Hãy nêu ý nghĩa của câu " Có chí thì nên "
- mk cần đoạn văn mình chớ mk ko cần bài văn nha !?
cảm ơn nhìu, ai nhanh mk tick
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khổ thơ cuối bài thơ " tiếng gà trưa" là động lực ý chí chiến đấu của nhân vật trữ tình . Tiếng gà trưa khơi lên ngọn lửa yêu nước nhiệt thành biểu hiện cao độ của nó là ý chí quyết tâm chiến đấu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ xóm lang , bảo vệ bà , bảo vệ cuộc sống thanh bình của nhân dân , bảo vệ những điều đẹp đẽ và thiêng liêng trong kí ức .
"Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ"
Đây là hình ảnh kết thúc bài thơ đẹp mang nhiều ý nghĩa khái quát rất sâu sắc , đó là ước mơ tuổi thơ đã đi vào giấc ngủ đẹp vs ổ trứng hồng , đó là hạnh phúc nhỏ bé giản dị mà trong lành tinh khiết của trẻ em vùng nông thôn VN thời chiến tranh gian khổ . Điệp từ " vì" nhắc lại 4 lần nêu cao mục đích chiến đấu cụ thể rõ ràng . Vì tổ quốc , vì nhân dân trong đó có ng bà của mik , lời thơ tâm tình như 1 lời tâm sự hướng về ng bà thân yêu vừa là lời tự nhủ mik hãy quyết chí đấu tranh bảo vệ hòa bình đất nước . Đoạn thơ hay , xúc động bởi nó là sự hòa quyện thắm đượm tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước !!!!
Quê nhà hiện lên rõ nét trong tâm tưởng và những kỉ niệm tuổi thơ lần lượt sống dậy qua những hình ảnh thân thương. Tiếng gà trưa nhắc nhớ đến ổ rơm hồng những trứng của mấy chị mái mơ, mái vàng xinh xắn, mắn đẻ. Tiếng gà trưa khiến người cháu xa nhà nhớ đến người bà kính yêu một đời tần tảo. Thương biết mấy là cảnh đứa cháu tò mò xem gà đẻ, bị bà mắng : Gà đẻ mà mày nhìn, Rồi sau này lang mặt. Chẳng hiểu hư thực ra sao nhưng cháu tin là thật: Cháu về lấy gương soi, Lòng dại thơ lo lắng. Giờ đây, đứa cháu đã trường thành ao ước trở về thời bé bỏng để lại được nghe tiếng mắng yêu của bà, được thấy bóng dáng quen thuộc của bà khum tay soi trứng, chắt chiu từng mầm hi vọng sẽ có được một đàn gà con đông đúc.
lên mạng bn ê,đứa nào trả lời câu này chắc chắn cx nên mạng thôi
Dưới mái trường thân thương - nơi lưu giữ bao kỉ niệm của tuổi học trò thì Cô giáo dạy văn đã để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng tác giả. Trong kí ức của mình, những kỉ niệm về Cô cứ thế hiện lên từ những ngày đầu tiên Cô học trò nhỏ đặt chân vào ngôi trường trung học phổ thông cho đến những bài giảng đầy nhiệt huyết và yêu nghề của Cô giáo. Cái cách Cô truyền đạt thật đặc biệt, Cô khiến cho học trò tiếp thu không chỉ những bài học trên sách vở mà cả trong cuộc sống. Đó là người Thầy mẫu mực có nhân cách cao đẹp khiến cho mỗi học sinh đều cảm thấy hạnh phúc khi được học Cô.
Mái trường - Ngôi nhà thứ hai luôn là nơi lưu lại những dấu ấn đáng nhớ nhất cuộc đời mỗi con người. Ở nơi đó, Thầy Cô là cha mẹ, bạn bè là anh em gắn bó với nhau như ruột thịt và cùng nhau tạo nên những kỉ niệm khó phai. Suốt những năm tháng cắp sách đến trường, chắc hẳn ai cũng có ấn tượng với một Thầy Cô giáo nào đó. Những người để lại cho ta kinh nghiệm suốt đời hay vực ta đứng dạy từng những nơi tối tăm, hay đơn giản là cách giảng bài sâu sắc mà không sao quên được. Tôi cũng vậy, suốt ba năm phổ thông Cô Hưng dạy văn là người tôi nhớ nhất.Viết về hình tượng Cô giáo ngay từ bé chúng tôi đã được nhào nặn trong trí tưởng tượng đó là Cô giáo với mái tóc đen dài bóng mượt, cặp gọn gàng bằng một chiếc kẹp giản dị, da trắng môi đỏ, luôn mặc áo dài thướt tha và dáng đi khoan thai, nhẹ nhàng. Với tôi, chắc chắn đó là Cô giáo bước ra từ giấc mơ.
Ngày đầu ngỡ ngàng bước vào lớp mười, buổi đầu tiên gặp gỡ, Cô bước vào lớp với cặp kính râm to đen, chúng tôi có chút nhốn nháo và bất ngờ, Cô hóm hỉnh giải thích: “Buổi đầu chào cả lớp mà Cô giống mafia quá, Cô xin lỗi các em nhưng nếu bây giờ Cô bỏ kính ra thì cả lớp chắc không ai học được vì sợ vừa vì cười đấy. Cô bị ngã xe, lớp thông cảm cho Cô nhé!” và kèm theo đó là nụ cười rạng rỡ. Tôi cũng phát hiện ra rằng không phải Cô giáo dạy văn nào cũng có giọng nói ngọt như mía lùi hay lanh lảnh như chim hót. Cô Hưng giọng khá trầm và khàn nhưng chưa bao giờ chúng tôi cảm thấy ngao ngán với tiết văn của Cô. Ngày đầu tiên ấy, Cô còn giới thiệu và kể thêm vài câu chuyện vui về “cái tên giông tên con trai” của Cô. Vậy là giờ dạy mở màn, Cô đã đốn tim trọn vẹn bốn mươi lăm thành viên 10A3, đặc biệt là tôi, cảm nhận được một tâm hồn đồng điệu.
Nhắc đến Cô giáo, người ta luôn mường tượng ra sự ân cần, nhẹ nhàng, dạy dỗ chỉ bảo tận tình, sự nhiệt huyết và yêu trẻ. Cô Hưng cũng không phải ngoại lệ. Nhưng điều đặc biệt hơn cả, Cô là người rất cá tính và hiện đại. Cô luôn có cách lôi kéo chúng tôi không thể dời khỏi lời giảng của Cô một giây phút nào. Cô vẫn giữ những nét truyền thống của một nhà giáo, không sai lệch về tư tưởng, đạo đức nhưng Cô cũng không quên bỏ vào đó một chút cái tôi cá nhân riêng để học sinh có thể nhớ về Cô mãi. Ông nội tôi trước đây là một nhà Nho dạy chữ Hán vì vậy ông rất thích con cháu nối nghiệp ông. Mỗi lần về thăm quê, ông lại thủ thỉ với tôi: “Làm giáo viên con nhé! Tôi chỉ biết mỉm cười và lẳng lặng gật đầu”. Tôi yêu trẻ nhưng nóng tính mà ngành giáo luôn cần sự kiên nhẫn và tôi đã tự nhủ rằng “không bao giờ mình thi sư phạm”. Nhưng rỗi mỗi tiết văn của Cô lại truyền thêm cho tôi cảm hứng. Tôi sẽ đứng trên bục giảng, thổi hồn vào từng câu chữ và học sinh sẽ quý mến tôi như chứng tôi kính trọng, yêu quý Cô bây giờ. Tôi sẽ niềm nở, hài hước và thân thiện giống Cô. Tôi sẽ dạy cho những đứa con thứ hai của tôi không chỉ tri thức mà còn cả cách làm người, cách yêu thương cuộc sống, cách gieo lòng nhân hậu với những con người ra chưa từng biết, chưa từng gặp qua mỗi trang sách giống như Cô dạy chúng tôi trong mỗi tiết học.
Cô Hưng mang dáng dấp của người phụ nữ hiện đại nhưng cũng không quên đi nét truyền thống trong mình. Không phải phóng đại, nhưng Cô là người phụ nữ giỏi việc nước, đảm việt nhà. Cô luôn nhiệt tình tham gia các hoạt động Đoàn trường, nhiều năm đạt danh hiệu Giáo viên xuất sắc. Năm học 2012-2013, lần đầu tiên Cô bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 12 mang lại thành tích rực rỡ như thế: Ba giải nhì, một giải ba và một giải khuyến khích, đứng nhất tỉnh năm đó. Ở nhà, hai con của Cô luôn là những con ngoan trò giỏi. Hai em luôn dạt danh hiệu học sinh giỏi qua từng năm học. Niềm vinh dự hơn cả là con trai Cô từng đạt giải học sinh tỉnh lớp 5. Cô là người giữ lửa và ngọn lửa ấy luôn bùng cháy trong gia đình nhỏ hạnh phúc của Cô.
Tôi đang cảm nhận từng ngày trọn vẹn khi còn là học sinh, khi còn được ngồi trên ghế nhà trường. Và tôi không thể nào quên những kỉ niệm thời áo trắng bên bạn bè, trang sức cùng hình ảnh người Cô miệt mài bên giáo án. Người đã truyền dạy cho tôi bao tri thức, bao ước mơ và hi vọng - Cô Hưng.
Tên của khởi nghĩa | Thời gian | Người lãnh đạo | kết quả | Ý nghĩa |
1.khởi nghĩa Hai Bà Trưng | Năm 40 | Hai Bà Trưng | Thắng lợi | Giành được độc lập |
2.khởi nghĩa Bà Triệu | năm 248 | Bà triệu Thị Trinh | Bị thất bại | làm chính quyền đô hộ lung lay |
3.khởi nhĩa Lý Bí | năm 542 | Lý Bí | giành độc lập | Nước Vaạn Xuân ra đời |
4.khởi nghĩa Mai Thúc Loan | năm 722 | Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế) | Bị đàn áp | Làm chính quyền đô hộ lo sợ |
5.khởi nghĩa Phùng Hưng | năm 776 | Phùng Hưng | Bị đàn áp | Làm chính quyền đô hộ lung lay |
NHỚ K CHO MÌNH NHA XIN CẢM ƠN NHIỀU !
Thời Bắc thuộc có những cuộc khởi nghĩa là:
- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng ( năm 40).
- Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248).
- Khởi nghĩa Lý Bí (năm 542).
- Triệu Quang Phục giành độc lập (năm 550).
- Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722).
- Khởi nghĩa Phùng Hưng (năm 776- 794).
- Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ (năm 905).
- Cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ nhất (năm 930- 931) của Dương Đình Nghệ.
- Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai và chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) củaNgô Quyền.
* Ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa đó:
Đây là những cuộc kháng chiến tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc đã nói lên tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của cha ông trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược các triều đại phong kiến phương Bắc để giành chủ quyền dân tộc và kết thúc bằng chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) đã khẳng định nền độc lập hoàn toàn của dân tộc.
À mk quên , các bạn hãy viết về gia đình nha , mk ko thích viết về bản thân mk đâu
Trong cuộc đời mỗi người, luôn in dấu trong tâm hồn là hình ảnh một người nào đó mà ta rất yêu quý, kính trọng. Với riêng em, người mà em yêu quý nhất đó là người bà kính yêu giống như người mẹ luôn bảo ban, chăm sóc em. Có lẽ bà đã trở thành ngọn lửa sưởi ấm lòng em, là người nuôi dưỡng trong em những ước mơ hi vọng tươi đẹp.
Bà em năm nay đã ngoài 70 tuổi, mái tóc bà bạc phơ như bà tiên. Nước da bà rám nắng bởi thời gian tảo tần nuôi nấng các con, các cháu. Trông bà hiền lành, phúc hậu như bà tiên, luôn ánh lên sự trìu mến với mọi người. Bố mẹ đi làm ở xa, tuy vậy nhưng em lại được bù đắp bởi tình cảm ấm nóng từng chút của bà. Bà luôn quan tâm, bảo ban, ân cần săn sóc em. Bà thuộc hàng ngàn câu ca dao, tục ngữ, đó là nguồn suối trong lành, dịu ngọt hằng đêm bà vẫn dùng để vỗ vể ru hời cho em vào giấc ngủ sâu.
Các bước lm 1 bài văn tự sự là :
- Tìm hiểu đề , tìm ý
- Lập dàn ý
- Viết thành bài văn
- đọc và sửa lỗi sai
Trong văn tự sự thường có ngôi kể thứ nhât và thứ 3 .( Khái nghiệm hok ở lp 6 mk ko nhắc lại nhé !)
Câu 2 : tác dụng : Miêu tả : giúp ng đọc hình dung ra được sự vật , nhân vật trong văn bản tự sự đồng thời làm câu văn trở nên sinh động hơn trong mắt ng đọc
Biểu cảm : bộc lộ tình cảm , cảm xúc sau cái lần đó hoặc sau cái sự việc mà ng kể muốn nói . Giúp bài văn có tính truyền cảm .
=> Tuy nhiên bên cạnh đó chúng ta ko nên lạm dụng wa nếu ko thì nó sẽ trở thành bài văn miêu ta hoặc biểu cảm
các bước làm một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
B1 : Xác định nhân vật và sự việc trong bài
B2 : lựa chọn ngôi kể
B3 : lựa chọn thứ tự kể
B4 : xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm cần thiết trong bài văn
B5 : Viết thành bài
P/S : mk nghĩ z ~~
Thời gian trôi đi nhanh thật đấy, mới ngày nào đó em còn bỡ ngỡ nép sau lưng mẹ đi dự lễ khai giảng năm học mới hồi lớp 1; vậy mà giờ đây em sắp phải nói lời tạm biệt mới mái trường này rồi.
Năm năm trôi qua, rất nhiều kỉ niệm buồn vui lẫn lộn với bạn bè, thầy cô dưới mái trường này. Chúng em không thể đếm được bước chân của thời gian đang trôi, và sợ rằng đến một ngày nào đó chúng em không còn được học ở đây nữa, không được nghe tiếng cô giảng bài, không được nghịch mấy trò mà chỉ có học sinh tiểu học mới làm nữa.j
Khi tiếng ve sắp kêu, mùa hoa phượng nở rực rỡ, bác trống trường nằm im lìm một góc là lúc chúng em phải nói lời tạm biệt với tất cả. Sau khi bước ra khỏi cánh cổng trường ấy, em sẽ bước sang một môi trường học tập mới. Nhưng em không nỡ chia tay, không nỡ xa mọi thứ, vì nó đã quá gần gũi và thân thuộc suốt 5 năm qua.
Mọi thứ kỉ niệm cứ chực trào ra không thể kìm nén được. Em nhớ cách đây 5 năm, cũng vào mùa thu, bạn nào cũng bỡ ngỡ, nhút nhát, khúm núm ngồi một góc lắng nghe tiếng cô giáo hiệu trưởng phát biểu lễ khai giảng. Khi ấy chúng em bước vào lớp 1, và khi ấy, mọi thứ quá xa lạ. Còn bây giờ, khi tất cả đã trở nên thân thiết là lúc chúng em không thể ở lại đây được nữa.
Em sẽ rất nhớ những lần trốn học đi chơi bị cô giáo phạt đứng góc bảng bê chậu nước to dùng. Nhớ những khoảnh khắc cùng lũ bạn leo lên cây phượng hái hoa cho các bạn gái. Nhớ tiếng cô giáo giảng bài còn văng vằng đâu đây nhưng ngày mai em không còn được nghe nữa. Nhớ những mùa hè trước đây, chia tay còn gặp lại nhau nơi đây. Nhưng sau mùa hè nay chúng em có thể sẽ gặp lại nhau nhưng là một nơi khác, một môi trường học tập khác.
Có lẽ bạn nào cũng có cùng tâm trạng với em trước khi sắp phải nói lời tạm biệt đối với nơi này. Sang môi trường mới, em sẽ phải cố gắng rất nhiều, học tập nhiều hơn nữa. Có cơ hội em sẽ trở lại thăm ngôi trường đã trang bị cho em rất nhiều kiến thức, cho em hiểu thế nào là tình bạn, tình thầy trò. Em sẽ luôn khắc ghi những kỉ niệm êm đẹp đó. Mãi nhớ.
Thời gian thấm thoắt thoi đưa. Thế là đã 5 năm rồi. Con vẫn nhớ như in, cũng những ngày hè như thế này, lần đầu tiên con được mẹ đưa đến trường Tiểu học Lê Quý Đôn, vào lớp học dành cho những học sinh vừa tốt nghiệp mẫu giáo. Con đã ấn tượng ngay với sân trường rộng và thư viện thật nhiều sách. Chúng con rụt rè, ngơ ngác trong ngày khai giảng đầu tiên giữa ngôi trường rộng lớn, xa lạ. Nhưng cũng chính ngày đầu tiên đó, ánh mắt trìu mến, thân thương của cácthầy các cô làm cho con cảm thấy gần gũi, tự tin. Miệt mài bao tháng ngày, thầy cô đã dìu dắt chúng con qua từng khó khăn, từng thử thách. Thầy cô đã cầm tay chúng con, uốn từng nét chữ nắn nót đầu đời. Lời thầy giảng dễ hiểu, giọng cô đọc ấm áp. Rồi những lần chúng con bị điểm kém, những lần chúng con nô đùa, nghịch dại khiến thầy cô phải phiền lòng, thầy cô vẫn luôn nhẹ nhàng cổ vũ, động viên. Chúng con cảm nhận được từng ngày, trong từng bài giảng của thầy cô, không chỉ là kiến thức, mà là sự tận tụy, hết lòng vì học sinh thân yêu. Những giải thưởng và những thành tích mà chúng con đạt được, trên hết là công sức, là tấm lòng của các thầy các cô. Từ những con chữ đầu tiên thầy cô truyền dạy, giờ đây chúng con đã có một hành trang kiến thức, tự tin bước tiếp chặng đường dài. Chúng con trân trọng cảm ơn và tri ân các thầy các cô! Lúc này, mỗi giây mỗi phút trôi qua, con đều muốn níu giữ. Năm năm học, mái trường Lê Quý Đôn đã trở nên thân thương quá đỗi, chúng con đã có biết bao kỉ niệm ở nơi đây.
Thầy cô ơi! Chúng con phải xa thầy cô thật sao? Hành trang của chúng con khi bước vào trường cấp hai và trên những chặng đường đời, sẽ là hình ảnh thân thương của các thầy cô giáo. Chúng con sẽ nhớ lắm cái xoa đầu của thầy, nhớ giọng nói trìu mến của cô. Chúng con sẽ nhớ lắm bóng dáng thầy cô trên bục giảng. Chúng con quên sao được những lễ khai giảng rộn ràng, náo nức, những hoạt động ngoại khóa lý thú, hứng khởi. Chúng con quên sao được những tiếng cười, những giọt nước mắt, của bạn bè, thầy cô… Chúng con nhớ lắm, không thể nào quên…
Các bạn học sinh ơi! Có bao điều mới lạ và thú vị vẫn đang chờ chúng mình ở phía trước. Nhưng chúng mình sẽ luôn có trong tim hình ảnh thân thương của các thầy cô và những năm tháng đầu tiên của quãng đời học sinh ở Trường Tiểu học Lê Quý Đôn yêu quý, phải không các bạn?
Chúng con cũng xin gửi lời tri ân tới các bậc phụ huynh, bằng yêu thương và tin tưởng, đã dành cho chúng con những gì tốt đẹp nhất!
Khi hoa phượng nở
Ve kêu râm ran
Tiếng trống vang lên
Năm học kết thúc.
Ngày đầu vào lớp
Lạ lẫm, ngỡ ngàng
Giờ lại xốn xang
Xa thầy, xa bạn.
Khi vào trường mới
Con sẽ không quên
Những bài toán hay
Những con chữ đẹp
Nhớ mãi dáng thầy
Nhớ mãi lời cô
Bao kỷ niệm đẹp
Một thời ấu thơ!
Con kính chúc các thầy cô ở lại mạnh khỏe, vững tay chèo lái con thuyền đến những bến bờ tri thức, chúc các em học sinh khối 1, 2, 3, 4 chăm ngoan, học giỏi, làm rạng danh ngôi trường mang tên nhà bác học hiền tài Lê Quý Đôn.
Không biết tự bao giờ, cùng với bến nước sân đình, cây đa đã trở thành biểu tượng của làng quê đất Việt. Ai đó xa quê hẳn không thể không có những phút nao lòng mỗi khi nhớ về những kỉ niệm bên gốc đa làng. Cây đa đi vào ca dao, trong chuyện cổ tích, trong mỗi khúc dân ca. Quên sao được câu chuyện của bà dưới gốc đa có Thạch Sanh, chú cuội. Nhớ vô cùng điệu lí cây đa người thương ta đã hát. Cây đa bến nước sân đình phải chăng đã trở thành những thiết chế văn hóa không thể thiếu được của làng quê?
Thật vậy, với đặc tính sinh vật của mình, cây đa đã gắn bó sâu sắc với làng. Đa rất dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. Trong bão táp phong ba, trải qua bao thế hệ cây đa vẫn sừng sững tỏa bóng mát giữa trời, ôm cả một góc quê hương. Cành đa vươn đến đâu buông rễ chùm, rễ nổi đến đó. Từ rễ hóa thành thân, để cây đa có thêm nhiều cội. Có cây có tới chín cội lừng lững uy nghiêm cả một góc làng. Những cội đa đó như những cánh tay khổng lồ, cơ bắp cuồn cuộn nâng cả tán cây lên giữa trời xanh.
Ngoài những cội chính ra đó, đa còn có nhiều lá rễ chùm rễ phụ buông lơ lửng lưng trời như tóc ai đang xòa bay trong gió. Trẻ chăn trâu tha hồ ẩn náu trong từng cội đó chơi trò đuổi bắt. Lá đa xanh ngắt bốn mùa chim gọi về làm tổ. Trong vòm lá, chim ríu rít gọi bầy. Dưới gốc đa trẻ nô đùa hò hét. Và kia, con trâu nhà ai đang mơ màng lim dim nằm nhai cỏ để cho lũ chim sáo nhảy nhót cả lên đầu.
Đa không có giá trị kinh tế như các loài cây khác, không có quả thơm như mít như xoài; không có hoa đỏ như gạo, hoa tím như xoan. Đa chỉ có tấm thân lực lưỡng trăm cành hiên ngang và tán lá quanh năm xanh ngát. Đa chỉ có bóng mát cho đời. Đa càng sống lâu càng khỏe chắc kiên cường. Bởi thế giá trị tinh thần của cây đa thật lớn. Đa là cây cao bóng cả của làng. Chim muông tìm đến đa để làm tổ. Người thương lấy gốc đa để làm nơi hò hẹn đợi chờ. Xao xuyến làm sao một đêm trăng, cành đa la đà trước ngõ để cho ai đó ngắm trăng ngơ ngẩn đợi người! Những trưa hạ oi nồng, gốc đa thành nơi dừng chân cho bao lữ khách.
Người làng ra đồng ra bãi gồng gánh trên vai, cả con trâu cái cày cũng lấy gốc đa làm chỗ nghỉ. Quán nước ven đường dưới gốc đa ấy râm ran bao chuyện ở đời. Bát nước chè xanh hay bát vối đặc cùng với ngọn gió mát làng dưới bóng đa rì rào ấy đã xua đi bao gian khó nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh. Cổng làng bên cạnh gốc đa nơi thuở thiếu thời ta chong chong chờ mẹ đi chợ về có gió cành đa vỗ về ôm ấp để đến bây giờ cái cảnh ấy vẫn hoài niệm canh cánh mãi trong ta. Và anh nghệ sĩ góc máy nào gam màu nào để anh có được một tấm ảnh một bức tranh cổng làng ta, mái đình quê ta với gốc đa sần sùi rêu mốc, lá đa xanh ngát đẹp ngời đến thế!
Cây đa đi vào lịch sử mỗi làng. Thời chống Pháp, ngọn đa là nơi treo cờ khởi nghĩa, gốc đa là nơi cất giấu thư từ, tài liệu bí mật. Thời chống Mĩ gốc đa lại là chòi gác máy bay, nơi treo kẻng báo động. Còn mãi trong ta cây đa Tân Trào thủ đô kháng chiến khi xưa. Đa là nỗi kinh hoàng cho lũ giặc, là bình yên cho xóm làng. Phải chăng "thân cây đa" cũng là từ ý nghĩa đó. Đa là một trong những biểu tượng của làng.
Bác Hồ - người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người đã phát động Tết trồng cây và việc trồng cây mỗi mùa xuân đến theo lời Bác dạy là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam chúng ta. Cả cuộc đời Người, Bác đã trồng biết bao cây xanh tạo bóng mát cho đời, trong đó có nhiều cây đa. Tết Kỉ Dậu (1969) Tết cuối cùng của đời người, Người đã kịp trồng cây đa cuối cùng tại xã Vật Lại (Ba Vì). Những cây đa Bác trồng đã vươn cành xanh lá tỏa bóng rợp mát quê hương. Theo chân Bác, cùng với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ, chúng ta hãy trồng thêm nhiều cây đa nữa ở những nơi trung tâm làng xã để cho "cây đa bến nước sân đình" mãi là những tín hiệu bình yên, biểu tượng của một làng quê văn hóa Việt Nam.
"Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu..."
Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy, lòng tôi thấy nao nao buồn. những lời ca gợi cho tôi nhớ về 1 loài hoa tôi yêu quý. Không hiểu sao mỗi lần tưởng tượng về hoa phượng thong đầu tôi lại xuất hiện hàng trăm đốm lửa liên tiếp ấm nóng đến chói chang. Hầu hết những người yêu hoa phượng đều nói: "Nó đẹp vì biết tận hiến hết mình vẻ đẹp". Phượng không đỏ thẫm nghư những như mấy bông hồng kiều diễm. Nó đỏ rực và thậm chí rất tươi. Những cánh hoa lượn theo những đường cong tùy ý, lúc nở, nó túa ra đều như một chiếc chong chóng sắp quay.
Hương phượng thơm thoang thoảng chứ không ngạt ngào như hoa sữa. vì thế thưởng thức hương hoa phượng bao giờ cũng tìm ra được những cảm giác thư thái, an lành. Phượng bắt đầu thắp lửa lúc đầu hè. Bởi thế mà cũng giống mọi người, tôi yêu hoa phượng bởi nó khắc ghi những dấu mốc quan trọng của đời tôi. Phượng nở là dấu ấn của mùa thi. Ở đó, tôi dù thành công hay thất bại nhưng tôi đã có những bài học và tôi vì thế đã trưởng thành. Phượng nở rộ cũng là lúc phải chia tay. Ôi! Chỉ cần nghỉ vậy thôi tôi tôi cũng đã cảm thấy nao lòng. Năm nào cũng vậy, tuy đã thành lệ nhưng không làm sao quên được cảm giác hồi hồi xao xuyến ấy.
Cứ đến đầu tháng năm, khi hoa phượng đang lúc đỏ tươi và bước vào kì thi đẹp nhất thì cũng là lúc tụi học trò chúng tôi lục đục cho những ngày hè sôi động. Tuy những ngày hè vui vẻ đang chực đón chờ, nhưng chúng tôi vẫn thấy buồn lắm lắm. bạn bè cả năm học vui vẻ với nhau vậy mà bây giờ phải tạm xa mấy tháng. Chúng tôi buồn thậm chí có bạn còn phát khóc khi phải trải qua những lần như thế. Hoa phượng đẹp và tất nhiên nó sẽ mãi là biểu tượng cho tuổi học trò. Hoa phượng rất giống lũ học trò nhỏ chúng tôi bởi nó cũng ngây thơ và cũng sống hết mình 1 cách thủy chung bằng tấm lòng son đỏ. Dưới mái trường cấp 1 thân yêu, không phải ai hết mà chính là hàng phượng đã chứng kiến lũ học trò chúng tôi lần lượt trưởng thành.
Giờ đây khi đã chia xa, tôi nhớ đến nao lòng hàng phượng, nnhớ những bông hoa đỏ khắc ghi bao kỉ niệm học trò nhất là những kỉ niệm của năm học lớp 5. Ở ngôi trường mới của chúng tôi, hàng phượng mới trồng chưa kịp trổ hoa. Hoa phượng không biết tự lúc nào đã trở thành 1 phần máu thịt của tôi. Nó là tình yêu của tôi, là nỗi nhớ mà tôi đã dành trọn cho 1 thời học trò đầy cảm xúc
MIK tự làm đó, ngôid gõ MT mỏi cả tay!!! hehe
Huỳnh Thu Trang
Con người không thể thiếu đức tính kiên trì và ý chí nghị lực nếu muốn thành công trong cuộc sống. Câu tục ngữ “Có chí thì nên” mà ông cha ta truyền lại đã khẳng định điều đó. “Chí” là hoài bão, lý tưởng tốt đẹp, là ý chí, nghị lực và sự kiên trì. “Nên” là sự thành công trong mọi việc. “Có chí thì nên” khẳng định vai trò và ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống. Khi ta làm bất cứ việc gì, nếu có ý chí, nghị lực và sự kiên trì thì chúng ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại để đi đến thành công bởi vì tất cả những thành công đều phải trải qua quá trình rèn luyện lâu dài. Tính kiên trì sẽ giúp chúng ta không nản chí trước những thất bại và biết rút kinh nghiệm từ những thất bại đó để làm nên thành công sau này. Nếu chỉ có một lần thất bại đã nản lòng, nhụt chí thì chúng ta sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu của mình. Tóm lại, mỗi học sinh nên hiểu được lợi ích của đức tính kiên trì và bắt đầu rèn luyện ý chí, nghị lực ngay từ những việc nhỏ trong học tập để sau này trở thành những người có ích cho xã hội.
Trong cuộc sống không có một thành công nào có được mà không trải qua bao gian lao, thử thách. Không một chiến thắng nào giành được mà không phải khó khăn. Con người có kiên trì thì sẽ làm nên thắng lợi. Bởi vậy tục ngữ có câu “Có chí thì nên”.Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng hàm chứa ý nghĩa thật lớn. Chí chính là nghị lực, ý chí của mỗi con người, nó giúp con người đi đến thành công. Ý chí rất quan trọng trong cuộc đời ta, ý chí giúp con người vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để đạt được ý nguyện. Có tài năng mà không có ý chí thì cũng khó làm nên việc lớn, có tài mà ngại khó ngại khổ thì cũng không thể đi đến đích, không dễ gì gặt hái thành công.Ngại khó, ngại khổ nghĩa là không có ý chí. Thực tế cuộc sống cho thấy biết bao thanh niên không có ý chí đã trở thành hư hỏng, cuộc sống của họ chẳng có ý nghĩa gì, họ là mối lo của gia đình, xã hội. Cuộc đời của những người không ý chí sẽ tẻ nhạt và đơn điệu biết bao, còn những ai có ý chí thì sẽ đem lại những thành quả tốt đẹp.Nói tóm lại, tục ngữ “Có chí thì nên” là lời khuyên sâu sắc giúp con người thấy được giá trị của ý chí, nghi lực. Không có tinh thần vượt khó thì làm sao có thể làm chủ cuộc đời, có được tương lai tươi sáng. Ý chí sẽ giúp ta vượt qua mọi trở ngại trong học tập cũng như trong cuộc sống.