K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Như một bản đàn với nhiều tiết tâu, một bức tranh với sự kết hợp của những mảng màu khác nhau, cuộc sống cũng có lúc thăng trầm, lúc tràn ngập niềm vui khi đong đầy nước mắt, lúc hạnh phúc tột đỉnh, khi lại khổ đau đến tột cùng rạng rỡ với những thành công và cũng không ít lần cay đắng bởi những thất bại. Bởi thế, trong mắt người khác, bạn có thể thất bại vài ba lần nhưng với bản thân bạn không được phép yếu mềm, vì đó là thất bại thảm hại nhất.

Trên hành trình khám phá cuộc sống, con người luôn luôn mong muốn vươn tới những điều tốt đẹp, và gặt hái được những thành công. Thế nhưng trên con đường ấy không hề bằng phẳng mà còn nhiều chỗ khúc khuỷu, gập ghềnh và cũng chính những đoạn không hề dễ đi ấy có thể làm ta vấp ngã có thể phải chấp nhận một sự thất bại. Thất bại có thể là không đạt được mục đích mà mình đề ra; cũng có khi là sự bế tắc trong việc tìm ra giải pháp cho những khó khăn. Thế nhưng có lẽ sự thất bại lớn nhất chính là khi bạn nản lòng, không còn muốn cố gắng để đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã.

Cuộc sống vô cùng đa dạng, thiên biến vạn hoá và trong cái thế giới bao la muôn hình vạn trạng ấy mỗi con người chi là một phần rất nhỏ bé. Hơn nữa "Nhân vô thập toàn", con người không có ai là hoàn hảo cả. Vì thế sự vấp ngã trước những khó khăn là một điều hết sức bình thường. Thế nhưng, nêu trước những thất bại ấy mà ta nản lòng, không còn động lực để cố gắng nữa thi ta chẳng bao giờ đến được với thành công. Người khôn ngoan trong cuộc sống luôn ghi nhớ rằng: không thành công hay thất bại nào là cuối cùng cả. Vì thế nếu ta yếu lòng trước một thất bại cũng có nghĩa là ta sẽ đầu hàng và có nghĩa với việc sẽ chẳng bao giờ ta có cơ hội để thành công. Còn thất bại thảm hại hơn thế? "Thất bại không phải là vấp ngã mà là cứ nằm lì sau khi ngã" (M.A.Ca-re-ra). thất bại là điều không ai mong muốn, thế nhưng, trong cuộc sống sự thật sẽ cho ta thấy mình thực sự ở đâu, thật sự cần gì, đang thiếu những gì. Ai biết là không nên mềm yếu trước thất bại nhưng để thực hiện được nó thì không hề đơn giản, sự yếu lòng trước những lần vấp ngã chủ yếu là do chủ quan,do cá nhân không tự trang bị cho mình một bản lĩnh vững vàng để đối với khó khăn. "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì người ngại núi e sông"(Nguyễn Bá Học).

Và trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương đã đứng dậy sau vấp ngã. Để có thể tiếp tục sống và trở thành người có ích, những con người tàn tật đã phải vượt biết bao đau đớn, mặc cảm sau khi dường như đã mất hoàn toàn niềm tin ở cuộc sống. Có những danh nhân thành đạt lập nghiệp từ hai bàn tay trắng gây dựng lại cơ nghiệp sau khi bị phá sản. Phải qua bao thử nghiệm thất bại có được một phát minh khoa học có giá trị,... Thế nhưng, trong xã hội hiện nay không ít những người trẻ, những thanh niên dường như đã gục ngã sau những thất bại, thậm chí đã có người tìm đến cái chét khiến xã hội phải rung lên hồi chuông báo động về bản lĩnh của thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi người hãy tự học chấp nhận thất bại đúng đắn nhất. Hãy rèn luvện cho mình sự kiên nhẫn, tự tin, sự vững vàng để cố gắng đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Tuy nhiên, hành trang quan trọng để chúng ta đứng dậy sau mỗi lần thất bại là phải rút ra được những kinh nghiệm để không bao giờ thất bại nữa. Tuổi trẻ với nhiều ước ao hoài bão đồng nghĩa với việc sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn nhưng mỗi ta đừng tự cho phép mình thất bại. Thất bại chi thực sự có ý nghĩa khi ta không thể thay đổi tình thế dù đã cố gắng hết sức. Riêng với bản thân mình, tôi rất thích câu nói của Mô-ra-vi-a: "Thành công là một cuộc hành tình chứ không phải đích đến". Trong cuộc hành trình đó, bản lĩnh, niềm tin, sự vững vàng và tri thức, kinh nghiệm sẽ là những phương tiện hữu ích nhất.

Cách ứng phó trước những thất bại trong cuộc sống cũng là một trong những cách để người khác đánh giá về con người bạn. Bởi thế có lẽ không phai vô cớ khi A. Lin-côn lại nói: "Điều tôi muôn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã chấp nhận nó như thế nào"
.


I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:           Thành công và thất bại chỉ đơn thuần là những điểm mốc nối tiếp nhau trong cuộc sống để tôi luyện nên sự trưởng thành của con người. Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa. Không có ai luôn thành công hay...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

          Thành công và thất bại chỉ đơn thuần là những điểm mốc nối tiếp nhau trong cuộc sống để tôi luyện nên sự trưởng thành của con người. Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa. Không có ai luôn thành công hay thất bại, tuyệt đối thông minh hay dại khờ, tất cả đều phụ thuộc vào nhận thức, tư duy tích cực hay tiêu cực của mỗi người. Như chính trị gia người Anh, Sir Winston Churchill, từng nói: “Người bị quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn”. Sẽ có những người bị ám ảnh bởi thất bại, bị chúng bủa vây, che lấp những cơ hội dẫn tới thành công. Tuy nhiên, đừng sa vào vũng lầy bi quan đó, thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống. Đó là một điều bạn không thể tránh khỏi, nếu không muốn nói thực sự là trải nghiệm mà bạn nên có trong đời. Vì vậy, hãy thất bại một cách tích cực.

(Trích Thành công và thất bại, internet)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: Theo tác giả, thất bại sẽ giúp con người nhận thức được những điều gì?

Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về lời khuyên “Hãy thất bại một cách tích cực.”

Câu 4: Điều anh/chị tâm đắc nhất qua đoạn trích là gì?

1

Câu 1 :Phương thức biểu đtạ chính là:Nghị luận

Câu 2:Theo tác giả:Thất bại giúp con người ta đúc kết kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và giúp thành công đạt thêm phần ý nghĩa.

Câu 3:Em hiểu câu"Hẫy thất bại một cách tích cực" là:Nếu ta thất bại một lần thì chúng ta có thể nhận được một số bài học và kinh nghiệm nhưng nếu ta thất bại nhiều thì bài học và kinh nghiệm đó sẽ nhân lên,nhân lên rất nhiều.Từ đó,ta có thể thành công với số bài học và kinh nghiệm đó.

Câu 4:Điều em tâm đắc nhất trong đoạn trích chính là:em đã có thêm những phần kiến thức bổ ích,tốt đẹp,nó sẽ giúp em vươn lên towisthanhf công từ những thất bại của mình!

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:Ở Israel, đa số cha mẹ đều tìm cơ hội để nói với con cái rằng: Một lần thất bại không chứng minh bản thân mình vô dụng, chỉ có không dám đối mặt hoặc sớm nhận thua mới là người thất bại thực sự, chỉ cần mình không bỏ cuộc, dũng cảm kiên trì, thì thất bại hoàn toàn có thể biến thành một lần thất bại. Trong "Tamud" có câu: "Thất bại không phải là hết,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Ở Israel, đa số cha mẹ đều tìm cơ hội để nói với con cái rằng: Một lần thất bại không chứng minh bản thân mình vô dụng, chỉ có không dám đối mặt hoặc sớm nhận thua mới là người thất bại thực sự, chỉ cần mình không bỏ cuộc, dũng cảm kiên trì, thì thất bại hoàn toàn có thể biến thành một lần thất bại. Trong "Tamud" có câu: "Thất bại không phải là hết, trừ phi bạn nhận thua", người Do Thái tin rằng thất bại không đáng sợ, điều đáng sợ là không biết tự thức tỉnh sau thất bại. Có một số người mất đi tất cả của cải từng có, nhưng đây không phải là thất bại hoàn toàn, chỉ cần không từ bỏ, dám kiên trì làm lại, như vậy sẽ có hi vọng thành công, chỉ có người dễ dàng bỏ cuộc và không biết đúc rút kinh nghiệm từ thất bại mới bị coi là kẻ thất bại thực sự. Thất bại đối với người Do Thái là điều bình thường. Điều họ coi trọng không phải là thất bại, mà chính là sự nỗ lực và thành công của bản thân sau thất bại đó. Cha mẹ Do Thái dạy con có thái độ đúng đắn với thất bại, biết tự đứng lên sau mỗi vấp ngã. Việc tự đánh giá, thức tỉnh bản thân sẽ giúp chúng ta tìm được điểm yếu để thay đổi, từ đó nâng cao nhận thức và khả năng làm việc. Do vậy, cha mẹ thường giáo dục con cái rằng, vấp ngã không hề đáng sợ, điều đáng sợ là sau khi vấp ngã không có dũng khí đứng dậy.

1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

2. Dựa vào đoạn trích trên, người Do Thái coi trọng điều gì?

3. Em hiểu như thế nào về câu nói "chỉ cần mình không bỏ cuộc, dũng cảm kiên trì, thì thất bại hoàn toàn có thể biến thành một lần thất bại"?

4. Thông điệp rút ra từ đoạn trích trên là gì?

5. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về tầm quan trọng của việc biết tự đứng lên sau mỗi vấp ngã.

GIÚP EM VỚI Ạ! EM ĐANG CẦN GẤP!

0
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình. Tôi xin chia sẻ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình. Tôi xin chia sẻ với các bạn về câu chuyện về những người đã tìm cách rút kinh nghiệm từ thất bại của mình để đạt được những thành quả to lớn trong cuộc đời. Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện. J.K.Rowling, tác giả của “Harry Potter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản thảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nổi tiếng và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách. [….] Thất bại không phải là cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại, nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công. câu hỏi 1 : vấn đề vb trên bàn luận là gì?

0
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình. Tôi xin chia sẻ với các bạn về câu chuyện về những người đã tìm cách rút kinh nghiệm từ thất bại của mình để đạt được những thành quả to lớn trong cuộc đời. Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện. J.K.Rowling, tác giả của “Harry Potter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản thảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nổi tiếng và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách. [….] Thất bại không phải là cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại, nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công. (Trích Tại sao lại chần chừ?, Tác giả Teo Aik Cher) Câu 1: Xác định các PTBĐ đã được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 2: Xác định câu chủ đề của đoạn trích trên. Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên. Câu 4: Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị? Vì sao?

1
15 tháng 5 2022

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình. Tôi xin chia sẻ với các bạn về câu chuyện về những người đã tìm cách rút kinh nghiệm từ thất bại của mình để đạt được những thành quả to lớn trong cuộc đời. Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện. J.K.Rowling, tác giả của “Harry Potter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản thảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nổi tiếng và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách. [….] Thất bại không phải là cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại, nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công. (Trích Tại sao lại chần chừ?, Tác giả Teo Aik Cher)

Câu 1: Xác định các PTBĐ đã được sử dụng trong đoạn trích trên.

PTBD:Nghị luận

Câu 2: Xác định câu chủ đề của đoạn trích trên.

Câu chủ đề:Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước

Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

ND:Muốn nói cho chúng ta là hãy  suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm

Câu 4: Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị? Vì sao?

1 thông điệp của đoạn văn có ý nghĩa tốt đối với em là: Thất bại không phải là cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại, nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công.

Vì trong cuộc sống,chúng ta rất dễ gặp phải những vẫn đề khó khăn nhưng nhiều người lại gục ngã trước khó khăn đó và luôn coi rằng mình không thể vượt qua được .Tuy nhiên cái thất bại  không phải là cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại, nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình. Tôi xin chia sẻ với các bạn về câu chuyện về những người đã tìm cách rút kinh nghiệm từ thất bại của mình để đạt được những thành quả to lớn trong cuộc đời. Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện. J.K.Rowling, tác giả của “Harry Potter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản thảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nổi tiếng và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood. Thực tế bộ phim Hollywood đầu tay của anh, thất vọng lắm chứ, nhưng điều đó cũng đâu ngăn được anh vùng lên với những phim cực kì ăn khách sau đó như “Giờ cao điểm” hay “Hiệp sĩ Thượng Hải”. Thất bại không phải là cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công. (Trích Tại sao lại chần chừ?, Tác giả Teo Aik Cher, Người dịch: Cao Xuân Việt Khương, An Bình, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2016, tr 39,40) Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích 2.Theo tác giả, những người thành công có cách đối mặt như thế nào với thất bại ? 3. Việc tác giả trích dẫn các câu chuyện của Thomas Edison, J.K.Rowling, Ngôi sao điện ảnh Thành Long có tác dụng gì? Câu 4. Anh/ chị rút ra cho mình những bài học gì sau khi đọc đoạn trích trên.

0
Bạn có biết suy nghĩ và hành động của bạn sẽ quyết định bạn là người thành công hay kẻ thất bại? Như tên gọi, 89 Điều Khác Biệt Giữa Người Thành Công Và Kẻ Thất Bại  là cuốn sách chỉ ra 89 điều khác biệt giữa người thành công và kẻ thất bại. Từ đó giúp các bạn trẻ xây dựng lối suy nghĩ đúng đắn của người thành công, đồng thời hình thành những thói quen tốt, từng...
Đọc tiếp

Bạn có biết suy nghĩ và hành động của bạn sẽ quyết định bạn là người thành công hay kẻ thất bại? 

Như tên gọi, 89 Điều Khác Biệt Giữa Người Thành Công Và Kẻ Thất Bại  là cuốn sách chỉ ra 89 điều khác biệt giữa người thành công và kẻ thất bại. Từ đó giúp các bạn trẻ xây dựng lối suy nghĩ đúng đắn của người thành công, đồng thời hình thành những thói quen tốt, từng bước, từng bước giúp các bạn chiến thắng chính bản thân mình, trở thành một người thành công!

Nội dung của cuốn sách đước phân chia rõ ràng, 89 điều được trình bày ngắn gọn, súc tích nhưng sẽ khiến bạn phải “gật gù” tâm đắc! 

Cuốn sách này hàm chứa những điều sâu sắc nhất về thành công thật sự. Nó mang đến cho chúng ta một định nghĩa uyên thâm và mới mẻ về ý nghĩa của thành công.

Những người thông thái luôn tường minh một nhận thức rõ ràng: “Thành công không phải là đích đến, mà là cả một cuộc hành trình”, nó là tổng số của vô vàn những nhiệm vụ thất bại trong quá trình bạn hướng đến mục tiêu. Thành công không bao giờ có điểm kết, người thành công luôn duy trì một thói quen nhất định trong suốt quá trình hành động của mình. Họ không bao giờ có ý định dừng chân khi chưa đạt được kết quả, mục tiêu của những người thành công luôn là phát triển và phát triển hơn nữa. Những người thành công không bao giờ phấn đấu để trở nên hoàn hảo, họ cố gắng tích lũy kiến thức của bản thân và tiếp tục cải thiện kỹ năng của mình. Sự thông thái trong cuốn sách 89 điều khác biệt giữa người thành công và kẻ thất bại được diễn đạt theo cách thức dễ hiểu nhất để giúp bạn không chỉ đạt tới thành công về mặt tài chính mà còn thành công trong mọi khía cạnh khác của cuộc sống.

89 nguyên tắc được đề cập trong cuốn sách không chỉ giúp bạn thành công, mà còn giúp bạn đạt tới những điều vô cùng ý nghĩa. Đồng thời nó mang đến cho bạn những hiểu biết thực tế về những điều nên và không nên làm, cần và không cần làm khi muốn đạt tới thành công.

Định nghĩa về sự thất bại trong cuốn sách cũng rất mới lạ, nó giúp bạn có một cái nhìn thấu đáo về khái niệm thất bại. Thất bại chỉ là một sự cá biệt, không phải là “căn bệnh” kinh niên. Thất bại cũng không phải là bản chất cá nhân. Nếu bạn muốn thành công, đừng để bất cứ sự cá biệt nào ảnh hưởng tới cách nhìn nhận chính mình. Nhưng rất nhiều người coi thất bại là nỗi ám ảnh quá lớn khiến họ không bao giờ dám đứng lên làm lại mọi thứ. Xét ở một góc độ nào đó, thất bại là con đường dẫn đến thành công.

Cho dù lúc này bạn đang ở giai đoạn nào trong hành trình đi đến thành công thì 89 nguyên tắc trong cuốn sách này cũng sẽ định hướng, giúp bạn tập trung vào những điều thật sự quan trọng. Những nguyên tắc đó là vô giá, và nhờ chúng, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc trong cuộc hành trình bước đến thành công.

***

Tình yêu sẽ dẫn lối cho bạn đến với thành công trong cuộc sống. Người thật sự thành công thường có đời sống tâm linh đẹp đẽ, cảm xúc dồi dào, tinh thần, thể chất và tài chính sung mãn. Tình yêu với đấng tối cao mang lại cho bạn đời sống tâm linh hài hòa, tình yêu con người mang lại cho bạn sự giàu có về cảm xúc còn tình yêu đối với bản thân sẽ khiến bạn sung mãn cả về thể chất lẫn tinh thần. Và cuối cùng, nếu bạn yêu thích điều mình đang làm, tiền bạc tự nó sẽ tìm đến bạn.

Rất nhiều người cảm thấy phải “vật lộn” mới qua hết được một ngày, họ không hề khát khao chờ đợi một ngày mới. Để tránh tình trạng đó, mỗi sáng thức dậy bạn nên suy nghĩ xem hôm nay mình sẽ sử dụng thời gian như thế nào và cho những việc gì.

Những người thành công luôn biết lựa chọn những điều mình yêu thích để làm, thay vì ôm rơm nặng bụng mọi việc trên đời. Cuối mỗi ngày, họ nhìn lại những gì mình làm được với một thái độ hăng hái, nhiệt thành và rồi họ lại háo hức chờ đón ngày hôm sau để tiếp tục hoàn thành những công việc dang dở.

...

0
Có ý kiến cho rằng: “Cuộc kháng chiến chống Pháp từ 1858 đến năm 1884 do triều Nguyễn lãnh đạo kết thúc thất bại. Sự thất bại đó trách nhiệm hoàn toàn thuộc về triểu Nguyễn.” Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?A. Đồng ý, vì triều Nguyễn lãnh đạo đất nước nên việc mất nước hoàn toàn do nhà Nguyễn.B. Không đồng ý, vì việc để nước ta rơi vào tay Pháp có nhiều nguyên nhân, mà nguyên nhân lớn là...
Đọc tiếp

Có ý kiến cho rằng: “Cuộc kháng chiến chống Pháp từ 1858 đến năm 1884 do triều Nguyễn lãnh đạo kết thúc thất bại. Sự thất bại đó trách nhiệm hoàn toàn thuộc về triểu Nguyễn.” Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?

A. Đồng ý, vì triều Nguyễn lãnh đạo đất nước nên việc mất nước hoàn toàn do nhà Nguyễn.

B. Không đồng ý, vì việc để nước ta rơi vào tay Pháp có nhiều nguyên nhân, mà nguyên nhân lớn là thực dân Pháp mạnh hơn Việt Nam rất nhiều.

C. Không đồng ý, vì có nhiều nguyên nhân dẫn đến Việt Nam rơi vào tay Pháp nhưng có thể nói trách nhiệm lớn thuộc về triều Nguyễn.

D. Đồng ý, vì vua quan triều Nguyễn bạc nhược, hèn nhát, run sợ trước thực dân Pháp nên đã để Việt Nam rơi vào tay Pháp.

1
30 tháng 7 2021

C

20 tháng 3 2020

Trên hành trình đi đến  thành công có vô vàn những chông ngai, thách thức, đó là những trở ngại có thể ngăn cản bước tiến của con người. Tuy nhiên, nếu như đủ bản lĩnh, ý chí để vượt lên hoàn cảnh, chiến thắng sẽ nằm trong tầm tay chúng ta. Dù có những thử thách cực độ làm chúng ta gục ngã nhưng đó chỉ là thất bại nhất thời, chỉ khi bỏ cuộc thì đó mới là thất bại vĩnh viễn như câu nói của Marillin Vos Savant “Bị đánh bại chỉ là tình trạng nhất thời, bỏ cuộc mới là thất bại vĩnh viễn”.

“Bị đánh bại” là sự thất bại, gục ngã của con người trước những khó khăn của cuộc sống, “nhất thời” là sự tạm thời, hoàn toàn có thể thay đổi trong tương lai nếu như con người cố gắng thay đổi. “Bỏ cuộc” là sự buông xuôi, không theo đuổi mục đích nữa mà đầu hàng hoàn cảnh. “vĩnh viễn” là mãi mãi không thể thay đổi.

Câu nói của Savant “Bị đánh bại chỉ là tình trạng nhất thời, bỏ cuộc mới là sự thất bại vĩnh viễn” đã thể hiện đánh giá khách quan về thái độ của con người trước những thất bại, qua đó nhấn mạnh đến thái độ sống tích cực, quyết tâm để vượt lên nghịch cảnh, chiến thắng số phận và làm chủ cuộc sống.

Bị đánh bại chỉ là tình trạng nhất thời. Cuộc sống đặt ra muôn vàn những khó khăn, thử thách buộc con người phải vượt qua nếu muốn chạm tay đến thành công cuối cùng. Cuộc sống không chỉ có những phút giây vinh quang, những thành công rực rỡ mà còn có những thất bại, những bước lùi không mong muốn. Trong thực tế, con người không có ai hoàn hảo hoàn toàn, cũng không có ai tài giỏi và may mắn đến mức chưa từng thất bại.

Vì vậy đứng trước những thất bại, con người không nên nhụt chí, buồn phiền mà cần đứng lên từ những thất bại, tiếp tục thực hiện những mục tiêu ban đầu. Khi chúng ta thực sự cố gắng, kết hợp cùng với những bài học đắt giá có được từ những thất bại, chúng ta sẽ thành công. Chúng ta có thể bị đánh bại bởi đối thủ, bởi hoàn cảnh sống không mong muốn, tuy nhiên những thất bại đó chỉ là nhất thời, nếu cố gắng chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi được nó.

“Bỏ cuộc mới là thất bại vĩnh viễn”. Đứng trước những khó khăn, thách thức con người thường nảy sinh tâm lí chán chường, tuyệt vọng, bi quan trong mọi việc. Nếu không đủ mạnh mẽ khắc chế những cảm xúc tiêu cực, con người sẽ buông xuôi và từ bỏ mục đích mà mình theo đuổi.

Khi chấp nhận buông xuôi, từ bỏ mục đích mà mình theo đuổi cũng chính là hành động chấp nhận sự thua cuộc vĩnh viễn. Để có được thành công cuối cùng cần kiên trì theo đuổi đến cùng.

Câu nói “Bị đánh bại chỉ là tình trạng nhất thời, bỏ cuộc mới là thất bại vĩnh viễn” đã mang đến bài học sâu sắc về thái độ của con người trước những thất bại, bên cạnh việc đề cao thái độ sống tích cực cùng tinh thần cầu tiến, vươn lên từ thất bại, Savant đã phê phán những người dễ dàng buông xuôi mục tiêu và lí tưởng sau những lần vấp ngã.