K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Chủ ngữ là bộ phận thứ nhất trong câu, nêu người hay sự vật làm chủ sự việc. Phần lớn danh từ và đại từ giữ chức vị là chủ ngữ trong câu, các loại từ khác, đặc biệt là tính từ và động từ (gọi chung là thuật từ) cũng có khi làm chủ ngữ. Trong trường hợp này, tính từ và động từ được hiểu như một danh từ. Chủ ngữ có thể dùng trả lời câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì? Việc gì? Sự vật gì?, v.v..

13 tháng 8 2021

Chủ ngữ là bộ phận thứ nhất trong câu, nêu người hay sự vật làm chủ sự việc. Phần lớn danh từ và đại từ giữ chức vị là chủ ngữ trong câu, các loại từ khác, đặc biệt là tính từ và động từ (gọi chung là thuật từ) cũng có khi làm chủ ngữ. Trong trường hợp này, tính từ và động từ được hiểu như một danh từ. Chủ ngữ có thể dùng trả lời câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì? Việc gì? Sự vật gì?, v.v..

hok

tốt

Chủ ngữ là thành phần chính của câu, là thành phần bắt buộc phải có để câu có cấu trúc hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn, thành phần không bắt buộc phải có mặt được gọi là thành phần phụ. Ngoài chủ ngữ thì vị ngữ cũng là thành phần chính của câu.

Chủ ngữ của câu là bộ phận chính của câu kể tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, tính chất, trạng thái, được miêu tả ở vị ngữ v.v … Chủ ngữ thường trả lời các câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì?

Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ. Trong một số trường cụ thể thì động từ, tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ.

Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ.
Có nhiều định nghĩa về hoán dụ khác nhau nhưng chúng đều có điểm chung đó là hoán dụ là biện pháp tu từ gọi tên một sự vật, một hiện tượng hoặc một khái niệm bằng tên của một sự vật, một hiện tượng hoặc một khái niệm khác. Chúng có nhiều nét gần gũi với nhau để nhằm mục đích làm cho sự diễn đạt tốt hơn.
 

Có 4 kiểu hoán dụ đó là:

– Lấy 1 bộ phận dùng để gọi toàn thể.

– Lấy vật dùng để chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

– Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi các sự vật.

– Lấy những điều cụ thể để nói về thứ trừu tượng.
VD: 

– Anh ấy chính là một tay săn bàn được xếp hạng trong đội bóng.

=> Chính là kiểu 1: lấy bộ phận “tay” để gọi toàn thể “anh ấy”.

Là câu không có nhân vật làm chủ trong câu. Chỉ có trạng ngữ hoặc vị ngữ. Ví dụ:

Sáng nay thật trong lành.

Nó chỉ có trạng ngữ là Sáng nay và vị ngữ là thật trong lành.

câu thiếu chủ ngữ là câu không có nhân vật làm chủ trong câu hoạt có thể nói câu thiếu chủ ngữ là câu không có chủ ngữ

VD: Ngày hôm nay thật đẹp

trong câu chỉ có trạng ngữ là ngày hôm nay chỉ trạng ngữ chỉ thời gian

Các bạn nhớ tích đúng cho mình nhéhaha

14 tháng 8 2021

không

14 tháng 8 2021

chính xác

29 tháng 4 2022

tính diện tích một tấm kính hình thoi có độ dài các đường chéo lần lượt là 10cm và 6cm 

 

30 tháng 4 2022

các bác nông dân vui vẻ gặt lúa

29 tháng 1 2021

Tham khảo:

Tiền bạc là một vật dụng được lưu thông trong xã hội, có tác dụng thúc đẩy và phát triển ngành mậu dịch. Nó là một thứ “tài sản đặc biệt” gắn bó thiết thân đối với mỗi người, mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia. Đã có nhiều câu tục ngữ, câu thơ, bài ca dao… nói về tiền bạc, về đồng tiền. Người Pháp có câu tục ngữ nói về tiền bạc từng được nhiều người nhắc đến: “Tiền bạc là người đầy tớ trung thành và là người chủ xấu”.

Câu tục ngữ đã nêu bật được “hai mặt” của đồng tiền, tùy theo cách sử dụng và người sừ dụng, mà có khi "tiền bạc là người đầy tớ trung thành", có khi nó biến thành “người chủ xấu”.

Trên thương trường, trong cuộc sống hằng ngày, ta càng thấy rõ tính chất “hai mặt” của tiền bạc. “Tiền bạc là người đầy tớ trung thành” khi người sử dụng nó vào mục đích tốt đẹp, lương thiện; làm chủ được nó. Trái lại, khi tiền bạc đã được sử dụng sai, mục đích, dùng tiền bạc để gây ra bao điều xấu xa, bất lương, tội ác… thì nó đã trở thành “người chủ xấu”. Lúc ấy, người sứ dụng đồng tiền đã trở thành tên nô lệ của tiền bạc, kẻ thù ác vô cùng xấu xa. Vì thế, câu tục ngữ khuyên mọi người phải biết sống lương thiện, biết làm chủ đồng tiền, đừng vì hám bạc, hám tiền, hám lợi mà gây ra bao điều xấu xa, tội lỗi.

Tại sao “tiền bạc là người đầy tớ trung thành?”. Bằng lao động mà kiếm được tiền bạc, đó là tiền bạc trong sạch, là thứ tài sản chân chính. Người nông dân bán nông phẩm sau những ngày tháng dầm mưa dãi nắng: cán bộ, công nhân, thầy giáo, thầy thuốc được phát lương và nhận lương; nhà kinh doanh có tài làm ăn (theo khuôn khổ pháp luật) mà trở thành tỷ phú… có thể nói, đó là thứ tiền bạc, thứ tài sản “trong sạch”, chính đáng. Đồng tiền làm ra ấy lại dùng để mua bán. chi tiêu, dùng vào những nhu cầu thiết yếu của đời sống hằng ngày, biết chi tiêu hợp lí, tiết kiệm, biết dùng để san sẻ, cưu  mang bà con nghèo khổ đóng góp vào quỹ tình thương, quỹ công ích… thi lúc đó “tiền bạc là người đầy tớ trung hành". Người chủ của những tiền bạc ấy là ông chủ chân chính; nhân ái tỏa sáng tâm hồn họ.

Qua các cuộc vận động hiện nay như cứu trợ nạn nhân bị chất độc da cam, cứu giúp đồng bào vùng bị bão lụt, giúp bà con ở các vùng sâu, vùng xa, ta thấy bao gương tốt. người tốt, việc tốt xuất hiện. Các em nhỏ học lớp Một, lớp Hai… bớt tiền quà ủng hộ 1000 đồng, cụ già về hưu dành một số tiền nhỏ, cán bộ công nhãn viên ủng hộ một ngày lương ai cũng muốn được san sẻ cùng đồng loại, được chia ngọt sẻ bùi, được “lá lành đùm lá rách''. những trường hợp này, tiền bạc đã làm nổi bật tâm đức, làm sáng tỏ tình người, thể hiện đạo lí “thương người như thể thương thân”.

Tiền bạc có một sức mạnh ghê gớm. “Có tiền mua tiên cũng được”, “Đồng tiền là Tiên, là Phật, là sức bật lò xo…” – đó là những câu thường được nhiều người nhắc lại.

Tại sao, có khi, có nơi, có người tiền bạc lại trở thành “người chủ xấu”. Con người ta rất dễ bị đồng tiền lung lạc. Khi người ta trở thành nô lệ của tiền bạc, bị đồng tiền sai khiến, dùng đồng tiền vào những chuyện bất lương, thì lúc đó tiều bạc đã trở thành “người chủ xấu” rất đáng sợ. Con người lúc ấy sẽ bị đồng tiền sai khiến, hành hạ.

Trong xã hội. ta thấy nhan nhản đó đây bao kẻ làm đầy tớ cho “ông chủ xấu” đồng tiền. Có kẻ ăn tiêu xả láng “quen thói bốc rời” như chàng Thúc Sinh trong Truyện Kiều. Có hàng trăm nam nữ thanh niên ăn chơi sa đọa, dùng thuốc lắc, nhảy múa trong vũ trường bị công an “tóm” đưa về đồn. Có nhiều vị “quan to’’ dấn thân vào con đường “làm ăn" bất chính, chỉ một chữ kí, một cái “gật đầu” mà thu về hàng ti bạc, hàng triệu đô… rồi rơi vào vòng lao lí, tù tội! Cái giá “mua danh ba vạn, bán danh ba đồng” từng được báo chí “bôi danh”. Khi tham nhũng đã trở thành quốc nạn, thì tiền bạc quả là đã trở thành “ông chủ xấu’ của không ít vị quan tham bụng phệ! Ta thấy và khinh bỉ bao kẻ mồm thì tụng câu “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư" một cách lem lém, nhưng trong bóng tối, trong hậu trường lại đếm đô la một cách thoăn thoắt, tài tình. Tiền bạc -“ông chủ xấu” đã biến họ thành kẻ “mọt dân”, kẻ đạo đức giả.

Có kẻ vì quá nghèo khổ mà trở thành nô lệ đồng tiền, thật đáng thương. Có kẻ vì quá tham lam mà cướp của, giết người! Vì tiền bạc mà vợ chồng phải li dị. Vì tiền bạc mà có đứa con giết bố mẹ, đứa cháu giết ông bà, đứa anh giết em, đứa em giết chị, gâv ra bao vụ án mạng rùng rợn. Những kẻ lừa thầy phản bạn, các vụ việc như chạy chức, chạy quyền, chạy khen thưởng, chạy điểm, mua bằng cấp, bán học hàm, học vị (giáo sư rởm, tiến sĩ rởm) đều do “ông chú xấu" là tiền bạc gây ra!

“Máu tham hễ thấy hơi đồng thì mô”; "Tiền tài hai chữ son khuyên ngược! Nhân nghĩa đôi đường nước chảy xuôi”; “còn bạc, còn tiền, còn đệ tử/ Hết xôi, hết rượu, hết ông tôi": “có tiền việc ấy mà xong nhỉ/ Đời trước làm quan cũng thế a?”; “‘Nén bạc đâm toạc tờ giấy”… đó là những câu thơ, câu tục ngữ mà nhiều người dã biết nói về “mặt trái” của đồng tiền, châm biếm tiền bạc là “ông chủ xấu"

Sống ở đời, ai cũng muốn được giàu sang phú quý, ai cũng hiểu “vạn khổ bất như bần”.

Giữa thời kinh tế thị trường, kinh doanh làm giàu đã và đang được luật pháp và xã hội khuyến khích, nhiều nông dân triệu phú, nhiều nhà kinh doanh trẻ có nhiều triệu đô xuất hiện trên mọi miền đất nước.

Hãy học giói, bước vào đời, đem tài năng thi thố với thiên hạ và làm giàu để góp phần làm cho đất nước hùng cường thịnh vượng. Câu tục ngữ của người Pháp được bàn tới ở đây là bài học sâu sắc, nó nhắc nhở mỗi chúng ta biết sống đẹp, biết lao động làm giàu, được sống sung sướng hạnh phúc.

Giàu tiền bạc mà lương thiện, nhân ái. Giàu tiền bạc mà không bao giờ tham lam để “hoàng kim hắc nhân tâm".     

29 tháng 1 2021

đề bài?

17 tháng 1 2018

Chọn đáp án: A