K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 3 2017
1) Làm rõ được nội dung câu thơ của Bác Hồ. 2) Phân tích làm rõ được việc làm và quyết tâm của bạn học sinh lớp 6 đã hiểu và làm theo lời Bác dạy trong công việc cụ thể của mình : - Luyện chữ đẹp. -Học giỏi - Có ý chí, quyết tâm cao, vượt qua điều kiện khó khăn đặc biệt là vượt qua chính bản thân mình để đạt được ước mơ, mục đích tốt đẹp của mình của cha mẹ thầy cô và mọi người. 3) Liên hệ với bản thân.
11 tháng 2 2018

hư cấu\(ℚ\)

16 tháng 3 2018

tuyệt quá !! hihihi

2 tháng 5 2022

  Tham khảo :

 Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài của Cách mạng Việt Nam, người Bác kính yêu của lớp lớp các thế hệ thanh niên Việt Nam từng căn dặn những người cháu thân yêu:

'' Không có việc gì khó 

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên .''

    Lời thơ của Bác vô cùng giản dị, dễ hiểu, giống như những lời nói thường ngày: Không có việc gì khó khăn, chỉ sợ ta không có ý chí, lòng kiên trì, sự nhẫn nại; công việc dù gian nan đến đâu, chỉ cần ta quyết chí thì ắt sẽ thành công. Hình ảnh “đào núi và lấp biển” chỉ là hình ảnh mang tính ước lệ, khái quát tượng trưng cho những công việc phi thường tưởng chừng khó thực hiện được. Bài thơ của Bác đã phản ánh một chân lí giàu tinh thần nhân văn: nếu có ý chí, sự nỗ lực con người nhất định sẽ đạt được ước mơ. Chân lí ấy giản dị biết bao và cũng có biết bao con người trên thế gian này đã mang hết sức lực của mình để chứng minh cho điều đó. Những câu thơ của Người đã nêu lên một chân lí trong cuộc sống: Nếu có ý chí, quyết tâm thì dù công việc khó khăn đến đâu cũng có thể vượt qua. Chân lí đó đã được hiện thực cuộc sống khẳng định và chứng minh.

    Vợ chồng nhà bác học người Pháp Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri, họ đã kì công trong bốn năm trời lọc đi lọc lại tám lần bã quặng để tìm được một phần mười gam chất phóng xạ Radium. Thế mới biết muốn tìm ra một nguyên tố hóa học cũng đòi hỏi sự bền bỉ, kiên trì mãnh liệt. Ca sĩ Ô-pê-ra nổi tiếng En-ri-cô Ca-xu-rô từng bị thầy giáo chê là thiếu chất giọng và không thể nào hát được. Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh đứng thứ 15 trong số 22 học sinh về môn Hóa…

     Ở Việt Nam ta, không ai không biết đến tấm gương đầy nghị lực của thầy Nguyễn Ngọc Kí. Thuở nhỏ, thầy bị liệt cả hai tay không viết được, Trải qua bao đau đớn, bao khó khăn, chật vật của những lần bị chuột rút cuối cùng thầy đã có thể viết chữ bằng chân. Không những thế, chữ của thầy còn rất đẹp. Sau này, thầy trở thành người Nhà giáo ưu tú được nhiều thế hệ học sinh yêu mến, cảm phục. Thầy thực sự là một tấm gương lớn cho thế hệ thanh niên Việt Nam. Tiếp sau thầy Nguyễn Ngọc Kí còn có nhà nhà văn Mai Xuân Thưởng. Trong một vụ tai nạn giao thông, anh đã bị mất hai cách tay nhưng vượt lên trên những mặc cảm, những khổ đau anh đã tự học rồi trở thành một nhà văn. Trong lao động sản xuất, ta có thể kể đến tấm gương của những bác Lương Định Của, bác sĩ Đặng Vặn Ngữ, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch,… Bác Lương Định Của là một nhà bác học nghiên cứu về nông nghiệp. Để tạo một giống lúa mới có năng suất cao; có khả năng chống rầy tốt, bác phải làm việc vô cùng vất vả, khó nhọc. Hằng ngày từ tờ mờ đất, bác đã ra ruộng lội bì bõm nghiên cứu, thử nghiệm đến tối mịt mới về. Qua nhiều vụ lúa dày công, một giống lúa mới được tạo lập đáp ứng tốt yêu cầu của tình hình đất nước đã ghi cống sự kiên nhẫn, bền bỉ của bác trong nỗ lực đem lại sự no ấm cho cuộc đời,…

    Còn nhiều hơn nữa những con người thành công, vượt qua mọi khó khăn gian khổ bằng khả năng của bản thân. Những nghị lực phi thường đó sẽ được đời sau tồn vinh. Còn với thế hệ chúng em, những tấm gương đó đã và đang động viên chúng em vượt qua khó khăn đồng thời tận dụng những thuận lợi của hoàn cảnh để cố gắng nỗ lực đạt được những thành tích tốt nhất trong học tập, sáng tạo.

2 tháng 5 2022

tk

 Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài của Cách mạng Việt Nam, người Bác kính yêu của lớp lớp các thế hệ thanh niên Việt Nam từng căn dặn những người cháu thân yêu:

'' Không có việc gì khó 

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên .''

    Lời thơ của Bác vô cùng giản dị, dễ hiểu, giống như những lời nói thường ngày: Không có việc gì khó khăn, chỉ sợ ta không có ý chí, lòng kiên trì, sự nhẫn nại; công việc dù gian nan đến đâu, chỉ cần ta quyết chí thì ắt sẽ thành công. Hình ảnh “đào núi và lấp biển” chỉ là hình ảnh mang tính ước lệ, khái quát tượng trưng cho những công việc phi thường tưởng chừng khó thực hiện được. Bài thơ của Bác đã phản ánh một chân lí giàu tinh thần nhân văn: nếu có ý chí, sự nỗ lực con người nhất định sẽ đạt được ước mơ. Chân lí ấy giản dị biết bao và cũng có biết bao con người trên thế gian này đã mang hết sức lực của mình để chứng minh cho điều đó. Những câu thơ của Người đã nêu lên một chân lí trong cuộc sống: Nếu có ý chí, quyết tâm thì dù công việc khó khăn đến đâu cũng có thể vượt qua. Chân lí đó đã được hiện thực cuộc sống khẳng định và chứng minh.

    Vợ chồng nhà bác học người Pháp Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri, họ đã kì công trong bốn năm trời lọc đi lọc lại tám lần bã quặng để tìm được một phần mười gam chất phóng xạ Radium. Thế mới biết muốn tìm ra một nguyên tố hóa học cũng đòi hỏi sự bền bỉ, kiên trì mãnh liệt. Ca sĩ Ô-pê-ra nổi tiếng En-ri-cô Ca-xu-rô từng bị thầy giáo chê là thiếu chất giọng và không thể nào hát được. Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh đứng thứ 15 trong số 22 học sinh về môn Hóa…

     Ở Việt Nam ta, không ai không biết đến tấm gương đầy nghị lực của thầy Nguyễn Ngọc Kí. Thuở nhỏ, thầy bị liệt cả hai tay không viết được, Trải qua bao đau đớn, bao khó khăn, chật vật của những lần bị chuột rút cuối cùng thầy đã có thể viết chữ bằng chân. Không những thế, chữ của thầy còn rất đẹp. Sau này, thầy trở thành người Nhà giáo ưu tú được nhiều thế hệ học sinh yêu mến, cảm phục. Thầy thực sự là một tấm gương lớn cho thế hệ thanh niên Việt Nam. Tiếp sau thầy Nguyễn Ngọc Kí còn có nhà nhà văn Mai Xuân Thưởng. Trong một vụ tai nạn giao thông, anh đã bị mất hai cách tay nhưng vượt lên trên những mặc cảm, những khổ đau anh đã tự học rồi trở thành một nhà văn. Trong lao động sản xuất, ta có thể kể đến tấm gương của những bác Lương Định Của, bác sĩ Đặng Vặn Ngữ, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch,… Bác Lương Định Của là một nhà bác học nghiên cứu về nông nghiệp. Để tạo một giống lúa mới có năng suất cao; có khả năng chống rầy tốt, bác phải làm việc vô cùng vất vả, khó nhọc. Hằng ngày từ tờ mờ đất, bác đã ra ruộng lội bì bõm nghiên cứu, thử nghiệm đến tối mịt mới về. Qua nhiều vụ lúa dày công, một giống lúa mới được tạo lập đáp ứng tốt yêu cầu của tình hình đất nước đã ghi cống sự kiên nhẫn, bền bỉ của bác trong nỗ lực đem lại sự no ấm cho cuộc đời,…

    Còn nhiều hơn nữa những con người thành công, vượt qua mọi khó khăn gian khổ bằng khả năng của bản thân. Những nghị lực phi thường đó sẽ được đời sau tồn vinh. Còn với thế hệ chúng em, những tấm gương đó đã và đang động viên chúng em vượt qua khó khăn đồng thời tận dụng những thuận lợi của hoàn cảnh để cố gắng nỗ lực đạt được những thành tích tốt nhất trong học tập, sáng tạo.

20 tháng 1 2022

Ý chí, nghị lực, lòng kiên nhẫn, sự bền bí đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định thành bại của mỗi công việc nói riêng và cả sự nghiệp của mỗi con người nói chung. Có mục đích đúng đắn là chưa đủ, cần phải có lòng kiên trì, nhẫn nại và một phương pháp làm việc năng động và sáng tạo thì chúng ta mới có thể biến ước mơ thành hiện thực.

-> Lời khuyên của Bác Hổ với thanh niên là lời cổ vũ, thúc giục thanh thiếu niên trên con đường phấn đấu xây dựng cuộc sống tốt đẹp.

 

Đối với thanh niên nước nhà Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của thanh niên tròn chiến đấu cũng như trong hòa bình. Trong một lần đến thăm một tiểu đội thanh niên xung phong bác đã tặng cho thanh niên một bài thơ tứ tuyệt hoàn chỉnh:

“Không có việc gì khó
Chỉ sợ long không bền
Đào núi va lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”

Qua đoạn thơ Bác muốn nhắn nhủ với thanh niên rằng việc gì khó mấy cũng làm được chỉ cần quyết chí bền lòng

Câu thơ đầu tiên bác đã khẳng định trên đời này không có việc gì là khó cả. Câu thơ tứ hai hô ứng nhấn mạnh mọi khó khăn trên đới sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng chỉ cần chúng ta có quyết tâm. Không có việc gì khó chỉ sợ chúng ta không có ý chí lòng kiên trì,sự nhẫn nại công việc dù có gian nan đến đâu thì chỉ cần ta quyết chí thì ắt sẽ thành công. Lời thơ của Bác vô cùng giản dị dễ hiểu giống như cuộc sống hàng ngày của nhân dân ta. Chủ đề xuyên suốt tòn bài thơ đó chính là nếu có ý chí quyết tâm thì dù có khó khăn gì cũng có thể vượt qua được. Hình ảnh đào núi và lấp biển là một hình ảnh mang tính ước lệ khái quát tượng trưng cho những công việc phi thường tưởng chừng khó thực hiện được. Bài thơ của Bác đã phản ánh một chân lí giàu tinh thần nhân văn: nếu có ý chí, sự nỗ lực con người nhất định sẽ đạt được ước mơ. Chân lí ấy giản dị biết bao và cũng có biết bao con người trên thế gian này đã mang hết sức lực của mình để chứng minh cho điều đó.

Lịch sử nhân loại ta đã có rất nhiều câu chuyện tấm gương nêu cao tinh thần ý chí quyết tâm vươn lên khó khăn không ngại gian khổ của rất nhiều thế hệ lịch sử và nó ngày càng được tôi luyện dần theo thời gian. Đó là câu chuyện của chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành từ khi mới hai mươi tuổi đã ti ra nước ngoài để tìm đường cứu nước. Chàng thanh nước đó đã phải chịu tất nhiều những khó khăn gian khổ và nhiều lúc tưởng chừng như có thể cận kề với cái chết. Đó còn là quảng thời gian có thể coi là khổ cực nhất của Bác là khi bị quân Tưởng Giới Thạch bắt giam trong nhà tù Trung Quốc.

Vậy làm người thanh niên ấy không báo giờ bỏ cuộc không bao giờ lùi bước mà luôn vươn lên không ngại gian khó tù đầy. Đó là một biểu tượng cao cả nhất mà thanh niên chúng ta cần phải học tập noi theo. Đó càn là câu chuyện của anh chàng Nguyễn Ngọc Kí bị cụt hai tay tưởng chừng như là người vô dụng tàn tật không thể làm được gì. Và hiển nhiên việc viết đối với anh là một điêu không thể. Vậy mà mặc kệ tất cả những lời trêu chọc của bạn bè bỏ qua những cơn chuột rút đau đến quặn lòng ,Nguyễn Ngọc Kí vẫn đi học vẫn viết bằng chân,đó là một sự phi thường mà có lẽ khó ai có được ý chí như chàng trai ấy. Cuối cùng chàng thanh niên ấy đã thành công đã được công nhận đã là người có ích cho đất nước. Có lẽ ta cũng chưa quên được chàng trai Níc Vujjicic không chân không tay . Đối với chúng ta như thế có thể được coi là tàn phế không thể làm được gì . Vậy mà anh ấy đã chứng minh cho cả thế giới rằng anh ấy cũng có thể làm được mọi thứ như người bình thường và có thể làm được tốt hơn rất nhiều lần. Anh đã trở thành một hiện tượng của thế giới khi bằng chính sức mạnh của mình anh đã trở thành một người thành đạt,anh có công ty riêng anh đã có sự nghiệp của riêng mình. Không những thế anh còn đi khắp thế giới để nói cho mọi người biết anh đã thành công như thế nào anh đã đứng lên ra sao.

Và còn rất nhiều những tấm gương khác trên thế giới đã trở thành tấm gương để chúng ta học tập và noi theo. Họ bằng chính sức lực của mình đã vượt qua tất cả mọi khó khăn của cuộc sống để rồi được xã hội tôn vinh công nhận. Những trường hợp kể trên chỉ là một số trong vô vàn những tấm gương đầy nghị lực trong cuộc sống mà chúng ta không thể kể hết được. Còn nhiều hơn nữa những con người thành công, vượt qua mọi khó khăn gian khổ bằng khả năng của bản thân. Những nghị lực phi thường đó sẽ được đời sau tôn vinh. Còn với thế hệ chúng em, những tấm gương đó đã và đang động viên chúng em vượt qua khó khăn đồng thời tận dụng những thuận lợi của hoàn cảnh để cố gắng nỗ lực đạt được những thành tích tốt nhất trong học tập, sáng tạo.

Bên cạnh những thanh niên có ý thức có tinh thần vươn lên thì ta cũng cần phải nhìn nhận lại một bộ phận thanh niên đang xuống dốc, với nhiều nguyên nhân, lực lượng thanh niên cũng đã bộc lộ những hạn chế làm cho những thế hệ cha anh phải quan tâm lo lắng, đó là tình trạng “Một bộ phận thanh niên sống thiêu lí tưởng giảm sút niềm tin ít quan tâm đến tình hình đất nước thiếu ý thức chấp hành pháp luật sống thực dụng xa rời truyền thống văn hóa dân tộc”.

Tuy nhiên ta cũng phải hiểu lời khuyên của Bác một cách đúng đắn và thiết thực. Quyết tâm ý chí của ta phải đi đôi với hành động chứ không được quết tâm suông mà có thể làm nên những sự nghiệp lớn. Và những ước mơ khát vọng của chúng ta cũng phải phù hợp với điều kiện thực tế hoàn cảnh chủ quan khách quan và những tiền đề vật chất nhất định nếu không chúng ta sẽ trở thành những người phiêu lưu mạo hiểm những kẻ mơ mộng hão huyền và hiển nhiên thành công sẽ không bao giờ có được điều mong muốn.

Hiểu được sâu sắc như thế ta càng thấm nhuần lời dạy của Bác. Từ đó người thanh niên phải tự vươn lên, phấn đấu, rèn luyện để thật sự là những người chủ của đất nước, là đội quân chủ lực của cách mạng nước nhà. Là một học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường em nguyện sẽ cố gắng học thật giỏi để xứng đáng với bài thơ bác dặn

16 tháng 3 2018

tui nghĩ là ;

ko có cái j chúng ta ko làm nên cả nhưng chỉ sợ lòng ta ko đủ kiên nhẫn làm. Đó là thơ thể hiện điều đó cho chúng ta thấy . Và chúng ta hãy cố gắng cho mọi việc mà ko sợ khổ khó khăn. ( việc hok chúng cùng cố gắng để có tương lai sáng )

:3

13 tháng 3 2019

khó quá ><

13 tháng 3 2019

.  _  . ai giúp gái lớp 4 vúi con cò ..............

quả mơ..............

bài 1:Tìm và nêu tác dụng của 1 biện pháp tu từ trong các ví dụ sau:a,      Không có việc gì khó          Chỉ sợ lòng không bền          Đào núi và lấp biển         Quyết chí ắt làm nên                           (Hồ Chí Minh)b,    Bác đã lên đường theo tổ tiên       Mác-Lê nin,thế giới người hiền       Áng hào quang đỏ thêm sông núi       Dắt chúng con cùng nhau tiến lên                          ( Hồ Chí Minh )c,        Nòi tre đâu chịu...
Đọc tiếp

bài 1:Tìm và nêu tác dụng của 1 biện pháp tu từ trong các ví dụ sau:

a,      Không có việc gì khó 

         Chỉ sợ lòng không bền 

         Đào núi và lấp biển

         Quyết chí ắt làm nên 

                          (Hồ Chí Minh)

b,    Bác đã lên đường theo tổ tiên

       Mác-Lê nin,thế giới người hiền

       Áng hào quang đỏ thêm sông núi

       Dắt chúng con cùng nhau tiến lên

                          ( Hồ Chí Minh )

c,        Nòi tre đâu chịu mọc cong

    Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường 

           Lưng trần phơi nắng phơi sương

     Có manh áo cộc tre nhường cho con  

                                 ( Nguyễn Duy, Tre Việt Nam )

Giúp em với ạ.Mai đi học

 

        

          

           

1
31 tháng 7 2021

a, BPTT: Ẩn dụ (dời núi và lấp biển)

Tác dụng: Cho thấy khi ta quyết tâm thì việc gì cũng làm được, kể cả việc đó có khó, có gian nan đến đâu

b, BPTT: Ẩn dụ

Tác dụng: Ý nói việc Bác mất nhưng những gì người để lại cho dân tộc trở thành ánh sáng dẫn dắt mọi người tiến lên

c, 

Em tham khảo:

Nhân hóa+So sánh+Ẩn dụ

+So sánh:"như chông"

+Nhân hóa:"lưng trần phơi nắng.."

+Ẩn dụ: Mượn hình ảnh cây tre để nói đến con người Việt Nam

Tác dụng: Biểu hiện cây tre là của con người Việt Nam,tre cũng kiên cường, bất khuất như chính con người Việt Nam vậy.

23 tháng 2 2018

- Điểm giống nhau: Cả hai câu tục ngữ và bài thơ đều có ý khuyên răn con người phải bền lòng, không được nản chí trước khó khăn của công việc và hoàn cảnh.

- Điểm khác nhau:

- Có chí thì nên thiên về khẳng định quyết tâm của con người.

- Có công mài sắt có ngày nên kim thiên về nói đến sự cần mẫn, kiên trì trong công việc.

- Bài thơ có hai ý:

    + Ý thứ nhất: Nếu không bền lòng thì sẽ không làm được việc gì.

    + Ý thứ hai: Khẳng định sức mạnh lớn lao của ý chí và quyết tâm

22 tháng 3 2021

Mỗi con người,để có được sự thành công thì đểu phải có lòng quyết tâm,tinh thần vượt khó khăn vàn gian lao.Từng thành quả mà chúng ta có được ngày hôm nay đều là nhờ sự cố gắng,nỗ lực và biết bao nhiêu gian nan và cực khổ của thế hệ trước mang lại cho chúng ta.Bác hồ cũng đã từng có bài thơ : 

"Không có việc gì khó

 Chỉ sợ lòng không bền 

Đào núi và lấp biển 

 Quyết chí ắt làm nên."

Thơ của bác Hồ vẫn luôn như vậy,mỗi từ,mỗi câu của bác đều thật giản dị ,ngắn gọn và dễ hiểu.Thế nhưng ẩn chứa trong những dòng thơ của bác chính là những bài học,những kinh nghiệm và những thứ tốt đẹp mà người muốn dạy bảo,truyền đạt đến chúng ta.Và ở bày thơ này,chỉ bằng những câu thơ ngắn bgủi và gần gũi.Bác đã đem đến cho chúng ta một chân lý trong cuộc sống này .Đó chính là trong cuộc sống của chúng ta,không có công việc nào khó khăn đến mức chúng ta không thể làm được cả,chỉ sợ là lòng ta không đủ kiên định,chỉ sợ là ta rụt rè,sợ hãi mà bỏ qua mất đi cơ hội để thực hiện nó mà thôi 

Trong bài thơ ,Bác còn đưa vào hình ảnh của công việc rất phi thường như "đào núi và lấp biển" ,công việc mà tưởng như rất khó để thực hiện nhưng vẫn sẽ là có thể nếu chúng ta đủ kiên trì,đủ nỗ lực và cố gắng thì sẽ hoà thành được.Đó là một chân lý hết sức giản dị và mang tính nhân văn,chỉ cần tin vào bản thân,chỉ cần ta đủ nỗ lực thì cảnh cổng của thành công sẽ hé rộng chào đón ta. 

Trong cuộc sống hằng ngày,chắc có lẽ,chúng ta đã gặp được rất nhiều tấm gương đáng kính và đáng ngưỡng mộ về sự kiên trì,sự bền bỉ và sẵn sàng vượt qua gian nan ,thử thách 

Như những học sinh nghèo vượt khó hay những người nổi tiếng của nước ta như thầy Nguyễn Ngọc Kí,bác Lương Đình Của hay Nick Vuijic nổi tiếng cả thế giới.Họ là những người sẵn sàng vượt qua những khó khăn,vận mệnh mà người ta vẫn gọi là ông trời sắp đặt.Hok vượt qua giới hạn của bản thân,với nghị lực phi thường và ý chí bền bỉ qua từng tháng năm .

Và cả là chúng ta - những thế hệ tương lai của đất nước ,cũng đã và đang cố gắng,vượt qua những khó khăn,rào cản trước mắt để tiến mình đến với mơ ước và hoài bão của bản thân .Và cố gắng tận dụng những khó khăn.nhưng bất lợi của bản thân thành những điều kiện ,để rèn dũa nên ý chí,để nổ lực hơn nữa ,tiến tới ước mơ của chính bản thân và làm giàu .đẹp thêm cho xã hội 

Bốn câu thơ trên thật ngắn gọn nhưng cũng thật là quý báu,nó dạy cho chúng em rất nhiều điều.Dạy cho chúng em một chân lý đúng đắn và nổ lực hướng tới nó.Để hôm nay rồi mai sau nữa,chúng em sẽ hành động như vậy,sẽ cố gắng thật nhiều để không phụ lời dạy và mong mỏi của bác .để trở thành người có ích hơn cho xã hội và đưa đất nước lên một tầm cao mới,khiến cho mỗi con người Việt Nam đều trở nên tốt đẹp hơn,có cuộc sống ấm no,hạnh phúc 

6 tháng 1 2022

Tham khảo!

I. Mở bài

Dẫn dắt để giới thiệu đến câu nói cần chứng minh:

“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”

II. Thân bài

1. Giải thích

- “Đào núi và lấp biển”: Đây là cách nói ẩn dụ cho những điều lớn lao, khó khăn tưởng chừng như khó có thể đạt được.

 

- Ý nghĩa bài thơ: Sự khẳng định một chân lý sống trong cuộc đời. Mọi điều dù có khó khăn đến đâu đều có thể hoàn thành chỉ cần con người ta có ý chí quyết tâm vượt qua nó.

2. Chứng minh

- Những khó khăn trong cuộc sống không phải là những rào cản mà là phương thức giúp ta học cách giải quyết vượt qua, khi ấy nó sẽ trở thành bước đệm đưa ta chinh phục những chân trời mới.

- Mọi khó khăn sẽ chỉ được vượt qua nếu nó được xây đắp bởi lòng kiên trì, sự bền bỉ của một ý chí quyết tâm.

- Ta không thể trông chờ vào một kỳ tích xuất hiện như há miệng chờ sung. Khó khăn chỉ có thể vượt qua khi ta có động lực phấn đấu không ngừng nghỉ.

- Dẫn chứng: Hồ Chí Minh, Thomas Edison…

III. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề, liên hệ bản thân.