“Vô cảm” là không có cảm giác, không có tình cảm, không xúc động trước một sự vật, hiện tượng, một vấn đề gì đó trong đời sống. Bệnh vô cảm là căn bệnh của những người không có tình yêu thương, sống dửng dưng trước nỗi đau của con người, xã hội, nhân loại…
Trải qua các cuộc chiến tranh chống quân xâm lược, những cuộc đọ sức với thiên tai khắc nghiệt, nhân dân ta đã có truyền thống đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Dường như càng qua gian khổ, đau thương, mất mát con người lại sống gần nhau, quan tâm, giúp đỡ nhau nhiều hơn. Tình làng nghĩa xóm, thương người như thể thương thân đã trở thành một đạo lí của dân tộc: “Bán anh em xa mua láng giềng gần”.
Hiện nay, trong cuộc sống vật chất ngày càng được cải thiện hơn, đầy đủ hơn, người ta dễ có xu hướng lo vun vén cho bản thân và gia đình mình, ít quan tâm đến những vấn đề xã hội. Trước kia, ông cha ta đã phê phán lối sống chỉ biết vun vén cho riêng mình. Cuộc sống quanh ta hiện nay không thiếu những người như thế. Họ sống thờ ơ với mọi việc đang diễn ra, nhà nào nào đóng cửa biết nhà nấy. Nhà hàng xóm có hoạn nạn, có con cái bị rơi vào cạm bẫy của các tệ nạn xã hội họ cũng bàng quan như không biết. Đi đường gặp người bị tai nạn, họ cũng bỏ qua như không nhìn thấy. Thấy lũ trẻ cái nhau thậm chí đánh nhau họ cũng làm ngơ. Trước cảnh khổ đau của những người tàn tật, bất hạnh, họ cũng không mảy may xúc động…Bệnh vô cảm đã làm cho con người như vô tri, vô giác, không thể hòa nhập với cộng đồng.
Trong công việc, bệnh vô cảm làm cho con người chẳng khác nào một cái máy. Họ làm việc một cách đơn điệu, tẻ nhạt. Con người mắc bệnh vô cảm trong công việc, chắn chắc hiệu quả công việc sẽ không thể nào cao, thậm chí còn làm trì trệ, ảnh hưởng nghiêm trọng.
Là cán bộ, công chức của Nhà nước, mắc bệnh vô cảm sẽ dẫn đến xa rời nhân dân, tắc trách trong công việc. Một bác sĩ vô cảm không thể có tình thương người bệnh, nhất là những người bệnh nghèo. Không thiếu những trường hợp vì vô cảm mà người bệnh không được chăm sóc chu đáo, dẫn đến những cái chết đáng tiếc. Một kĩ sư vô cảm có thể dửng dưng trước những sinh mạng con người do công trình không đạt chất lượng của mình gây ra. Một tài xế vô cảm sẵn sàng xem thường tính mạng của người khác khi phóng nhanh vượt ẩu. Một thầy giáo vô cảm chỉ nghĩ bài giảng cho xong chuyện, còn nói gì đến tình nghĩa thầy trò, tận tâm dạy bảo, nhất là những học trò còn học kém, gia đình khó khăn. Cán bộ vô cảm sẽ không thể nhìn thấy hoàn cảnh của mỗi người dân, không thấy những nỗi bức xúc của nhân dân, giúp đỡ nhân dân tận tâm, tận tình.
Gần đây thôi, nếu bạn có tình cờ xem qua các trang báo sẽ ngỡ ngàng vô cùng với “sự nhẫn tâm” đến đáng sợ của con người: Một thanh niên gào khóc thảm thiết trên chuyến xe buýt khi kẻ gian lấy mất chiếc bóp của anh ấy nhưng đáp lại là sự im lặng đến xót xa. Và đau lòng hơn nữa khi xem cảnh bao người đi “hôi bia” khi chuyến xe định mệnh của người tài xế đáng thương lật trên đường. Đáp lại cho tiếng khóc của anh là tiếng cười hả hê của những người đi nhặt của “trên trời rơi xuống”. Viết đến đây tôi lạnh cả người và tự hỏi lòng trắc ẩn, tình thương của con người hiện đại có còn hay không? Phải chăng khi xã hội phát triển con người lại đánh mất tình yêu thương?
Là bản thân học sinh chúng ta hãy ra sức chống bệnh vô cảm trong việc làm, học tập hằng ngày của mình. Hãy quan tâm giúp đỡ bạn bè. Hãy chia sẻ những gì mình có thể cho những cuộc đời bất hạnh quanh ta. Đừng để một ngày nào đó khi nhìn thấy bà lão ăn xin, một đứa bé côi cút bơ vơ, một người khách lỡ đường mà trái tim bạn không lên tiếng. Hãy thắp sáng, hãy gieo mầm cho những yêu thương trong trái tim bạn, trái tim tôi, trái tim tất cả chúng ta.
Tình thương là cái quí giá của con người; bệnh vô cảm đã làm mất phẩm chất ấy, không khác gì biến dòng máu hồng hào trở thành màu xanh. Trái tim mỗi người cần thắp sáng ước mơ, khát vọng, ý chí và sự sáng tạo gắn bó với cộng đồng. Điều đó sẽ chống được bệnh vô cảm và làm cho cuộc đời của con người
Dân tộc ta từng tự hào về truyền thống đoàn kết, tương thân tương át: Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước thì thương nhau cùng. Thế nhưng cùng với sự phát triển ngày càng cao của đời sống vật chất thì điều đáng buồn là những biểu hiện của truyền thống tốt đẹp ấy lại mai một dần và chúng ta đang phải đối mặt với một căn bệnh tinh thần đáng sợ. Đó là “bệnh vô cảm” hay còn gọi là “makeno” (mặc kệ nó). “Bệnh vô cảm” như một bệnh dịch lây lan trong toàn xã hội và rất nhiều người mắc phải, không nặng thì nhẹ. Vô cảm là thái độ thờ ơ, không có cảm xúc gì trước các sự vật, hiện tượng xung quanh, trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác. Đây là thái độ, là cách sống tiêu cực đáng phê phán vì nó trái ngược với truyền thống đạo đức nhân ái, vị tha đã có từ bao đời của dân tộc ta. Vô cảm vốn là một trạng thái tâm lí, nhưng hiện nay nó đã trở thành một căn bệnh trầm kha khó chữa. Có thể nói thứ “vi rút” nguy hiểm của căn bệnh này đã và đang xâm nhập vào tất cả các tầng lớp, lứa tuổi mà tập trung nhiều nhất là ở các thành phố lớn có lối sống hiện đại.
Sự phát triển của xã hội ngày nay một mặt mang lại cuộc sống vật chất đầy đủ cho con người nhưng mặt khác nó lại làm nảy sinh tính ích kỉ, chỉ quan tâm đến việc thỏa mãn “cái tôi” mà quên mất “cái ta”. Tiền bạc, danh vọng, quyền lực… là những cám dỗ khiến con người đam mê đời sống vật chất mà coi nhẹ đời sống tinh thần. Tuy nhiên, không thể đổ lỗi hết cho hoàn cảnh khách quan. Với không ít người, “bệnh vô cảm” bắt nguồn từ tính ích kỉ, từ nhận thức hạn hẹp, lệch lạc.
''Bệnh vô cảm” có rất nhiều biểu hiện khác nhau. Đó là sự thờ ơ trước niềm vui hoặc nỗi buồn của những người xung quanh hay thản nhiên trước một câu chuyện buồn trong sách báo hoặc trên phim ảnh. Nhưng đáng sợ hơn cả là thái độ lạnh lùng đến tàn nhẫn trước những đau thương, mất mát của đồng loại như trẻ em mồ côi, người già không nơi nương tựa, người khuyết tật, nạn nhân của thiên tai bão lụt… Trái tim của những kẻ mắc ‘bệnh vô cảm” không hề băn khoăn, rung động trước những gì liên quan tới lĩnh vực tinh thần. Họ không hiểu rằng lời mắng nhiếc, nhục mạ của họ sẽ khoét sâu nỗi đau trong lòng một đứa trẻ bất hạnh như thế nào. Một ánh mắt dửng dưng, khỉnh bỉ của họ trước một người khuyết tật sẽ làm tăng thêm mặc cảm và nỗi buồn khó nguôi ngoai.
“Bệnh vô cảm” còn biểu hiện qua thái độ dửng dưng hoặc cố tình né tránh khi chứng kiến người gặp nạn trên đường. Không ít kẻ vội vã bỏ đi, mặc kệ nạn nhân vì sợ mất thời gian, sợ liên lụy tới mình. Ở trường, ở lớp, “bệnh vô cảm” thể hiện qua thái độ thiếu quan tâm đối với các bạn yếu kém hoặc có hoàn cảnh khó khăn. Vô cảm còn thể hiện trong cung cách ứng xử lạnh nhạt, thiếu hòa đồng với bạn bè và người thân. Điều đó dẫn tới sự lỏng lẻo trong các mối quan hệ và ngày càng đẩy kẻ mắc “bệnh vô cảm” vào tình trạng cô độc, héo hắt về mặt tinh thần. Cuộc sống nhạt nhẽo của họ thực ra chỉ là sự tồn tại vô nghĩa mà thôi. Câu chuyện ngụ ngôn Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại xuất hiện từ thuở xa xưa kể về một anh chàng khi nhà hàng xóm liền vách bị cháy mà vẫn thản nhiên kéo chăn trùm đầu nằm ngủ, còn tặc lưỡi tự nhủ là cháy nhà người khác chứ có phải cháy nhà mình đâu mà sợ! Rốt cuộc, lửa cháy lan sang nhà anh ta, mọi thứ tan thành tro bụi. Lúc đó, anh ta mới tỉnh ngộ, ân hận vò đầu, bứt tai kêu khóc. Thờ ơ, lạnh nhạt đến ích kỉ như thế là tự chuốc họa vào thân. “Bệnh vô cảm” hiện nay khá phổ biến trong xã hội và biểu hiện dưới nhiều hình thức, mức độ khác nhau. Một thanh niên không nhường chỗ cho cụ già trên xe buýt. Một học sinh lớn thấy một em nhỏ té ngã mà không đỡ dậy. Đường bị kẹt mà nhiều người cứ cố tình luồn lách, không biết nhường nhau, vi phạm luật lệ giao thông. Thấy người bị tai nạn mà không giúp đỡ. Quay lưng ngoảnh mặt trước tình cảnh đau thương của đồng bào bị thiên tai, bão lụt, trước số phận bất hạnh của hàng ngàn trẻ thơ mồ côi, người già không nơi nương tựa… Đó là thái độ thờ ơ, lạnh nhạt đến tàn nhẫn. Thái độ ấy rất đáng phê phán và lên án. Nếu không, nó sẽ thành hiện tượng bình thường được xã hội chấp nhận và cứ thế lan rộng mãi như một bệnh dịch nguy hiểm. Ở mức độ cao hơn, bệnh vô cảm đồng nghĩa với thái độ vô trách nhiệm, gây ra tác hại không nhỏ cho xã hội, cho đất nước. Có thể lấy một vài ví dụ trong các lĩnh vực như xây dựng, giao thông vận tải, giáo dục, y tế… Đó là những người có chức có quyền kí duyệt những dự án công trình lớn mà không nghĩ tới hậu quả sau mười năm hai mươi năm, người dân trong vùng sẽ sống ra sao. Chỉ vì một mối lợi nhỏ, họ có thể xóa sạch nhiều khu rừng nguyên sinh, biến thành trang trại trồng cà phê… nhưng cà phê chưa thu hoạch được thì lũ đã tràn về, gây thiệt hại to lớn về người và tài sản. Rất nhiều công trình lớn xây dựng trên khắp đất nước lâm vào tình trạng dở dang, hoang phế vì những quyết định sai lầm của các vị lãnh đạo thừa nhiệt tình nhưng thiếu tài năng và kinh nghiệm, gây ra sự lãng phí ghê gớm, làm thâm hụt ngân quỹ quốc gia. Hiện tượng “rút ruột công trình” đến mức nguy hiểm là hậu quả không chỉ của thói tham lam mà còn là hậu quả của thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm trước con người. “Đại công trường” ở tỉnh Hà Giang, cầu Văn Thánh, cầu Dần Xây, công trình nạo vét, cải tạo kênh Nhiêu Lộc… ở thành phố Hồ Chí Minh, hàng loạt nhà máy đường ở miền Đông, miền Tây Nam Bộ xây xong “trùm mền" để đấy… chứng minh cho sự thiếu kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở của những người có trách nhiệm quản lí. Rốt cuộc là “cha chung không ai khóc”, chỉ có nhân dân, Nhà nước là chịu thiệt thòi. Vụ án tiêu cực PMU 18 làm chấn động dư luận trong và ngoài nước xảy ra cách đây chưa lâu là bằng chứng chứng minh cho “bệnh vô cảm” đã đến mức đồng nghĩa với tội ác. Những quan chức tham nhũng, mất phẩm chất đã liều lĩnh tham ô hàng triệu đô la để cờ bạc, cá độ bóng đá và ăn chơi sa đọa. Bao nhiêu cây cầu, bao nhiêu con đường do PMU 18 chỉ đạo thiết kế và thi công đều có vấn đề về chất lượng. Chắc chắn là họ luôn nghĩ đến quyền lợi cá nhân, tìm mọi cách để “vinh thân phì gia” chứ không nghĩ đến lợi ích to lớn và lâu dài của nhân dân, đất nước. Trong tĩnh vực giáo dục, những hậu quả khôn lường xảy ra trước mắt và lâu dài do thói thờ ơ, lạnh nhạt gây ra cũng không phải là ít. “Bệnh thành tích”, nạn gian lận trong thi cử, nạn mua bán bằng cấp… rồi tình trạng học sinh vùng sâu vùng xa phải học ba ca, thậm chí không có trường để học, không có kí túc xá tử tế để ở như báo chí thường phản ánh đã gây bức xúc và bất bình trong nhân dân. Bộ Giáo dục – Đào tạo biết rất rõ những hiện tượng tiêu cực đó và đã có những biện pháp hữu hiệu, nhằm hạn chế và dần dần đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực ấy. “Bệnh vô cảm” biểu hiện thường xuyên và rõ nét trong tĩnh vực y tế đến mức gần như là một tệ nạn khó dẹp. Lời thề Hy-pô-cơ-rát và những quy định về y đức đã bị không ít thầy thuốc coi nhẹ hoặc lãng quên trước ma lực ghê gớm của đồng tiền thời kinh tế thị trường. Trái tim họ chai đá, không còn rung động bởi nỗi đau đớn về thể xác, về tinh thần của bệnh nhân và gia đình bệnh nhân. Vì thế mới xảy ra những chuyện đáng lên án như bỏ mặc bệnh nhân nghèo đến chết vì không có tiền đóng viện phí. Hiện tượng bác sĩ khám bệnh qua loa chỉ bằng một hai câu hỏi trong vòng vài phút có thể nói là ở bệnh viện nào cũng có. Rồi việc kê đơn vô tội vạ, móc ngoặc với các nhà thuốc, các hãng dược để hưởng lợi bất chính trên sức khỏe và tính mạng bệnh nhân. Gần đây, báo chí đưa tin Ban Giám đốc bệnh viện ở một tỉnh phía Bắc thản nhiên lấy xe cấp cứu đi dự tiệc cưới, trong khi bệnh viện thiếu xe để cấp cứu bệnh nhân. Những hiện tượng tiêu cực đó cần phải bị lên án trước dư luận, không thể để ngang nhiên tồn tại trong một xã hội văn minh, hiện đại. Tuy không gây chết người như nhiều bệnh lí khác nhưng “bệnh vô cảm” cũng dẫn đến nhiều hậu quả đáng lo ngại. Nó ảnh hưởng xấu tới quá trình học tập và làm việc của mỗi cá nhân. Một người khó có thể làm việc đạt chất lượng khi không giữ mối quan hệ tốt đẹp, thân thiện với đồng nghiệp. Cũng như một học sinh nếu hằng ngày đến lớp chỉ biết chỗ ngồi của mình mà thờ ơ với bạn bè, trường lớp thì cũng khó mà học tốt vì không được sưởi ấm bởi niềm vui và tình cảm chân thành của thầy cô, bè bạn. Đáng buồn hơn cả là “bệnh vô cảm” đang dần dần làm mai một truyền thống tương thân tương ái tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Làm thế nào để có phương thuốc đặc biệt chữa trị “bệnh vô cảm"? Trước hết vẫn phụ thuộc vào chính mỗi cá nhân. Chúng ta hãy sống có lí tưởng, mục đích đúng đắn, sống tử tế và hãy luôn nhớ rằng mọi suy nghĩ, hành động, lời nói của mình đều phải xuất phát từ lòng nhân ái. Hãy làm giàu tâm hồn bằng các tác phẩm văn chương nghệ thuật hoặc tích cực tham gia vào những phong trào, những hoạt động mang ý nghĩa xã hội rộng lớn… Chỉ cần có một tâm hồn cởi mở và một trái tim nhân hậu, biết thương người như thể thương thân là bạn sẽ chữa dứt được “bệnh vô cảm” đáng ghét và đáng phê phán ấy. Chúng ta hãy sống theo quan điểm đúng đắn mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy và nêu gương sáng: Mình vì mọi người, mọi người vì mình thì chắc chắn mọi bi kịch của số phận sẽ lùi xa. Có một giai thoại cảm động về Các Mác mà nhiều người trên thế giới đều biết. Đó là một lần trò chuyện cùng con gái, khi con gái hỏi điều gì làm cho ba quan tâm nhất, Mác đã trả lời: Tất cả những gì liên quan đến con người đều không xa lạ đối với ba. Quả thật, phải có sự quan tâm sâu sắc và tình thương yêu nhân loại vô bờ bến thì Mác mới viết được những tác phẩm bất hủ để bênh vực giai cấp bị bóc lột trong xã hội tư bản đầy áp bức, bất công. Nếu như lòng vị tha và tình đoàn kết được mọi người ca ngợi và cổ vũ bao nhiêu thì bệnh vô cảm, thói thờ ơ, lạnh nhạt với con người bị phê phán và lên án bấy nhiêu. Cái thiện, điều tốt cần được nhân rộng; cái ác, cái xấu phải bị diệt trừ. Cả hai vấn đề trên nếu thực hiện đồng bộ và triệt để thì tin chắc rằng chẳng bao lâu nữa, đất nước Việt Nam sẽ tự hào sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ từng mong ước và hi vọng.
Tất cảToánVật lýHóa họcSinh họcNgữ vănTiếng anhLịch sửĐịa lýTin họcCông nghệGiáo dục công dânÂm nhạcMỹ thuậtTiếng anh thí điểmLịch sử và Địa lýThể dụcKhoa họcTự nhiên và xã hộiĐạo đứcThủ côngQuốc phòng an ninhTiếng việtKhoa học tự nhiên
Bạn tham khảo nhé
“Vô cảm” là không có cảm giác, không có tình cảm, không xúc động trước một sự vật, hiện tượng, một vấn đề gì đó trong đời sống. Bệnh vô cảm là căn bệnh của những người không có tình yêu thương, sống dửng dưng trước nỗi đau của con người, xã hội, nhân loại…
Trải qua các cuộc chiến tranh chống quân xâm lược, những cuộc đọ sức với thiên tai khắc nghiệt, nhân dân ta đã có truyền thống đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Dường như càng qua gian khổ, đau thương, mất mát con người lại sống gần nhau, quan tâm, giúp đỡ nhau nhiều hơn. Tình làng nghĩa xóm, thương người như thể thương thân đã trở thành một đạo lí của dân tộc: “Bán anh em xa mua láng giềng gần”.
Hiện nay, trong cuộc sống vật chất ngày càng được cải thiện hơn, đầy đủ hơn, người ta dễ có xu hướng lo vun vén cho bản thân và gia đình mình, ít quan tâm đến những vấn đề xã hội. Trước kia, ông cha ta đã phê phán lối sống chỉ biết vun vén cho riêng mình. Cuộc sống quanh ta hiện nay không thiếu những người như thế. Họ sống thờ ơ với mọi việc đang diễn ra, nhà nào nào đóng cửa biết nhà nấy. Nhà hàng xóm có hoạn nạn, có con cái bị rơi vào cạm bẫy của các tệ nạn xã hội họ cũng bàng quan như không biết. Đi đường gặp người bị tai nạn, họ cũng bỏ qua như không nhìn thấy. Thấy lũ trẻ cái nhau thậm chí đánh nhau họ cũng làm ngơ. Trước cảnh khổ đau của những người tàn tật, bất hạnh, họ cũng không mảy may xúc động…Bệnh vô cảm đã làm cho con người như vô tri, vô giác, không thể hòa nhập với cộng đồng.
Trong công việc, bệnh vô cảm làm cho con người chẳng khác nào một cái máy. Họ làm việc một cách đơn điệu, tẻ nhạt. Con người mắc bệnh vô cảm trong công việc, chắn chắc hiệu quả công việc sẽ không thể nào cao, thậm chí còn làm trì trệ, ảnh hưởng nghiêm trọng.
Là cán bộ, công chức của Nhà nước, mắc bệnh vô cảm sẽ dẫn đến xa rời nhân dân, tắc trách trong công việc. Một bác sĩ vô cảm không thể có tình thương người bệnh, nhất là những người bệnh nghèo. Không thiếu những trường hợp vì vô cảm mà người bệnh không được chăm sóc chu đáo, dẫn đến những cái chết đáng tiếc. Một kĩ sư vô cảm có thể dửng dưng trước những sinh mạng con người do công trình không đạt chất lượng của mình gây ra. Một tài xế vô cảm sẵn sàng xem thường tính mạng của người khác khi phóng nhanh vượt ẩu. Một thầy giáo vô cảm chỉ nghĩ bài giảng cho xong chuyện, còn nói gì đến tình nghĩa thầy trò, tận tâm dạy bảo, nhất là những học trò còn học kém, gia đình khó khăn. Cán bộ vô cảm sẽ không thể nhìn thấy hoàn cảnh của mỗi người dân, không thấy những nỗi bức xúc của nhân dân, giúp đỡ nhân dân tận tâm, tận tình.
Gần đây thôi, nếu bạn có tình cờ xem qua các trang báo sẽ ngỡ ngàng vô cùng với “sự nhẫn tâm” đến đáng sợ của con người: Một thanh niên gào khóc thảm thiết trên chuyến xe buýt khi kẻ gian lấy mất chiếc bóp của anh ấy nhưng đáp lại là sự im lặng đến xót xa. Và đau lòng hơn nữa khi xem cảnh bao người đi “hôi bia” khi chuyến xe định mệnh của người tài xế đáng thương lật trên đường. Đáp lại cho tiếng khóc của anh là tiếng cười hả hê của những người đi nhặt của “trên trời rơi xuống”. Viết đến đây tôi lạnh cả người và tự hỏi lòng trắc ẩn, tình thương của con người hiện đại có còn hay không? Phải chăng khi xã hội phát triển con người lại đánh mất tình yêu thương?
Là bản thân học sinh chúng ta hãy ra sức chống bệnh vô cảm trong việc làm, học tập hằng ngày của mình. Hãy quan tâm giúp đỡ bạn bè. Hãy chia sẻ những gì mình có thể cho những cuộc đời bất hạnh quanh ta. Đừng để một ngày nào đó khi nhìn thấy bà lão ăn xin, một đứa bé côi cút bơ vơ, một người khách lỡ đường mà trái tim bạn không lên tiếng. Hãy thắp sáng, hãy gieo mầm cho những yêu thương trong trái tim bạn, trái tim tôi, trái tim tất cả chúng ta.
Tình thương là cái quí giá của con người; bệnh vô cảm đã làm mất phẩm chất ấy, không khác gì biến dòng máu hồng hào trở thành màu xanh. Trái tim mỗi người cần thắp sáng ước mơ, khát vọng, ý chí và sự sáng tạo gắn bó với cộng đồng. Điều đó sẽ chống được bệnh vô cảm và làm cho cuộc đời của con người
Người trong một nước thì thương nhau cùng. Thế nhưng cùng với sự phát triển ngày càng cao của đời sống vật chất thì điều đáng buồn là những biểu hiện của truyền thống tốt đẹp ấy lại mai một dần và chúng ta đang phải đối mặt với một căn bệnh tinh thần đáng sợ. Đó là “bệnh vô cảm” hay còn gọi là “makeno” (mặc kệ nó). “Bệnh vô cảm” như một bệnh dịch lây lan trong toàn xã hội và rất nhiều người mắc phải, không nặng thì nhẹ. Vô cảm là thái độ thờ ơ, không có cảm xúc gì trước các sự vật, hiện tượng xung quanh, trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác. Đây là thái độ, là cách sống tiêu cực đáng phê phán vì nó trái ngược với truyền thống đạo đức nhân ái, vị tha đã có từ bao đời của dân tộc ta. Vô cảm vốn là một trạng thái tâm lí, nhưng hiện nay nó đã trở thành một căn bệnh trầm kha khó chữa. Có thể nói thứ “vi rút” nguy hiểm của căn bệnh này đã và đang xâm nhập vào tất cả các tầng lớp, lứa tuổi mà tập trung nhiều nhất là ở các thành phố lớn có lối sống hiện đại.
Sự phát triển của xã hội ngày nay một mặt mang lại cuộc sống vật chất đầy đủ cho con người nhưng mặt khác nó lại làm nảy sinh tính ích kỉ, chỉ quan tâm đến việc thỏa mãn “cái tôi” mà quên mất “cái ta”. Tiền bạc, danh vọng, quyền lực… là những cám dỗ khiến con người đam mê đời sống vật chất mà coi nhẹ đời sống tinh thần. Tuy nhiên, không thể đổ lỗi hết cho hoàn cảnh khách quan. Với không ít người, “bệnh vô cảm” bắt nguồn từ tính ích kỉ, từ nhận thức hạn hẹp, lệch lạc.
''Bệnh vô cảm” có rất nhiều biểu hiện khác nhau. Đó là sự thờ ơ trước niềm vui hoặc nỗi buồn của những người xung quanh hay thản nhiên trước một câu chuyện buồn trong sách báo hoặc trên phim ảnh. Nhưng đáng sợ hơn cả là thái độ lạnh lùng đến tàn nhẫn trước những đau thương, mất mát của đồng loại như trẻ em mồ côi, người già không nơi nương tựa, người khuyết tật, nạn nhân của thiên tai bão lụt… Trái tim của những kẻ mắc ‘bệnh vô cảm” không hề băn khoăn, rung động trước những gì liên quan tới lĩnh vực tinh thần. Họ không hiểu rằng lời mắng nhiếc, nhục mạ của họ sẽ khoét sâu nỗi đau trong lòng một đứa trẻ bất hạnh như thế nào. Một ánh mắt dửng dưng, khỉnh bỉ của họ trước một người khuyết tật sẽ làm tăng thêm mặc cảm và nỗi buồn khó nguôi ngoai.
“Bệnh vô cảm” còn biểu hiện qua thái độ dửng dưng hoặc cố tình né tránh khi chứng kiến người gặp nạn trên đường. Không ít kẻ vội vã bỏ đi, mặc kệ nạn nhân vì sợ mất thời gian, sợ liên lụy tới mình. Ở trường, ở lớp, “bệnh vô cảm” thể hiện qua thái độ thiếu quan tâm đối với các bạn yếu kém hoặc có hoàn cảnh khó khăn. Vô cảm còn thể hiện trong cung cách ứng xử lạnh nhạt, thiếu hòa đồng với bạn bè và người thân. Điều đó dẫn tới sự lỏng lẻo trong các mối quan hệ và ngày càng đẩy kẻ mắc “bệnh vô cảm” vào tình trạng cô độc, héo hắt về mặt tinh thần. Cuộc sống nhạt nhẽo của họ thực ra chỉ là sự tồn tại vô nghĩa mà thôi. Câu chuyện ngụ ngôn Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại xuất hiện từ thuở xa xưa kể về một anh chàng khi nhà hàng xóm liền vách bị cháy mà vẫn thản nhiên kéo chăn trùm đầu nằm ngủ, còn tặc lưỡi tự nhủ là cháy nhà người khác chứ có phải cháy nhà mình đâu mà sợ! Rốt cuộc, lửa cháy lan sang nhà anh ta, mọi thứ tan thành tro bụi. Lúc đó, anh ta mới tỉnh ngộ, ân hận vò đầu, bứt tai kêu khóc. Thờ ơ, lạnh nhạt đến ích kỉ như thế là tự chuốc họa vào thân. “Bệnh vô cảm” hiện nay khá phổ biến trong xã hội và biểu hiện dưới nhiều hình thức, mức độ khác nhau. Một thanh niên không nhường chỗ cho cụ già trên xe buýt. Một học sinh lớn thấy một em nhỏ té ngã mà không đỡ dậy. Đường bị kẹt mà nhiều người cứ cố tình luồn lách, không biết nhường nhau, vi phạm luật lệ giao thông. Thấy người bị tai nạn mà không giúp đỡ. Quay lưng ngoảnh mặt trước tình cảnh đau thương của đồng bào bị thiên tai, bão lụt, trước số phận bất hạnh của hàng ngàn trẻ thơ mồ côi, người già không nơi nương tựa… Đó là thái độ thờ ơ, lạnh nhạt đến tàn nhẫn. Thái độ ấy rất đáng phê phán và lên án. Nếu không, nó sẽ thành hiện tượng bình thường được xã hội chấp nhận và cứ thế lan rộng mãi như một bệnh dịch nguy hiểm. Ở mức độ cao hơn, bệnh vô cảm đồng nghĩa với thái độ vô trách nhiệm, gây ra tác hại không nhỏ cho xã hội, cho đất nước. Có thể lấy một vài ví dụ trong các lĩnh vực như xây dựng, giao thông vận tải, giáo dục, y tế… Đó là những người có chức có quyền kí duyệt những dự án công trình lớn mà không nghĩ tới hậu quả sau mười năm hai mươi năm, người dân trong vùng sẽ sống ra sao. Chỉ vì một mối lợi nhỏ, họ có thể xóa sạch nhiều khu rừng nguyên sinh, biến thành trang trại trồng cà phê… nhưng cà phê chưa thu hoạch được thì lũ đã tràn về, gây thiệt hại to lớn về người và tài sản. Rất nhiều công trình lớn xây dựng trên khắp đất nước lâm vào tình trạng dở dang, hoang phế vì những quyết định sai lầm của các vị lãnh đạo thừa nhiệt tình nhưng thiếu tài năng và kinh nghiệm, gây ra sự lãng phí ghê gớm, làm thâm hụt ngân quỹ quốc gia. Hiện tượng “rút ruột công trình” đến mức nguy hiểm là hậu quả không chỉ của thói tham lam mà còn là hậu quả của thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm trước con người. “Đại công trường” ở tỉnh Hà Giang, cầu Văn Thánh, cầu Dần Xây, công trình nạo vét, cải tạo kênh Nhiêu Lộc… ở thành phố Hồ Chí Minh, hàng loạt nhà máy đường ở miền Đông, miền Tây Nam Bộ xây xong “trùm mền" để đấy… chứng minh cho sự thiếu kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở của những người có trách nhiệm quản lí. Rốt cuộc là “cha chung không ai khóc”, chỉ có nhân dân, Nhà nước là chịu thiệt thòi. Vụ án tiêu cực PMU 18 làm chấn động dư luận trong và ngoài nước xảy ra cách đây chưa lâu là bằng chứng chứng minh cho “bệnh vô cảm” đã đến mức đồng nghĩa với tội ác. Những quan chức tham nhũng, mất phẩm chất đã liều lĩnh tham ô hàng triệu đô la để cờ bạc, cá độ bóng đá và ăn chơi sa đọa. Bao nhiêu cây cầu, bao nhiêu con đường do PMU 18 chỉ đạo thiết kế và thi công đều có vấn đề về chất lượng. Chắc chắn là họ luôn nghĩ đến quyền lợi cá nhân, tìm mọi cách để “vinh thân phì gia” chứ không nghĩ đến lợi ích to lớn và lâu dài của nhân dân, đất nước. Trong tĩnh vực giáo dục, những hậu quả khôn lường xảy ra trước mắt và lâu dài do thói thờ ơ, lạnh nhạt gây ra cũng không phải là ít. “Bệnh thành tích”, nạn gian lận trong thi cử, nạn mua bán bằng cấp… rồi tình trạng học sinh vùng sâu vùng xa phải học ba ca, thậm chí không có trường để học, không có kí túc xá tử tế để ở như báo chí thường phản ánh đã gây bức xúc và bất bình trong nhân dân. Bộ Giáo dục – Đào tạo biết rất rõ những hiện tượng tiêu cực đó và đã có những biện pháp hữu hiệu, nhằm hạn chế và dần dần đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực ấy. “Bệnh vô cảm” biểu hiện thường xuyên và rõ nét trong tĩnh vực y tế đến mức gần như là một tệ nạn khó dẹp. Lời thề Hy-pô-cơ-rát và những quy định về y đức đã bị không ít thầy thuốc coi nhẹ hoặc lãng quên trước ma lực ghê gớm của đồng tiền thời kinh tế thị trường. Trái tim họ chai đá, không còn rung động bởi nỗi đau đớn về thể xác, về tinh thần của bệnh nhân và gia đình bệnh nhân. Vì thế mới xảy ra những chuyện đáng lên án như bỏ mặc bệnh nhân nghèo đến chết vì không có tiền đóng viện phí. Hiện tượng bác sĩ khám bệnh qua loa chỉ bằng một hai câu hỏi trong vòng vài phút có thể nói là ở bệnh viện nào cũng có. Rồi việc kê đơn vô tội vạ, móc ngoặc với các nhà thuốc, các hãng dược để hưởng lợi bất chính trên sức khỏe và tính mạng bệnh nhân. Gần đây, báo chí đưa tin Ban Giám đốc bệnh viện ở một tỉnh phía Bắc thản nhiên lấy xe cấp cứu đi dự tiệc cưới, trong khi bệnh viện thiếu xe để cấp cứu bệnh nhân. Những hiện tượng tiêu cực đó cần phải bị lên án trước dư luận, không thể để ngang nhiên tồn tại trong một xã hội văn minh, hiện đại. Tuy không gây chết người như nhiều bệnh lí khác nhưng “bệnh vô cảm” cũng dẫn đến nhiều hậu quả đáng lo ngại. Nó ảnh hưởng xấu tới quá trình học tập và làm việc của mỗi cá nhân. Một người khó có thể làm việc đạt chất lượng khi không giữ mối quan hệ tốt đẹp, thân thiện với đồng nghiệp. Cũng như một học sinh nếu hằng ngày đến lớp chỉ biết chỗ ngồi của mình mà thờ ơ với bạn bè, trường lớp thì cũng khó mà học tốt vì không được sưởi ấm bởi niềm vui và tình cảm chân thành của thầy cô, bè bạn. Đáng buồn hơn cả là “bệnh vô cảm” đang dần dần làm mai một truyền thống tương thân tương ái tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Làm thế nào để có phương thuốc đặc biệt chữa trị “bệnh vô cảm"? Trước hết vẫn phụ thuộc vào chính mỗi cá nhân. Chúng ta hãy sống có lí tưởng, mục đích đúng đắn, sống tử tế và hãy luôn nhớ rằng mọi suy nghĩ, hành động, lời nói của mình đều phải xuất phát từ lòng nhân ái. Hãy làm giàu tâm hồn bằng các tác phẩm văn chương nghệ thuật hoặc tích cực tham gia vào những phong trào, những hoạt động mang ý nghĩa xã hội rộng lớn… Chỉ cần có một tâm hồn cởi mở và một trái tim nhân hậu, biết thương người như thể thương thân là bạn sẽ chữa dứt được “bệnh vô cảm” đáng ghét và đáng phê phán ấy. Chúng ta hãy sống theo quan điểm đúng đắn mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy và nêu gương sáng: Mình vì mọi người, mọi người vì mình thì chắc chắn mọi bi kịch của số phận sẽ lùi xa. Có một giai thoại cảm động về Các Mác mà nhiều người trên thế giới đều biết. Đó là một lần trò chuyện cùng con gái, khi con gái hỏi điều gì làm cho ba quan tâm nhất, Mác đã trả lời: Tất cả những gì liên quan đến con người đều không xa lạ đối với ba. Quả thật, phải có sự quan tâm sâu sắc và tình thương yêu nhân loại vô bờ bến thì Mác mới viết được những tác phẩm bất hủ để bênh vực giai cấp bị bóc lột trong xã hội tư bản đầy áp bức, bất công. Nếu như lòng vị tha và tình đoàn kết được mọi người ca ngợi và cổ vũ bao nhiêu thì bệnh vô cảm, thói thờ ơ, lạnh nhạt với con người bị phê phán và lên án bấy nhiêu. Cái thiện, điều tốt cần được nhân rộng; cái ác, cái xấu phải bị diệt trừ. Cả hai vấn đề trên nếu thực hiện đồng bộ và triệt để thì tin chắc rằng chẳng bao lâu nữa, đất nước Việt Nam sẽ tự hào sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ từng mong ước và hi vọng.