K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 2 2017

Từng ngày, từng ngày, đồng bào miền Trung đang phải gánh chịu hậu quả do bão lũ gây ra. Trận lũ năm hai nghìn là một trong những trận lũ có sức công phá mạnh mẽ nhất trong thập kỷ qua.

Bầu trời tối sầm, mưa không ngớt, xung quanh toàn một màn nước trắng xóa. Đó là cảnh tượng của những nơi trận lũ diễn ra.

Tất cả những gì ở nơi đây bao trùm một thứ gì đó đơn điệu mà ẩn chứa bao nguy hiểm cùng với màn trắng của nước là màu xanh của ngọn cây, những cây cổ thụ dám dương đầu với dòng nước lũ và những mái ngói nhấp nhô - nơi duy nhất để người dân bám trụ. Mọi người từ cụ già đến trẻ em đều sống trong tâm trạng lo lắng, hoang mang, lo sợ, làn da xám đi vì lạnh. Có những đứa trẻ mới sinh ra mới vài tháng, cơ thể như không còn chút sinh lực. Họ sống trong tình trạng thiếu thốn không điện, không thức ăn, nước uống. Nhiều thanh niên đi mò trong biển nước những cây lúa còn sót lại một cách vô vọng.

Chính phủ đã kêu gọi tinh thần "lá lành đùm lá rách". Đâu đây, những chiếc xuồng cứu trợ màu da cam tươi cười đến với nhân dân. Rồi cả những chiếc trực thăng cũng được huy động, dù chỉ là những gói mì nhỏ bé nhưng trong đó chan chứa tất cả tình cảm của nhân dân khắp mọi miền hướng vồ miền Trung thân yêu. Màu áo xanh của bộ đội, cùa thanh niên tình nguyên; màu áo vàng của các chiến sĩ công an ngày đêm gắn bó với bà con vùng lũ. Nhân dân lấy lại tinh thần và sức lực, dũng cảm vượt qua những tháng ngày gian khổ. Trên những mái nhà ẩm ướt, khói đã bốc lên và nhờ những gói mì và hạt gạo ít ỏi đó mà đôi môi con trẻ trở lại hồng hào. Những chiếc bè đỏ dập dềnh chờ đợi một điều kỳ diệu.

Trận lũ đã đi qua nhưng nó để lại bao cảnh thương tâm. Người nông dân "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời", không quản ngại "một nắng hai sương" giờ lại tay trắng. Nhà cửa, ruộng vườn, trâu bò đất trôi theo dòng nước lũ. Chỉ mới tháng trước ở đây còn là mội khu dân cư đông đúc mà bây giờ đã là bãi đất bằng. Không chỉ có thế, trận lũ còn cướp đi bao sinh mạng người vô tội. Bao gia đình lâm vào cảnh "tan đàn sẻ nghé": đứa trẻ mắt đỏ hoe gọi cha, người vợ mất chồng, người mẹ mất con. Tôi có thể nhìn rõ gương mặt bạo tàn và nụ cười nham hiểm của Thủy Tinh độc ác. Hắn cười trên nỗi đau khổ của người khác, tiếng cười nghe thật ghê rợn. Những hòm ủng hộ đồng bào lũ lụt ngày ngày vẫn được ăn no để làm vơi đi phần nào đau khổ của người dân nhưng có một điều chắc chắn rằng: nỗi khổ mất đi một người thân là không gì bù đắp được.

Cơn lũ dữ rồi cũng qua đi. Cuộc sống của người dân dần trở lại nhịp thường ngày nhưng nỗi lo âu, phấp phỏng thì vẫn còn đó. Còn tôi, tôi nghĩ rằng trí thông minh do tạo hóa ban cho con ngườị, vậy chúng là sẽdùng nó để chế ngự thiên nhiên. Tuy nhiên, vẫn còn một câu hỏi mà tôi chưa trả lời được: "Đến khi nào nhân dân ta mới không phải chịu hậu quả của nước lũ, đến khi nào trận lũ như năm 2000 mới không tái diễn?".

Thiên nhiên sẽ chẳng bao giờ biết nương tay nếu chúng ta vẫn tiếp tục không tuân thủ những quy luật vậnhành của nó. Càng bước sang thế kỷ văn minh, con người càng phải chịu những cơn thịnh nộ kinh hồn của thiên nhiên. Sóng thần ở Inđônêxia hay cơn bão khủng khiếp Catrina vừa đổ bộ vào nước Mỹ tuần này rõ ràng là những minh chứng không gì thuyết phục hơn cho điều ấy. Một biển nước mênh mông với bao điều đáng sợ chiếm trọn mười phút mục dự báo thời tiết của đài truyền hình. Cơn bão dù đã được dự báo trước nhưng người dân Mỹ vẫn phải hứng trọn một lần nổi giận của thần biển Pôdây đông. Cả một thành phố công nghiệp chìm trong mênh mông biển nước. Thuyền cứu hộ chạy ầm ầm trong thành phố như chạy giữa mặt sông. Lác đác đây đó còn lại một vài ngôi nhà nổi lên phần nóc hoặc trần. Trên đó không biết có bao nhiêu người đang gào khóc dơ tay cầu cứu. Tình cảnh trông đến thảm thương. Chẳng aicó thể ngờ được ở nước Mỹ lại có những cảnh tượng đau lòng như vậy. Nước trong thành phố bắt đầu chuyển màu đen. Nó bị ô nhiễm nặng bởi bao nhiêu thứ trong đó có không ít xác người. Cả thành phố ngột ngạt trong cảnh không điện, không thức ăn, nước uống, không thuốc men.Tình cảnh gợi những căn bệnh hiểm nghèo dễ dàng lấn đến trong nay mai. Cả thành phố vẫn đang kêu cứu còn nước thì chưa hề có dấu hiệu rút đi. Cả nước Mỹ đang ở tình trạng vô cùng khẩn cấp. Cũng may mấy ngày sau,. Nước rút và nhờ có sự nỗ lực của tất cả mọi người đặc biệt là của quân đội, cảnh sát và những tình nguyện viên, nhiều người dân đã được cứu ra khỏi vùng nguy hiểm. Tuy phải chenchúc trong những trại tập trung nhưng họ vẫn còn may mắn hơn bao người chết đói, chết rét hay bị bão lũ cuốn đi. Ôi! Còn thiệt hại về vật chất thì không thể nào kể nổi. Nhà thì đổ, ô tô bị nước cuốn trôi, đường dây điện đứt? nước rút đi nhưng cả thành phố vẫn ngập trong bùn đất đen nhánh và nhão nhoét. Hết bão nhưng bây giờ mới là lúc bệnh tật hoành hành. Đấy là còn chưa kể nỗi đau thê thảm của bao gia đình mất người thân. Phải có đến hơn một nửa số gia đình trong trận bão phải chịu cảnh “tan đàn xẻ nghé”. Sự mất mát đau thương ngày một lớn thêm không thể lấy gì bù đắp. Dù cả thế giới đang nỗ lực hếtmình với tinh thần tương thân tương ái nhưng so với những mất mát đã qua sự bù đắp ấy chẳng thấm thápgì. Dù chỉ được nhìn thấy qua màn ảnh nhỏ nhưng tôi có thể cảm nhận hậu quả trận bão thật là to lớn. Cả thế giới đang hướng về nước Mỹ bằng một sự cảm thông nhưng qua đó, quốc gia nào cũng phải giật mình. Thiên nhiên không phải dễ gì nắm bắt và điều tiết được dù quốc gia ấy có thế lực kinh tế lớn đến cỡ nào.

Đề 2:

Ôi! Không khí thật nóng bức quá! Các loài cây như chìm trong giấc ngủ của mùa hè oi bức. Riêng cây phượng già ở góc sân thì như vươn tay đón lấy ánh nắng mặt trời sáng chói. Đừng ngạc nhiên vì cây phượng chính là đặc trưng của mùa hè mà! Suốt bao tháng nay, phượng vẫn nằm im ở góc sân chứng kiến nhiều trò chơi, lắng nghe nhiều lời tâm sự của học sinh nhưng nay phượng đã tỉnh dậy, xòe tán rộng như muốn vươn tay lấy hết ánh mặt trời về cho mình. Nhìn từ xa, phượng đỏ rực cả góc sân. Không ai có thể ngờ được cách đây mấy ngày, phượng chỉ là một cây già không hoa, không lá. Nhưng chỉ sau mấy ngày phượng đã chi chit nào hoa là hoatòan một màu đỏ rực của ánh mặt trời và của sắc màu tự nhiên của loài cây mùa hè: cây phượng, điểm xuyết vào đó là màu xanh hạnh phúc của lá như bao cây khác. Từng lá phượng, từng hoa phượng như một sự sống mới của cây phượng già, của một mùa hè đầy sức sống. Gốc phượng to, rễ phượng bò lên trên mặt mặt đất như những con rắn khổng lồ vui đùa với nhau và cùng nhau mừng rỡ đón mùa hè đến. Các bạn biết không? Hoa phượng mà nở thì khỏi chê nhé! Màu hoa phượng đỏ thắm như máu, như màu máu của biết bao đồng bào dân tộc đã hy sinh vì Tổ quốc mến yêu. Màu máu đó như đã hòa quyện với màu phượng, để nhắc nhở chúng em phải nhớ đến những chiến sĩ, những đồng bào của dân tộc mà cố gắng học giỏi, thật giỏi để mai sau xây dựng Tổ quốc giàu đẹp. Hoa phượng đỏ rực là thế mà sao lại hiền dịu quá! Khi một luồng gió nhẹ thổi qua cũng đủ làm hoa phượng rơi xuống mặt đất. Nhưng không vì thế mà phượng buồn bã, cứ hàng ngày phượng lại cho ra những bông hoa đẹp của tuổi học trò. Và rồi, cuối cùng những bông hoa phượng cũng nở đầy cả cây. Có ai biết rằng giữa chùm hoa màu đỏ rực đó là nỗi nhớ thương của học trò nhớ thầy cô, bạn bè, trường lớp.

Mỗi lần nhắc đến mùa hè, đến cây phượng đỏ rực thì mọi người lại nhắc đến sinh vật tuyệt diệu của tạo hóa, của thiên nhiên: loài ve mùa hè. Đến mùa hè, ve lại thi nhau hát vang râm ran cả một góc trường. Tiếng ve không hay như tiếng hót của chị Sơn Ca, chị Họa Mi mà đơn giản tiếng ve chính là lời ca của mùa hè. Tiếng ve vang lên khắp nơi: ở góc trường, ở trong từng lùm cây, từng bụi cỏ, và cả ở những cái cửa sổ của lớp học. Tiếng ve như nhắc chúng em không những chỉ có tiếng hót của các loài chim, mà còn có cả tiếng ve gọi hè về. Tiếng ve như mang một ý nghĩa sâu kín mà người lớn không thể nào hiểu được, chỉ có tụi học trò này mới có thể hiểu được vì tiếng ve có biệt danh rất dễ thương là “lời ca học trò” mà. Đã là lời ca của học trò thì phải rất gắn bó với học trò chứ. Vậy cho nên từ trước đến nay tiếng ve như một người bạn thân của các anh, các chị học trò. Tiếng ve báo hiệu cho học trò đủ thứ chuyện: nào là hè đã đến, đến lúc phải nghỉ ngơi sau một học kỳ, một năm học căng thẳng, đến lúc để vui chơi rồi. Nhưng điều quan trọng nhất là tiếng ve báo hiệu đã đến lúc xa trường, xa bạn bè, xa thầy cô. Nhưng dù có xa cách mấy, nó vẫn luôn ở trong tim, trong tâm trí của mỗi học trò.

Cứ mỗi lần nhìn thấy cây phượng, nghe tiếng ve kêu thì lòng học trò sao nao nức quá. Chính và vậy mà cây phượng và tiếng ve luôn là kí ức tươi đẹp mà học trò còn giữ lại. Phương, ve ơi, tụi này sẽ không quên các bạn đâu! Nhờ các bạn mà tụi này đã hiểu được mùa hè thú vị đến dường nào. Mùa hè đã mang lại cho chúng mình màu sắc của tuổi thơ yêu dấu. Dù có xa ngôi trường tụi mình vẫn sẽ nhớ đến mái trường, thầy cô, bạn bè và cả cây phượng, tiếng ve thân thiết của tụi học trò này nữa.

18 tháng 1 2017

Đề 1: Hãy tả lại hình ảnh cây đào vào dịp tết đến xuân về

Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....

Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.

Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.

13 tháng 9 2023

Em đã được chứng kiến cảnh lũ lụt thông qua tivi và các phương tiện truyền thông. Lũ lụt là một thiên tai gây thiệt hại nặng nề cả về tính mạng lẫn vật chất của con người.

11 tháng 1 2018

Mùa mưa đến rồi, mùa mưa kéo theo những cơn lũ lụt và gió bão. Trên ti vi, lúc nào cũng thấy cảnh chết chóc đau thương khiến em phải xúc động nghẹn ngào. Quê em còn lạ gì cảnh đó. Dư âm của trận lũ lụt năm 2009 vẫn còn đọng lại trên mỗi người dân nơi này.

Trước đó, quê em rất ít bão lụt, vì vậy nên khi nghe nói bão mọi người vẫn không chuẩn bị nhiều. Đó là một điều phải hối hận vì chỉ vài ngày sau khi thông báo, khắp bầu trời bị mây đen che khuất và những cơn mưa bắt đầu. Mưa lớn tới rất bất ngờ, hôm qua còn nắng mà hôm nay đã mưa dầm dề. Bất ngờ, lớn và kết hợp với gió bão đã làm người dân điêu đứng vì không kịp trở tay. Chỉ trong một ngày mà nước đã ngập trắng cả ruộng đồng. Đêm hôm lũ đến, cả nhà em không ai dám ngủ. Điện đóm đã bị cúp hết, trong ánh đèn dầu mờ ảo, khuôn mặt của mọi người hiện lên với vẻ đầy lo âu. Bỗng “soạt” gió lớn đã bốc một tấm ton của mái bếp bay lên trời. Em sợ hãi vô cùng, mẹ thì cứ loay hoay mãi vì sợ nước vào nhà, nhà em không có mái gác, thật đáng tiếc. Trong nhà, chỉ có mỗi bố là bình tĩnh, bố vạch ra một kế hoạch và cả nhà tíu tít làm theo. Bỗng mẹ hét lên: Nhìn kìa !

Nước đã vào nhà sau của em rồi. Ở xóm này, nhà em cao có hạng, vậy mà vẫn bị nước vào thì những thấp hơn chắc là đã tới đầu gối rồi. Đúng sáu giờ sáng, mưa giảm đi, nhưng mực nước lũ thì vẫn cứ dâng cao. Khắp nhà em chỗ nào cũng toàn nước là nước. Mọi người đều leo lên giường nằm cả, chỉ có mẹ là mang ủng đi xuống bếp nấu ăn cho cả nhà. Vì mưa lũ nên không đi chợ được và vì thế nhà em không có gì ăn, tới bữa chỉ có vài chén cơm và một ít nước mắm mà thôi. Trước giờ, chưa bao giờ em phải chịu kham khổ như thế. Bây giờ, cầm chén cơm lên mới thấy hết vị ngọt của cái ăn và vị đắng của cái đói cồn cào. Đang suy nghĩ miên man bỗng có tiếng gọi cửa, bố em vội ra mở. À, thì ra các chú trưởng thôn, phó thôn đi phát mì cho các gia đình. Nhà em có bốn người, các chú phát cho mười hai gói, nói vài câu với bố rồi sau đó đi phát tiếp. Bố vẫy tạm biệt họ rồi vội chạy vào buồng, báo cho mọi người hay một tin dữ: các đập nước trong tỉnh đang thay phiên nhau xả một lượng nước rất lớn ra ngoài. Nghe tin, cả nhà em hốt hoảng vô cùng. Và việc xả lũ ngay lập tức được chứng minh khi một loạt nước ùa vào giường. Thế là từ giường, mọi người ùa lên đầu tủ ngồi và ngủ trên đó khi về đêm. Thực chất chỉ có mình em và bà ngủ, còn bố mẹ thì không ngủ mà ngồi canh mực nước. Cuộc sống cứ tiếp diễn như thế cho đến năm ngày sau, nước bắt đầu rút dần và hai ngày nữa thì hết hẳn. Cả nhà em vui mừng khôn xiết, tíu tít khiêng vác đồ đạc, lau dọn lại nhà cửa trong niềm vui bất tận.

Bấy giờ, trận lũ kinh hoàng ấy đã qua đi, nhưng em biết rằng, với sự ô nhiễm môi trường và tình trạng gia tăng biến đổi khí hậu sẽ vẫn hứa hẹn vô số những trận lũ khác. Và em cũng biết, để sống tốt cần phải yêu thiên nhiên và đừng bao giờ phá hoại thiên nhiên, hãy coi thiên nhiên như một quả tim của chính mình vì “nó” quyết định sự sống còn của con người và cả hành tinh này. Hãy nghe lấy lời em, đừng quên nhé!

Em cần làm để phòng tránh thiên tai :

Hiện nay để khắc phục chúng ta phải có ý thức giữ gìn vệ sinh , trồng cây gây rừng để giảm không khí ô nhiễm cho môi trường và bảo vệ tầng ô-dôn cho trái đất giảm các loại khí thải ô nhiễm .Chỉ dùng xe khi cần thiết để giảm khoi bụigiảm sài giấy hoang phí vì giấy làm từ cây .Mỗi lần bạn tiếp kiệm một tờgiấy là bảo vệ một cái cây ,bởi vì cây làm từ giấy

11 tháng 1 2018

Em cần làm để phòng tránh thiên tai :

Hiện nay để khắc phục chúng ta phải có ý thức giữ gìn vệ sinh , trồng cây gây rừng để giảm không khí ô nhiễm cho môi trường và bảo vệ tầng ô-dôn cho trái đất giảm các loại khí thải ô nhiễm .Chỉ dùng xe khi cần thiết để giảm khoi bụigiảm sài giấy hoang phí vì giấy làm từ cây .Mỗi lần bạn tiếp kiệm một tờgiấy là bảo vệ một cái cây ,bởi vì cây làm từ giấy

9 tháng 4 2018

Nhắc đến mảnh đất hình chữ S thân thương là chúng ta nghĩ ngay tới những ngọn núi cao hùng vĩ, xanh um, tới những cánh đồng lúa trải dài bát ngát, tới bao con sông ngoằn ngoèo uốn lượn,… Với tôi, cảnh thiên nhiên tươi đẹp, cuốn hút nhất chính là những bãi biển trong xanh, ngập nắng, đầy gió.

Bình minh ở Sầm Sơn mới đẹp làm sao! Ông mặt trời không nấp sau đám mây trắng xóa mà nhô lên từ từ qua làn nước sóng sánh ngoài biển xa. Cứ như trời và biển nối liền với nhau vậy. Mặt trời lơ lửng như một quả cam chín mọng khổng lồ đang treo trên mặt biển, tỏa ánh sáng ra muôn phương. Mặt biển vì thế cũng lấp lánh, giống như nó đang cố gắng lưu giữ hết sự nóng ấm của tia nắng mới. Một lúc sau, mặt trời lên cao giữa. Vòm trời xanh ngắt một màu, làm mấy đám mây trắng mờ hẳn đi. Lúc này, nắng gắt hơn, vàng chói rực rỡ. Bãi cát dài hiện lên óng ánh. Một vài sinh vật trôi dạt vào bờ theo những đợt sóng vỗ. Gió càng lúc càng lớn, gió thổi mạnh làm muôn con sóng cứ trắng xóa nối tiếp nhau từng đợt tràn vào bờ. Những con sóng nhấp nhô, uốn lượn như muốn chạy vào tận bờ bãi.

Hàng dừa xanh cao vút cứ ngả nghiêng theo gió như cổ vũ cho sóng tràn. Du khách kéo tới mỗi lúc một đông. Người thì ngồi ngắm biển, người thì đi dạo, người lại bơi dưới nước. Tôi và em trai bắt đầu xây lâu đài cát. Chiếc lâu đài cao với chóp nhọn, chúng tôi đào một rãnh xung quanh để không cho nước chảy vào. Bất ngờ, một con sóng tràn tới, cuốn bay tòa lâu đài. Em tôi thích thú cười lớn rồi lại đi xây tòa lâu đài khác. Ánh mặt trời nhuộm mọi người trên biển bằng màu nắng, ai ai cũng tươi cười rạng rỡ.

Tôi thoáng nghe thấy tiếng rì rào sóng biển, tiếng cười nói của mọi người và cả tiếng hạnh phúc của mảnh đất này. Biển hạnh phúc bởi có lẽ nó biết tạo hóa ban cho nó vẻ đẹp riêng biệt mà chẳng nơi nào có được.

Không nơi đâu đẹp bằng quê hương của em. Nơi mà em đã sống và lớn lên từ khi còn nhỏ và được ngủ trong vòng tay của mẹ.

Nhà em ở cạnh những bụi tre ngà cao vút như lên tận mây xanh. Xung quanh nó có hàng trâm bầu. Nhà của em nối từ một con đường nhỏ đến trường làng núp sau những rặng me tây già đang thay chiếc áo mới. Me tây xòe những cánh tay che mát cho em và mấy đứa trong xóm cùng đi học. Có khi em đang học bài, nhìn ra xa bỗng thấy những hàng dừa sum sê cành lá che lấy một khoảng trời. Dưới đó là những ngôi nhà trệt mọc thấp mọc cao. Em nhớ những buổi trưa đi học, bỗng bầu trời tối sầm lại bắt đầu mưa. Đúng vậy, một cơn mưa rượt đuổi rồi xối xả trên đầu. Chúng em thi nhau chạy bộ, quần áo ướt sũng, da mặt tái xanh. Cô giáo đã cho chúng em nghỉ học một buổi. Quê em còn có những mẫu ruộng và một con sông. Bề ngang khoảng sáu mét và nó trôi ngoằn ngoèo bên những hàng dừa cao ngăn ngắt bên những ruộng lúa vàng nặng trĩu… Chiều nào cũng vậy, chúng em cùng ra đó tắm, giỡn đùa một hồi lâu dưới nước lại lên bờ móc đất sình để chọi nhau. Tắm xong, bọn em ra ruộng chơi. Có những cậu bé ngồi trên lưng trâu đang thổi sáo hoặc thả diều, còn con trâu vẫn cứ vừa đi vừa gặm cỏ. Có những buổi trưa hè được nghỉ học, chúng em bày trò chơi trựớc sân nhà, chọn những chỗ mát dựng một túp lều để làm đám cưới nho nhỏ có cô dâu và chú rể. Cô dâu mặc áo màu hồng, trên đầu có gắn những chùm bông giấy màu vàng kết thành một vòng tròn. Chú rể mặc nguyền bộ đồ màu xanh. Tiệc đãi bằng những viên kẹo đủ màu mà chúng em dành dụm từ lâu. Nhờ con sông dài, chúng em thường đi ra giữa sông bằng chiếc ghe khi mỗi buổi chiều nước dâng lên cao. Trên mặt nước là những cụm lục bình trôi dập dềnh với những hoa tím lắc lư… càng ra xa càng thấy lóa mắt vì ánh mặt trời đã gần lặn. Hai bên sông là những hàng dừa nước dầm những bàn chân nâu bóng tròn vo xuống phù sa và soi những chiếc lá xanh thẫm chập chờn trên mặt sông. Trái dừa nước kết thành chùm như những trái bóng lớn, rất sai nên quằn cuống chấm nước.

Quê em có những ngôi nhà mái lá đơn sơ, những đồng ruộng ở hai bên bờ trĩu hạt quằn bông, so với thành phố thì nó nhiều thua thiệt, nhưng không phải vậy mà ở quê em không có những điều thú vị. Dù sau này có đi đâu thì một mảnh tâm hồn em vẫn dành đấy cho quê hương. Ôi! Em không muốn xa những hàng dừa nước, những vòm me xanh đầy tiếng chim hót líu lo và ngay cả cơn mưa tinh nghịch đã hù dọa bọn em và đã bao lần làm bọn em phải lấm lem, ướt nhẹp. Cơn mưa ấy nó cũng là của riêng quê hương… em sẽ nhớ nó mãi đến suốt đời.

15 tháng 8 2021

Em sinh ra và lớn lên ở Thành phố Hồ Chí Minh, đây cũng chính là quê ngoại của em. Nơi đây, cuộc sống nhộn nhịp đông vui bốn mùa. Phố xá có đèn và cửa kính sáng loá, sang trọng. Thành phố có nhiều công viên đẹp như công viên Hoàng Văn Thụ, công viên Tao Đàn, công viên Gia Định. Nhà hàng, trường học, chung cư mọc lên như nấm đế phục vụ cho đời sống của nhân dân. Đặc biệt, thành phố của em có nhiều bệnh viện lớn, bác sĩ giỏi không những chữa bệnh cho nhân dân thành phố mà còn khám chữa bệnh cho nhân dân các tỉnh. Thành phố còn là cái nôi của ngành sản xuất hàng tiêu dùng của cả miền Đông Nam Bộ. Em rất tự hào về thành phố giàu và đẹp của em.

16 tháng 7 2018

Cả tuần nay, trời trở nên nóng bức khác thường. Mọi người đều đổ xô ra ngoài hiên nhà trên tay cầm chiếc quạt phe phẩy. Người nào người nấy đều uể oải, mồ hôi nhễ nhại. Cây cối đứng im thân thờ ủ rũ… Ai cũng than vắn thở dài mong chờ một trận mưa thật lớn.

Bỗng mây đen từ đâu ùn ùn kéo đến bao phủ cả bầu trời không mấy chốc trời đang sáng giờ đây tối hẳn lại và sức nóng cũng dịu bớt. Rồi gió bắt đầu nổi dậy, lúc đầu còn nhẹ sau mạnh dần mang theo khí mát lạnh. Sức gió làm cành cây chao đảo, bụi đường tung bay mù mịt. Các mái nhà lợp tôn lâu năm bị bung đinh vít đập vào nhau ầm ầm. Khách đi đường tăng tốc độ xe hi vọng về đến nhà sớm hơn. Người bộ hành cũng rảo bước nhanh. Nhà nhà đều khép cửa lại để tránh gió. Ai cũng dự đoán sẽ có một trận mưa thật to. Đường phố cũng dần dần vắng khách, lác đác một vài chiếc xe chở hàng về muộn đang ì ạch chống lại với sức gió.

Trời đang nắng to bỗng đổ trận mưa rào

Rồi từ mái nhà vang lên những tiếng "lộp độp" thật mạnh. Những hạt mưa đầu mùa nặng và thưa bắt đầu rơi xuống. Chỉ vài giây sau một trận mưa rào ào ào ập tới thật nhanh khiến cho mọi người chuẩn bị dọn dẹp chưa kịp phải hối hả chạy tất bật. Nước từ lưng chừng trời tuôn xối xả như trút cơn giận dữ xuống mặt đường. Các giọt nước đan vào nhau tạo thành một bức màn trắng xóa.

Trước kia nóng bức khô khan bao nhiêu thì giờ đây mát mẻ và nơi nào cũng đầy ắp nước. Khách đi đường lỡ bước vội nép vào mái hiên nhà ở hai bên phố để trú mưa. Thỉnh thoảng vài chiếc xe hơi lao nhanh làm tung tóe nước. Nước cuồn cuộn chảy về phía có cống rãnh đục ngầu mang theo rác rưởi. Từ trong nhà các em nhỏ chạy ùa ra sân để tắm mưa, chúng đùa giỡn la hét đuổi bắt nhau dưới cơn mưa lấy làm thích lắm. Trên bầu trời một lằn chớp ngoằn ngoèo chợt sáng lóe lên tiếp theo là một tiếng sấm vang rền cả không gian. Mưa vẫn sầm sập trút nước xuống mái nhà, trên đường phố… Được một lúc lâu mưa dần dần ngớt hạt..

Bầu trời cũng sáng ra. Mưa bắt đầu tạnh. Xe cộ lưu thông trở lại, nhà nhà mở cửa. Trời trong sáng mát rượi. Bụi bặm trên các cành lá được tắm gội sạch sẽ nên giờ đây cây nào cũng sáng đẹp hẳn ra. Mọi sinh hoạt trở lại bình thường.

Cơn mưa đầu mùa thật to mang lại cho mọi người một niềm vui khoan khoái. Sau những ngày nóng bức khó chịu gần như ngạt thở, giờ đây không khí trở nên mát mẻ, vạn vật như hồi sình. Nước mưa sẽ tiếp sức cho ruộng đồng, cho cây lúa được xanh tươi. Vài cánh chim bay ngang trời và vầng thái dương cũng bắt đầu lộ diện ló ra những tia sáng chói lọi len qua những cành cây kẽ lá còn đọng đầy nước. Tất ca như hòa chung niềm vui với mọi nguời.

16 tháng 7 2018

Nếu ai đã một lần ngắm cảnh quê hương tôi vào khi cơn mưa mùa hè chợt đến rồi chợt đi thì chắc hẳn sẽ không thể nào quên được sự nhanh chóng của nó.

Chao ôi, cơn mưa đến mới nhanh chóng làm sao! Vừa mới đây thôi ông mặt trời vẫn còn tươi cười ban phát những tia nắng cho trần gian thế mà giờ đã chốn biệt trong làn mây dầy. Không biết từ đâu, những đám mây đen kéo về đây nhanh đến thế. Làm cho bầu trời bỗng thấp hẳn xuống. Gió bắt đầu thổi, cây cối ngả nghiêng, cành khô răng rắc. Ngoài đường mọi người vội vã chạy về nhà để trú mưa.

Bỗng lộp độp, lộp độp! Mưa bắt đầu rơi, những hạt mưa to và nặng như ai ném đá. Lúc đầu thưa, sau mau dần. Tiếng mưa rơi đồm độp trên tàu lá chuối. Mưa rào rào trên sân gạch. Tiếng mưa lách tách trên mái nhà. Nước mưa bắt đầu chảy xuống như ai chút. Bỗng chốc làng quê như chìm đắm trong biển nước. Mọi âm thanh ồn ã của cuộc sống dường như lắng xuống, nhường chỗ cho tiếng mưa rơi. Trong vườn, cây cối hả hê vì được tắm dưới mưa.

Một lúc sau, bầu trời thấp thoáng xanh hiện ra. Ông mặt trời lại tươi cười đùa với gió. Một vài tia nắng hiếm hoi bắt đầu mừng rỡ rọi xuống. Mấy chú chim không biết chú mưa ở đâu giờ bay ra hót râm gian. Chà, không gian thật thoáng đãng không khí trong lành đến tuyệt vời. Sau cơn mưa có lẽ cây cối hoa lá là tươi đẹp hơn cả. Vườn cây trước nhà không một tý bụi, tràn trề sức sống. Mấy khóm hoa mười giờ như trang điểm lại dung nhan của mình để phô hương khoe sắc. Dưới đất, nước mưa vẫn còn róc rách, luồn lách ra từ các ngõ. Mọi người ai nấy đều bắt tay ngay vào công việc của mình.

Sau trận mưa mùa hè, cảnh làng quê tôi như bừng tỉnh. Cảnh vật thêm sức sống mới.


 

14 tháng 2 2020

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng trên các mặt báo và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân. Trong đó, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Thông qua các phương tiện truyền thông, chúng ta có thể dễ dàng thấy được các hình ảnh, cũng như các bài báo phản ánh về thực trạng môi trường hiện nay. Mặc dù các ban ngành, đoàn thể ra sức kêu gọi bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước,... nhưng có vẻ là chưa đủ để cải thiện tình trạng ô nhiễm ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn liền với vấn đề xử lý chất thải, xử lý nước thải,... vẫn còn tồn đọng nên tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị,...ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động. Theo ước tính, trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước thì có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tại các đô thị, chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa thể đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Hầu hết lượng nước thải bị nhiễm dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm nhuộm,... chưa được xử lý đều đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên. Một ví dụ đã từng được dư luận quan tâm thì trường hợp sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hóa chất thải ra từ nhà máy của công ty bột ngọt Vedan suốt 14 năm liền.

Các nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay

Ý thức của người dân

Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân. Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp chính quyền...trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì cũng "chẳng ăn thua", và ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng đến mình nhiều. Và chính những suy nghĩ này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục cũng như tư duy bảo vệ môi trường của các thế hệ trẻ về sau.

Người dân thờ ơ và thiếu ý thức trong việc bảo vệ môi trường, khó làm gương cho trẻ em. 

Thật vậy, người lớn không làm gương để giáo dục trẻ em. Theo quan sát, tại các trường học, chúng tôi nhiều lần chứng kiến phụ huynh đưa con đi học đến cổng trường dừng lại ăn sáng và sau khi ăn xong, thay vì bỏ hộp xôi, hộp bánh vào thùng rác thì họ lại vứt ngay tại chỗ. Mặc dù, các trường học có treo rất nhiều tấm biến, khẩu hiệu cấm xả rác bừa bãi nhưng phụ huynh vẫn thản nhiên xả rác nơi công cộng thì rất khó hình thành ý thức tốt cho thế hệ trẻ.

Việc phá hoại môi trường của một người chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng nếu gọp nhiều người lại thì rất lớn. Một tờ giấy, vỏ hộp sữa, túi ni-lông,... tuy nhỏ nhưng tích tụ lại lâu ngày sẽ gây ô nhiễm, mất mỹ quan, rác thải đọng lại trong các lô-cốt gây ra tình trạng cống thoát nước bị nghẹt mỗi khi mưa lớn hay thủy triều lên.

Các doanh nghiệp thiếu trách nhiệm, quan liêu, thiếu chặt chẽ

Nguyên nhân thứ hai gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần gây ô nhiễm môi trường đáng kể.

Mặt khác, hệ thống xử lý nước thải tại một số khu công nghiệp chưa hoạt động hiệu quả, nước thải sinh hoạt bị ô nhiễm được thải liên tục ra sông, hồ gây nhiễm độc nguồn nước tự nhiên.

Bên cạnh đó, chính sự quan liêu, thiếu chặt chẽ trong công tác quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đang tiếp tay cho hành vi phá hoại môi trường.

Ngoài ra, lượng xe cộ lưu thông ngày càng nhiều ở nước ta cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm bầu không khí.

Những hạn chế, bất cập trong bảo vệ môi trường

Theo thống kê của Bộ Tư Pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất,... Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế... trong việc bảo vệ môi trường.

Một bức ảnh nhỏ nhưng cho thấy tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam ô nhiễm đến mức nào. 

Quyền hạn pháp lý của các tổ chức bảo vệ môi trường, nhất là của lực lượng Cảnh sát môi trường chưa thực sự đủ mạnh, nên đã hạn chế hiệu quả hoạt động nắm tình hình, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường. Các cơ sở pháp lý, chế tài xử phạt đối với các loại hành vi gây ô nhiễm môi trường về các loại tội phạm còn hạn chế chưa đủ mạnh. Cụ thể, có rất ít trường hợp gây ô nhiễm môi trường bị xử lý hình sự, còn các biện pháp xử lý khác như: buộc phải di dời ra khỏi khu vực ô nhiễm, đóng cửa và đình chỉ hoạt động của cơ sở gây ô nhiễm môi trường cũng không được áp dụng nhiều, hoặc có áp dụng nhưng các cơ quan chức năng thiếu kiên quyết nên doanh nghiệp "lỳ đòn" cũng không có hiệu quả.

Các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường. Ngoài ra, công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn hạn chế.

Giải pháp khắc phục

Người dân nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi. Giáo dục, nâng cao nhận thức cho các bé về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, nên hạn chế sử dụng các hóa chất tẩy rửa khi xử lý nghẹt cống thoát nước, vì như thế sẽ vô tình đưa vào môi trường một chất thải nguy hại mới, đồng thời cũng làm nguồn nước bị nhiễm độc. Thay vào đó, hãy áp dụng cách thông bồn cầu, cách xử lý ống thoát nước bị tắc bằng vi sinh.

Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính chúng ta. 

Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có những chế tài xử phạt phải thực sự mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tổ chức giám sát chặc chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp hơn.

Tại các khu du lịch, khu đông dân cư, tuyến đường lớn,... nên bổ sung thêm nhiều thùng rác và các nhà vệ sinh công cộng.

Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, giám sát về môi trường. Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác môi trường và trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả cho các lực lượng này.

Cuối cùng, phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội tạo ra sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường.

Tóm lại, tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn còn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Hãy hô vang khẩu hiệu "Vì môi trường xanh - sạch - đẹp" và cũng là vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như các thế hệ sau

haha

12 tháng 7 2016

Khu phố em nằm bên cạnh trung tâm dịch vụ thương mại nên lúc nào cũng nhộn nhịp và đông vui,

Từ tờ mờ sáng, sau một giấc ngủ dài, phố xá như bừng tỉnh dậy Các dãy nhà cao tầng hai bên đường đứng sừng sững như thách đô với đất trời Những cánh cửa sắt khổng lồ như một lá chắn từ từ được xếp lại đẻ lộ ra bén trong là những gian hàng mua bán. Nơi đây bày bán bàn ghế, chỗ kia là gian hàng may mặc, chỗ nọ là cửa hàng bách hóa… Gần như nhà nào cũng trở thảnh cửa tiệm buôn bán. Thỉnh thoảng mới xen vào là một gian nhà để ở.

Ông mặt trời bắt đầu hé, những tia nắng dịu dàng chiếu xuống khu phố chợ, Những tia nắng tuy với màu sắc yếu ớt nhưng cũng xóa dần được bóng đêm. Và đường phố xuất hiện bóng người. Những hàng cây trồng ven đường như cố phô sắc nên vươn những cành lá xanh um còn đọng sương đêm. Một làn gió nhẹ thổi qua, chúng khẽ lay động vẫy tay chào một ngày mới. Từ trong các hẻm nhỏ, vài chiếc xe ba gác ì ạch chở hàng ra chợ. Xe nào xe nấy đều được chất cao hàng hóa… Trên lề đường khách bộ hành thong thả bước chân chầm chậm như đang hít thở không khí trong lành của buổi ban mai. Rẽ sang tay trái là một dãy nhà trệt, cổ xưa có lối kiến trúc giống nhau. Đây là khu dân cư nên sinh hoạt có vẻ muộn màng hơn. Nhà nào cũng có cửa rào, có trồng hoa trước sân hoặc trồng những cây che bóng mát như cây mận, cây trứng cá… để vào mùa hè làm giảm bớt sức nóng gáy gắt của ông mặt trời. So với các dãy phố khác, nơi đây yên tĩnh hơn.

khu-pho

Mỗi khi đi xa em đều nhớ về khu phố thân thương nhà mình

Trên các ngõ đường chỗ nào cũng có người qua kẻ lại tấp nập. Các cửa hàng tuy là buổi sáng mà đèn vẫn sáng choang, người mua ra vào lũ lượt. Người bán hàng ăn mặc tề chỉnh, lúc đi đến nơi này, lúc chạy sang chỗ khác để mời mọc hoặc lấy hàng cho khách. Tuy bận rộn, lăng xăng như vậy, thế nhưng họ vẫn vui vẻ tiếp đón nồng hậu với khách hàng. Trước một cửa hiệu buôn bán, trẻ em đang chơi trò chơi điện tử. Từ trong gương mặt, đôi mắt ánh lên một niềm say sưa khôn tả. Tay cầm bộ phận điều khiển máy còn đôi mắt dán chặt vào màn hình, nhanh nhẹn và thành thạo, các em bấm nút liền tay. Chốc chốc tiếng reo hò vang lên thích chi. 

Ngoài đường xe cộ qua lại như mắc cửi. Đủ các loại: xe ô tô, xe đạp, xe máy nổ… chen chúc nhau lao nhanh trên mặt đường. Tiếng xe cộ, tiếng nói cười, tiếng đồ vật chạm vào nhau… tao nên một âm thanh thật là hỗn độn. Hòa lẫn vào âm thanh ấy là những thông báo của Ủy ban được phát ra từ một chiếc loa gắn trên cao của một trụ đèn đặt ở ngã ba đường.

 

Nắng đã lên cao, nhịp độ sinh hoạt trong khu phố cũng tăng lên.

Đây là một khu phố đông vui và nhộn nhịp nhất, mọi việc diễn tiến thật đều dặn như hết ngày rồi đến đêm. Chính vì vậy mà mỗi khi đi đâu xa em vẫn hình dung rất rõ từng dãy nhà, từng con đường thân quen ấy. Có phải chăng nơi đây đã trở thành một dấu ấn khó quên ở trong em?

 



 

12 tháng 7 2016

Sáng nào thức dậy em cũng theo bố thả bộ từ nhà ra công viên tập thể dục nên có dịp quan sát cảnh vật hai bên đường …..

Sáng sớm, không khí nơi đây thật dễ chịu, thật trong lành, mát mẻ như xua tan cái oi bức của những trưa hè nắng gắt. Cả phố xá và mọi người như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Con đường rộng đổ nhựa phẳng lì và sáng loáng bởi ánh điện chiếu xuống. Không gian còn đang tĩnh lặng, bỗng chốc trở nên ồn ào tấp nập. Tiếng xe cộ qua lại náo nhiệt, tiếng chổi quét rác của các chị công nhân vệ sinh vang lên quèn quẹt hoà lẫn vào tiếng cười nói của mọi người đi đường như đang chào một ngày mới tốt đẹp. Con đường bây giờ bỗng trở nên tưng bừng, nhộn nhịp và rạo rực hẳn lên. Trên cao mặt trời nũng nịu trong chiếc chăn mây mềm mại như sắp hé ra để đón chào mọi người. Làn gió nhẹ và những giọt sương sớm làm cho em cảm giác thật mát lạnh. Hai bên vệ đường đã có nhiều cụ già và các cô chú đang vươn vai tập thể dục và hít thở không khí trong lành mà đất trời ban tặng. Những ngọn đèn đường đã tắt ngấm. Ông mặt trời ló ra toả xuống những tia nắng ấm cho mọi người. Cây cối như xanh hơn, tươi hơn. Bóng cây đổ dài trên các con đường, bãi cỏ trong công viên. Các khóm hoa cũng rực rỡ lên hơn, cùng đua nhau khoe sắc. Trên các bãi cỏ xanh mượt, những giọt sương còn đọng lại long lanh trong nắng sớm. Từng làn gió mát thổi qua, cành lá lao xao đùa vui, các khóm hoa rung rinh làm duyên cùng ong bướm. Trên những cành cây cao, trong những tán lá xanh um, chim chóc líu lo chuyền cành. Khung cảnh thành phố tấp nập và đông vui hẳn lên.

Có lẽ, em đã trở thành người bạn thân của con đường quen thuộc này không biết từ lúc nào . Nó đã thành một ký ức đẹp đẽ trong cuộc đời tuổi thơ của em. Em sẽ ghi nhớ và giữ gìn nó thật sạch sẽ.

Cảnh làng quê vào buổi sáng mùa hè.

Kỳ nghỉ hè vừa qua, em được bố mẹ thưởng cho thành tích học tập năm lớp 4 bằng một chuyến về thăm quê ngoại. những ngày sống ở đây em thấy cuộc sống thật thanh bình, yên tĩnh. Bởi quê hương em có những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, có những luỹ tre làng xanh mát và đồi núi trập trùng. Nằm vắt qua cánh đồng và luỹ tre làng là con sông quê hương. Con sông Ngàn Phố với bao phù sa bồi đắp cho dân làng. Cứ mỗi buổi sáng thức dậy em lại ra ngắm cảnh nơi đây. Buổi sáng ở quê em thật là đẹp.

Nhìn từ xa, cả cánh đồng vẫn còn chìm trong màn sương đêm yên tĩnh. Không khí trong lành mát rượi. Những giọt sương long lanh đọng trên lá như những viên ngọc nhỏ bé tuyệt đẹp. Đằng đông, ông mặt trời thức dậy từ từ nhô lên sau luỹ tre làng. Vạn vật đều bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Trên ngọn cây cao gần đó, mấy chú chim hoạ mi hót líu lo, những tiếng ve trong trẻo, ấm nồng vang lên như đón chào một ngày mới bắt đầu.

Từ xa, men theo con đường làng, con đường đá đỏ khá rộng lác đác một vài bác nông dân đi thăm đồng, vừa đi vừa trò chuyện.Thỉnh thoảng, các bạn lại cúi xuống xem xét có vẻ rất vui. Tiếng chó sủa râm ran cả một quãng đường. Những cô gái quẩy quang gánh vừa đi vừa trêu đùa nhau cười khúc khích. Mấy anh thanh niên kéo xe cải tiến, người dắt bò ra đồng như đang được tiếp thêm sức mạnh. Lúc này trời đã sáng rõ, ánh nắng đã rải khắp nơi. Vài đám mây trắng bồng bềnh nhởn nhơ ở một góc trời. đâu đó vài cái xe máy lướt nhanh trên mặt đường. Những em bé chăn trâu cũng đang nhanh nhẹn cho trâu ra ngoài đồng gặm cỏ.

Nắng đã lên cao. Sương bắt đầu tan. Bầu trời xanh trong và cao vút. Những đám mây trắng xoá tựa như bông, lặng lẽ trôi trên bầu trời rộng mênh mông. Toàn bộ cánh đồng được bao phủ bởi một màu vàng xuộm của lúa chín, lác đác một vài ruộng lúa cấy muộn vẫn còn màu xanh. Những bông lúa trĩu nặng hạt đều tăm tắp, chắc và mẩy uốn cong mềm mại, ngả vào nhau thì thầm trò chuyện. Mỗi khi có gió, những sóng lúa lại nhấp nhô, xô đuổi nhau chạy mãi vào bờ. Một mùi hương thơm dịu dàng, thoang thoảng bay xa.

Em rất yêu quý quê hương em, bởi nó đã cho em được sống những ngày thanh bình, yên ả, bởi nó luôn bồi đắp cho em những giá trị tinh thần cao quí (tình làng nghĩa xóm, tình cảm quê hương, gia đình sâu nặng). Dù sau này có đi đâu thì em sẽ luôn nhớ mãi nơi này.☻☻

11 tháng 11 2019

Không biết trang giấy thi cỡ A4 hay A3

12 tháng 11 2019

1 trang giấy kiểm tra !