hãy viết văn nghị luận theo chủ đề sau:
a) Điều ta chưa biết như 1 giọt nước, điều ta chưa biết như 1 đại dương. Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
b) Học mà không nghỉ thì phí công.
c) Chứng minh rằng: Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
MỌI NGƯỜI ƠI GIÚP MÌNH VS
HELP MEEE
Rừng được ví như lá phổi xanh của con người. Chính vì vậy, bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Rừng là nơi cây xanh phát triển. Như ta đã biết, cây xanh khi quang hợp sẽ tiếp nhận khí các-bo-níc và thải ra khí ô-xi – rất cần thiết cho quá trình hô hấp của con người nói riêng và nhiều loài động vật trên thế giới nói chung.
Nhờ cây xanh mà bầu không khí trở nên trong lành, giảm thiểu những tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, … góp phần phòng chống thiên tai, bão lũ vốn gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Không những thế, rừng còn được trồng vì mục đích phát triển kinh tế. Rừng là nguồn cung cấp gỗ cho các nhà máy sản xuất đồ nội thất, làm giấy,… Rừng cũng là nơi cư trú của nhiều loại động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng: hổ, khỉ, hươu, … Nhờ có rừng, hệ sinh thái được cân bằng.
Chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống
Tuy nhiên, dù vai trò quan trọng của rừng nhưng nạn khai thác rừng vẫn diễn ra từng ngày. Chỉ vì cái lợi trước mắt, họ bỏ qua những lợi ích lâu dài mà rừng đem lại. Rừng đầu nguồn bị chặt phá làm cho lũ lụt xảy ra triền miên, làm xói mòn đất đai, nhiều người mất của cải và thậm chí là thiệt mạng. Nhiều cây quý hiếm trong rừng bị chặt phá khiến cho nhiều loài động vật bị mất đi nơi trú ngụ của mình. Nạn đốt rừng làm nương rẫy cũng làm cho diện tích rừng suy giảm nghiêm trọng.
Để bảo vệ rừng, chúng ta cần có những hành động thiết thực ngay từ bây giờ. Cần tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ rừng. Những vùng thường hay xảy ra thiên tai, bão lũ cần trồng rừng đầu nguồn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tích cực trồng cây phủ xanh đồi trọc. Đối với nạn phá rừng, Nhà nước cần có những chính sách chặt chẽ cũng như biện pháp xử lí nghiêm minh nhằm răn đe mọi người.
Bảo vệ rừng không phải là vấn đề của riêng ai. Vì sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội, chúng ta hãy cùng chung tay góp sức bảo vệ rừng!
Khổng Tử, sống vào khoảng năm 551 – 479 trước công nguyên, sinh ra ở nước Đại Lỗ vào thời Xuân Thu. Tên của ông là Khâu, tự là Trọng Ni (danh tự trong văn hóa Trung Quốc là một cái tên được dùng sau này trong cuộc sống thay cho tên thật).
Khổng Tử được xem là một trong số các học giả nổi bật ở Đại Lỗ. Ông đi chu du khắp nước qua tất cả các quốc gia giảng về giá trị đạo đức, như các khái niệm về luân lý, tư tưởng, chủ trương chính trị, và tu dưỡng phẩm hạnh, cũng như các khái niệm về lý tưởng và văn hóa của thời đại ông.
Người ta nói rằng tiêu chuẩn tối cao của Khổng Tử là “Nhân từ.” Các học trò của ông kể rằng lời giảng của ông xoay quanh “trung thành và cân nhắc đến người khác.”
Khổng Tử giảng về đạo “Trung Dung”, được kết tập ở một trong bốn tác phẩm cổ xưa của Nho giáo, còn được gọi là Tứ Thư, và được xuất bản vào năm 1190 bởi Chu Hy.
Những người tu luyện biết rằng để đề cao tâm tính (đạo đức của con người và hành xử có đạo lý), người ta nên hành xử cho tốt và trở thành một người tốt. Nhưng điều này còn có hàm ý mở rộng hơn, đó là chuyển đổi thành một người tốt hơn và đề cao tiêu chuẩn đạo đức của người ta vượt trên tiêu chuẩn chung của nhân loại.
Vì thế, tiêu chuẩn gì của nhân loại được Thần cấp cho? Đó là những tiêu chuẩn gì? Những lời giảng dưới đây của Không Tử có thể khai mở tâm của chúng ta.
Theo Luận Ngữ của Khổng Tử, được cho là đoạn thoại làm sáng tỏ những lời giảng và hành vi của ông, Khổng Tử giảng:
“Học mà không nghĩ thì phí công, nghĩ mà không học thì gian nan vất vả.”
Bằng những lời này, Khổng Tử diễn giải rằng nếu một người học mà không suy nghĩ, người đó sẽ không hiểu, và rằng nếu người ta nghĩ nhưng không học, người ta sẽ nghi hoặc.
Khi một người học, anh ấy có thể ghi nhớ và sau đó nhớ ra điều mà anh ta đã học được. Nhưng thường anh ta chỉ hiểu những tư tưởng trên bề mặt mà không phải những hàm ý sâu bên trong đang được truyền tải. Nhiều người không liên hệ cái mà họ học với thực tế, nó có nghĩa là họ đọc nó nhưng không áp dụng điều học đọc. Do vậy, việc học tập trở thành hời hợt. Chúng ta có thể mô tả nó như “tiếp thu thông tin nhưng không tiêu hóa nó.” Anh ta sẽ biết những điều cơ bản nhưng không thể đưa vào thực hành cái mà anh ta đã học. Anh ta chỉ học một cách máy móc, chứ không xử lý điều mà anh ta đã học được.
Bởi vì khoa học hiện đã là rất máy móc và hời hợt, nó ngăn cản người ta hiểu được nội dung thâm sâu trừ khi người ta tu luyện tâm tính và tu dưỡng bản thân. Khoa học hiện đại hạn chế tu duy của con người. Do đó họ nên chú ý tới cách học tập và hiểu được điểm mạnh và yếu để tránh trở thành máy tính hóa, cơ giới hóa, và tuyến tính hóa.
Nói cách khác, Khổng Tử khuyên rằng nếu người ta hầu như chỉ nghĩ mà không học, người ta sẽ trở nên nghi hoặc và người ta không đề cao được bản thân. Tất nhiên, một minh sư đóng một vai trò quan trọng khi chỉ dẫn các học trò. Thật sự là rất khó để tìm một Sư Phụ mà có trí huệ. Do đó, khi người ta tìm thấy một Sư Phụ như thế, người ta không nên lười biếng mà nên tranh thủ thời gian, nhận thức được cơ hội trân quý, và học tập chăm chỉ, làm theo những chỉ dẫn của Sư Phụ, và làm tốt hơn cho đến khi thành công.
Tu luyện là khác biệt với hành xử của nhân loại. Quá trình tu luyện là hoàn toàn khác với học tập kiến thức của nhân loại, đó là tu thân dưỡng tính hay tu dưỡng bản thân.
Tiêu chuẩn của một người tu luyện là cao hơn, và lý do thì rất là tinh thâm. Chỉ có những người tu luyện có thể hiểu được khái niệm này khi họ tu luyện một cách tinh tấn.