K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 12 2016

Bệnh sốt rét là bệnh truyền nhiễm lây qua đường máu, do ký sinh trùng sốt rét Plasmodium gây ra.

Bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi vì :
- Muỗi Anophen có nhiều ở miền núi.
- Trình độ dân trí thấp, thiếu hiểu biết về bệnh sốt rét nên không có biện pháp phòng ngừa và chữa trị bệnh sốt rét.
- Người dân không chủ động phòng tránh (mắc màn (mùng), phát quang bụi rậm...)
15 tháng 12 2016

Câu 1: *Vòng đời của trùng sốt rét:
Trong tuyến nước bọt của muỗi Anôphen -> vào máu người -> chui vào hồng cầu sống và sinh sản phá hủy hồng cầu.
*Bệnh sốt rét thường xảy ra ở miền núi: vì miền núi có nhiều rừng, bụi cây rậm rạp, nhiều nơi có nước đọng là môi trường thuận lợi cho muỗi Anôphen sinh sản và phát triển làm lây truyền bệnh sốt rét.
*Biện pháp phòng chống:
- Ngủ phải mắc màn và màn cần được tẩm hóa chất diệt muỗi.
- Vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở, loại bỏ những nơi trú ẩn của muỗi như phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, sắp xếp vật dụng trong nhà ngăn nắp, sạch sẽ,... tránh tạo điều kiện cho muỗi sinh sản.
- Dùng thuốc diệt muỗi.

Câu 2: Cơ thể giun đất luôn ẩm ướt:giun đất hô hấp qua da nên cần cơ thể ẩm ướt để khí ô-xi và cacbonic dễ khuếch tán ra ngoài. Mặt khác, giun đất sống trong đất nên cần phải có cơ thể ẩm ướt để dễ chui luồn giúp làm mềm đất và giảm ma sát.

Câu 3: *Đặc điểm chung của lớp sâu bọ:
- Cơ thể gồm 3 phần: phần đầu, phần ngực và phần bụng:
+ Phần đầu có 1 đôi râu
+ Phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh
- Hô hấp bằng hệ thống ống khí.
- Phát triển qua biến thái.

*Vai trò thực tiễn của lớp sâu bọ:
a) Lợi ích:

- Làm thuốc chữa bệnh
- Làm thức ăn cho con người và động vật khác
- Diệt các sâu bọ có hại
b) Tác hai:
- Là động vật trung gian truyền bệnh
- Có hại cho cây trồng và sản xuất nông nghiệp


 

15 tháng 12 2016

C.ơn p nha

17 tháng 2 2021

#TK

Câu 1:Hãy kể tên 4 loại rễ biến dạng và chức năng của chúng.

Rễ củ. Các loại rễ củ như củ sắn, cà rốt, khoai lang, . phần rễ phình to tạo thành củ chứa các chất dự trữ dùng cho cây lúc ra hoa, kết quả

 Rễ móc. Các loại rễ móc như rễ cây trầu không, cây vạn niên thanh... Đó là những rễ phụ mọc ra từ thân giúp cây bám vào trụ để léo lên.

Rễ thở. Có ở nhiều loại cây sống ở các đầm lầy ngập nước như vẹt, sú. mắm, cây bụt mọc... Các rễ hô hấp mọc hướng ngược lên trên mặt nước lấy không khí cho rễ hô hấp.

Giác mút. Có ở loại cây sống bám như tầm gửi, tơ hồng. Rễ biến thành giác mút đâm vào cây khác để hút thức ăn.

Câu 2: 

1. Tại sao phải thu hoạch cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa, tạo quả?

  Người ta phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa là vì: Củ là phần rễ phình to chứa chất dự trữ để cây dùng lúc ra hoa, kết quả. Vì vậy, nếu trồng cây lấy củ như khoai lang, khoai tây, củ cải..., thì phải thu hoạch trước khi ra hoa để thu được củ chứa nhiều chất hữu cơ dự trữ nhất. Nếu thu hoạch chậm, sau lúc cây ra hoa thì một phần chất hữu cơ của củ đã được chuyển hóa đế tạo ra các bộ phận của hoa nên chất lượng củ bị giảm rõ rệt.

2. Thân cây dài ra do đâu?

Thân cây dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.

Để tăng năng suất cây trồng, tuỳ từng loại cây mà bám ngọn hoặc tỉa cành vào những giai đoạn thích hợp.

Câu 3: So sánh cấu tạo miền hút của rễ và cấu tạo trong của thân non?

 

 

Cấu tạo trong của rễ

Cấu tạo trong của thân

Giống nhau

Vỏ: biểu bì, thịt vỏ

Trụ giữa: bó mạch và ruột 

Khác nhau

- Biểu bì: gồm 1 lớp tế bào hình đa giác xếp sít nhau. Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài ra.

- Thịt vỏ: tế bào không chứa diệp lục.

- Mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ thành 1 vòng.

- Biểu bì: gồm 1 lớp tế bào trong suốt xếp sít nhau. Không có lông hút.

- Thịt vỏ: có 1 số tế bào chứa diệp lục.

- Mạch rây ở ngoài mạch gỗ ở trong.

17 tháng 2 2021

Cop nhanh đấy

29 tháng 11 2016

5.Sơ đồ quang hợp:
Nước + khí cacbonic \(\rightarrow\) Tinh bột + Khí ôxi ( điều kiện trong môi trường có ánh sáng và chất diệp lục )
Khái niệm quang hợp:
Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbônic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả ra khí ôxi

 

29 tháng 11 2016

1.

- Giống: Đều gồm vỏ (biểu bì + thịt vỏ) & trụ giữa (các bó mạch & ruột)

Rễ (miền hút)

Thân non

- Biểu bì có lông hút

- Không có

- Mạch gỗ xếp xen kẽ mạch rây thành 1 vòng

- Không có

- Thịt vỏ có diệp lục tố

- Mạch rây xếp thành vòng nằm ngoài vòng mạch gỗ (2vòng)

2.

- Dác là phần nằm ở bên ngoài, mỏng hơn và có màu nhạt hơn, được cấu tạo từ các tế bào gỗ non nên không cứng lắm, chức năng là vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá.- Ròng là phần nằm ở phía trong khá dày, màu sẫm hơn, được cấu tạo từ các tế bào gỗ già chết nên chắc và rắn, có chức năng nâng đỡ cho cây3.Gân lá gồm các bó mạch (mạch gỗ và mạch rây) làm nhiệm vụ vận chuyển nhựa.
Đặc điểm của gân lá thường phụ thuộc rất nhiều vào hình dạng lá.
Các kiểu gân lá:
* Gân hình mạng: đặc trưng cho các cây Hai lá mầm. Có loại gân hình mạng lông chim và gân hình mạng chân vịt.
- Gân hình mạng lông chim: gặp ở lá đại, lá mít... (những loài có lá hình thuôn, hình bầu dục, hình tròn, hình trứng, hình quả trám). Trong đó, có 1 gân chính nằm trên trục đối xứng của lá, từ dọc gân chính phân nhánh cho ra các gân bên, từ các gân bên lại phân nhánh cho ra các gân phụ phân bố đến tận từng TB lá.
- Gân hình mạng chân vịt: gặp ở lá có hình chân vịt như lá sắn. Có số gân chính tương ứng với số thùy ccủa lá, từ các gân chính này cho ra các gân bên.
* Gân song song và hình cung: đặc trưng cho các cây Một lá mầm (vẫn gặp ở cây Hai lá mầm), trong đó, hệ gân lá đều gồm các gân lá nằm xếp hình cung dọc từ cuống đến ngọn lá. Ở đây có sự phân biệt gân song song hay hình cung là do đặc điểm hình thái lá. Lá dài và hẹp bản như lá lúa, ngô... có gân song song. Lá ngắn và rộng bản như lá cây tràm có gân hình cung.4.- Lá là một cơ quan của thực vật có mạch và là phần phụ thuộc ở bên chính của thân cây. Lá và thân cây hợp lại tạo nên chồi cây- Thực hiện các chức năng quang hợp, trao đổi khí và hô hấp. Ngoài ra lá cây còn có chức năng sinh sản sinh dưỡng, dự trữ hoặc tự vệ ở thực vật.5.

Sơ đồ quang hợp:
Nước + Khí Cacbônic \(\frac{ánhsáng}{chấtdiệplục}\) Tinh bột + Khí ôxi
Khái niệm quang hợp:
Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbônic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả ra khí ôxi

6.

- Hô hấp là quá trình: cung cấp khí oxi và loại khí CO2 trong tế bào khỏi cơ thể
- Quá trình hô hấp gồm 3 giai đoạn chính:
+ Sự thở
+ Sự trao đổi khí ở phổi
+ Sự trao đổi khí ở tế bào.

7.

- Cây xanh lấy khí cacbonic để quang hợp tạo ra khí không khí và thoát hơi nước. Khí O2 giúp không khí trong lành, giảm khí cacbonic giúp môi trường bớt ô nhiễm, hơi nước thoát ra làm mát không khí, cho sinh vật thêm sức sống. Ngoài ra một số loại cây có thể tiết ra chất tẩy trùng, diệt khuẩn. Lá cây cũng là vật bám bụi tốt, khi trời mưa, bụi ở lá theo nước cuốn xuống đất.

8.

- Người ta phải trồng cây đúng thời vụ là vì: các loại cây khác nhau có nhu cầu khác nhau về các điều kiện ngoại cảnh. Cho nên, muốn cho cây sinh trưởng, phát triển tốt thì phải trồng cây vào thời điểm có khí hậu, thời tiết phù hợp nhất đổi với cây. Có như vậy cây mới sử dụng được các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm... của môi trường phù hợp nhất và hiệu quả nhất.

9.

- Cắm một cành hoa vào bình nước màu để ra chỗ thoáng. Sau một thời gian, quan sát nhận xét sự thay đổi màu sắc của cánh hoa. Tiếp đó cắt ngang cành hoa, dùng kính lúp quan sát phần bị nhuộm màu. Cho biết nước và muối khoáng được vận chuyển theo phần nào của cây.

10.

- Thí nghiệm: Chọn một cành cây trong vườn, bóc bỏ một khoanh vỏ. Sau một tháng mép vỏ ở phía trên phình to ra. Đó là do chất hữu cơ chuyển đến chỗ bị cắt thì tắc lại do mạch rây đã bị bóc đi cùng với khoanh vỏ. Vì hủy các chất hữu cơ vận chuyển qua mạch rây bị ứ lại ở mép trên lâu ngày sẽ làm cho mép trên phình to ra.

 
16 tháng 5 2017

5. Phần phụ chân khớp phân đốt, các đốt khớp động với nhau làm phần phụ rất linh hoạt.
Cơ quan miệng gồm nhiều phần phụ tham gia để bắt, giữ và chế biến mồi.
Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác, thay vỏ cũ bằng vỏ mới thích hợp với cơ thể.
Vỏ kitin có chức năng như bộ xương ngoài.
Có cấu tạo mắt kép gồm nhiều ô mắt ghép lại.
Có tập tính chăn nuôi các động vật khác.

* Vai trò:

- Có lợi:

+ Làm thuốc chữa bệnh.

+ Làm thực phẩm, thức ăn cho động vật.

+ Làm sạch môi trường.

- Tác hại:

+ Gây hại cho cây trồng.

+ Gây hại đồ gỗ, tàu thuyền.

+ Là vật chủ trung gian truyền bệnh.

16 tháng 5 2017

2. Vào ban đêm, khi giun cái tìm đến hậu môn để đẻ trứng gây ngứa ngáy theo thói qen trẻ em sẽ lấy tay gãi vào chỗ ngứa rồi đưa lên miệng khi đó trứng giun sẽ dính vào móng tay rồi vào miệng, vì vậy giun kim khép kín đc vòng đời.

ăn uống vệ sinh, hợp lí

rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

ăn chín, uống sôi

không bón phân tươi cho cây

không để ruồi nhặng đậu lên thức ăn

dọn vệ sinh, diệt ruồi

khi một người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ tránh phát tán thành ổ dịch

tẩy giun 6 tháng/ lần

27 tháng 1 2023

bt tiếng mẹ đẻ ko

27 tháng 1 2023

biết tiếng quốc tế ko

27 tháng 12 2017

1) - Phân biệt các lớp trong ngành chân khớp:

+ Cơ thể phân làm 3 phần: Đầu ngực bụng

+ Có vỏ cứng

+ Thị giác phát triển

+ Hệ tuần hoàn hở

+ Xoang cơ thể là xoang hỗn hợp
- Đặc điểm chung và vai trò:

+ Phần phụ chân khớp phân đốt, các đốt khớp động với nhau làm phần phụ rất linh hoạt

+ Cơ quan miệng gồm nhiều phần phụ tham gia để bắt, giữ và chế biến mồi

+ Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác, thay vỏ cũ bằng vỏ mới thích hợp với cơ thể

+ Vỏ kitin có chức năng như bộ xương ngoài

+ Có cấu tạo mắt kép gồm nhiều ô mắt ghép lại

+ Có tập tính chăn nuôi các động vật khác

2) Cấu tạo và hoạt động sống của tôm sông?

- Cấu tạo: Cơ thể tôm có 2 phần : Phần đầu và ngực gắn liền (dưới giáp đầu - ngực) và phần bụng.

- Hoạt động sống: Tôm kiếm ăn vào lúc chập tối. Thức ăn của tôm là thực vật, động vật (kể cả mồi sống lẫn mồi chết). Nhờ các tế bào khứu giác trên 2 đôi râu rất phát triển, lỏm nhận biết thức ăn từ khoảng cách rất xa.
Đôi càng bắt mồi, các chân hàm nghiền nát thức ăn. Thức ăn qua miệng và lầu. được tiêu hoá ờ dạ dày nhờ enzim từ gan tiết vào và được hấp thụ ở ruột, ôxi được tiếp nhận qua các lá mang. Tuyến bài tiết nằm ờ gốc đôi râu thứ 2.

Bệnh sốt rét: Sốt rét là một dạng bệnh lý nguy hiểm do kí sinh trùng sốt rét Plasmodium gây nên.Đường lây truyền từ người này sang người khác khi những người này bị muỗi đốt.Biểu hiện:nhức đầu,mệt mỏi,ho,đau nhức toàn thân,..Cách phòng bệnh:đập muỗi, dùng vợt điện,...

Bệnh kiết lị:Bệnh kiết lỵ là tình trạng bị nhiễm trùng hoặc do nhiễm vi khuẩn từ Shigella.Đường lây từ tay người bệnh lây lan sang tay người khác.Biểu hiện:nôn,đau bụng,sốt,..Phòng bệnh: ăn chín uống sôi,vệ sinh môi trường sạch sẽ,..

24 tháng 3 2022

mng dúp mik đi

12 tháng 5 2016

Quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận :
– Máu theo động mạch đến tới cầu thận với áp lực cao tạo ra lực đẩy nước và các chất hòa tan có các kích thước nhỏ qua lỗ lọc (30 – 40Ả) trên vách mao mạch vào nang cầu thận, các tế bào máu và các phân tử  prôtêin có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc. Kết quả là tạo nên nước tiểu đầu trong nang cầu thận.
– Nước tiểu đầu đi qua ống thận, ở đây xảy ra 2 quá trình : quá trình hấp thụ lại nước và các chất còn cần thiết (các chất dinh dưỡng, các ion Na+, Cl- quá trình bài tiết tiếp các chất độc và các chất không cần khác (axit uric, creatin, các chất thuốc, các ion H+, K+…). Kết quả là tạo nên nước tiểu chính thức.

12 tháng 5 2016

GIÚP MÌNH VỚI MAI MÌNH THI CUỐI HK 2 RỒI

THANKS

16 tháng 9 2023

a. Trợ từ: “ư” => thái độ bất ngờ, ngỡ ngàng, không tin đó là sự thật

b. Trợ từ: “à” => diễn tả một việc đó đã diễn ra rất nhiều lần, đến chán nản

c. Trợ từ: “ạ” => sự kính cẩn, lễ phép

d. Trợ từ: “đến” => diễn tả một việc gì đó vượt ngoài khả năng

=> Chức năng: bổ nghĩa, nhấn mạnh