Quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong cơ thể được điều hòa bởi những yếu tố nào???
Jup mik với m.n ơi!!!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tế bào có thể điều hòa quá trình chuyển hóa vật chất thông qua điều khiển hoạt tính của enzyme bằng điều chỉnh hoạt tính của enzyme thông qua các chất hoạt hóa và ức chế enzyme
Vì enzyme làm tăng tốc độ của các phản ứng hóa học trong cơ thể, tức là làm tăng tốc độ quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào mà tốc độ của quá trình này luôn thay đổi tùy thuộc vào giai đoạn phát triển, trạng thái cơ thể.
Nội dung I đúng. Nguyên tố khoáng thiết yếu sẽ không thể thay thế bằng một nguyên tố nào khác.
Nội dung II sai. Nguyên tố khoáng thiết yếu phải tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa trong cơ thể.
Nội dung III đúng. Nguyên tố khoáng thiết yếu là những nguyên tố mà thiếu nó cây không thể hoàn thành được chu trình sống.
Nội dung IV đúng.
Vậy có 1 nội dung không đúng.
Chọn A
Chọn A
Nội dung I đúng. Nguyên tố khoáng thiết yếu sẽ không thể thay thế bằng một nguyên tố nào khác.
Nội dung II sai. Nguyên tố khoáng thiết yếu phải tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa trong cơ thể.
Nội dung III đúng. Nguyên tố khoáng thiết yếu là những nguyên tố mà thiếu nó cây không thể hoàn thành được chu trình sống.
Nội dung IV đúng.
Vậy có 1 nội dung không đúng.
Cấu tạo tế bào hay các enzyme đều có bản chất là các phân tử vô cơ, các chất này sinh vật cần hấp thụ qua quá trình hấp thụ (nước và muối khoáng ở thực vật) hay tiêu hóa thức ăn (ở động vật).
Vì vậy trong trồng trọt và chăn nuôi, muốn thu được năng suất cao, con người phải chú ý bổ sung đầy đủ các nguyên tố khoáng vi lượng, vitamin vào chế độ dinh dưỡng cho cây trồng và vật nuôi để cây trồng và vật nuôi có thể sinh trưởng tốt nhất, cho năng xuất cao nhất.
- Thức ăn dự trữ năng lượng hóa học, khi được đưa vào cơ thể thông qua việc ăn uống, các chất trong thức ăn tham gia các phản ứng hóa học, chuyển hóa thành năng lượng dự trữ cho cơ thể, năng lượng đó có thể chuyển hóa thành động năng (giúp con người hoạt động) và năng lượng nhiệt (làm ấm cơ thể), …
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất chuyển hóa:
+ Cơ thể chứa ít các vi khuẩn có lợi, không chuyển hóa hoàn toàn các chất dinh dưỡng.
+ Hiệu suất chuyển hóa có liên quan đến gene và hormon chuyển hóa. Ví dụ những người có chức năng tuyến giáp bình thường sẽ sản sinh ra nhiều nhiệt chuyển hóa hơn và hiệu suất chuyển hóa sẽ thấp hơn. Những người có chức năng tuyến giáp kém hơn sản sinh ít nhiệt và có sự chuyển hóa hiệu suất cao hơn. Đó là một lí do vì sao những người có chức năng tuyến giáp kém thường phản ứng chậm hơn với chế độ ăn kiêng.
+ Ngoài ra còn do trong thức ăn có một số chất khó chuyển hóa, hoặc chứa các chất độc làm giảm hiệu suất chuyển hóa.
- Năng lượng hao phí trong quá trình sản xuất điện năng:
+ Năng lượng nhiệt: năng lượng từ nhiên liệu chuyển hóa 1 phần thành nhiệt năng tỏa ra môi trường xung quanh và làm nóng các thiết bị sản xuất.
+ Năng lượng âm thanh: nhiên liệu bị đốt cháy hoặc tham gia các phản ứng phát ra âm thanh.
- Năng lượng hao phí trong quá trình truyền tải điện năng đi xa là năng lượng nhiệt: do dây dẫn bao giờ cũng có điện trở nên sẽ có sự tỏa nhiệt làm nóng đường dây và các thiết bị.
Qua quá trình tổng hợp, các chất hữu cơ được tổng hợp để xây dựng tế bào, cấu tạo nên các bào quan , cấu tạo nên các enzim…Qua quá trình phân giải, năng lượng tiềm ẩn trong các hợp chất hữu cơ được giải phóng thành dạng năng lượng dễ sử dụng để cung cấp cho các hoạt động của tế bào,. Nhờ chuyển hoá vật chất và năng lượng, tế bào mới duy trì được các chức năng sống của mình.
Bài này mình cop từ :
Câu hỏi của Lê Thị Bích Vân - Sinh học lớp 12 | Học trực tuyến
- Qua sơ đồ hình 32-1, sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào gồm 2 quá trình: đồng hóa và dị hóa.
- Phân biệt trao đổi chất ở tế bào với sự chuyển hóa vật chất và năng lượng:
+ Trao đổi chất ở tế bào là sự tế bào nhận chất dinh dưỡng và khí Oxi từ máu và nước mô; đồng thời thải các chất thải ra môi trường ngoài
+ Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng là biểu hiện bên trong của quá trình trao đổi chất. Nó gồm 2 quá trình: tổng hợp chất, tích lũy năng lượng, đồng thời xảy ra quá trình oxi hóa để phân giải chất và giải phóng năng lượng.
- Năng lượng được giải phóng dùng để thực hiện các hoạt động sống của tế bào như sinh công, tổng hợp chất mới và sinh ra nhiệt…
tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hoá vật chất thông qua điều chỉnh hoạt tính của enzim.Khi cần ức chế enzim, tế bào sinh ra chất ức chế ; khi cần hoạt hoá tế bào sinh ra chất hoạt hoá tác động tới enzim.
Chuyển hoá chất
Chuyển hoá chất là những quá trình hoá học xảy ra trong cơ thể nhằm duy trì sự sống và phát triển của cơ thể. Chuyển hoá chất trong cơ thể bao gồm chuyển hoá carbohydrat, chuyển hoá lipid, chuyển hoá protein, chuyển hoá nước, các chất khoáng và vitamin.
Điều hoà chuyển hoá carbohydrat
Điều hoà chuyển hoá carbohydrat theo hai cơ chế thể dịch và thần kinh
- Cơ chế thể dịch điều hoà chuyển hoá carbohydrat:
Cơ chế thể dịch điều hoà chuyển hoá carbohydrat chủ yếu thông qua các hormon. Chính vì vậy nên cơ chế điều hoà này còn được gọi là sự điều hoà bằng nội tiết.
+ Hormon làm giảm đường huyết là insulin của tuyến tụy nội tiết.
+ Các hormon làm tăng đường huyết gồm GH của tuyến yên, T3 và T4 của tuyến giáp, cortisol của vỏ thượng thận, adrenalin của tủy thượng thận và glucagon của tuyến tụy nội tiết.
Tác dụng cụ thể lên chuyển hoá carbohydrat của các hormon nói trên sẽ được trình bày ở bài - Sinh lý nội tiết.
- Cơ chế điều hoà thần kinh:
Nhiều thực nghiệm đã chứng minh ảnh hưởng của hệ thần kinh đối với chuyển hoá carbohydrat như cắt bỏ não hoặc phá hủy sàn não thất IV gây tăng đường huyết. Nhịn đói, stress, xúc cảm mạnh có tác động lên chuyển hoá carbohydrat thông qua vùng dưới đồi. Người ta cũng gây được phản xạ có điều kiện có ảnh hưởng lên chuyển hoá carbohydrat. Khi nồng độ glucose trong máu giảm sẽ tác dụng trực tiếp lên vùng hypothalamus kích thích thần kinh giao cảm làm tăng bài tiết adrenalin và noradrenalin gây tăng đường huyết.
Điều hoà chuyển hoá lipid
Điều hoà chuyển hoá lipid ở mức toàn cơ thể theo hai cơ chế:
- Cơ chế thần kinh: Nhiều thực nghiệm chứng minh vùng dưới đồi có liên quan đến quá trình điều hoà chuyển hoá các chất, trong đó có lipid. Các stress nóng, lạnh, cảm xúc đều có liên quan đến hoạt động của hệ thống nội tiết làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hoá lipid.
- Cơ chế thể dịch: Thực hiện thông qua tác dụng của các hormon.
+ Các hormon làm tăng thoái hoá lipid: Adrenalin của tủy thượng thận, glucagon của tụy nội tiết, GH của tuyến yên, T3 và T4 của tuyến giáp và cortisol của vỏ thượng thận.
+ Hormon làm tăng tổng hợp lipid: Insulin của tụy nội tiết.
Điều hoà chuyển hoá protein
- Cơ chế thần kinh tác động lên chuyển hoá protein cũng giống như đối với chuyển hoá carbohydrat và lipid là tác động đến vùng dưới đồi hoặc tác động đến các tuyến nội tiết do các stress nóng, lạnh, cảm xúc...
- Cơ chế thể dịch là cơ chế chính điều hoà chuyển hoá protein, đó là thông qua tác dụng của một số hormon:
+ Một số hormon có tác dụng tăng cường quá trình vận chuyển acid amin từ huyết tương vào tế bào để tổng hợp protein của tế bào ở các mô như hormon insulin, GH, hormon sinh dục, T3, T4 trong thời kỳ đang phát triển.
+ Một số hormon như cortisol, T3, T4 (thời kỳ trưởng thành) lại có tác dụng ngược lại, đó là tăng cường thoái hoá protein ở các mô.