Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Em bé thuyền ra giỡn nước
Mưa xuân tươi tốt cả cây buồm
Biển bằng không có dòng sông ngược
Cơm giữa ngày mưa gạo trắng thơm.
(Mưa xuân trên biển-Huy Cận)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gió là một trong những hiên tượng thiên nhiên kì thú,với sức mạnh phi thường,gió uốn lượn trên cao,gió nâng đỡ cho những cánh chim,gió vượt sông dài biển rộng,cõng nước làm mưa.Gió thật phi thường.Gió giúp các bác nông dân có vụ mùa bội thu,giúp các cánh đồng muối trắng sớm được thu hoạch.không những thế,gió còn giúp những cánh buồm ra khơi an toàn rồi trở về với những thuyền đầy cá.Gió phi thường như thế đấy các bạn ạ!
tôi không biết vì tôi ngu dốt và tôi chỉ biết chơi game phai phai
Mùa xuân của tôilà phần đầu bài tùy bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong kiệt tác văn chương Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng. Vũ Bằng (1913 - 1984) là nhà văn, nhà báo Hà Nội, đã nổi tiếng trước năm 1945. Ông viết tác phẩm này tại Sài Gòn trong những năm tháng đất nước bị chia cắt, gửi gắm bao nỗi “sầu biệt li vơi sáng đầy chiều”: nhớ vợ con, nhớ gia đình, nhớ quê hương, nhớ miền Bắc, nhớ Hà Nội... Mỗi tháng Ông có một nỗi nhớ, nhớ triền miên, nhớ dằng dặc suốt năm.
Tháng giêng và mùaxuân Hà Nội, mùa xuân miền Bắc đối với Vũ Bằng sao nhớ thế. Nỗi nhớ ấy, nỗi buồn đẹp ấy là của khách“thiên lí tương tư”.
“Ai cũng chuộng mùa xuân” và “mê luyến mùa xuân” nên càng “trìu mến” tháng giêng, tháng đầu mùa của mùa xuân. Tình cảm ấy rất chân tình “không có gì lạ hết”. Cách so sánh đôi chiếu của Vũ Bằng rất phong tình gợi cảm: “Ai bảo non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được: trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân”. Một cách viết duyên dáng, cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ: “ai bảo được..”, “ai cấm được... ai cấm được... ai cấm được..”. Chữ “thương” được nhắc lại bốn lần, liên kết với chữ “yêu”, chữ “nhớ" đầy ấn tượng và rung động.
Là một khách tài tử yêu cảnh sắc thiên nhiên “yêu sông xanh núi tím”, rất đa tình, yêu nhan sắc giai nhân “đôi mày như trăng mới in ngần”, yêu những “mộng ước của mình”. Nhưng Vũ Bằng đã tâm sự là mình “yêu nhất mùa xuân không phải vì thế”. Câu văn như nhún nhảy: “tôi yêu... tôi yêu... và tôi cũng xây mộng... những yêu nhất”. Thoáng gợi một câu thơ Kiều của Nguyễn Du, một cách viết, tài hoa.
Mùa xuân mà Vũ Bằng thương nhớ và yêu nhất là mùa xuân miền Bắc, mùa xuân Hà Nội, nơi có gia đình và vợ con ông, mà ông đã nhiều năm tháng cách biệt. Ông nhớ cái “mưa riêu riêu”, cái “gió lành lạnh” của mùa xuân quê hương. Ông thương nhớ những âm thanh mùa xuân miền Bắc: “tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng..”. Tình thương nhớ mùa xuân Bắc Việt của Vũ Bằng rất thiết tha nồng nàn cháy bỏng. Ta thấy tâm hồn ông trang trải khắp cảnh sắc và con người, từ xóm thôn đến bầu trời, từ lễ hội mùa xuân đến tiếng trống chèo, đến câu tình ca thôn nữ.
Càng yêu cảnh bao nhiêu, tác giả càng yêu sự sống bấy nhiêu! “Cái mùa xuân thần thánh” rất diệu kì. Vũ Bằng đã sử dụng hai so sánh để nói lên cái diệu kì ấy: “Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trỗi ra thành những cái lá nhỏ ti tí giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh".
Cùng với cảm hứng mùa xuân ấy, Vũ Bằng cho biết, trong “cái rét ngọt ngào” của mùa xuân, “tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và dập mạnh hơn..!’ và “thèm khát yêu thương thực sự”, yêu đồng loại, yêu gia đình. Trong không khí gia đình đoàn tụ êm đềm giữa những ngày xuân, lòng người “ấm lạ ấm lùng", bao niềm vui sướng hạnh phúc tưởng “như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan”.
San sẻ với bao thương nhớ của Vũ Bằng, ta càng thấy rõ ông yêu mùa xuân, yêu cảnh vật, yêu con người của quê hương xứ sở, lại càng yêu sống, yêu đời hơn bao giờ hết.
Câu văn xuôi của Vũ Bằng rất giàu biểu cảm và chất thơ trữ tình. Chất thơ lắng dịu ngọt ngào. Ta hãy khẽ đọc và cùng nhau cảm thụ: “Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến”.
Yêu mùa xuân quê hương, nhưng tác giả “yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng”. Lúc ấy có biết bao xuân tứ, xuân tình. Bao cảnh sắc vương vấn. “Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong”, cỏ thì “nức một mùi hương man mác”. Con ong siêng năng bay đi kiếm nhị hoa trên giàn thiên lí. Sau cơn mưa xuân, bầu trời xuân rất đẹp. Buổi sáng sớm thấy “những vệt xanh tươi hiện ở trên trời”. Độ tám chín giờ “trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột”. Cà om thịt thăn điểm lá tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh ăn mát như quạt vào lòng, là hương vị đậm đà bữa cơm giản dị gia đình. Đã mấy ai trong chúng ta được thưởng thức như Vũ Bằng? Hương vị đậm đà ấy tưởng như được ướp hương xuân.
Mùa xuân của tôithể hiện phong cách của Vũ Bằng: một lối viết tài hoa, câu chữ mượt mà, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc trong sáng đậm đà, giọng văn nhẹ nhàng, mơn man như làn gió xuân.
Với Vũ Bằng, tình yêu mùa xuân, yêu thiên nhiên miền Bắc, yêu mùa xuân Hà Nội rất nồng hậu đắm say; tình yêu ấy gắn bó với bao kỉ niệm, bao nỗi nhớ vơi đầy trong tâm hồn khách xa quê. Trong hoàn cảnh đất nước bị quân thù chia cắt, tác giả nhớ mùa xuân Hà Nội cũng là nỗi nhớ quê hương, nhớ gia đình, vợ con đã bao ngày đêm năm tháng cách biệt. Tác giả đã kín đáo gửi qua Thương nhớ mười hai một niềm tin sắt son chung thủy về cội nguồn, về ý chí thống nhất đất nước, về Bắc - Nam liền một dải, sự họp một nhà mà không thế lực nào, kẻ thù nào có thể chia cắt được.
“Chiếc buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.
Hai câu thơ trên đã vẽ lên một hình ảnh tuyệt đẹp: cánh buồm trắng no căng gió đưa con thuyền vượt lên phía trước. Tế Hanh đã có một so sánh rất lạ: "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”. Phép so sánh thường lấy đối tượng trừu tượng so sánh với đối tượng cụ thể để người đọc, người nghe hình dung rõ về đối tượng trừu tượng đó. Trong phép so sánh của Tế Hanh, nhà thơ lại lấy một hình ảnh cụ thể “cánh buồm” để so sánh với một hình ảnh trừu tượng” mảnh hồn làng”. Viết như vậy thật độc đáo! "Mảnh hồn làng” gợi đến truyền thống chăm chỉ, cần cù và bao đức tính quí báu của người dân vùng biển. So sánh “cánh buồm ” với “mảnh hồn làng” khiến hình ảnh cánh buồm trở nên thiêng liêng, xúc động biết bao. Không chỉ vậy, cánh buồm “rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. Động từ “rướn “ rất mạnh mẽ và hình ảnh "rướn thân trắng” cũng vô cùng gợi cảm, nó gợi đến sự trong sáng, vẻ thuần khiết của “cánh buồm” và cũng là của “mảnh hồn làng”. Không chỉ vậy, cánh buồm “rướn thân trắng” để “bao la thấu góp gió” của đại đương và biển cả còn thể hiện khao khát chinh phục tự nhiên và vũ trụ của con người. Qua hình ảnh cánh buồm tuyệt đẹp, Tế Hanh đã thể hiện tâm hồn khoáng đạt của người dân làng chài “quê hương”.
Động từ “rướn “ rất mạnh mẽ và hình ảnh "rướn thân trắng” cũng vô cùng gợi cảm, nó gợi đến sự trong sáng, vẻ thuần khiết của “cánh buồm” và cũng là của “mảnh hồn làng”. Không chỉ vậy, cánh buồm “rướn thân trắng” để “bao la thấu góp gió” của đại đương và biển cả còn thể hiện khao khát chinh phục tự nhiên và vũ trụ của con người. Qua hình ảnh cánh buồm tuyệt đẹp, Tế Hanh đã thể hiện tâm hồn khoáng đạt của người dân làng chài “quê hương”.
Ý nghĩa của hình ảnh những cánh buồm trên biển buổi sớm mai sau trận mưa đêm. - Trong bài thơ, hình ảnh cánh buồm chứa đựng nhiều ý nghĩa: + Cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ, khát vọng, hoài bão, … ... Đó là cánh buồm của con thuyền chở ước mơ của tuổi thơ đi đến những chân trời mới, cuộc sống mới, khát vọng mới.
"Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”
Câu thơ cho ta thấy người cha vô cùng hạnh phúc khi tìm lại được bản thân của ngày nào qua hình ảnh con với bao khao khát, bao hoài bão và ước mơ. Những khát vọng của con bây giờ cũng là khát vọng của cha. Lòng cha vui mừng, tràn ngập niềm tin, hi vọng. Hi vọng con sẽ mang theo cánh buồm với những ước mơ vươn xa, vươn cao.
Tình cảm cha dành cho con có những biểu hiện rất riêng. Nếu tình yêu của mẹ dành cho con chủ yếu thể hiện ở sự chăm sóc tỉ mỉ trong cuộc sống hằng ngày thì tình cảm của cha dành cho con thể hiện ở sự truyền thụ tri thức; nuôi dưỡng ý chí, khát vọng, phấn đấu biến ước mơ thành hiện thực; bản lĩnh sống mạnh mẽ, kiên cường.
Hồn thơ Huy Cận, theo ông, là một hồn thơ của không gian, của những nỗi khắc khoải không gian bất tận. Tìm đâu trong thơ Huy Cận cũng tràn ngập những không gian. Không gian thêm sầu, thêm buồn, thêm nhớ cho thi sĩ. Không gian đẩy đưa những ý nghĩ, những niềm thổn thổn thức, suy tư. Và trong Buồn đêm mưa hay Mưa xuân trên biển ta cũng phải thoáng băn khoăn, ám ảnh vì không gian đó. Ngay trong câu đầu tiến của Buồn đêm mưa đã bộc lộ những gì rất Huy Cận, những nỗi niềm rất riêng của ông:
Đêm mưa làm nhớ không gian
Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la
Lạ quá ! Trong văn chương từ cổ chí kim, ta chỉ gặp nỗi nhớ người, nhớ cảnh, nhớ về những kỉ niệm đã xa. Nay trong những dòng thơ Huy Cận, ta lại giật mình vì nỗi nhớ không gian. Một không gian mơ hồ, khó xác định. Không phải là những thôn Đoài, thôn Đông trong thơ Nguyễn Bính. Lại chẳng phải là vườn tược thôn Vĩ khuất lấp trong thơ Hàn. Đó là không gian nào đây ? Thực hay mộng ? Ngoại giới hay tâm giới ? Dìu dặt theo những điệu nhạc thơ, ta không còn cảm giác nghe được tiếng mưa, chỉ cảm được tiếng hồn buồn của tác giả đang từng "giọt rơi tàn theo lệ ngân" (Xuân Diệu). Ta như quên đi những cơn mưa thật mà bị ngập hồn trong cơn mưa lòng của tác giả. Không gian tâm tưởng ấy lại càng gợi thêm sầu, thêm buồn như chính cái nhan đề của bài thơ vậy. Buồn đêm mưa, tự cái nhan đề đã lây lan đến người đọc một cảm xúc buồn bã xa xăm. Khác với Mưa xuân trên biển, một nhan đề đã gieo vào lòng người đọc một xúc cảm nhẹ nhàng, không gợi buồn man mác. Và chính tiêu đề ấy đã gợi ra không gian cho cả bài thơ: một không gian rộng lớn của biển, của trời. Cả hai không gian ấy đều là không gian vũ trụ, "không thể lấy kích tấc thường mà đo đếm được" (Hoài Thanh). Một đằng là không gian của vũ trụ tâm hồn và một đằng là vũ trụ thực của đất trời sông biển và của cuộc đời. Không gian của vũ trụ thực ấy dễ đem lại cho ta một cảm giác đơn côi. Nhưng những hoạt động của sự sống đã kéo con thuyền sầu của Huy Cận đến một bến bờ khác hơn, một bến bờ của những niềm vui và hạnh phúc.
Không gian nghệ thuật nếu chỉ đứng riêng rẽ một mình thì khó có thể làm tròn bổn phận của nó. Đặt trong tương quan với thời gian, không gian sẽ làm bật lên được nhiều điều. Thời gian mà Buồn đêm mưa gợi lên rất dễ thấy, đó là thời gian của một đêm khuya, u hoài và tịch mịch. Thời gian cuả những cơn Mưa xuân trên biển lại không hề thấp thoáng chút gì của ánh tịch dương, gợi những khoảng sâu thời gian của một đêm tối. Huy Cận như tô đậm hơn cái buồn, cái áo não đến thê thiết của lòng mình. Bóng tối chính là cái gợi được trong lòng ta nhiều nỗi u ẩn nhất. Đặt tâm hồn mình trên trục thời gian ấy, làm sao người thơ không khỏi cảm thấy buồn khi chính ông cũng là người thu hút cả cái mạch sầu ngàn năm ? Cơn sóng của nỗi buồn kia đã được nhà thơ trải rộng ra và dần dần mất hút ở Mưa xuân trên biển. Ta chỉ còn gặp ở đây một cuộc sống thanh bình, một phiên chợ mai. Phiên chợ mai kia, phải chăng là hình ảnh gợi nhắc một ấn tượng thời gian rõ ràng, thời gian của mặt trời, của những ánh nắng ban mai, của sự sống ngồn ngộn tươi non. Chỉ có ban ngày, người thơ mới có thể nhìn thấy mọi vật ngồn ngộn sức sống như thế. Không gian ngoại cảnh đã giúp người đọc hiểu hơn về thời gian của những hạt Mưa xuân trên biển này.
Những ấn tượng chung, cảm nhận chung của người đọc về khoảng thời gian của hai tác phẩm này cũng chỉ có thể giúp người đọc bắt mạch được hồn Huy Cận ở một chừng mực nào đó, rất khiêm nhường thôi. Viết về mưa, nhưng Huy Cận lại xây dựng những hình tượng mưa rất khác nhau. Ở Buồn đêm mưa, mưa như hiện lên một cách rõ rệt hơn, cụ thể hơn và gần gũi hơn. Bởi điệu mưa cũng chính là điệu lòng mang mang thiên cổ sầu của nhà thơ. Tiếng mưa rơi hay cũng chính là tiếng lòng vang vọng ? Ngỡ như ta cảm nhận được cả sắc diện và nhịp điệu của mưa mà cũng là của cả đất trời:
Tai nương nước giọt mái nhà
Nghe trời nặng nặng nghe ta buồn buồn
Tiếng mưa rơi trên mái sao nghe như tiếng của cả vũ trụ. Điệu hồn lục bát vốn dĩ đã đủ khiến ta ngậm ngùi, Huy Cận còn khơi gợi thêm trong điệu buồn cố hữu ấy bằng những từ láy, những vần, những điệu nghe đến xa xót não lòng ! Chỉ là những từ láy như nặng nặng, buồn buồn mà dư âm cứ lan toả, vang ngân mãi. Vần lưng, vần chân được Huy Cận dồn trong hai câu thơ như diễn tả sự nối tiếp nhau, liên tiếp nhau của những hạt mưa rơi. Không những thế, tác giả còn chú ý đến những bước chuyển, điệu nhịp của mưa:
Rơi rơi… dìu dịu… rơi rơi…
Bạch Cư Dị đã từng miêu tả tiếng đàn của người ca kĩ bến Tầm Dương một cách huyền diệu đến mức người đọc phải ngỡ ngàng. Khi nàng dừng mà âm điệu, tiếng đàn vẫn còn vang vọng mãi:
Hữu thời vô thanh tắng hữu thanh
Phải chăng Huy Cận cũng dùng lí thuyết "vô thắng hữu" ấy cho thơ nình ? Những dấu ba chấm lặng lẽ, vô hồn, tưởng như chỉ là chút điểm xuyến của câu thơ lại gợi lên nhiều điều. Mưa cứ rơi nhẹ nhàng, dịu dàng, từng giọt một. Không hiểu sao ta lại liên tưởng đến câu văn "hoa bàng rụng xuống vai Liên, khe khẽ, thỉnh thoảng từng loạt một" (Hai đứa trẻ - Thạch Lam). Một bên là văn một bên là thơ, nhưng có cái gì đó rất tĩnh, rất duy cảm. Động đấy mà tĩnh đấy. Phải chăng đó là cái tĩnh lặng trong hồn thi sĩ ? Cái nỗi buồn tự ngàn đời của thi nhân ? Cảm nghe trong tiếng mưa rơi là cả những lời vu vơ mà tác giả đang cảm nhận. Tiếng mưa càng làm không gian thêm quạnh vắng và nỗi lòng nhà thơ thêm đơn côi. Không chỉ tiếng mưa mà cảnh cứ hiu hắt, cứ buồn man mác một nỗi niềm u uẩn trong tâm hồn thi sĩ.
Gió về lòng rộng không che
Hơi may hiu hắt bốn bề tâm tư Gió góp thêm một nhịp tâm hồn cho mưa để diễn tả nỗi lòng nhà thơ. Ta chợt nhớ những vần thơ của Nguyễn Đình Thi:
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xa xác hơi may
(Đất nước)
Nguyễn Đình Thi cũng dùng hình ảnh hơi may ấy nhưng lại kèm theo tiếng thơ xao xác. Tiếng lá uốn mình trên con đường nhỏ dưới nhịp đi của hơi may thôi mà đã gợi được cả cái xa xác của hồn phố đầu thu. Âm điệu thơ Nguyễn Đình Thi cũng buồn vậy. Buồn như chính nỗi buồn của Huy Cận. Nhưng Huy Cận không chỉ tả lá rơi mà còn tả lòng mình theo cái hơi may ấy. Chỉ là hơi may tức đã là gợn nhẹ lắm, thế mà Huy Cận lại cho nó chỉ hiu hắt thôi. Bốn bế tâm tư Huy Cận chở gió sao mà quạnh quẽ thê thiết đến vậy. Hồn buồn nghìn xưa, vạn cổ như chất chứa đầy thêm.
Hình tượng thiên nhiên trong Buồn đêm mưa đã thể hiện sâu sắc nỗi buồn của Huy Cận. Những giọt mưa trong Mưa xuân trên biển rải đều ra trên mỗi khổ thơ chứ không xuất hiện đứt nối và cách quãng như trong Buồn đêm mưa. Tâm trạng chủ thể trữ tình không quá lộ rõ, không chỉ gởi gắm vào mưa mà còn trải rộng ra ở nhiều hoạt động khác. Mở đầu bài thơ là làn mưa xuân nhẹ nhàng rơi trong một khung cảnh ấm áp, thanh bình:
Mưa xuân trên biển thuyền yên chỗ
Không gian như tràn ngập những giọt mưa yên bình, thanh nhẹ. Ta cảm nhận được trong hình ảnh mưa là cả một sự giao hoà, gắn kết với cảnh vật chung quanh, của cuộc sống thường nhật. Không còn trĩu nặng tâm tư, chứa chất những buồn sầu, cô đơn, mưa giờ đây một ý nghĩ tươi mát, trong trẻo hơn, thậm chí:
Lưa thưa mưa biển ấm chân trời
Chân trời xa đã được bao phủ bởi một tia nhìn ấm áp. Nếu mưa ở Buồn đêm mưa làm tâm hồn nhà thơ lạnh lùng, xao xác:
Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la
thì giờ đây lại là một hình ảnh khác hẳn. Những u buồn sầu não như đã tan loãng đi, nhường chỗ cho một tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống mới. Không chỉ làm ấm những chân trời xa, giờ đây còn:
Mưa xuân tươi tốt cả cây buồm
Hình ảnh thơ có nét gì rất lạ nhưng lại rất gợi tả và gợi cảm. Mưa xuân làm con thuyền trở nên tươi tốt hơn. Tính từ chứng nhận hình ảnh cây buồm đã được động từ hoa nên càng thể hiện rõ nét những đặc tính mới của mưa. Mưa giờ đây không chỉ là hình ảnh biểu trưng, để nhà thơ thể hiện tấm lòng mà đã góp thêm một cách nhìn mới mẻ hơn về cây buồm, về sự sống, sự vươn tới tương lai căng phồng hạnh phúc. Tâm hồn nhà thơ căng nở hơn để hòa vào cuộc sống mới đang được xây dựng hay nói như Chế Lan Viên thi Huy Cận đã “phá cô đơn ta hòa hợp với người”. Niềm vui mới ấy còn thể hiện qua rất nhiều cảnh vật khác:
Tôm cá chắc đầy phiên chợ mai
Sắm tết thuyền về dăm bến đỗ Những cảnh sinh hoạt bình thường của người dân chài, những hình ảnh một mẻ lưới tốt tươi đã được Huy Cận miêu tả sống động. Ánh mắt của nhà thơ mới chỉ mong cầu một sự giao hòa, vượt thoát khỏi những giam hãm của thân thể nay đã đổi khác. Nhà thơ hướng con mắt yêu thương của mình đến cả những:
Em bé thuyền ai ra giỡn nước
và những hình ảnh rất đẹp, rất thơm:
Cơm giữa ngày mưa gạo trắng thơm
Nhưng không phải Huy Cận đã hoàn toàn quên lãng, quay mặt đi với cái hồn buồn Đông Á của mình. Điểm xuyến cho bài thơ vẫn là những hình ảnh hư ảo, mông lung. Tưởng như người thơ đang để tâm hồn mình bảng lảng giao hòa với đất trời mênh mông. Xen lẫn với hình ảnh tươi vui là hình ảnh một chiếc đảo đơn côi nhưng đẹp lạ lùng:
Đảo xa thăm thẳm vệt mưa dài
Tâm linh thơ Phương Đông như đã gợi cho Huy Cận một chiều khác của cuộc đời. Thăm thẳm là tính từ chỉ chiều sâu, nhưng dường như nó còn gợi ra cả một tâm hồn thi sĩ. Vệt mưa dài cũng đơn độc, đơn côi như chiếc đảo xa vậy. Tuy bề ngoài, nhà thơ đã trải lòng ra với đời; nhưng trong những góc khuất của tâm hồn, vẫn còn đó một Huy Cận triền miên đi về với người xưa, với những mạch sầu thiên cổ. Đây mới đúng là Huy Cận, mới thực là Huy Cận, một “ngọn lửa vẫn còn thiêng”.
Những hình tượng mưa, những không gian, thời gian mưa, dù luôn được đặt trên trục ngôn ngữ để cảm nhận, nhưng ngôn ngữ cũng đã có ý nghĩa riêng. Valéry đã từng nói: Thơ là sự phân vân kéo dài giữa âm thanh và ý nghĩa. Những từ láy mà Huy Cận sử dụng cũng như có sự phân vân kéo dài giữa điệu hồn tác giả và điệu mưa rơi Buồn đêm mưa, có lẽ và có thể đã đạt đến một mức độ khá cao về nghệ thuật sử dụng ngôn từ của nhà thơ. Những nặng nặng, buồn buồn gợi trong ta những cảm nhận, suy tư đang trĩu nặng lòng nhà thơ. Những từ láy đứng giữa câu như đẩy tâm tư nhà thơ đến biên độ xa hơn, sâu hơn. Người đọc cũng cảm nhận được những rời rạc, lẻ loi trong lòng tác giả. Phụ âm "r" đứng liền kề nhau như làm tăng hơn sự rung động của chữ nghĩa, tỏa lan đến người đọc bao cảm xúc sâu xa. Những vu vơ, những hững hờ không chỉ gợi cảm giác mà còn đặc tả được cả những sắc thái tâm hồn thi sĩ. Đưa một lượng từ láy khá lớn như vậy vào thơ, Huy Cận hẳn như muốn bày tỏ lòng mình sâu sắc và tha thiết nhất. Mưa xuân trên biển không phải là không có từ láy nhưng mật độ không dày đặc như Buồn đêm mưa. Mượn ngoại cảnh để diễn tả tâm hồn khác với tự bộc lộ tâm trạng phải chăng là ở chỗ đó ? Điểm nhìn của chủ thẻ trữ tình khác nhau nên hai bài thơ có nhiều nét khác biệt cũng phải thôi.
Thôi bạn ơi bạn cop mạng chứ gì?