K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 2 2017

Câu 1: Năm 1993, Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ được Hoa Kì,Ca-na-đa và Mê-hi-cô thông qua, hình thành một khối kinh tế gồm khoảng 419,5 triệu người (2001), có nguồn tài nguyên phong phú cả về nguyên liệu và nhiên liệu.
Khối kinh tế này được thành lập để kết hợp thế mạnh của cả ba nước, tạo nêri một thị trường chung rộng lớn, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Hoa Kì và Ca-na-đa là hai quốc gia có nền kinh tế phát triển cao. công nghệ hiện đại. Mê-hi-cô có nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.
Trong nội bộ NAFTA, Hoa Kì chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu và vốn đầu tư nước ngoài vào Mê-hi-cô, hơn 80% kim ngạch xuất khẩu của Ca-na-đa.

21 tháng 2 2017

Câu 2: Trình bày sự phân hóa tự nhiên của Trung và Nam Mỹ

+ Trung và Nam Mĩ kéo dài từ phía bắc xích đạo đến tận vòng cực Nam, nên có đủ các đới khí hậu: xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới.

+ Trong mỗi đới khí hậu, do ảnh hưởng của địa hình, dòng biển lạnh và gió, bão, nên chia ra các kiểu khí hậu: nhiệt đới khô, nhiệt đới ẩm, khí hậu núi cao; cận nhiệt địa trung hải, cận nhiệt đới lục địa, cận nhiệt đới hải dương; ôn đới hải dương, ôn đới lục địa.

12 tháng 5 2022

Tham khảo

 

Khối thị trường Mec - Cô - Xua

-Năm thành lập: 1991

-Các nước thành viên: Bra-xin,Ac-hen-ti-na,Pa-ra-goay

Sau đó thêm Chile,Bô-li-vi-a

-Mục tiêu của khối :

+)Thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kỳ

+)Tháo gỡ hàng rào hải quan và tăng cường trao đổi thương mại giữa các quốc gia trong khối.

Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ NAPTA

-Năm 1993,Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ được thông báo ,bao gồm 3 nước : Hoa Kỳ,Canada,Mexico

-Mục đích: Tạo thị trường chung,rộng lớn,tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới

12 tháng 5 2022

thanks

9 tháng 3 2022

THAM KHẢO:

câu 1: so sánh giữa địa hình lục địa bắc mỹ và nam mỹ

+ Bấc  phía đông là núi già; Nam Mĩ phía đông là cao nguyên.

+ Hệ thống Coóc-đi-e chiếm 1/2 lục địa Bắc Mĩ nhưng hệ thống An-đét chỉ chiếm phần nhỏ diện tích Nam Mĩ.

Bắc Mĩ, đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam còn Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau, chủ yếu là đồng bằng thấp.

 

câu 2: trình bày sự phân hóa khí hậu bắc mỹ, sự phân hóa khí hậu trung và nam mỹ

- Khí hậu Bắc Mĩ vừa phân hóa theo chiều bắc - nam, vừa phân hóa theo chiều tây - đông.

+ Theo chiều bắc - nam. Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau : hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.

+ Theo chiều kinh tuyến :

Phía tây kinh tuyến 100° T, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc.

Phía đông của kinh tuyến 100° T hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô.

- Nguyên nhân :

+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam.

+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển, ảnh hưởng của các dòng biển chảy ven bờ tạo ra sự phân hoá đông - tây.

Ngoài ra sự có mặt của địa hình núi cao dẫn đến sự phân hóa khí hậu theo độ cao, tạo kiểu khí hậu núi cao.

 



THAM KHẢO :Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/bai-2-trang-115-sgk-dia-li-7-c90a13133.html#ixzz7Mxq9YpLP

câu 3: tại sao nói quá trình đô thị hóa ở trung và nam mỹ để lại nhiều hậu quả nặng nề

Qúa trình đô thị hóa tự phát ở Trung và Nam Mỹ đã gây ra những hậu quả gì về xã ... nghèo đói…nên bỏ ra thành thị để tìm việc làm) nên có nhiều tiêu cực.

câu 4: đặc điểm đô thị hóa ở trung và nam mỹ có j khác đô thị hóa ở bắc mỹ. kể tên 1 số độ thị lớn ở trung và nam mỹ

 Ở Bắc Mĩđô thị hoá gắn liền với quá trình công nghiệp hoá.

Ở Trung và Nam Mĩđô thị hoá tự phát, không gắn liền với quá trình công nghiệp hoá. Tốc độ đô thị hóa nhanh trong khi kinh tế chưa phát triển nên gây nhiều hậu quả như thiếu việc làm, nhà , ô nhiễm môi trường đô thị,...

câu 5: sự bất hợp lý trong chế độ sở hựu ruộng đất ở trug và na mỹ được biểu hiện ntn. nêu hậu quả của sự bất hợp lý đó

- Đất đai phần lớn nằm trong tay địa chủ và các công ti tư bản nước ngoài. Các đại điền chủ chỉ chiếm chưa tới 5% số dân nhưng sở hữu trên 60% diện tích đất đai canh tác và đồng cỏ chăn nuôi.

- Người nông dân Trung và Nam Mĩ chỉ sở hữu những mảnh đất bé nhỏ, một bộ phận lớn nông dân không có ruộng đất, phải đi làm thuê.

Chính sự bất hợp lí này đã làm kìm hãm sự phát triển nông nghiệp, vì người dân không có điều kiện cải tiến kĩ thuật canh tác, bị lệ thuộc vào các đại điền chủ; trong khi trên diện tích lớn của đại điền chủ canh tác theo lối quảng canh, năng suất thấp. Nông nghiệp Trung và Nam Mĩ vừa xuất khẩu nông sản nhiệt đới, vừa nhập khẩu lương thực.

9 tháng 3 2022

Tham khảo 

1) * Giống nhau : 
Cấu trúc địa hình tương tự nhau đều chia 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến
* Khác nhau :
- Bắc mĩ :

+ Phía đông : Núi già Apalat và sơn nguyên trên bán đảo Labrađo.
+ Ở giữa : Đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Coocđie cao TB ( 3000 – 4000m ) và đồ sộ chiếm gần 1 nửa lục địa Bắc Mĩ.
- Nam Mĩ :
+ Phía đông : Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin
+ Ở giữa : Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô ri nô cô -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi

2)

Khí hậu Bắc Mĩ phân hóa theo chiều Bắc-Nam và theo chiều Tây-Đông

Khí hậu này được trải dài từ vòng cực Bắc đến vĩ tuyến 15oB, Bắc Mĩ nằm trên các vành đai khí hậu hàn đới,ôn đới,nhiệt đới

Trong mỗi đới khí hậu ở Bắc Mĩ lại có sự phân hóa theo chiều tây- đông, đặc biệt là sự phân hóa khí hậu giữa phần phía Tây và phần phía đông kinh tuyến 100oT của Hoa Kì

- Nguyên Nhân có sự phân hóa của khí hậu Bắc Mĩ
+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam.
+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển đã tạo ra sự phân hoá đông - tây.
Hệ thống Coóc-đi-e đồ sộ kéo dài theo hướng bắc - nam đã ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ biển vào, làm cho các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Coóc-đi-e có lượng mưa rất ít, hình thành khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Đồng thời các dãy núi cao cũng làm thay đổi nhiệt độ và lượng mưa khi lên cao.

3)

– Đô thị hoá của Trung và Nam Mỹ mang tính tự phát (do nông dân mất đất, thất nghiệp, nghèo đói…nên bỏ ra thành thị để tìm việc làm) nên có nhiều tiêu cực. Gần 1/2 dân thành thị ở Trung và Nam Mỹ sống ở ngoại ô trong các khu nhà ổ chuột.

-Đô thị hóa không cân xứng với quá trình công nghiệp hóa nên có nhiều mặt tiêu cực.

4 tháng 3 2021

Câu 2

Khí hậu bắc mĩ có sự phân hoá rất đa dạng :

- Từ bắc xuống nam ,có 3 vành đai khí hậu : hàn đới , nhiệt đới và ôn đới 

Ngoài ra vành đai bắc mĩ cũng bị quy luật đaicao điều này thể hiện rõ nhất trên dãy cooc -di-e 

- Chân đới có khí hậu cận nhiệt hay ôn đới tuyftheo từng vị trí 

- Lên cao thời tiết lạnh dần , nhiều đỉnh cao có băng tuyết vĩnh cửu 

Nguyên nhân dẫn đến sự phân hoá khí hậu BM :

+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam.

+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển, ảnh hưởng của các dòng biển chảy ven bờ tạo ra sự phân hoá đông - tây.

Ngoài ra sự có mặt của địa hình núi cao dẫn đến sự phân hóa khí hậu theo độ cao, tạo kiểu khí hậu núi cao.

 

7 tháng 3 2022

tham khảo

1.

Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây, là một lãnh thổ rộng lớn gồm Bắc Mĩ, Trung - Nam Mĩ.

Sự giống và khác nhau về cấu trúc địa hình của Bắc Mĩ và Nam Mĩ

>> Giống nhau:

- Diện tích địa hình rộng lớn.

- Có dãy núi cao và đồ sộ ở phía tây, ở giữa là đồng bằng, phía đông là sơn nguyên.

- Có nhiều sông, kênh, rạch trải dài trên khắp lãnh thổ.

- Hai dãy núi cao, đồ sộ ở Bắc và Nam Mĩ đều chạy dọc bờ phía tây của lục địa. Trải dài trên nhiều vĩ độ.

>> Khác nhau:

*Bắc Mĩ:

- Hệ thống Cooc-đi-e chiếm một nửa diện tích trên địa hình Bắc Mĩ.

- Độ cao trung bình của dãy Cooc-đi-e là 3000-4000m.

- Bắc Mĩ có một đồng bằng là đồng bằng trung tâm, có hệ thống sông ngòi hơn đồng bằng Nam Mĩ. Có nhiều rừng lá kim và rừng lá rộng.

- Ở đồng bằng trung tâm có nhiều khoáng sản như chì, khí đốt, sắt, dầu mỏ,....

- Bắc Mĩ ở phía đông còn có núi già A-pa-lat chạy theo hướng bắc - tây nam.

- Địa hình Bắc Mĩ thấp dần từ tây sang đông.

*Nam Mĩ:

- Dãy An-đet chỉ chiếm một phần diện tích nhỏ của Nam Mĩ.

- Diện tích chủ yếu là đồng bằng A-ma-dôn, đồng bằng La-pla-ta, đồng bằng Pam-pa có nhiều sông ngòi, kênh rạch. Có nhiều rừng nhiệt đới, xavan và rừng thưa bao phủ.

- Phía đông có sơn nguyên Bra-xin, rừng cây phát triển rậm rạp.

- Địa hình Nam Mĩ cao ở phía tây và phía đông và thấp ở giữa.

2.vì:

- Rừng Amazon đang bị phá hủy trầm trọng

- Rừng Amazon điều hòa khí hậu , hệ sinh thái,....

Nói chung , rừng Amazon có vai trò quan trọng đối với xã hội , rừng Amazon có nguy cơ sẽ bị tàn phá  nên phải đặt vấn đề bảo vệ rừng Amazon

3.

-Khối kinh tế này được thành lập để kết hợp thế mạnh của cả ba nước, tạo nên một thị trường chung rộng lớn, tăng sức cạnh trạnh nên thị trường thế giới

 

-Hoa Kì và Ca-na-đa là hai quốc gia có nền kinh tế phát triển cao, công nghê hiện đại. Mê-hi-cô có nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.

 

-Trong nội bộ NAFTA, Hoa Kì chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu và vốn đầu tư nước ngoài vào Mê-hi-cô, hơn 80% kim ngạch xuất khẩu của Ca-na-đa.

4.Trình bày các kiểu môi trường chính ở Trung và Nam Mỹ? Giải thích vì sao dải đất duyên hải Tây Anđét lại có hoang mạc?

 Có 6 khiểu môi trường chính ở Trung và Nam Mỹ:

Rừng xích đaọ xanh quanh năm phân bố chủ yếu ở đồng bằng A-ma - dônRừng rậm nhiệt đới phân bố chủ yếu ở phía đông của eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng - tiRừng thưa xavan phân bố chủ yếu ở phía Tây eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng tiThảo nguyên Pam - pa phân bố chủ yếu ở khu vực đồng bằng Pam - paHoang mạc và bán hoang mạc phân bố chủ yếu ở phía Tây An đét và cao nguyên Pa - ta - gô - niThiên nhiên thay đổi từ chân núi lên đỉnh núi cao từ Bắc - Nam phân bố chủ yếu ở vùng núi An đét

 Dải đất duyên hải phía Tây An đét có hoang mạc vì hoang mạc A-ta-ca-ma hình thành ven biển, do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê-ru. Dòng biển lạnh Pê-ru rất lạnh chảy sát bờ biển, làm cho hơi nước từ biển vào đi qua dòng biển này gặp lạnh ngưng đọng thành sương mù. Khi không khí vào đến đất liền đã mất hơi nước, trở nên khô; mưa rất hiếm tạo điều kiện cho hoang mạc phát triển.

5.Đặc điểm dân cư ở Trung và Nam Mỹ:

- Người Anh-điêng là bộ tộc người bản địa của Trung và Nam Mĩ.

 - Thành phần chủng tộc: Phần lớn là người lai.

 - Ngôn ngữ: chính là tiếng La tinh.

 - Văn hóa: La tinh độc đáo do sự kết hợp từ 3 dòng văn hóa Anhđiêng, Phi, Âu.

 - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao 1,7%

 - Dân cư phân bố không đồng đều, phụ thuộc vào địa hình, khí hậu.

            + Tập trung ở một số miền ven biển, cửa sông hoặc trên các cao nguyên có khí hậu mát mẻ, khô ráo.

            + Vùng thưa dân nhất (mật độ dân số thấp nhất) là đồng bằng sông A-ma-dôn.

6.Sự bất hợp lý trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mỹ? 

-Chế độ chiếm hữu ruộng đất rất nặng nề ảnh hưởng nghiệm trọng đến ngành nông nghiệp ,hình thức phổ biến ở đây là đại điền trang và tiểu điền trang.

-Đại điền trang thuộc sở hữu của điền chủ chưa chiếm đên 5% dân số nhưng sở hữu tới 60% diện tích đất trồng khiến nhiều nông dân không có đất phải đi làm thuê với lối quảng canh lạc hậu cho ra năng suất thấp.

-Còn tiểu điền trang là trang trại nhỏ thuộc còn gia đình chủ yếu trồng cây lương thực để tự cung tự cấp.

Để giảm bớt sự bất hợp lý đó, các nước Trung và Nam Mỹ làm gì?

-Ban hành luật cải cách ruộng đất

-Tổ chức khai hoang lập đất mới

-Mua lại đất của điền chủ công ty nước ngoài để chia cho nông dân cày.

-Tuy nhiên chỉ có nhà nước xã hội chủ nghĩa Cuba là thành công trong cải cách ruộng đất.

7 tháng 3 2022

óa mệt quớ :((

4 tháng 2 2023

Sự phân hóa tự nhiên của Trung và Nam Mỹ theo chiều bắc – nam:

- Thiên nhiên khá phong phú và đa dạng do lãnh thổ trải dài trên cả đới nóng và đới ôn hòa.

- Phần lớn diện tích khu vực Trung và Nam Mỹ nằm trong đới nóng.

+ Mê-hi-cô, eo đất Trung Mỹ, quần đảo Ăng – ti, sơn nguyên Guy-a-na và đồng bằng A-ma-dôn nằm chủ yếu ở đới khí hậu xích đạo và kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiệt độ cao quanh năm, mưa nhiều, rừng rậm rạp.

+ Đồng bằng duyên hải phía tây có khí hậu khô và ảnh hưởng của dòng biển lạnh nên mưa rất ít, thảm thực vật chủ yếu là xương rồng và cây bụi.

- Phần còn lại của lục địa Nam Mỹ nằm trong đới ôn hòa:

+ Đồng bằng Pam-pa có khí hậu cận nhiệt đới, lượng mưa giảm, thảo nguyên phát triển.

+ Cao nguyên Pa-ta-gô-ni chủ yếu nằm trong đới khí hậu ôn đới, lượng mưa ít, bán hoang mạc phát triển.

4 tháng 2 2023

Sự phân hóa tự nhiên của khu vực Trung và Nam Mỹ theo chiều bắc - nam thể hiện rõ nét về khí hậu và cảnh quan:

- Đới khí hậu xích đạo cận xích đạo:

+ Phân bố: quần đảo Ăng-ti, sơn nguyên Guy-a-na,  đồng bằng La-nốt và đồng bằng A-ma-dôn.

+ Nóng ẩm quanh năm, lượng mưa tăng dần từ tây sang đông; cảnh quan phổ biến là rừng nhiệt đới ẩm và xa van.

- Đới khí hậu nhiệt đới:

+ Phần lớn: Phần lớn eo đất Trung Mỹ và khu vực chí tuyến Nam ở lục địa Nam Mỹ.

+ Nóng quanh năm, lượng mưa tăng dần từ tây sang đông; cảnh quan cũng thay đổi từ hoang mạc, cây bụi đến xavan và rừng nhiệt đới ẩm.

- Đới khí hậu cận nhiệt:

+ Chiếm diện tích nhỏ phía Nam lục địa Nam Mỹ.

+ Mùa hạ nóng, mùa đông ấm; ven biển phía đông có mưa nhiều hơn, thảm thực vật điển hình là rừng cận nhiệt và thảo nguyên rừng, ven biển phía tây mưa rất ít, cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc

- Đới khí hậu ôn đới:

+ Phân bố: phần cực Nam lục địa Nam Mỹ.

+ Mùa hạ mát, mùa đông không quá lạnh. Cảnh quan điển hình là rừng hỗn hợp và bán hoang mạc.

6 tháng 5 2023

loading...

2 tháng 5 2022

Câu 1

– Tạo ra sức mạnh tổng hợp để có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

– Tạo điều kiện cho việc chuyển giao công nghệ từ Hoa Kì, Ca-na-đa sang Mê-hi-cô.

– Tận dụng nguyên liệu, lao động của Mê-hi-cô.

– Mở rộng thị trường nội địa.

Câu  2:

- Do: sự gia tăng lượng khí thải làm tăng hiệu ứng nhà kính khiến trái đất nóng dần lên làm băng ở Nam cực tan chảy.

- Ảnh hưởng của sự tan băng ở lục địa Nam Cực làm cho mực nước các đại dương dâng lên, đe doạ cuộc sống của con người ở các đảo và những vùng đất thấp ven biển.

Câu 3:

- Kinh tế phát triển rất không đều giữu các nước.

- Ôxtraaylia và NiuDilen là 2 nước có nền kinh tế phát triển.

- Các nước còn lại kinh tế chủ yếu dựa vào du lịch và khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu.

- Các ngành quan trọng:

+ Ôxtraaylia và NiuDilen:

Nông nghiệp: Trồng lúa mì, chăn nuôi bò, cừu.

Công nghiệp: Khai hoang, chế tạo máy, dệt, chế biến thực phẩm.

+ Ở các đảo:

Nông nghiệp: Trồng dừa, ca cao, cà phê, chuối.

Công nghiệp: Chế biến thực phẩm.

Câu 4:

- Thiên nhiên châu Âu có các môi trường tự nhiên là: Ôn đới hải dương, Ôn đới lục địa, Địa trung hải, Núi cao.

- Đặc điểm của môi trường ôn đới lục địa:

+ Khí hậu: Mùa đông lạnh khô, có tuyết rơi nhiều; Mùa hạ nóng và có mưa.

+ Sông ngòi nhiều nước trong mùa xuân - hạ và các thời kì đóng băng vào mùa đông.

+ Thực vật từ bắc xuống nam có: đồng rêu, rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng lá rộng, thảo nguyên rừng, ven biển Ca - xpi là vùng nửa hoang mạc.