Câu 11. “Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.”
(Tố Hữu)
a. Theo em trong câu thơ trên, “trăm” có bằng 99 + 1 và “ngàn” có bằng 999 + 1 hay không? Vì sao?
b. Nêu tác dụng của cách dùng từ và biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong 2 dòng thơ trên.
a.Trong câu thơ này, trăm không phải là con số chính xác 99 + 1 và ngàn không phải là 999 + 1. Trăm và ngàn ở đây được hiểu theo nghĩa bóng, số nhiều. Dòng thơ "Con đi trăm núi ngàn khe" Muốn nói: con đã đi qua rất nhiều núi, nhiều khe, đã vượt qua rất nhiều khó khăn gian khổ trên dặm đường kháng chiến
b. Từ so sánh : chưa bằng .
_ Kiểu so sánh : không ngang bằng .
· Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bấm sáu mươi .
_ Từ so sánh : chưa bằng .
_ Kiểu so sánh : Không ngang bằng .
=> Tác dụng: Việc so sánh không ngang bằng đã làm lộ rõ tình yêu thương của anh chiến sĩ với người mẹ kính yêu. Dù có đi xa mãi, đến chân trời góc bể thì anh vẫn luôn nhớ tới người mẹ kính yêu với nỗi lòng tái tê, với sự khó nhọc của tuổi sáu mươi...