Văn chương truyền cho ta niềm vui, nỗi buồn, truyền cho ta những cảm xúc và rung động. Không chỉ thế, văn chương còn tô thêm những tình cảm đã có trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Thử hỏi trong chúng ta có ai lại không còn nhớ chút gì về ngày đầu tiên đi học. Với nhiều người có khi những ấn tượng ấy thậm chí vẫn còn sâu sắc lắm. Ấy thế mà tại sao khi đọc bài văn "Cổng trường mở ra" của tác giả Lý Lan chúng ta vẫn thấy xúc động, vẫn hay, vẫn thích đọc đi đọc lại nhiều lần? Câu trả lời có thể có nhiều cách để mà giải thích. Thế nhưng, sự lý giải dễ dàng và hợp tình lý nhất là bởi vì bài văn đã khơi đúng những cảm xúc của chúng ta. Có đọc bài văn, chúng ta mới thấy cái cảm xúc kia là sâu xa lý thú. Và cũng nhờ có đọc bài văn mà chúng ta lại càng khắc sâu hơn một ấn tượng đẹp đẽ về những năm tháng tuổi thơ.
Văn chương là tâm hồn và cũng là cuộc sống. Hai thứ ấy quện hòa quấn quýt vào nhau. Cuộc sống là chất liệu của văn chương còn văn chương thì làm đẹp lòng người. Nhưng để lòng người càng thêm yêu thêm đẹp thì văn chương trước hết cũng phải đẹp, phải hay. Nghĩa là nó phải yêu thương đích thực và phải là sản phẩm của những tâm hồn biết yêu thương.
Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.Câu chuyện có lẽ chỉ là câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. Nó xuất hiện khi con người có cảm xúc mãnh liệt trước một hiện tượng đời sống, là niềm xót thương của con người trước những điều đáng thương. Nói chung văn chương chính là tình cảm và các nhà văn sáng tác tác phẩm là để trả lời cho tình cảm của mình và trải nghiệm tình cảm của người khác_ tức là độc giả.Người ta vẫn đánh giá một bài văn hay là một bài văn giàu hình ảnh, nhiều cảm xúc. Vậy hình ảnh và cảm xúc trong văn có tác dụng gì? Chính là để khơi gợi cảm xúc của người đọc, cũng là để người ta hiểu, đánh giá và cản nhận cảm xúc của mình. Văn chương gây cho ta tình cảm ta chưa có. Phải! bởi nếu không đọc những ngày thơ ấu mấy ai cảm nhận được cảm giác thiếu vắng hình hài và tình cảm của người mẹ trong suốt một thời gian dài trong sự ghẻ lạnh và khinh rẻ của cậu bé Hồng. Làm sao ai hiểu cho tình cảm của con người với giống súc sinh máu lạnh khi gắn bó với nhau bởi một mối ràng buộc của tình yêu, trách nhiệm, lòng biết ơn từ cả hai phía ở chốn cô đơn như trong tác phẩm của Jack london: tiếng gọi nơi hoang dã . Cũng sẽ vẫn mãi mãi là một Chí Phèo tự rạch mặt để che đi vẻ tâm hồn thèm khát sự lương thiện thầm kính, yêu một Thị Nở xấu xí, vô duyên từng được xem là sự thật ở làng Vũ Đại nếu không có Chí Phèo của Nam Cao để rồi là bộ phim chuyện làng Vũ Đại ngày ấy. Bây giờ người ta mới thấu hiểu những khái niệm mới trong vô vàn những kịch tính và những khía cạnh cảm xúc, suy nghĩ phức tạp khác nhau của Chí Phèo. Cuộc sống không thể mang lại cho chúng ta tất cả những khái niệm đó mà chúng ta phải tự mình đi tìm để trải nghiệm nó mà những thứ tình cảm mới lạ đó chỉ tập trung đầy đủ trong văn chương mà thôi. Điều tuyệt vời nhất là văn chương dạy cho người giàu biết cảm giác nhà tranh, vách đất, bữa đói bữa no nhưng vẫn tin tưởng vào ngày mai tốt đẹp hơn, dạy cho con người đang tuyệt vọng biết được người ta lấy niềm tin ở đâu và lấy lại niềm tin như thế nào, dạy cho kẻ hạnh phúc đồng cảm với người cô đơn, cho người bây giờ biết quá khứ, cho tình yêu, cho ấm áp thậm chí là biết được con vật cũng có tình cảm riêng, có tiếng nói riêng. Văn chương thật tuyệt vời bởi nó đầy đủ kinh nghiệm sống, đầy đủ tình huống sống.Văn chương luyện cho ta tình cảm ta sẵn có. Vì phải có tình yêu thì đọc Romeo và Julyet mới thấy cảm động đến phát khóc lên và có thêm sức mạnh đấu tranh cho tình yêu. Phải có lòng thành kính, ruồng bỏ tội lỗi và đầy tình thương với đồng loại thì mới tôn sùng ra-ma yana. Phải có lòng đấu tranh cho vẻ đẹp hoàn thiện, cho sự siêu thoát thì mới có tâm trí nghĩ về i-li-at và Ô-đi-xê. hay chỉ cần biết khóc để đọc chiếc lá cuối cùng, biết cười để đọc trưởng giả học làm sang, biết yêu nước để đọc Bình Ngô đại cáo, biết đấu tranh để suy xét về Bản án chế độ thức dân Pháp. tất cả là những thể loại văn học khác nhau nhưng chung nhau một điểm là đều thể hiện thái đọ của người viết tới đối tượng và ý tưởng mà mình đang viết. Cuộc đời chúng ta là sự giới hạn của thần thánh còn cuộc đời văn chương là sự giới hạn về tình cảm, biết bao nhiêu những tình cảm ấy chính là văn học, vì vậy mà nó giúp ta hình dung về sự sống, tồn tại là để khám phá bản thân.Hoài Thanh đã nói đúng về ý nghĩa của văn chương nhưng chưa đủ, văn chương còn giúp ta sống, để ta sống và nuôi ta sống bằng nguồn cảm hứng vô tận về tình yêu của con người.
Tất cảToánVật lýHóa họcSinh họcNgữ vănTiếng anhLịch sửĐịa lýTin họcCông nghệGiáo dục công dânÂm nhạcMỹ thuậtTiếng anh thí điểmLịch sử và Địa lýThể dụcKhoa họcTự nhiên và xã hộiĐạo đứcThủ côngQuốc phòng an ninhTiếng việtKhoa học tự nhiên
Văn chương truyền cho ta niềm vui, nỗi buồn, truyền cho ta những cảm xúc và rung động. Không chỉ thế, văn chương còn tô thêm những tình cảm đã có trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Thử hỏi trong chúng ta có ai lại không còn nhớ chút gì về ngày đầu tiên đi học. Với nhiều người có khi những ấn tượng ấy thậm chí vẫn còn sâu sắc lắm. Ấy thế mà tại sao khi đọc bài văn "Cổng trường mở ra" của tác giả Lý Lan chúng ta vẫn thấy xúc động, vẫn hay, vẫn thích đọc đi đọc lại nhiều lần? Câu trả lời có thể có nhiều cách để mà giải thích. Thế nhưng, sự lý giải dễ dàng và hợp tình lý nhất là bởi vì bài văn đã khơi đúng những cảm xúc của chúng ta. Có đọc bài văn, chúng ta mới thấy cái cảm xúc kia là sâu xa lý thú. Và cũng nhờ có đọc bài văn mà chúng ta lại càng khắc sâu hơn một ấn tượng đẹp đẽ về những năm tháng tuổi thơ.
Văn chương là tâm hồn và cũng là cuộc sống. Hai thứ ấy quện hòa quấn quýt vào nhau. Cuộc sống là chất liệu của văn chương còn văn chương thì làm đẹp lòng người. Nhưng để lòng người càng thêm yêu thêm đẹp thì văn chương trước hết cũng phải đẹp, phải hay. Nghĩa là nó phải yêu thương đích thực và phải là sản phẩm của những tâm hồn biết yêu thương.
Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.Câu chuyện có lẽ chỉ là câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. Nó xuất hiện khi con người có cảm xúc mãnh liệt trước một hiện tượng đời sống, là niềm xót thương của con người trước những điều đáng thương. Nói chung văn chương chính là tình cảm và các nhà văn sáng tác tác phẩm là để trả lời cho tình cảm của mình và trải nghiệm tình cảm của người khác_ tức là độc giả.Người ta vẫn đánh giá một bài văn hay là một bài văn giàu hình ảnh, nhiều cảm xúc. Vậy hình ảnh và cảm xúc trong văn có tác dụng gì? Chính là để khơi gợi cảm xúc của người đọc, cũng là để người ta hiểu, đánh giá và cản nhận cảm xúc của mình. Văn chương gây cho ta tình cảm ta chưa có. Phải! bởi nếu không đọc những ngày thơ ấu mấy ai cảm nhận được cảm giác thiếu vắng hình hài và tình cảm của người mẹ trong suốt một thời gian dài trong sự ghẻ lạnh và khinh rẻ của cậu bé Hồng. Làm sao ai hiểu cho tình cảm của con người với giống súc sinh máu lạnh khi gắn bó với nhau bởi một mối ràng buộc của tình yêu, trách nhiệm, lòng biết ơn từ cả hai phía ở chốn cô đơn như trong tác phẩm của Jack london: tiếng gọi nơi hoang dã . Cũng sẽ vẫn mãi mãi là một Chí Phèo tự rạch mặt để che đi vẻ tâm hồn thèm khát sự lương thiện thầm kính, yêu một Thị Nở xấu xí, vô duyên từng được xem là sự thật ở làng Vũ Đại nếu không có Chí Phèo của Nam Cao để rồi là bộ phim chuyện làng Vũ Đại ngày ấy. Bây giờ người ta mới thấu hiểu những khái niệm mới trong vô vàn những kịch tính và những khía cạnh cảm xúc, suy nghĩ phức tạp khác nhau của Chí Phèo. Cuộc sống không thể mang lại cho chúng ta tất cả những khái niệm đó mà chúng ta phải tự mình đi tìm để trải nghiệm nó mà những thứ tình cảm mới lạ đó chỉ tập trung đầy đủ trong văn chương mà thôi. Điều tuyệt vời nhất là văn chương dạy cho người giàu biết cảm giác nhà tranh, vách đất, bữa đói bữa no nhưng vẫn tin tưởng vào ngày mai tốt đẹp hơn, dạy cho con người đang tuyệt vọng biết được người ta lấy niềm tin ở đâu và lấy lại niềm tin như thế nào, dạy cho kẻ hạnh phúc đồng cảm với người cô đơn, cho người bây giờ biết quá khứ, cho tình yêu, cho ấm áp thậm chí là biết được con vật cũng có tình cảm riêng, có tiếng nói riêng. Văn chương thật tuyệt vời bởi nó đầy đủ kinh nghiệm sống, đầy đủ tình huống sống.Văn chương luyện cho ta tình cảm ta sẵn có. Vì phải có tình yêu thì đọc Romeo và Julyet mới thấy cảm động đến phát khóc lên và có thêm sức mạnh đấu tranh cho tình yêu. Phải có lòng thành kính, ruồng bỏ tội lỗi và đầy tình thương với đồng loại thì mới tôn sùng ra-ma yana. Phải có lòng đấu tranh cho vẻ đẹp hoàn thiện, cho sự siêu thoát thì mới có tâm trí nghĩ về i-li-at và Ô-đi-xê. hay chỉ cần biết khóc để đọc chiếc lá cuối cùng, biết cười để đọc trưởng giả học làm sang, biết yêu nước để đọc Bình Ngô đại cáo, biết đấu tranh để suy xét về Bản án chế độ thức dân Pháp. tất cả là những thể loại văn học khác nhau nhưng chung nhau một điểm là đều thể hiện thái đọ của người viết tới đối tượng và ý tưởng mà mình đang viết. Cuộc đời chúng ta là sự giới hạn của thần thánh còn cuộc đời văn chương là sự giới hạn về tình cảm, biết bao nhiêu những tình cảm ấy chính là văn học, vì vậy mà nó giúp ta hình dung về sự sống, tồn tại là để khám phá bản thân.Hoài Thanh đã nói đúng về ý nghĩa của văn chương nhưng chưa đủ, văn chương còn giúp ta sống, để ta sống và nuôi ta sống bằng nguồn cảm hứng vô tận về tình yêu của con người.