K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 12 2016

Cuộc sống bao giờ cũng đầy rẫy những khó khăn, thử thách. Nhiều người tự hỏi bản thân họ sẽ làm gì để vượt qua những khó khăn ấy và có thế hướng tới một cuộc sống hạnh phúc, những điều tốt đẹp nhất. Câu trả lời cho họ chính là chúng ta hãy sống có ích từng ngày từng giờ để cuộc sống của chúng ta không phải là một màu đen mà thay vào đó chúng ta có quyền lựa chọn cuộc sống, khát vọng mà ta mong muốn.

“Sống có ích” không phải là điều dễ dàng cũng không thật sự là một điều khó khăn. Mấu chốt của việc sống có ích chính là từ ý thức bản thân của mỗi người. Ắt hẳn sẽ có nhiều người băn khoăn về việc sống có ích, sống có ích chính là lối sống tích cực phù hợp với thời đại; làm đẹp cho cuộc sống bản thân, sống hòa hợp với mọi người xung quanh, được nhiều người thừa nhận. Sống có ích còn phải có những hành động việc làm (giá trị vật chất), những tình cảm tốt đẹp (giá trị tinh thần) đem lại hiệu quả thiết thực cho cá nhân cũng như cho cộng đồng.

Sống có ích là khi chúng ta biết nghĩ đến người khác, biết hi sinh những cái tôi nhỏ nhặt, từ bỏ những cám dỗ của xã hội và biết rộng mở vòng tay để có thể chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh hơn chúng ta. Sống có ích là khi chúng ta phạm phải những lỗi lầm và tự hứa với bản thân sẽ sửa đổi và coi đó là một kinh nghiệm quý giá trong cuộc sống. Sống có ích là khi chúng ta biết nghĩ đến người khác, không ích kỉ, nhỏ nhen với mọi người.

Cuộc sống không phải lúc nào cũng là một màu hồng thắm tươi, đôi khi sẽ có những giọt nước mắt, những đổ vỡ, những cuộc chia ly, những nỗi đau, vết thương không thể nào lành được. Đừng vấp ngã bạn à! Đừng bỏ cuộc! Chúng ta hãy cố gắng sống có ích mỗi ngày để tìm được giá trị thực sự của cuộc sống. Cuộc sống là như thế, đôi khi nó buông tay ta nhưng ta phải níu nó lại để tìm được một chút hi vọng, một chút ý nghĩa để có thể biến một màu đen tăm tối thành một màu hồng tươi thắm. Sống có ích có một sức mạnh mãnh liệt giúp ta tâm hồn ta thanh thản sau những vấp ngã, sau những khó khăn và thử thách mà ta phải trải qua.

Sống có ích đến từ những hành động thiết thực nhất: sống thật với bản thân, biết cách đối nhân xử thế với mọi người, giúp đỡ những người đang gặp hoạn nạn, lắng nghe và chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh…Sẽ không khó nếu chúng ta dẹp qua cái tôi và lắng nghe tiếng nói từ bên trong mình.

Ai cũng đều có thể sống có ích, nếu như thế thì xã hội này sẽ tốt đẹp biết bao, sẽ không còn những tệ nạn xã hội, sẽ không còn những mảng tối màu đen trong cuộc sống. Cuộc sống luôn đầy rẫy những cám dỗ có thể quỵt ngã chúng ta bất kì lúc nào nhưng nếu chúng ta cố gắng nghĩ về những gì tích cực nhất chúng ta sẽ tìm thấy được mục đích sống có ích của mình.

Vì thế chúng ta hãy làm nên sự khác biệt, hãy biết sống có ích mỗi ngày, một ngày mới bắt đầu hãy nở một nụ cười và làm nên sự khác biệt để cả thế giới này trở thành một nơi tốt đẹp hơn, những đứa trẻ sẽ có một tương lai tươi sáng hơn vì việc sống có ích của mỗi người, thế giới sẽ không còn chiến tranh, không còn đói khát nếu chúng ta biết sống có ích. Hãy là một tấm gương, hãy tìm một mục đích sống của mình để sống có ích từng ngày từng giờ, đừng lãng phí một thời gian nào cả và chúng ta sẽ giúp thế giới trở thành một ngôi nhà tốt đẹp cho mọi người.

3 tháng 12 2016

Để chung ta xây dựng một đất nước phát triển ngày càng giàu mạnh thì cần sự đồng tâm hiệp lực của các cá nhân. Mỗi người hãy trở thành một công dân có ích cho xã hội. Vì khi chúng ta sống có ích thì chúng ta sẽ cống hiến được nhiều điều tốt đẹp và có ý nghĩa cho đất nước.

Lối sống có ích thực ra không phải khó khăn, nhưng mỗi người cần có ý thức và trách nhiệm về lối sống của bản thân mình. Sống có ích chính là lối sống tích cực, luôn luôn hoàn thiện bản thân, không ngừng vươn xa, học hỏi, đóng góp cho gia đình và xã hội. Khi bạn sống có ích, bạn giống như chú ong chăm chỉ, cần mẫn làm đẹp cho đời.Sống có ích không chỉ với xã hội mà trước hết là có ích đối với bản thân mình, vì khi bản thân cảm thấy việc làm của mình là tích cực, đúng đắn thì từ đó chúng ta mới có thể cống hiến cho xã hội. Người ta bảo tích gió thành bão, có ích từ những việc nhỏ nhặt rồi vươn đến những việc lớn lao hơn.

Giá trị của mỗi con người được đánh giá từ chính suy nghĩ và hành động đó có đi ngược đạo đức, đi ngược với quy chuẩn của xã hội hay không.

Khi bản thân mình sống có ích thì chúng ta sẽ có cái nhìn đời, nhìn người theo một hướng mới hơn, sẽ không ngừng cố gắng phấn đấu và cống hiến.

Sống có ích là sống sao cho bản thân mình không thấy hổ thẹn, xấu hổ vì những việc mình đã làm. Sống có ích là giúp đỡ người khác vượt qua khó khăn, chia ngọt sẻ bùi và không ngần ngại nguy hiểm để giúp cho họ bớt tự ti. Sống có ích cũng giống như việc bạn gieo những hạt giống tốt, đời chờ hạt giống nảy mầm. Quá trình cố gắng của bản thân mình sẽ gặt hái được thành quả tốt. Bạn không ngừng vươn xa, không ngừng học hỏi, không ngừng chia sẻ kinh nghiệm mà mình học được thì bạn sẽ cảm thấy mình là người có ích, không phải là kẻ bỏ đi.

Ngay khi còn ở trong gia đình, bạn cần phải là người có ích cho gia đình. Dù đó chỉ là những việc nhỏ nhặt như nấu cơm, quét nhà, giúp bố mẹ dọn dẹp…nhưng đối với bố mẹ thì bạn không phải là người thừa. Thực sự hãy rèn luyện mình hàng ngày để trở thành một người có ích.

Khi bản thân sống có ích thì sẽ mở lòng ra, bao dung với những người xung quanh, vì bạn cảm thấy rằng kết nối những trái tim sẽ giúp cho bạn thấy mình đang đóp góp một chút gì đó trong việc xây dựng đời sống tinh thần cho mọi người.

Khi nghĩ đến lối sống này, bạn không cần phải nghĩ cao xa rằng đây là lối sống không phải ai cũng có thể làm được. Thực ra nó đơn giản lắm, nó nằm ngay trong chính cuộc sống của bạn mỗi ngày.

Bạn sẽ nhận ra rằng bản thân mình thực sự có ích cho xã hội này. Hãy rèn luyện lối sống này mỗi ngày để trở thành công dân có ích cho xã hội.

31 tháng 5 2018

Đáp án

Viết bài văn nghị luận. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần, hành văn lưu loát, sinh động. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài (0.5đ)

   - Giới thiệu, dẫn dắt, trích dẫn câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”- câu nói khẳng định giá trị cơ bản của mỗi con người xoay quanh 2 vấn đề Tài và Đức.

b. Thân bài (9đ)

   - Giải thích (1đ)

      + Tài: Năng lực xuất sắc, khả năng làm giỏi và có sáng tạo một công việc gì.

      + Đức: Tư chất tốt đẹp, là phẩm chất và tư cách con người.

Trong một con người, tài và đức luôn phải song hành cùng nhau.

   - Phân tích – chứng minh (6đ):

• Biểu hiện của tài – đức trong mỗi con người:

      + Tài: thể hiện qua năng lực thực hiện hoạt động, công việc nào đó của con người một cách chính xác, xuất sắc. Người có tài là người có khả năng hoàn thành tốt công việc. Người đa tài là người có khả năng làm tốt nhiều việc.

      + Đức: sống đúng với những quy chuẩn đạo đức của con người do xã hội đề ra. Người có đạo đức là người sống lương thiện, ôn hòa, bao dung, vị tha.

      + Người có tài và đức luôn được xã hội trân quý: các vị lương y cứu người, người thầy cô giáo chân chính…

• Mối quan hệ giữa tài và đức:

      + Mối quan hệ biện chứng, bổ sung cho nhau. Một con người hoàn thiện là người hội tụ cả hai yếu tố trên.

      + Người có tài năng nhưng không có đạo đức dễ dẫn tới những hành động và suy nghĩ lệch lạc, có thể gây nguy hại cho cộng đồng.

      + Người có phẩm chất đạo đức tốt nhưng lại không có tài năng thì làm việc cũng khó thành công, ít khả năng đóng góp cho cộng đồng.

      + Trong một con người “tài” và “đức” phải luôn song hành với nhau. “tài”, “đức” không phải ngẫu nhiên mà có, nó phải được vun đắp, trau dồi và phải được giáo dục ngay từ tấm bé để phát triển toàn diện con người.

      + Hồ Chí Minh là minh chứng rõ nét của con người hài hòa 2 mặt tài và đức.

• Bình luận (2đ):

      + Đây là quan niệm hoàn toàn đúng đắn, giáo dục con người tự hoàn thiện mình để trở thành công dân có ích cho xã hội.

      + Mỗi cá nhân cần không ngừng tu dưỡng phẩm chất đạo đức, trau dồi kiến thức để rèn luyện cả tài lẫn đức.

      + Liên hệ bản thân.

c. Kết bài (0.5đ)

   - Khẳng định lại vai trò của tài và đức, bài học tu dưỡng đạo đức và trau dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân, cống hiến cho đất nước.

2 tháng 4 2022

giúp mik đi mọi người

Đề bài: Làm bài văn nghị luận xã hội về sự việc hiện tượng, nói về chủ đề "ô nhiễm môi trường" (làm khoảng 2 trang giấy đôi tập nha)*Cách làm bài nghị luận xã hội về sự việc hiện tượng:A/Mở bài- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận- Trích đề (nếu có)B/Thân bài:- Bước 1: Giải thích+ Hiện tượng đó là gì? (tích cực hay tiêu cực)+ Nêu thực trạng, biểu hiện của hiện tượng...
Đọc tiếp

Đề bài: Làm bài văn nghị luận xã hội về sự việc hiện tượng, nói về chủ đề "ô nhiễm môi trường" (làm khoảng 2 trang giấy đôi tập nha)

*Cách làm bài nghị luận xã hội về sự việc hiện tượng:

A/Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

- Trích đề (nếu có)

B/Thân bài:

- Bước 1: Giải thích

+ Hiện tượng đó là gì? (tích cực hay tiêu cực)

+ Nêu thực trạng, biểu hiện của hiện tượng đó

- Bước 2: Phân tích, lý giải, bàn luận (trả lời cho câu hỏi tại sao)

+ Nếu là hiện tượng tích cực thì nêu ý nghĩa, tác dụng của hiện tượng

+ Nếu là hiện tượng tiêu cực thì nêu tác hại và hậu quả của hiện tượng

+ Chỉ ra nguyên nhân, tác hại cụ thể cũng như biện pháp, giải quyết hiện tượng đó

- Bước 3: Bàn luận, mở rộng

+ Phê phán, bác bỏ những hiện tượng xấu, chưa tốt

+ Ca ngợi, khuyến khích, tuyên truyền những hiện tượng đúng đắn

- Bước 4: Bài học nhận thức và hành động

C/Kết bài:

- Khẳng định lại khái quát vấn đề cần nghị luận

- Lời nhắn nhủ với mọi người

0
13 tháng 5 2019

Xung quanh chúng ta có rất nhiều những con người tài giỏi, thành công. Không phải tự nhiên họ có được những kết quả tốt đẹp. Đó là cả một quá trình dài. Trên hành trình đó không thể thiếu tính tự lập, một đức tính quan trọng của cuộc sống.

Tự lập chính là một cách sống tự quyết định, tự hành động, tự lựa chọn cho mình một con đường trong tương lai để đi. Tự lập là hành động mà không dựa dẫm vào người khác, mọi hành động đều phụ thuộc vào chính bản thân mỗi người. Hiểu đơn giản tự lập là những hành động hết sức quen thuộc. Tự làm bài về nhà mà bố mẹ không phải nhắc nhở, tự dọn dẹp nhà cửa mà không cần cha mẹ nhờ, bài kiểm tra hoàn thành mà không phải đi chép bài, hay dám đứng dậy trả lời, giơ tay phát biểu, đưa ra ý kiến, quan điểm của mình về những vấn đề được nêu ra…

Có rất nhiều hành động chứng tỏ tính tự lập là vô cùng cần thiết. Edison, một nhà bác học nổi tiếng với nhân loại với những phát minh vĩ đại, đã tự mình tìm tòi, sáng chế ra những thí nghiệm quan trọng mà không phải dựa dẫm vào người khác. Hay gần gữi, những em bé vùng cao, bố mẹ đi làm từ sớm, phải ở nhà chăm em, dọn dẹp nhà cửa, náu cơm,… Chúng tự ý thức được những việc chúng phải làm và tự lập ngay từ khi còn rất nhỏ.

Ngay từ khi chúng ta còn nhỏ, ông bà cha mẹ đã dạy cho chúng ta biết tự lập là một đức tính quan trọng. Thiếu nó, con người không thể hoàn thiện. Tự lập giúp con người suy nghĩ nhiều hơn, tự đánh thức tài năng ẩn dấu trong bản thân và từ đó khơi lên trí sáng tạo. Khi có tính tự lập, con người có ý thức hơn về mọi hành động của mình. Vì hành động nếu chính mình làm ra, ta sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động đó. Nếu đó là hành động xấu, chưa đúng, ta sẽ phải trách nhiệm hoàn toàn về hậu quả. Điều này dãn đến việc con người sẽ ý thức hơn trong từng hành động mình làm ra để tránh gây ra hậu quả xấu. Để có được tính tự lập, con người phải chăm chỉ, cần cù, chịu khó rèn luyện. Tính tự lập giúp con người nhìn toàn diện hơn về đời sống, có cái nhìn bao quát về mọi mặt. Hơn thế, tính tự lập giúp con người khẳng định được giá trị bản thân trong mắt mọi người. Xã hội luôn cần những con người có tính tự lập góp phần hoàn thiện thay đổi đất nước ngày phát triển. Bởi thế những con người có tính tự lập, không để ai nhắc nhở là những người hoàn hảo, được mọi người yêu quý, kính trọng.

Tuy nhiên, về thực tế xã hội ngày nay, hiện trạng mọi người về ý thức tự lập đang là vấn đề cần quan tâm. Học sinh ỷ lại vào các thiết bị điện tử, ỷ lại vào học thêm mà không có ý thức tự học, ỷ lại vào các sách tham khảo…. Tính tự lập gần như đang là số 0 với học sinh. Việc học tủ trước khi đi thi, diễn ra thường xuyên dẫn đến điểm kém, và không có kiến thức ở nhiều học sinh. Nhiều đứa trẻ thành phố, quen thói được nuông chiều, ở nhà có giúp việc dọn dẹp mà không biết làm việc nhà. Hay chúng quen được bố mẹ nấu sẵn và không hề biết nấu bất kì món ăn nào. Thực trạng này diễn ra rất nhiều, phổ biến. Nhưng vẫn còn rất nhiều người và nhiều học sinh biết rèn cho mình tính tự lập để tìm được con đường đến thành công dễ dàng.

Muốn có được tính tự lập, mỗi người chúng ta luôn phải tự trau dồi kiến thức, rèn luyện bản thân. Hơn thế phải biết cùng mọi người cố gắng rèn luyện đức tính tự lập đáng quý. Tuy vậy, tự lập phải đi cùng sự tỉnh táo và biết tiếp thu ý kiến của mọi người xung quanh.

Thành công sẽ không đến với những ai không có tính tự lập. Bởi tự lập là một trong những điều cốt lõi nhất của con người trên con đường hoàn thiện bản thân.

Trong các đề bài sau, đề nào yêu cầu kiểu bài nghị luận về tư tưởng đạo lí, đề nào yêu cầu nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống?1) Suy nghĩ về ý nghĩa của sẻ chia trong cuộc sống ngày nay bằng một đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ2)Suy nghĩ về căn bệnh vô cảm của giới trẻ ngày nay.3) Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về giá trị của lòng khiêm tốn.4) Hiện nay,...
Đọc tiếp

Trong các đề bài sau, đề nào yêu cầu kiểu bài nghị luận về tư tưởng đạo lí, đề nào yêu cầu nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống?

1) Suy nghĩ về ý nghĩa của sẻ chia trong cuộc sống ngày nay bằng một đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ

2)Suy nghĩ về căn bệnh vô cảm của giới trẻ ngày nay.

3) Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về giá trị của lòng khiêm tốn.

4) Hiện nay, bạo lực học đường đang trở thành vấn nạn nhức nhối đối với nền giáo dục. Em hãy bày tỏ ý kiến của bản thân với vấn nạn này bằng một đoạn văn khoảng 200 chữ

5) Bệnh thành tích là một trong những căn bệnh đang hoành hành trong tư tưởng của nhiều người . Hãy viết một đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về căn bệnh này.

6) Giáo sư Ngô Bảo Châu từng chia sẻ “ Tôi luôn tin rằng trong mỗi thất bại luôn có mầm mống của sự thành công”. Bằng hiểu biết của mình hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về lời chia sẻ trên.

7) Viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em làm thế nào để sống hạnh phúc.

8) Trong những đợt bùng phát của đại dịch covid 19 hiện nay, trên khắp đất nước ta đã có rất nhiều những hành động, những nghĩa cử cao đẹp, thấm thía tình cảm nhân văn: những bác sĩ, y tá sẵn sàng viết đơn xin được tình nguyện vào tâm dịch cứu giúp đồng bào, những tình nguyện viên không quản ngại khó khăn nguy hiểm hỗ trợ phục vụ những khu cách ly , những chuyến xe tình nguyện giúp người nông dân giải cứ nông sản… Bằng một đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về những việc làm này.

9) Suy nghĩ về tinh thần lạc quan trong cuộc sống bằng một đoạn văn khoảng 200 chữ

10) Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về giá trị của nghị lực sống.

1
2 tháng 6 2021

Tham khảo nha bạn !

Nghị luận về tư tưởng đạo lí : 1, 3, 6, 9,10.

Nghị luận về hiện tượng đ/s : 2, 4, 5, 7, 8 .

11 tháng 3 2023

Những dấu hiệu giúp em nhận ra Tự học - một thú vui bổ ích là văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống:

- Người viết thể hiện rõ ý kiến khen đối với vấn đề cần bàn luận.

- Trình bày những lí lẽ, bằng chứng cụ thể.

- Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản được sắp xếp theo trình tự logic, hợp lí.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 1 2024

Những dấu hiệu giúp em nhận ra Tự học - một thú vui bổ ích là văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống:

- Người viết thể hiện rõ ý kiến với vấn đề cần bàn luận.

- Lí lẽ, bằng chứng cụ thể, rõ ràng, cách triển khai logic, mạch lạc.

1 tháng 3 2018

Chọn đáp án: C

30 tháng 5 2018

Trên con đường phát triển đi lên của đất nước từ ngày có Đảng càng khẳng định, tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi là ngọn đuốc soi đường trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Bộ Chính trị khóa X ban hành Chỉ thị số 06, ngày 7-11- 2006 về tổ chức Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Bộ Chính trị khóa XI ban hành Chỉ thị 03, ngày 14-5-2011 về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Việc triển khai thực hiện các chỉ thị nêu trên đã đạt những kết quả bước đầu quan trọng. 5 năm qua, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị đã ban hành đồng bộ hệ thống văn bản cụ thể hóa Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị cho thấy sự vào cuộc đồng bộ, kịp thời, nghiêm túc của cả hệ thống chính trị một cách hiệu quả. Việc học tập, nghiên cứu các chuyên đề đã nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Việc xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các chuẩn mực đạo đức mở rộng thêm nội dung, gắn với tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; bám sát hơn những điều kiện thực tế, đặc điểm, nhiệm vụ của địa phương cơ quan, đơn vị, phù hợp với từng đối tượng, vị trí công tác, tạo chuyển biến bước đầu về tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Quá trình thực hiện Chỉ thị số 03 góp phần quan trọng vào kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" và việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở các đơn vị, địa phương; nhiều vấn đề nổi cộm, bức xúc, tồn đọng, yếu kém kéo dài ở cơ sở được giải quyết. Song, vẫn còn không ít cán bộ, đảng viên, có cả cán bộ chủ chốt ở các cấp, các ngành nhận thức chưa đầy đủ, sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng, mục đích, yêu cầu của Chỉ thị 03 đối với công tác xây dựng Đảng. Ở nhiều nơi, việc thực hiện Chỉ thị chưa trở thành việc làm thường xuyên, tự giác; kết quả thực hiện còn hạn chế. Tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng với biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi; có mặt, có bộ phận còn diễn biến phức tạp hơn,...

Nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức ngày càng sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, ngày 15-5-2016, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Một lần nữa, Bộ Chính trị tiếp tục khẳng định đây là chủ trương lớn của Đảng ta, vừa mang tính cấp bách, vừa có ý nghĩa lâu dài. Theo đó, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội các cấp tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Coi đây là nội dung quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ. Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan đơn vị đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, nghị quyết của các cấp ủy,… gắn với các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, với thực hiện nhiệm vụ chính trị và giải quyết các vấn đề bức xúc, nổi cộm của từng địa phương, đơn vị.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam... Đạo đức Hồ Chí Minh là tuyệt đối trung thành, kiên định lý tưởng cách mạng, đặt lợi ích của Đảng, đất nước, dân tộc lên trên tất cả,… là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư,... Phong cách Hồ Chí Minh là tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, làm việc dân chủ, khoa học, là ứng xử văn hóa, tinh tế, đầy tính nhân văn, nói đi đôi với làm; là giản dị, gần gũi quần chúng,… Với lòng biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vô hạn, với tinh thần, trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân và trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta hãy biến những tình cảm thiêng liêng đối với Bác Hồ kính yêu thành ý chí, hành động cách mạng thiết thực. Chúng ta nguyện không ngừng phấn đấu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh trong từng việc làm cụ thể, đoàn kết một lòng, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là mệnh lệnh từ mỗi trái tim của con người Việt Nam.

18 tháng 6 2018

Bài làm

Với mỗi người dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là biểu tượng ngời sáng về đạo đức cách mạng, tấm gương hy sinh, hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Người không chỉ đấu tranh, mưu cầu cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, mà còn để lại cho các thế hệ mai sau một di sản tinh thần vô cùng quý báu, đó là tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức Hồ Chí Minh, phong cách Hồ Chí Minh và Thời đại Hồ Chí Minh.

Trên con đường phát triển đi lên của đất nước từ ngày có Đảng càng khẳng định, tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi là ngọn đuốc soi đường trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Bộ Chính trị khóa X ban hành Chỉ thị số 06, ngày 7-11- 2006 về tổ chức Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Bộ Chính trị khóa XI ban hành Chỉ thị 03, ngày 14-5-2011 về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Việc triển khai thực hiện các chỉ thị nêu trên đã đạt những kết quả bước đầu quan trọng. 5 năm qua, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị đã ban hành đồng bộ hệ thống văn bản cụ thể hóa Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị cho thấy sự vào cuộc đồng bộ, kịp thời, nghiêm túc của cả hệ thống chính trị một cách hiệu quả. Việc học tập, nghiên cứu các chuyên đề đã nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Việc xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các chuẩn mực đạo đức mở rộng thêm nội dung, gắn với tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; bám sát hơn những điều kiện thực tế, đặc điểm, nhiệm vụ của địa phương cơ quan, đơn vị, phù hợp với từng đối tượng, vị trí công tác, tạo chuyển biến bước đầu về tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Quá trình thực hiện Chỉ thị số 03 góp phần quan trọng vào kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" và việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở các đơn vị, địa phương; nhiều vấn đề nổi cộm, bức xúc, tồn đọng, yếu kém kéo dài ở cơ sở được giải quyết. Song, vẫn còn không ít cán bộ, đảng viên, có cả cán bộ chủ chốt ở các cấp, các ngành nhận thức chưa đầy đủ, sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng, mục đích, yêu cầu của Chỉ thị 03 đối với công tác xây dựng Đảng. Ở nhiều nơi, việc thực hiện Chỉ thị chưa trở thành việc làm thường xuyên, tự giác; kết quả thực hiện còn hạn chế. Tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng với biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi; có mặt, có bộ phận còn diễn biến phức tạp hơn,...

Nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức ngày càng sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, ngày 15-5-2016, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Một lần nữa, Bộ Chính trị tiếp tục khẳng định đây là chủ trương lớn của Đảng ta, vừa mang tính cấp bách, vừa có ý nghĩa lâu dài. Theo đó, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội các cấp tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Coi đây là nội dung quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ. Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan đơn vị đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, nghị quyết của các cấp ủy,… gắn với các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, với thực hiện nhiệm vụ chính trị và giải quyết các vấn đề bức xúc, nổi cộm của từng địa phương, đơn vị.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam... Đạo đức Hồ Chí Minh là tuyệt đối trung thành, kiên định lý tưởng cách mạng, đặt lợi ích của Đảng, đất nước, dân tộc lên trên tất cả,… là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư,... Phong cách Hồ Chí Minh là tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, làm việc dân chủ, khoa học, là ứng xử văn hóa, tinh tế, đầy tính nhân văn, nói đi đôi với làm; là giản dị, gần gũi quần chúng,… Với lòng biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vô hạn, với tinh thần, trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân và trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta hãy biến những tình cảm thiêng liêng đối với Bác Hồ kính yêu thành ý chí, hành động cách mạng thiết thực. Chúng ta nguyện không ngừng phấn đấu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh trong từng việc làm cụ thể, đoàn kết một lòng, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là mệnh lệnh từ mỗi trái tim của con người Việt Nam.