

Nước mình không chỉ có truyền thống dựng nước, giữ nước hào hùng mà còn có những phong tục tập quán từ xưa vẫn còn tồn tại đến ngày nay như tục làm bánh chưng, bánh dày, tổ chức lễ hội, giỗ tổ Hùng Vương...và Việt Nam nước mình còn tổ chức rất nhiều lễ hội như: Hội chọi Trâu, đua thuyền...

Mỗi người chúng ta sinh ra ai cũng có một ước mơ và những dự định cho tương lai của mình phải không Linhda? Hôm nay, mình sẽ kể cho bạn về những dự định công việc mà mình mơ ước nhé! Hàng ngày, mình thường xem chương trình “Trái tim cho em” được phát sóng trên Đài truyền hình. Được biết trên trái đất còn hàng triệu trẻ em bị bệnh Tim bẩm sinh nhưng không có tiền để mổ. Nhìn những em nhỏ ngây thơ với đôi mắt vô tư, trong sáng nhưng không biết cuộc sống của mình chỉ còn là khoảnh khắc, không biết trái tim non nớt của mình sẽ ngừng đập nếu không được phẫu thuật kịp thời lòng mình lại quặn lên niềm xót xa, thương cảm. Nhìn những bà mẹ gầy gò với đôi mắt trũng sâu trào lệ mỗi khi nói về những đứa con bệnh tật, mình cũng khóc theo. Gia đình mình còn nghèo không có tiền để tài trợ - ủng hộ cho các bạn nhỏ bị bệnh Tim. Mình mơ ước sau này sẽ học nghề Y, sẽ cố gắng học hành thành tài, sẽ trở thành Bác sĩ giỏi đem trái Tim khoẻ mạnh đến cho các bạn nhỏ.

Bạn có biết không, mình đang sống trong đất nước hoà bình không có chiến tranh, không bom đạn, mình rất vui. Nhưng mình cũng thấy buồn cho những nước đang chiến tranh. Họ không biết rằng nếu chiến tranh thì người dân sẽ rất đau khổ khi họ phải xa gia đình, xa người thân... Mình chỉ mong trên Thế giới này sẽ không có chiến tranh, không có bom đạn, mọi người được sống trong hoà bình,được hạnh phuc, ấm no.

Thôi, thư đã dài, mình dừng bút đây. Cuối thư mình xin chúc bạn đạt nhiều giải thưởng trong học tập, chúc bạn mạnh khoẻ và ngày càng xinh đẹp. Mình rất mong nhận được thư hồi âm của bạn để được cùng bạn chia sẻ tình cảm cũng như kinh nghiệm học Toán của bạn. Qua thư cho mình gửi lời hỏi thăm tới gia đình và những người bạn của Linda nhé!

Thân!

....

8 tháng 10 2021

Em tham khảo nhé:

Việt Nam, ngày 

Gửi Mina, 

Đất nước của cậu thời tiết thế nào? Cậu cùng các thành viên khác trong gia đình cần phải chú ý để bảo vệ sức khỏe cho thật tốt trước dịch bệnh hoành hành nhé. Tớ nhận được thư của cậu kể về đất nước của cậu, tớ rát thích và luôn luôn nghĩ về nó. Hôm nay tớ viết thư cho cậu để kể về đất nước xinh đẹp của tớ.

Đất nước tớ có hình chữ S nhỏ nhắn xinh đẹp trải dài từ Bắc đến Nam. Khí hậu của các miền cũng khác nhau, như miền Bắc nơi mình đang sống thì đã bước vào mùa thu, có những cơn gió đầu mùa se se lạnh. Còn miền Trung thì bà con đang phải chống chọi với lũ lụt, những cơn bão cứ liên tục đổ bộ vào nơi đây, khiến cho miền Trung đang phải gồng mình gánh những hậu quả sau cơn bão.  Còn miền Nam thì đang bị xâm nhập mặn rất nặng nề.

Dịch bệnh khiến cho cả thế giới lao đao, nhưng, con người nước tớ kiên cường như thế đấy. Nhân dân không chỉ cùng nhau đoàn kết vượt qua dịch bệnh mà còn cùng nhau mạnh mẽ chống chọi với những điều kiện khắc nghiệt trong cuộc sống thường ngày.

Việt Nam có rất nhiều cảnh quan tươi đẹp, nên tớ thực sự mong cậu có thể đến đất nước của tớ một lần. Con người VN luôn chào đón và thân thiện với du khách.

Mong sẽ được một lần gặp lại bạn

 Thân mến

....

11 tháng 9 2016

      Mình đã nhận được thư của bạn rồi, mình cảm thấy rất vui, mình cũng cảm thấy hạnh phúc sau khi nghe bạn giới thiệu về đât nước yêu dấu của bạn. những hình ảnh ấy cứ hiện ra trong đầu mình. Đó là những căn nhà đồ sộ những âm thanh xe cộ văng vẳng bên tai mình. Còn có những con đường kéo dài đến vô tận với sự tấp nập và rộn ràng của những người qua lại trên cái mảnh đát mà bạn đã sinh ra và lớn lên. 

        Mình rất là hứng thú để đến lượt mình giới thiệu cho bạn nghe về đất nước tuyệt đẹp, đất nước vĩ đại không gì sánh bằng. 

Tổ quốc mình mang tên hai chữ Việt Nam, nghe thật oai hùng và tự hào với những truyền thống lịch sử vẻ vang.đó là các cuộc đấu tranh giành độc lập như cuộc chiến đấu của Hai Bà Trưng. Để mình kể cho bạn nghe về diễn biến của cuộc chiến đấu này. Mùa xuân năm 40 Hai Bà Trưng đã dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn(Hà Tây) tức thuộc thủ đô Hà Nội bây giờ. Nghĩa quân làm chủ Mê Linh đến Tam Đảo nhanh chóng tiến xuống Cổ Loa và Luy Lâu. Kết quả là cuộc khởi nghĩa thắng hoàn toàn. Thế đấy nhân dân Việt Nam,dân tộc Việt Nam chúng mình sẽ không để cho người khác dễ dàng chiếm vậy đâu.         Không chỉ là những truyền thống lịch sử vẻ vang mà nơi đây có những cảnh đẹp thiên nhiên kì vĩ nữa. Như Vịnh Hạ Long, các bãi biển như Nha Trang, cửa Tùng,… thành phố Đà Lạt với những loài hoa đẹp được gọi là thành phố hoa, khu di tích Mỹ Sơn,….         ở đất nước mình còn có các phong tục tập quán độc đáo như ăn trầu, nhuộm răng đen,…         là một người con của đất nước Việt Nam, mình tự hào nói rằng mình rất may mắn khi được sinh ra và lớn lên tại mảnh đất hình chữ S này. Nếu có cơ hội thì bạn hãy ghé thăm đát nước Việt Nam yêu quý này nhé, mình muốn bạn tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp nơi đây. Bài viết cũng đã dài rồi, mình hi vọng chúng ta sẽ tiếp tục giữ liên lạc qua thư từ nhé. Tạm biệt nhé !

22 tháng 9 2016

hay lắm !!!

27 tháng 9 2021

Em tham khảo:

Bạn Komako thân mến!

Tớ tên là Nguyễn Nhật Linh học sinh lớp 7 tớ đến từ đất nước Việt Nam. Tuần vừa qua tớ được du ngoại cùng đất nước bạn với nhiều ấn tượng đẹp và đáng nhớ nhưng chỉ là qua màn ảnh nhỏ.

Tớ ao ước rằng một ngày gần đây tớ sẽ được đến thăm đất nước đất nước Nhật Bản thân yêu của bạn để được trượt trên nền tuyết trắng, được khoác trên mình bộ kimono duyên dáng của đất bạn. Được thưởng thức cái lạnh buốt giá.

Bạn Komako thân mến!

Đất nước Việt Nam của tớ là có hình chữ S với khí hậu ôn đới. Một năm có bốn mùa rõ rệt xuân, hạ, thu, đông. Khí hậu khá ấm áp và dễ chịu.

Mùa xuân là mùa của những lễ hội và vui chơi. Mùa của cây cối trăn hoa đua nở, vươn trồi nẩy lộc, mùa của những tuổi trẻ và tình yêu con người căng trằn sức sống. Mùa thu với cơn gió heo may với gió se se lạnh làm cho con người ta như muốn hít thở tất cả vào lòng. Mùa của lá vàng rụng đầy đường phố cả thành phố như tràn ngập sắc vàng.

Mùa hè là mùa của du lịch vì đất nước tớ bao bọc xung quanh đều là biển cả. Mùa đông ở đây không quá lạnh, là mùa của những lễ cưới con người như chờ đợi từng ngày để đến mùa đông sưởi ấm cho nhau. Mùa hạ với cái thời tiết khô hanh, màu của những cơn mưa rào trời như đổ nước xuống tưới tiêu cho hoa màu xanh mơm mẩn.

Bạn Komako thân mến!

Đất nước tớ là một đất nước rất giàu và đẹp bạn à. Có rất nhiều những khu du lịch đã được unetco công nhận là di sản thế giới như: Vịnh Hạ Long, Phong Nha Kẻ Bàng, Phố Cổ Hội An, Nhã Nhạc Cung Đình Huế……

 

Nếu có dịp bạn sang Việt Nam tớ sẽ sẵn sằng làm hướng dẫn viên du lịch cho bạn. Chúng ta sẽ có cuộc vi hành từ Bắc vào Nam. Điểm đầu tiên chúng ta dừng chân đó sẽ là quê hương của người Bác kính yêu của đất nước tớ đó là Nghệ An. Tớ muốn bạn biết rằng tuy Bác là một vị lãnh tụ của đất nước nhưng Bác vẫn có cuộc sống giản dị mà thanh cao.

Điểm tiếp theo chúng ta đến sẽ là Huế mộng mơ. Bạn sẽ được ngắm dòng sông hương lặng lờ trôi nó đang vươn mình chuyển hướng nhưng không hề có một tiếng động nào cả. Vẫn cứ im lìm lặng yên. Rồi những cô gái Huế mặc áo tím thủy chung với giọng Huế ngọt ngào dễ đi và lòng người.

Và điểm ta không thể bỏ qua đó là Đà Nẵng với cái tên thành phố đáng sống. Bạn sẽ được nằm dài dưới bãi biển Mỹ Khê cắt trắng, ngắm nhìn những lớp sóng xô bờ. Điểm đến cuối cùng đó là Hội An. Với những phố cổ dài, kiến trúc hoàn mĩ không chê vào đâu được, con người ở đây bình yên lặng lẽ.

Việt Nam quê tớ còn nhiều thứ đẹp lắm tớ sẽ giới thiệu bạn dần dần. Có lẽ bạn đã hình dung được một phần đất nước Việt Nam của tớ và hiểu vì sao con người Việt Nam cần cù và anh dũng lại yêu quê hương đất nước mình đến thế.

Dân tộc Việt Nam rất cởi mở và hiếu khách. Chúng tớ sẵn sằng giang rộng đôi tay kết bạn với bạn bè trên toàn quốc và hợp tác để xây dựng cuộc sống hòa bình trên thế giới.

Thư đã dài tớ xin dừng bút tại đây. Chúc bạn và gia đình luôn bình an hạnh phúc. Tạm biệt bạn!

Thân ái chào bạn!

hớ!! vị cứu tinh ỤwU thank chị

7 tháng 10 2021

Tham khảo:

undefined

7 tháng 10 2021

ôi đúng như một cái giàn ý