K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 1 2022

I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về nhà thơ Xuân Quỳnh, tác phẩm Chuyện cổ tích về loài người.

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.

II. Thân bài

1. Sự ra đời của loài người

- Sinh ra trước nhất: toàn là trẻ con

- Khung cảnh thuở sơ khai:

  • Không dáng cây ngọn cỏ.
  • Chưa có mặt trời, toàn là bóng đêm.
  • Không có màu sắc khác.

2. Sự ra đời của thiên nhiên

  • Mặt trời: giúp trẻ con nhìn rõ.
  • Cây, cỏ, hoa: giúp trẻ con nhận rõ màu sắc, kích thước.
  • Tiếng chim, làn gió: giúp trẻ con cảm nhận được âm thanh.
  • Sông: giúp trẻ con có nước để tắm
  • Biển: giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp thực phẩm và là nơi tìm hiểu, khám phá.
  • Đám mây: đem đến bóng mát.
  • Con đường: giúp trẻ con tập đi.

=> Thiên nhiên không chỉ là nơi sinh sống, mà những sự vật trong thiên nhiên sẽ phục vụ cho cuộc sống của con người.

3. Sự ra đời của gia đình

  • Mẹ: mang đến tình yêu thương và lời ru, sự chăm sóc.
  • Bà: mang đến những câu chuyện cổ tích, dạy dỗ những giá trị văn hóa tốt đẹp.
  • Bố: dạy dỗ những kiến thức, giúp trẻ em hiểu biết.

=> Gia đình là nơi luôn che chở và yêu thương cho con người.

4. Sự ra đời của xã hội

  • Chữ viết, bàn ghế, cục phấn, cái bảng, trường học… đều là những đồ dùng học tập của con người.
  • Thầy giáo, cô giáo là người dạy dỗ, cung cấp kiến thức.

=> Giáo dục có vai trò quan trọng đối với con người.

III. Kết bài

Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Chuyện cổ tích của loài người

19 tháng 1 2022

thanks

28 tháng 2 2022

Tham khảo:

 

Sau khi cha mẹ mất, tôi sống cùng em trai. Hai anh em tôi chăm chỉ làm ăn cũng có của để. Đến khi trưởng thành, tôi và em trai cũng phải lấy vợ.

Một hôm, tôi và vợ bàn tính cho vợ chồng cậu em ra ở riêng. Sau đó, tôi gọi cậu em đến, rồi nói sẽ chia cho cậu túp lều tranh mà cha đã để lại. Cậu em vui vẻ đồng ý.

Ít lâu sau, tôi nghe dân làng đồn rằng em trai của mình bỗng nhiên trở nên giàu có. Tôi tò mò lắm, liền sang chơi để hỏi chuyện. Đến nơi, tôi choáng ngợp trước căn nhà rộng lớn với hàng chục người ở. Tôi hỏi chuyện, thì nghe cậu em kể lại tất cả.

Hằng ngày, em tôi vẫn thường xuyên chăm bón cho cây khế. Đến mùa, cây khế ra hoa kết trái và thu hoạch, em tôi mang ra chợ bán. Một sáng nọ, khi em tôi ra vườn cây để hái khế thì nghe thấy trên ngọn cây có tiếng rung mạnh như có người. Thì ra, một con chim lớn đang ăn khế. Suốt một tháng trời, chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm. Em dâu tôi liền nói với chim:

 

- Ông chim ơi, ông ăn như thế thì nhà cháu còn khế đâu mà bán! Cả nhà cháu chỉ nhờ vào cây khế thôi!

Chim nghe xong thì đáp:

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

Hai vợ chồng em tôi làm theo lời chim. Sáng sớm hôm sau, chim thần bay đến. Chim bay qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả. Ra tới giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo, rồi đáp xuống cửa một cái hang có nhiều vàng bạc, kim cương.

Nghe xong câu chuyện, tôi gạ em trai đổi hết tài sản của mình để lấy túp lều tranh và cây khế. Kể từ đó, vợ chồng tôi dọn đến ở trong túp lều. Một buổi sáng nọ, khi thấy luồng gió mạnh nổi lên, và ngọn cây khế rung chuyển. Tôi biết là chim thần đến liền nói với chim:

- Chim thần ơi, cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn thì tôi lấy gì mà sống?

Chim thần cũng y những lời em trai tôi kể:

- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!

Tôi bảo vợ may cái túi to gấp ba lần. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa tôi đến hòn đảo, rồi đáp xuống cửa hang. Đúng như lời của em tôi, trong hang có biết bao nhiêu là vàng bạc, kim cương. Tôi ra sức nhặt cho đầy túi. Trên đường về, chim thần bay đến biển thì gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Tôi bị sóng cuốn trôi, bao nhiêu của cải mất hết. Còn chim thần chỉ bị ướt lông, ướt cánh nên lại vùng lên trời bay đi. Tôi gọi mãi không thấy chim thần quay lại. Một mình lênh đênh giữa biển, tôi hối hận vô cùng vì lòng tham đã hại mình.

15 tháng 4 2022

Cha mẹ mất sớm, tôi và anh trai sống cùng nhau. Hai anh em chăm chỉ làm lụng cũng đủ ăn. Nhưng từ khi có vợ, anh tôi đâm ra lười biếng. Vợ chồng tôi phải làm lụng vất vả mới có của ăn, của để.

Một hôm, anh trai gọi tôi đến để bàn bạc chuyện chia gia tài. Là phận em, tôi nghe theo sự sắp đặt của anh. Tôi nhận được một căn nhà nhỏ, ở trước cửa có một cây khế. Quanh năm, vợ chồng tôi vẫn chăm chút cho nên khế xanh mơn mởn. Đến mùa, những chùm quả chín lúc lỉu trên cây. Một hôm, tôi ra hái khế đi bán thì thấy trên cây có tiếng rung mạnh như có người. Tôi liền bảo với vợ ra xem, thì ra có một con chim lớn đang ăn khế chín. Hai vợ chồng đợi cho chim ăn xong mới ra hái. Nhưng suốt một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm.

Vợ tôi liền nói:

– Ông chim ơi, ông ăn như thế thì nhà cháu còn khế đâu mà bán!

Chim nói:

– Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!

Vợ chồng tôi nghe vậy thì làm theo lời chim. Sáng sớm hôm sau, chim bay đến thật. Khi tôi xách túi ra, chim còn nằm rạp xuống đất cho tôi trèo lên. Chim bay qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả. Ra tới giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo toàn đá trắng, đá xanh, đá đỏ, đã ngũ sắc. Chim bay vòng quanh đảo, rồi hạ xuống một cái hang.

Tôi nghe theo lời chim ra hiệu, bước vào hang. Ngay từ cửa đã có rất nhiều thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ thứ màu. Tôi thấy hang sâu nên không dám vào, chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra ngoài. Tôi bảo chim bay về. Chim lại cất cánh đưa tôi về nhà. Từ đó, cuộc sống của gia đình tôi trở nên khá giả hơn trước.

Một hôm, anh tôi tới chơi. Nghe anh hỏi chuyện, tôi liền kể cho anh nghe. Anh liền thương lượng để đổi tài sản lấy túp lều và cây khế. Là phận em nên tôi cũng đồng ý. Mãi sau này, tôi mới nghe dân làng kể lại chuyện về vợ chồng anh trai của tôi.

Họ dọn đến ở trong túp lều. Nhưng hằng ngày chỉ ngồi ăn rồi chờ chim đến. Một buổi sáng nọ, họ thấy luồng gió mạnh nổi lên, và ngọn cây khế rung chuyển. Họ vội tru tréo lên:

– Cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn thì tôi lấy gì mà sống?

Chim thần cũng nói:

– Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!

Họ bàn nhau may cái túi to gấp ba lần, như một cái tay nải lớn. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa anh tôi ra hòn đảo. Vì lòng tham, anh tôi lấy đầy tay nải. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Anh tôi bị ngọn sóng cuốn đi với tay nải vàng và châu báu đầy người, còn chim thì lại vùng lên bay về núi rừng. Có người đánh cá ngang qua, cứu được anh tôi. Khi trở về, anh tôi vô cùng ân hận.

1 tháng 10 2023

??? ko giống trong sách v giống ở đâu diz :)

Viết về Thạnh Sanh thì phải có nội dung chính giống trong sách chớ nhỉ .

1 tháng 10 2023

 "THAM KHẢO" 

Lập dàn ý : -- Thạnh Sanh --

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Truyện xảy ra vào đời Hùng vương thứ sáu, ở làng Gióng, tỉnh Bắc Ninh (cũ), nay thuộc ngoại thành Hà Nội.

- Cậu bé làng Gióng có công đánh đuổi giặc Ân, được nhân dân suy tôn là Thánh Gióng.

2. Thân bài:

* Diễn biến của truyện :

- Hai vợ chổng già không có con.

- Một hôm bà vợ ra đổng, thấy vết chân lạ rất to, liền dặt bàn chân vào ướm thử.

- Bà thụ thai, sinh ra một đứa con trai.

- Lên ba tuổi, đứa bé không biết đi, không biết nói.

- Giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta.

- Vua sai sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước.

- Cậu bé chợt cất tiếng nói, bảo mẹ gọi sứ giả vào, nhờ sứ giả tâu với vua cấp cho mình giáp sắt, roi sắt, ngựa sắt để đi đánh giặc.

- Cậu bé lớn nhanh như thổi, cả làng góp gạo nuôi cậu.

- Sứ giả mang các thứ đến. Cậu bé vươn vai thành tráng sĩ, cưỡi ngựa sắt xõng lên đánh đuổi quản thù. Roi sắt gãy, cậu nhổ tre đánh tiếp.

- Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ cởi giáp sắt bỏ lại, cưỡi ngựa bay lên trời.

3. Kết bài:

* Kết thúc truyện:

- Vua ghi nhớ công lao cứu nước của Gióng, phong cho là Phù Đổng Thiên vương và lập đến thờ.

- Tháng tư hằng năm, làng mở hội lớn.

- Tre ở làng Gióng có màu vàng óng là vì ngựa sắt phun lửa.

- Ao hồ liên tiếp là do vết chân ngựa phi để lại.

- Một làng có tên là làng Cháy do lửa từ miệng ngựa phun ra.

Thuở xưa ở vùng đất Lạc Việt có vị thần tên là Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ sống ở dưới biển Đông. Thần hình rồng, sức khỏe phi thường và có nhiều phép lạ. Thỉnh thoảng thần lên sống trên cạn, giúp dân diệt trừ các loài yêu quái như Ngư Tinh, Hồ tinh, Mộc Tinh. thần còn dạy dân cách trồng trọt và sinh sống. Âu cơ là một tiên nữ dòng dõi Thần Nông ở vùng núi cao phương Bắc. Nàng thích ngao du đây đó, những nơi có phong cảnh đẹp. Bên trai tài, bên gái sắc, họ yêu nhau rồi kết thành vợ chồng.  Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú lạ thường. Chẳng cồn bú mớm mà đàn con lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần.  Một hôm, nhớ biển cả và cảm thấy mình không thể sống lâu trên cạn được, Lạc Long Quân đành từ biệt Âu Cơ để trở về chốn thủy cung. Âu Cơ một mình nuôi con.Ngày lại ngày qua, nàng sốt ruột trông ngóng chồng với tâm trạng buồn tủi. Cuối cùng, nàng gọi chồng lên mà than thở : -Sao chàng nỡ bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?! Lạc Long Quân ân cần giải thích: -Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao.Kẻ trên cạn người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó lòng mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì khó khăn thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn. Âu Cơ nghe theo đưa năm mươi người con lên đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đo ở Phong Châu (vùng Bạc Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc tướng, Lạc hầu). Con trai của vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương. Vua cha chết, con trai trưởng nối ngôi. Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùng Vương. Từ sự tích này mà dân tộc Việt Nam thường nhắc đến nguồn gốc cao quý của mình là con Rồng cháu Tiên. Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều là anh em cùng chung một bọc sinh ra (đồng bào). Các dân tộc đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

DÀN Ý

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Truyện xảy ra vào đời Hùng vương thứ sáu, ở làng Gióng, tỉnh Bắc Ninh (cũ), nay thuộc ngoại thành Hà Nội.

- Cậu bé làng Gióng có công đánh đuổi giặc Ân, được nhân dân suy tôn là Thánh Gióng.

2. Thân bài:

* Diễn biến của truyện :

- Hai vợ chổng già không có con.

- Một hôm bà vợ ra đổng, thấy vết chân lạ rất to, liền dặt bàn chân vào ướm thử.

- Bà thụ thai, sinh ra một đứa con trai.

- Lên ba tuổi, đứa bé không biết đi, không biết nói.

- Giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta.

- Vua sai sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước.

- Cậu bé chợt cất tiếng nói, bảo mẹ gọi sứ giả vào, nhờ sứ giả tâu với vua cấp cho mình giáp sắt, roi sắt, ngựa sắt để đi đánh giặc.

- Cậu bé lớn nhanh như thổi, cả làng góp gạo nuôi cậu.

- Sứ giả mang các thứ đến. Cậu bé vươn vai thành tráng sĩ, cưỡi ngựa sắt xõng lên đánh đuổi quản thù. Roi sắt gãy, cậu nhổ tre đánh tiếp.

- Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ cởi giáp sắt bỏ lại, cưỡi ngựa bay lên trời.

3. Kết bài:

* Kết thúc truyện:

- Vua ghi nhớ công lao cứu nước của Gióng, phong cho là Phù Đổng Thiên vương và lập đến thờ.

- Tháng tư hằng năm, làng mở hội lớn.

- Tre ở làng Gióng có màu vàng óng là vì ngựa sắt phun lửa.

- Ao hồ liên tiếp là do vết chân ngựa phi để lại.

- Một làng có tên là làng Cháy do lửa từ miệng ngựa phun ra.

19 tháng 9 2018

“Âm... ầm...ầm”. Từng đợt sóng biển đập vào vách đá gợi cho em nhớ đến cuộc giao tranh ác liệt giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh. Đây là một truyện rất hay mà em luôn nhớ từ thuở ấu thơ. Câu chuyện này đã được bà ngoại em kể vào những đêm trăng sáng khi mọi người ngồi xúm xít trước sân nhà.

Bà ke rằng vào thuở xa xưa, thời vua Hùng Vương thứ mười tám, vua có một người con gái tên là Mị Nương sắc đẹp như tiên giáng trần. Nhà vua rấtl thương con nên muốn tìm gả cho nàng một người chồng tài ba, tuấn tú

Lệnh vua vừa ban ra, các chàng trai từ khắp nơi đều đổ về cầu hôn. Trong số đó, nổi bật nhất là hai chàng trai Sơn Tinh và Thủy Tinh. Sơn Tinh dời núi Ba Vì. Chàng vừa tuấn tú lại vừa tài giỏi khác thường: chỉ tay về phía đông, phía đông biến thành đồng lúa xanh; chỉ tay về phía tây, phía tây mọc lên hàng dãy núi. Còn Thủy Tinh ở tận miền biển Đông, tài giỏi cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Cả hai cùng ngang sức ngang tài và đều xứng đáng với Mị Nương.

Vua Hùng rất băn khoăn không biết chọn ai, bỏ ai. Vua liền triệu tập các quan vào bàn bạc nhưng cũng chẳng có ai nghĩ ra một kế gì hay. Cuối cùng, vua nghĩ ra được một cách và cho vời hai chàng trai vào mà phán rằng:

- Ta đều vừa ý cả hai người nhưng ta chỉ có một người con gái. Vậy vào rạng sáng ngày mai ai mang lễ vật đến trước thì ta gả con gái cho. Lễ cưới phải có đủ: một trăm ván cơm nếp, hai trăm tệp bánh chưng voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.

Mới sáng sớm tinh mơ, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến trước. Vua Hùng giữ đúng lời hứa liền gả Mị Nương cho Sơn Tinh và hai vợ chồng đưa nhau về núi.

Thủy Tinh mang lễ vật đến sau nên không cưới được vợ. Tức giận vô cùng, Thủy Tinh liền đùng đùng mang quân đuổi theo quyết cướp dược Mị Nương. Khi thây vợ chồng Sơn Tinh lên núi, Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão, sấm sét rung chuyển cả đất trời, dâng nưởc sông lên cuồn cuộn. Nước ngập lúa ngập đồng, ngập nhà, ngập cửa..

Sơn Tinh không nao núng một chút nào. Một mặt, chàng dùng phép bốc cao từng quả đồi, dời từng dẫy núi để ngăn chặn dòng nước lũ. Nước dâng cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại làm cho đồi núi mọc cao lên bấy nhiêu. Mặt khác, chàng tung ra đội quân sư tử, voi, cọp báo... để chống lại đoàn quân thuồng luồng, cá, tôm, cua... của Thủy Tinh. Hai bên đánh nhau ác liệt hết ngày này qua ngày khác ròng rã suốt mấy tháng liền. Thiệt hại người và của vô số kể. Cuối cùng, Thủy Tinh cũng đành thua trận rút quân về biển.

Với lòng hận thù triền miên nên từ đó về sau không năm nào Thủy Tinh không làm mưa bão, dâng nước lên để đánh Sơn Tinh, gây nên cảnh lụt lội, phá hoại nhà cửa, mùa màng của nước ta. Song, lần nào cũng vậy, Thủy Tinh lua thua trận và đành phải rút lui.

Kể xong câu chuyện, bà âu yếm xoa đầu em và nói: “Cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh thật ác liệt phải không các cháu? Hình ảnh này đã giải thích hiện tượng bão lụt xảy ra hằng năm suốt mùa mưa ở khăp vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài ra, truyện còn nói lên ước mơ của ngươi dân muốn chiến thắng bão lụt để bảo vệ cuộc sống lao dộng của mình. Các cháu có hiểu không?”

Dàn ý:

I. Mở bài

Thời gian và không gian xảy ra câu chuyện: Đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng.

II. Thân bài

1. Gốc tích lạ lùng của Thánh Gióng

-  Hai ông bà đã già, chưa có con.

-  Bà lão giẫm lên một dấu chân khổng lồ, về nhà thụ thai.

-  Mười hai tháng sau bà sinh một đứa con trai.

-  Khi ba tuổi chú bé vẫn chưa biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi.

2.  Thánh Gióng nói được và lớn nhanh nhưthổi

-  Giặc Ân xâm lược, thế giặc mạnh, vua cho sứ giả đi tìm người tài.

- Chú bé bỗng nhiên nói được, nhờ mẹ mời sứ giả. Nói với sứ giả đúc ngựa sắt, áo giáp sắt, roisắt.

- Chú bé lớn nhanh như thổi, ăn không đủ no. Dân làng góp thóc gạo nuôi chú.

3.  Thánh Gióng đánh giộc và bay về trời

- Giặc đến chân núi Trâu. Sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến.

- Chú bé vươn vai thành tráng sĩ khổng lồ, vỗ vào mông ngựa, ngựa hí vang. Tráng sĩ mặc giáp, cầm roi, cưỡi ngựa ra trận.

- Ngựa xông vào giặc; tráng sĩ cầm roi đánh giặc, ngựa sắt phun lửa thiêu giặc. Giặc chết như rạ.

-  Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ tre đánh giặc.

- Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ lên núi, cdi áo để lại cùng ngựa bay lên trời.

-  Vua phong tráng sĩ là Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ.

III. Kết bài

Hiện nay ở làng Phù Đổng vẫn còn đền thờ Thánh Gióng, những bụi tre đằng ngà, những hồ ao liên tiếp lưu giữ dấu chân ngựa của Thánh Gióng đi qua.

6 tháng 6 2016
 
Lòng yêu nước trong tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Phạm Tiến Duật là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ những năm kháng chiến chống Mĩ. Bản thân là anh bộ đội Trường Sơn, tác giả cảm thông và hiểu rõ tâm tình người lính, nhất là người chiến sĩ vận tải dọc Trường Sơn chở vũ khí, quân trang từ hậu phương lớn ra tiền tuyến lớn. Cùng với thế hệ thanh niên hăng hái "Xẻ dọc trường sơn đi cứu nước / Mà lòng phơi phới dậy tương lai" Phạm Tiến Duật mang niềm vui hăm hở của tuổi trẻ ra chiến trường. Nhà thơ đã tạo cho mình một giọng điệu thơ rất lính : khỏe khoắn, tự nhiên, tràn đầy sức sống, tinh nghịch tươi vui mà giàu suy tưởng. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là tác phẩm tiêu biểu nhất của giọng thơ ấy, của hồn thơ ấy.

Kết cấu của bài thơ là hành trình của con đường ra trận. Hành trình đó có những lúc dãi dầu nắng mưa, có những ngày vượt suối băng đèo và có tiếng reo cười trong tình thân chan hòa đồng đội, trong một mái ấm gia đình giữa đất trời bao la. Kết cấu đó trước hết thể hiện qua số lượng chữ trong câu :

Mở đầu chặng đường hành quân là những khó khăn. Vì vậy khổ 1, câu thơ đầu dài ra 10 chữ và kết thúc bằng thanh trắc - hoàn toàn trái quy luật phối thanh bình thường của thơ vần nhịp. Nó là điệu nói : 

Không có kính không phải vì xe không có kính

Ba câu tiếp theo, khó khăn dần rút lại, tạo nên sự ung dung phong thái đỉnh đạc với số lượng chữ rút dần xuống và đằm lại về thanh điệu : 8- 6- 6, bằng- bằng - trắc.

Hai câu thơ cuối khổ, thanh bằng chiếm tỉ lệ nhiều hơn, khoảng 2/3. Chính sự thắng thế của thanh bằng đã tạo nên sự thanh thản, ung dung cho khổ thơ mặc dù kết thúc của nó lại là thanh trắc. Chính thanh trắc này lại mở đường cho xe đi tới : Nhìn thẳng.

Năm khổ thơ tiếp theo, số lượng câu chữ trở lại bình thường, hoán đổi đều đặn ở hai kiểu kết hợp : 7- 8- 8- 7- và 7- 7- 8- 7 . Đường ra trận đẹp lắm, nên xe không kính cứ chạy bon bon, người lái xe đã nhìn thấy, nhìn thấy và thấy. Thấy gió xoa mắt đắng, thấy con đường chạy thẳng vào tim. Quan trọng nhất, thấy được nụ cười rạng rỡ của nhau. Ấy cũng chính là thấy được lòng dũng cảm tiềm ẩn đằng sau những câu đùa vui và hành động tếu táo : 

Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi

Khổ thơ có một sự thay đổi đặc biệt so với toàn bài ở số lượng chữ trong câu thơ : 8- 8- 8- 8. Bốn câu thơ 32 chữ chia đều nhau thanh điệu bằng trắc ở bốn chữ cuối và trở lại kiểu phối âm bình thường bằng- trắc- trắc- bằng. Câu kết của bài thơ mở rộng bằng thanh bằng :

Chỉ cần trong xe có một trái tim

Đây là câu thơ mấu chốt của cả khổ thơ và cả bài thơ. Hóa ra tất cả khó khăn thử thách ở phía trên kia chẳng là gì cả, dù cho bom rơi, pháo thả, dù xe không kính, dù đường ra mặt trận có khi đồng nghĩa với cái chết thì người lính lái xe ra trận cũng luôn cảm thấy bình yên, an toàn bởi vì có một trái tim. Đó là trái tim biết thức vì Miền Nam, biết khát khao chân lí, hòa bình. Hành trang ra trận cần biết bao một trái tim như thế. 

Bài thơ đã khắc họa đậm nét hình ảnh người chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam : Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi. Bài thơ không chứa đựng một ẩn ý sâu xa nào khiến người đọc phải suy luận, nêu giả thiết hoặc là thế này hoặc là thế kia. Tạo dựng hình ảnh thơ bằng ngôn ngữ thô mộc của đời sống thường nhật, không sử dụng các loại mĩ từ, mĩ cảm, ẩn dụ, hình ảnh thơ thể hiện đạt tới độ chân thực cao mà vẫn rất thơ, đó là tài nghệ của Phạm Tiến Duật trong lao động sáng tạo. Bài thơ có đầy đủ yếu tố cách tân và hiện đại nhưng vẫn mang đậm bản sắc của thơ ca dân tộc, nối tiếp truyền thống của thơ ca cách mạng viết về anh bộ đội trong hai cuộc trường chinh cứu nước vĩ đại của dân tộc ở thế kỉ XX
6 tháng 6 2016

Xin lỗi, mình k đọc kĩ đề là có 2 tác phẩm, bài này chuẩn hơn nè leuleu

Chiến tranh đã đi qua hơn ba mươi năm. Thế nhưng, những ký ức về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thần thánh của dân tộc, ký ức về những con người anh hùng trong một thời đại anh hùng thì vẫn tươi mới, nguyên vẹn mỗi khi ta đối diện từng trang sách trong những tác phẩm văn học của thời kỳ này. 

Bằng cảm hứng lãng mạn, kết hợp với khuynh hướng sử thi, văn học Việt Nam trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước đã xây dựng trong văn thơ tượng đài những chiến sĩ anh hùng. Họ là những “Thạch Sanh của thế kỷ XX”. Chiến công của họ đẹp và phi thường như huyền thoại. 

Có hai tác phẩm được coi là tiêu biểu cho cảm hứng ngợi ca người chiến sĩ anh hùng của văn học thời kỳ này, đó là “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật và “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Mỗi tác phẩm là một bức tranh đẹp về hình tượng người chiến sĩ điển hình cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh quang vinh. 

“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được nhà thơ Phạm Tiến Duật sáng tác năm 1969, rút từ tập thơ “Vầng trăng, quầng lửa” là một bài thơ độc đáo trong chùm thơ được giải nhất cuộc thi thơ Báo Văn nghệ năm 1969-1970. Bài thơ khắc họa vẻ đẹp người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn ác liệt. Vẻ đẹp độc đáo được thể hiện ngay trong tên gọi của bài thơ. Đó là sự thống nhất giữa hai sự vật tưởng như tương phản gợi ấn tượng về chất thơ lãng mạn và sự trần trụi khốc liệt. 

Khai thác đề tài chiến tranh, tác giả không chỉ tô đậm tính chất ác liệt, tàn khốc nhằm làm nổi bật sự phi thường của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam mà Phạm Tiến Duật đã có cách nhìn, cách cảm khá mới lạ và thú vị. Từ trong sự tàn khốc ấy, chất thơ vẫn cứ tuôn trào ! 
Câu thơ mở đầu như một lời tự sự xen lẫn miêu tả: 

Không có kính không phải vì xe không có kính 
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi

Nó có tác dụng vừa lý giải sự bất thường của hình ảnh chiếc xe độc đáo “không có kính” vừa tô đậm sự ác liệt của chiến trường “bom giật, bom rung...” Đây là hình ảnh vừa lạ vừa chân thực. Lạ là vì trong thơ, người ta thường chọn những sự vật hoàn thiện, hoàn mỹ để miêu tả nhằm tạo thiện cảm với người cảm nhận nó. Với những chiếc xe cũng vậy! Phải sang trọng, bóng loáng chứ sao lại trần trụi, méo mó, biến dạng thế này ! 

Không có kính rồi xe không có đèn, 
Không có mui xe, thùng xe có xước

Nhưng đấy là sự thật. Không phải một chiếc như thế mà tác giả nhìn thấy cả một tiểu đội xe như thế! Bởi vì thời điểm mà bài thơ ra đời có thể nói là ác liệt nhất trong thập niên 60 của thế kỷ XX. 

Đường Trường Sơn - nơi vận chuyển vũ khí lương thực vào chi viện Miền Nam - những năm tháng này là “túi bom, chảo lửa”. Và trên nền hiện thực tàn khốc ấy đã xuất hiện hình ảnh đẹp đẽ, phi thường của người chiến sĩ lái xe. Làm chủ những phương tiện ấy, người chiến sĩ không hề nản chí hay run sợ mà trái lại, lại bình tĩnh đến lạ thường: 

Ung dung buồng lái ta ngồi 
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Vẻ đẹp kiêu hùng được toát ra từ tư thế ngồi “ung dung” đến cái nhìn “nhìn thẳng”. Các từ láy “ung dung” cùng với nhịp thơ nhanh, đều, dứt khoát 2/2/2 diễn tả vẻ đẹp khoan thai, thản nhiên, tự tin của người chiến sĩ. Điệp từ “nhìn” gợi lên sự nối tiếp liên tục của những hình ảnh chiến trường như một đoạn phim đang quay chậm: 

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng 
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim 
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim 
Như sa như ùa vào buồng lái

Các thủ pháp nhân hóa, so sánh, ẩn dụ đã góp phần làm cho hình ảnh thơ thêm sinh động. Tưởng rằng làm chủ những chiếc xe không kính, người chiến sĩ chỉ thấy những khó khăn chồng chất khó khăn. Nhưng không! Nó đã làm tăng những cảm giác mới mẻ mà chỉ có người chiến sĩ khi ngồi trên những chiếc xe như thế mới cảm nhận được một cách rõ ràng, mãnh liệt... Hình ảnh “gió vào xoa mắt đắng”, “con đường chạy thẳng vào tim” tạo ấn tượng độc đáo. Chiếc xe như đang trôi bồng bềnh trong thiên nhiên hoang dã của núi rừng Trường Sơn hùng vĩ. Chất thơ cùng với vẻ đẹp lãng mạn toát lên từ đó. Nhưng có thể nói đẹp nhất là thái độ, tinh thần dũng cảm bất chấp gian khổ để chiến đấu và chiến thắng: 

Không có kính, ừ thì có bụi, 
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc 
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. 

Vẻ đẹp được toát lên từ lời thơ giản dị, giàu “chất lính”, hình ảnh thơ mộc mạc. Điệp ngữ “ừ thì”, “chưa cần” vang lên như một lời thách thức, chủ động chấp nhận gian khổ. Một giọng thơ tự tin, ngang tàng. Một tiếng cười “ha ha” hồn nhiên. Tất cả đã toát lên vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe. 

Đời sống chiến trường gian khổ là thế. Sự sống và cái chết ở đây chỉ là gang tấc. Thế nhưng tình yêu thương đồng chí, đồng đội vẫn tỏa sáng lạ thường. 

Những chiếc xe từ trong bom rơi 
Đã về đây họp thành tiểu đội 
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới 
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi. 

Có thể nói rằng, khai thác chất liệu nghệ thuật của đời sống chiến tranh, Phạm Tiến Duật đã rất thành công trong việc khắc họa người chiến sĩ lái xe Trường Sơn bằng những hình ảnh, chi tiết vừa chân thực, gân guốc, mộc mạc vừa lãng mạn nên thơ. 

“Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước: 
Chỉ cần trong xe có một trái tim”.

“Trái tim” ở đây chính là trái tim chứa chan tình yêu Tổ quốc đã giúp người chiến sĩ lái xe làm nên những kỳ tích phi thường. Vẻ đẹp hào hùng của họ tỏa sáng cả bài thơ; đủ làm sống lại trong lòng chúng ta một thời oanh liệt của anh bộ đội cụ Hồ. Chất anh hùng ca dào dạt tạo nên vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 

Cùng với chủ đề ngợi ca vẻ đẹp người chiến sĩ, nhưng khác với nhà thơ Phạm Tiến Duật trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, nhà văn Lê Minh Khuê trong “Những ngôi sao xa xôi” đã đi tìm và khai thác vẻ đẹp ấy qua hình ảnh của những cô gái thanh niên xung phong. 

Truyện viết về cuộc sống và chiến đấu vô cùng gian khổ của những nữ thanh niên xung phong - những cô gái “Ba sẵn sàng” trên tuyến đường Trường Sơn chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc. Mặc dù cốt truyện đơn giản, nhưng tác giả đã rất thành công trong việc khắc họa vẻ đẹp người nữ chiến sĩ qua miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo và tinh tế. 

Nổi bật trong truyện là ba gương mặt đẹp của tổ trinh sát mặt đường. Họ có những nét tính cách chung của người nữ thanh niên xung phong Trường Sơn thời chống Mỹ nhưng ở mỗi nhân vật lại lấp lánh vẻ đẹp riêng. Hoàn cảnh sống và chiến đấu nơi tuyến lửa đã gắn bó họ thành một khối đoàn kết, yêu thương, gan dạ và dũng cảm.

Họ đóng quân trong một cái hang giữa trọng điểm “túi bom, chảo lửa” trên tuyến đường Trường Sơn. Công việc hàng ngày của họ là đếm bom, rồi lao ra trọng điểm sau những trận bom để đo khối lượng đất đá cần phải san lấp, đánh dấu vị trí bom rơi và phá những quả bom chưa nổ. Một khối lượng công việc vừa đồ sộ vừa nguy hiểm. Cái chết rình rập họ từng phút, từng giờ. “Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang âm ỉ xa dần, thần kinh căng như chảo, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng chung quanh còn nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ...”. Họ làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, dù chỉ có ba người (lại là ba phụ nữ); họ phân công nhau phá bằng hết những quả bom chưa nổ mà không cần đến sự trợ giúp của đơn vị “như mọi lần chúng tôi sẽ giải quyết hết”. 

Trong chiến đấu họ gan dạ, dũng cảm, quyết đoán là thế, nhưng trong cuộc sống họ là những cô gái trẻ trung, yêu đời, dễ rung cảm, lắm ước mơ. Là phụ nữ, họ rất thích cái đẹp và thích làm đẹp cho cuộc sống. 

Nếu như nhân vật Nho “mát mẻ như một que kem trắng”, thích ăn kẹo như một đứa trẻ, giàu mơ ước (Nho ước mơ trở thành công nhân nhà máy điện và trở thành cầu thủ bóng chuyền của nhà máy) thì nhân vật chị Thao lại dạn dày, từng trải trong cuộc sống; thích thêu thùa; thích làm đẹp “tỉa đôi lông mày của mình, tỉa nhỏ như cái tăm” nhưng trong công việc thì “ai cũng gờm chị: cương quyết, táo bạo” (dũng cảm, táo bạo nhưng lại sợ nhìn thấy máu chảy). 

Còn Phương Định, nhân vật chính của truyện là con người hồn nhiên, nhạy cảm, lãng mạn và mơ mộng. Là con gái Thủ đô, cô thường sống với kỷ niệm quê hương. Nơi ấy có một thời học sinh trong trắng, hồn nhiên, vô tư. Nơi ấy có mẹ, có căn gác nhỏ của cô... Những kỷ niệm yêu dấu ấy là liều thuốc tinh thần quý giá động viên cô, tiếp thêm sức mạnh để cô sống đẹp và chiến đấu anh dũng nơi tuyến lửa. 

Ở chiến trường, Phương Định luôn dành cho đồng đội tình yêu thương thắm thiết. Cô yêu quý đồng đội trong “tổ trinh sát mặt đường” của cô và cảm phục các anh bộ đội “những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ”. Trong mắt cô, đó là những “người đẹp nhất, thông minh nhất”. Phương Định rất nhạy cảm. Cô biết mình có “cái nhìn sao mà xa xăm” như lời các anh lái xe nhận xét nhưng cô lại không biểu lộ tình cảm và thích kín đáo giữa đám đông. Cô thích nhạc và mê ca hát. Thậm chí tự đặt lời theo một điệu nhạc nào đó và hát để thấy mình rất buồn cười v.v... Thế nhưng với Phương Định, sự nhạy cảm về tâm hồn có lẽ được biểu hiện tinh tế nhất ở chỗ, chỉ một cơn mưa đá bất ngờ vụt qua trên cao điểm, cũng đủ đánh thức trong cô những ký ức về quê hương, gia đình, khơi dậy trong cô khát khao sum họp đến cháy bỏng. 

Một cô gái Hà Nội chính gốc, lãng mạn và mơ mộng như thế, nhưng trong chiến đấu lại dũng cảm, gan dạ đến tuyệt vời. Một mình phá bom trên đồi “quang cảnh vắng lặng đến dễ sợ” nhưng tinh thần cô không hề nao núng. Đáng lẽ cô phải “đi khom” nhưng sợ mấy anh chiến sĩ “có cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt” nhìn thấy, nên cô “cứ đàng hoàng mà bước tới”. 

Khi ở bên quả bom, tử thần có thể cướp đi mạng sống của cô bất cứ lúc nào, nhưng cô vẫn bình tĩnh thao tác một cách chính xác và chạy đua với thời gian để vượt qua cái chết. 

“Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành”. Những cảm giác tinh tế ấy không chỉ là sự nhạy cảm mà còn là kinh nghiệm của sau bao nhiêu lần phá bom ở tuyến lửa và chỉ những người nữ thanh niên xung phong dạn dày như Phương Định, Nho, chị Thao mới có được ! 

Với tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”, ngòi bút của Lê Minh Khuê đã miêu tả sinh động, chân thực tâm lý nhân vật; làm hiện lên một thế giới nội tâm rất phong phú nhưng không phức tạp, rất đời thường, giản dị nhưng vô cùng trong sáng và cao thượng của những nữ thanh niên xung phong. 

Vẻ đẹp của những “cô gái mở đường” Trường Sơn cùng với vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe trong các tác phẩm văn học chống Mỹ nói chung và trong các tác phẩm của Phạm Tiến Duật và Lê Minh Khuê nói riêng đã giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về ý chí, tâm hồn và nhân cách của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

31 tháng 12 2020

Thạch Sanh:

undefined

Tấm Cám:

undefined

31 tháng 12 2020

Thạch Sanh:

undefined

Tấm Cám:

undefined