Em hãy kể một câu chuyện nói về tính liêm khiết.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em hãy kể theo hiểu biết của em dựa vào những câu chuyện em được bố mẹ kể, được nhìn thấy, được xem trên tivi hay đọc trong sách báo, tạp chí.
Liêm khiết là phẩm chất đạo đức, thể hiện lối sống trong sạch,không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.
Một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tính liêm khiết:
Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư .Cây ngay bóng thẳng , cây cong bóng vẹo .Cây ngay ko sợ chết đứng .Đói cho sạch, rách cho thơmCần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư .
Cây ngay bóng thẳng , cây cong bóng vẹo .
Cây ngay ko sợ chết đứng .
Đói cho sạch, rách cho thơm.
- Cây ngay không sợ chết đứng.
- Đói cho sạch, rách cho thơm.
- Danh ngôn: cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.
* Một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tính liêm khiết:
-Cây ngay ko sợ chết đứng .
-Đói cho sạch, rách cho thơm.
-Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư .
-Cây ngay bóng thẳng , cây cong bóng vẹo .
Chớ có bờm xôm, để đời tiếng xấu.
-Khó mà biết lẽ biết lời.
Biết ăn biết ở như người giàu sang.
-Cười người chớ vội cười lâu.
Cười người hôm trước hôm sau người cười.
-Áo rách cốt cách người thương.
-Ăn có mời ; làm có khiến.
-Mặc đẹp chưa - hẳn đã là sang..!
Kém phẩm vô tâm, khạc nhổ càng.!
Tư cách trang đài, do biết nghĩ.
Kín đáo, sạch sẽ "Tướng thật sang".
-Ban ngày quan lớn như thần.
Ban đêm quan lớn tần mần như ma.
-Của thấy không xin.
Của công giữ gìn.
Của rơi không nhặt.
-Của mình thì giữ bo bo, của người thì đớp cho no mới về.
*Vô kênh You Tube của mk ủng hộ nhé tên: HiệpT Gaming.Chúc bạn học tốt!
Mảng vui cơm tấm ổ rơm,
Tuy rằng cũ kĩ mà thơm sạch lòng
Hơn ai gạo Tám, lầu hồng
Đem thân luồn cúi vào vòng lợi danh
Mạc Đĩnh Chi (1272 - 1346) quê ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, thi đỗ Trạng nguyên năm 1304. Mạc Đĩnh Chi làm quan trải qua ba triều nhà Trần. Ông thông minh, giỏi thơ văn và có tài đối đáp rất sắc bén. Hai lần đi sứ Trung Quốc, ông đã tỏ rõ là người học rộng, tài cao, làm rạng danh đất nước. Khâm phục tái năng, cốt cách của Mạc Đĩnh Chi, vua Nguyên đã phong tặng ông danh hiệu "Lưỡng quốc Trạng Nguyên".
Mạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên gia đình thường nghèo túng. Sau khi lo cho đám tang của mẹ, cuộc sống của ông vốn thanh bạch giờ càng đạm bạc hơn. Vua Trần Minh Tông biết chuyện, liền hỏi một viên quan tin cẩn :
- Ta muốn trích ít tiền trong kho cho ngươi đem đến biếu Mạc Đĩnh Chi. Làm thế có được không?
Viên quan tâu với vua :
- Thần biết rõ Mạc Đĩnh Chi. Nếu cho người đem tiền đến, ông ấy sẽ không nhận đâu.
- Vậy khanh có cách nào khác không?
- Muôn tâu Bệ hạ ! thần nghĩ chỉ có cách lén bỏ tiền vào nhà, ông ấy không biết phải trả cho ai thì mới nhận.
Nhà vua ưng thuận, sai người đang đêm bỏ một gói tiền vào nhà Mạc Đĩnh Chi.
Sáng hôm sau thức dậy, Mạc Đĩnh Chi thấy gói tiền trong nhà, liền đem vào triều, trình lên vua Minh Tông :
- Tâu hoàng thượng. Đêm qua ai đã bỏ vào nhà thần gói tiền này. Thần ngờ rằng đó là tiền của một người muốn đút lót thần để nhờ vả việc gì đó. Vậy thần đem tới, xin Hoàng thượng cho nộp tiền này vào công quỹ.
Vua Minh Tông đáp :
- Khanh có khó nhọc giúp người ta mới cho. Cứ coi đó là tiền của mình cũng được chứ sao?
- Phàm của cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến. Mạc Đĩnh Chi khảng khái tâu.
Vua Trần Minh Tông rất cảm kích trước tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc của Mạc Đĩnh Chi. Vua đành giữ lại tiền rồi cho Mạc Đĩnh Chi lui.
Em hãy kể một câu chuyện về tính tự trọng của chính bản thân em, hay được nghe kể lại từ bạn bè, bố mẹ, hay được đọc trong sách báo, xem tivi.
Em có thể kể một câu chuyện về tính tự trọng của chính bản thân em, hay được nghe kể lại từ bạn bè, bố mẹ, hay được đọc trong sách báo, xem tivi.
Sáng chủ nhật tuần trước, mẹ chở tôi đi ăn sáng ở một tiệm phở trên đường Lý Thái Tổ. Khách ăn khá đông, ngồi kín cả mấy dãy bàn phía trong nên mạ con tôi phải ngồi ở chiếc bàn ngoài cùng, sát vỉa hè.
Lúc hai tô phở thơm ngon vừa được bưng ra thì một cậu bé trạc mười tuổi, trên tay cầm một xấp vé số tiến lại gần chỗ mẹ tôi, cất tiếng mời:
- Cô ơi! Mua mở hàng giùm con mấy tờ lấy hên đi cô!
Mẹ tôi vốn là người ít khi mua vé số nhưng trước vẻ ngây thơ và tội nghiệp của cậu bé, mẹ cũng mua hai tờ và đưa cho cậu bé năm ngàn đồng, bảo khỏi phải trả lại tiền thừa.
Cậu bé loay hoay tìm trong mớ tiền lẻ, lấy ra một ngàn rồi đưa trả mẹ tôi bằng cả hai tay:
- Cháu gửi lại cô ạ!
Mẹ tôi khen cậu bé ngoan, tuy nhỏ mà đã có lòng tự trọng.
1) Rèn tính tự trọng:- Coi trọng , giữ gìn phẩm cách,biết điều chỉnh hành vi sao cho chuẩn mưc đạo đức xã hội.
-Cư xử đàng hoàng , đúng mực.
-Biết giữ lời hứa
-Luôn làm tròn trách nghiệm được giao phó.
-Không để người khác phải trê chách, nhắc nhở.
2)
Khí trời nóng nực, tôi ghé vào một quán cốc vỉa hè làm 1 chai sting cho mát họng. Ngồi cách tôi không xa, phía trước có 2 thanh niên đang ngồi nhâm nhi 2 chai Dr. Thanh. Bỗng từ đâu một em bán vé số lủi thủi giữa trời trưa nắng nóng ghé vào quán nước mời tôi mua. Thú thật là từ trước đến giờ tôi chưa bao giờ mua vé số nên cũng “Thôi anh không mua đâu.
Em ấy bước ra ngoài mời vé số 2 thanh niên kia và cũng nhận được sự đáp trả không tốt. Thất bại, em ấy bước ra ngoài thì bỗng tiếng nhựa vang lên, 1 chai Dr. Thanh bị gã thanh niên kia ném ra ngoài đường. Em đi tới cúi lượm nó. Gã thanh niên còn lại thấy thế liền ném cả chai Dr. Thanh rỗng còn lại ra xa hơn, và em vẫn tiếp tục nhặt nó lên. Tôi đinh ninh rằng “Chắc nó lượm ve chai luôn kiếm thêm thu nhập” nhưng tôi đã lầm, em ấy mang 2 chai rỗng ấy bỏ vào sọt rác. Thấy thế tôi liền ngoắt nó vào, nó tưởng tôi mua giúp nó chăng nên nó chạy ù đến chìa xấp vé số ra mời. Tôi nói
_Anh không mua đâu em ơi, sao em không nhặt nó bán về tích trữ dần để bán ve chai?
Nó trả lời:
Cô giáo em từng dạy là không được xả rác bữa bãi.
Tôi liền hỏi:
_ Thế em học lớp mấy?
_ Em học lớp 5 nhưng mà em nghỉ học rồi. Em từng làm sao đỏ trong trường. Em sẽ lượm 2 chai đó về bán nếu như 2 anh đó làm rớt dưới bàn chứ không quăng ra đường như vậy. Nghèo nhưng mà em cũng có lòng tự trọng chứ anh!
Giọng nói của nó thật dễ nghe và tôi đã hiểu rõ vấn đề. Tôi liền nói với nó đưa vé số cho tôi mua ủng hộ 2 tờ, nó hỏi:
_ Tại sao lúc nãy em mời anh không mua mà bây giờ anh lại mua?
Cái miệng không cân nhắc của tôi buông câu trả lời:
_ Anh thấy em tội nghiệp nên anh mua ủng hộ.
Nó đứng dậy trả lời ngay:
_ Em không bán cho anh đâu, em không cần anh tội nghiệp.
Nó đi vội vàng ra cửa, quẹo trái và đi nhanh hẳn. Tôi đứng nhìn theo, lòng thầm nghĩ ngợi lung tung. Tôi đã không đủ lòng tự trọng khi đối diện với nó và tôi cũng đã rút ra bài học quý giá về cách cư xử giữa con người với nhau, nhất là khi người lớn với con nít.
3)
-Việc sẵn sàng nhận lấy trách nhiệm của cuộc đời mình chính là điểm xuất phát của lòng tự trọng.
Joan Didion
-Hào phóng là cho đi nhiều hơn những gì bạn có thể cho. Tự trọng là lấy ít hơn những gì bạn cần lấy.
Khalil Gibran
-Ai cũng có lòng tự trọng. Tôi sẵn sàng quên đi nó, nhưng do mình tự quyết chứ không phải vì ai đó bảo mình.
Ngạn ngữ Tây Ban Nha
-Không gì xây dựng lòng tự trọng và sự tự tin tốt hơn thành tựu.
Thomas Carlyle
-Danh dự quý hơn tiền bạc.Đói miếng hơn tiếng đời. Ngay cả khi trong túi hết tiền, cái mũ trên đầu anh cũng phải đội cho ngay ngắn.
-Cái gì không thuộc về mình thì đừng có lấy, đói quá thì đi xin. Đã làm người thì phải có lòng tự trọng.
Nguyễn Bá Thanh
-Lòng tự trọng và sự khiêm nhường là những viên đá nền cho lòng trắc ẩn.
Theodore Isaac Rubin
-Ai cũng có lòng tự trọng, tự tin. Không có lòng tự trọng, tự tin là người vô dụng.
Hồ Chí Minh
-Đói cho sạch, rách cho thơm – Ca dao tục ngữ Việt Nam
Mạc Đĩnh Chi (1272 - 1346) quê ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, thi đỗ Trạng nguyên năm 1304. Mạc Đĩnh Chi làm quan trải qua ba triều nhà Trần. Ông thông minh, giỏi thơ văn và có tài đối đáp rất sắc bén. Hai lần đi sứ Trung Quốc, ông đã tỏ rõ là người học rộng, tài cao, làm rạng danh đất nước. Khâm phục tái năng, cốt cách của Mạc Đĩnh Chi, vua Nguyên đã phong tặng ông danh hiệu "Lưỡng quốc Trạng Nguyên".
Mạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên gia đình thường nghèo túng. Sau khi lo cho đám tang của mẹ, cuộc sống của ông vốn thanh bạch giờ càng đạm bạc hơn. Vua Trần Minh Tông biết chuyện, liền hỏi một viên quan tin cẩn :
- Ta muốn trích ít tiền trong kho cho ngươi đem đến biếu Mạc Đĩnh Chi. Làm thế có được không?
Viên quan tâu với vua :
- Thần biết rõ Mạc Đĩnh Chi. Nếu cho người đem tiền đến, ông ấy sẽ không nhận đâu.
- Vậy khanh có cách nào khác không?
- Muôn tâu Bệ hạ ! thần nghĩ chỉ có cách lén bỏ tiền vào nhà, ông ấy không biết phải trả cho ai thì mới nhận.
Nhà vua ưng thuận, sai người đang đêm bỏ một gói tiền vào nhà Mạc Đĩnh Chi.
Sáng hôm sau thức dậy, Mạc Đĩnh Chi thấy gói tiền trong nhà, liền đem vào triều, trình lên vua Minh Tông :
- Tâu hoàng thượng. Đêm qua ai đã bỏ vào nhà thần gói tiền này. Thần ngờ rằng đó là tiền của một người muốn đút lót thần để nhờ vả việc gì đó. Vậy thần đem tới, xin Hoàng thượng cho nộp tiền này vào công quỹ.
Vua Minh Tông đáp :
- Khanh có khó nhọc giúp người ta mới cho. Cứ coi đó là tiền của mình cũng được chứ sao?
- Phàm của cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến. Mạc Đĩnh Chi khảng khái tâu.
Vua Trần Minh Tông rất cảm kích trước tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc của Mạc Đĩnh Chi. Vua đành giữ lại tiền rồi cho Mạc Đĩnh Chi lui.
Vào khoảng 20h ngày 18/6, có 2 người lạ mặt tìm đến nhà đồng chí Khang, tự giới thiệu là thân nhân của bà Hà Quế Kiều, ở TP Hồ Chí Minh, là một đối tượng có liên quan đến vụ án đã bị khởi tố phải tạm giữ để điều tra.
Tại nhà đồng chí Khang, trước khi ra về, 2 người khách đã để lại 1 túi quà. Khi đồng chí Khang về phát hiện, kiểm tra thì thấy trong túi xách có 2 chai rượu ngoại, 2 hộp trà và một chiếc phong bì, trong đó có 10 triệu đồng. Đồng chí Khang đã điện báo cho lãnh đạo đơn vị đến lập biên bản tạm giữ.
Tại nhà đồng chí Vũ Xuân Tiếu, Đội trưởng Đội CSĐT tội phạm về TTXH, Công an thị xã, người được giao nhiệm vụ trực tiếp phụ trách tổ điều tra vụ án trên, vào lúc 19h30' ngày 6/7, có ông Nguyễn Văn Tiến đến và giới thiệu là chồng của bà Kiều, ngỏ ý nhờ đồng chí Tiếu "giúp đỡ".
Sau khi bị từ chối, ông Tiến ra về và để lại 1 túi quà, trong đó có 1 chai rượu ngoại và 1 phong bì 10 triệu đồng. Khi phát hiện túi quà người khách cố tình để quên, đồng chí Tiếu gọi điện báo ngay cho lãnh đạo, đồng thời mang đến cơ quan lập biên bản xử lý