K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 3 2021

 tham khảo

Qua câu truyện ''Bức tranh của em gái tôi''của tác giả Tạ Duy Anh ,tôi đã rút ra được bài học cho chính bản thân mình.Thông qua nhân vật người anh , tác giả muốn nhắn nhủ tới chúng ta 1 điều rằng :đừng tỏ ra ghen ghét đố kị với người khác nhất là anh em trong cùng 1 nhà , cùng máu mủ ruột thịt.Bởi cái tính đố kị ấy làm ta trở thành 1 con người nhỏ nhen , ích kỉ và không nhận được sự đồng cảm , sự quý mến từ những người xung quanh và ta luôn bị hắt hủi , xa lánh bởi tính ích kỉ của bản thân mình.Cần biết bao dung độ lượng và có tấm lòng nhân hậu cao đẹp.Qua đây , tôi muốn gửi tới mọi người thông điệp rằng :cần biết nỗ lực lạc quan , không được mặc cảm , tự ti và đố kị trước thành công của người khác mà phải biết vươn lên , vượt qua giới hạn của mình và luôn hướng về phía trước

Câu 1 :Kể tóm tắt truyện “Bức tranh của em gái tôi”.Câu 2 :a, Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao em lại cho đó là nhân vật chính?b, Truyện được kể theo ngôi kể thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụnggì?Câu 3 :a) Nêu diễn biến tâm trạng nhân vật người anh từ đầu đến cuối truyện.b) Vì sao khi tài năng hội họa của người em được phát hiện, người anh lại có tâm...
Đọc tiếp

Câu 1 :
Kể tóm tắt truyện “Bức tranh của em gái tôi”.
Câu 2 :
a, Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao em lại cho đó là nhân vật chính?
b, Truyện được kể theo ngôi kể thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng
gì?
Câu 3 :
a) Nêu diễn biến tâm trạng nhân vật người anh từ đầu đến cuối truyện.
b) Vì sao khi tài năng hội họa của người em được phát hiện, người anh lại có tâm trạng
không thể thân với em gái như trước kia được nữa?
c) Giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi”.
Câu 4 :
Em hiểu như thế nào về đoạn kết của truyện (“Tôi không trả lời mẹ… lòng nhân hậu
của em con đấy)? Qua đó, em có cảm nghĩ gì về nhân vật người anh?
Câu 5 :
Em có cảm nhận gì về nhân vật cô em gái trong truyện? Điều gì khiến em cảm mến
nhất ở nhân vật này (tài năng, sự hồn nhiên, lòng độ lượng, nhân hậu…)?
Câu 6 :
Viết một đoạn văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện khi đứng trước bức
tranh được giải nhất của em gái.
Câu 7 :
Viết một đoạn văn miêu tả thái độ của những người trong gia đình em (hoặc trong lớp
em) khi một thành viên đạt được thành tích xuất sắc nào đó.
Câu 8 : 
Hãy nêu chủ đề của tác phẩm Bức tranh của em gái tôi.
Câu 9:
 Vì sao truyện lại được đặt tên là Bức tranh của em gái tôi?
Câu 10:
 Lòng ghen ghét, đố kị có phải là thói xấu phổ biến của con người không hay chỉ là của
riêng nhân vật người anh trong tác phẩm này? Lấy một số ví dụ trong thực tế mà em
biết hoặc được nghe kể lại.

2
20 tháng 3 2020
Vào google mà tra
25 tháng 3 2020

không có

16 tháng 12 2020

xin giới thiệu với bạn .Bạn của mình đã chơi thân với mình được 3 năm rồi.nhưng dần dần mình mới biết được bộ mặt thật của nó,ko có j đấng nói hết.nhưng điều đó ko làm mình buồn.mình vẫn còn một con bạn thân chơi rất rất thân với mình.đặc điểm nổi bật nhất mà nó làm mình dố kị nhất chính là chửi thề là ko ai bằng nó luôn

10 tháng 2 2018

  Đoạn kết của truyện, tác giả viết: “Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói ràng: Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”.

Đây là một kết thúc khá bất ngờ, có hệ quả từ câu hỏi của mẹ: “Con đã nhận ra con chưa” trước đó vốn bao hàm nhiều nghĩa (cũng có thể người mẹ hỏi về người anh được tái hiện trong niềm mong ước của em gái; người anh trong con mắt ngây thơ của mội tài năng chớm nở; hoặc người anh ở ngoài đời so với sự hoàn hảo của tác phẩm nghệ thuật). Hiểu như vậy sẽ cắt nghĩa được các chặng phát triển của trạng thái tâm lí nhẩn vật, từ “giật sững người” chuyển sang “bám chặt lấy tay mẹ”, rồi ngỡ ngàng - hãnh diện - xấu hổ, và cao trào là không trả lời mẹ - muốn khóc, chuyển hóa thành kết quả tự nhận thức trong tâm tưởng: “Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”.

Sự phát hiện tinh tế, cũng là thành công nghệ thuật của tác giả thể hiện trong đoạn kết này là để cho tình tiết của câu chuyện phát triển một cách tự nhiên nhằm bộc lộ quan niệm rõ ràng về cái đúng, cái sai trong cuộc sống một cách khách quan. Câu nói thầm trong tâm trí của người anh thể hiện sự hối hận chân thành, có tính tất yếu và thuyết phục người đọc.

10 tháng 2 2018

Kết bạn nhé

28 tháng 3 2020

***phó từ được in đậm

Trong văn bản "Bức tranh của em gái tôi", nhân vật Kiều Phương là nhân vật đã để lại cho em rất nhiều ấn tượng sâu sắc. Thật vậy, tác giả đã xây dựng nhân vật này với nhiều phẩm chất đáng quý. Kiều Phương là một cô bé nhí nhảnh hồn nhiên, đặc biệt là rất giỏi vẽ. Cô bé đam mê vẽ và vẽ rất nhiều. Đặc biệt hơn, với tính cách ham học hỏi và hiếu động, thông minh của mình, nhân vật Kiều Phương để lại ấn tượng rất tốt trong lòng bạn đọc. Cùng với đó, sự nhí nhảnh hồn nhiên của cô bé còn được thể hiện khi cô chấp nhận cái tên Mèo mà anh đặt cho, hơn nữa lại còn đi khoe bạn bè. Sau khi được 1 người bạn của bố khen, từ đó Kiều Phương như được tiếp thêm động lực để sau này thành họa sĩ.  Tuy nhiên, điều tuyệt vời nhất ở cô bé Kiều Phương chính là tình yêu thương anh trai. Dù cho anh trai có tỏ ra ghen tị và bực bội thế nào, cô bé vẫn yêu thương và chẳng hề xa lánh anh trai. Và cuối cùng, trong câu chuyện, tình cảm đối với anh trai được thể hiện qua bức tranh vẽ anh trai của cô bé. Bức tranh đấy đã giúp cho người anh nhận ra được những lỗi lầm của bản thân và yêu thương Kiều Phương hơn. Đồng thời, bức tranh không chỉ thể hiện được tấm lòng vị tha cao đẹp của cô mà còn thể hiện được tâm hồn trong sáng và tràn ngập yêu thương của Kiều Phương. Tóm lại, nhân vật Kiều Phương chính là nhân vật mà tác giả xây dựng rất thành công nhằm gửi gắm những thông điệp về gia đình trong tác phẩm của mình.

28 tháng 3 2020

***phó từ được in đậm

Trong văn bản "Bức tranh của em gái tôi", nhân vật Kiều Phương là nhân vật đã để lại cho em rất nhiều ấn tượng sâu sắc. Thật vậy, tác giả đã xây dựng nhân vật này với nhiều phẩm chất đáng quý. Kiều Phương là một cô bé nhí nhảnh hồn nhiên, đặc biệt là rất giỏi vẽ. Cô bé đam mê vẽ và vẽ rất nhiều. Đặc biệt hơn, với tính cách ham học hỏi và hiếu động, thông minh của mình, nhân vật Kiều Phương để lại ấn tượng rất tốt trong lòng bạn đọc. Cùng với đó, sự nhí nhảnh hồn nhiên của cô bé còn được thể hiện khi cô chấp nhận cái tên Mèo mà anh đặt cho, hơn nữa lại còn đi khoe bạn bè. Sau khi được 1 người bạn của bố khen, từ đó Kiều Phương như được tiếp thêm động lực để sau này thành họa sĩ.  Tuy nhiên, điều tuyệt vời nhất ở cô bé Kiều Phương chính là tình yêu thương anh trai. Dù cho anh trai có tỏ ra ghen tị và bực bội thế nào, cô bé vẫn yêu thương và chẳng hề xa lánh anh trai. Và cuối cùng, trong câu chuyện, tình cảm đối với anh trai được thể hiện qua bức tranh vẽ anh trai của cô bé. Bức tranh đấy đã giúp cho người anh nhận ra được những lỗi lầm của bản thân và yêu thương Kiều Phương hơn. Đồng thời, bức tranh không chỉ thể hiện được tấm lòng vị tha cao đẹp của cô mà còn thể hiện được tâm hồn trong sáng và tràn ngập yêu thương của Kiều Phương. Tóm lại, nhân vật Kiều Phương chính là nhân vật mà tác giả xây dựng rất thành công nhằm gửi gắm những thông điệp về gia đình trong tác phẩm của mình.

7 tháng 2 2021

Trong văn bản Bức tranh của em gái tôi, câu nói của người anh trai: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy.” thể hiện tâm trạng xấu hổ, xúc động, hối hận vì đã ganh ghét em gái của người anh và nhận thấy tầm lòng nhân hậu của em gái dành cho mình.