K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 11 2016

em rất tự hào về những truyền thống tốt đẹp của gia đình mình và em mong rằng những truyền thống ấy sẽ được giữ gìn và phát huy hơn nữa

12 tháng 10 2017

Em rất trân trọng những truyền thống tốt đẹp của gia đình mình. Em sẽ cố gắng phát huy và học hỏi những truyền thống đó. Chúc bn học tốt !

29 tháng 11 2019

a) Một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc là

-Cần cù, chăm chỉ

Và tra trên mạng ấy, mai thi hk rồi ai có thời gian

27 tháng 12 2018

Biểu hiện chung của việc giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình là :

- Tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ

- Kiên trì học tập, làm theo truyền thống đó và phát triển ở mức cao hơn

- Tiếp thu cái mới, gạt bỏ cái lạc hậu, bảo thủ, không còn phù hợp

- Giới thiệu truyền thống gia đình, dòng họ để mọi người biết

19 tháng 12 2016

Bieu hien chung cua viec giu gin truyen thong tot dep cua gia dinh la:

-Tran trong, tu hao,phat huy truyen thong tot dep cua gia ding,dong ho.

-Song luong thien,ko lam dieu gi ton hai den thanh danh cua gia dinh,dong ho.

-The hien long biet on nhung nguoi di truoc va song xung dang voi nhung gi duoc huong

banhquavui.vui.....

 

21 tháng 12 2017

Theo em, Minh chưa biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Vì muốn giữ gìn truyền thống tốt đẹp đó, chúng ta cần phải học tập tốt, không phụ thuộc, dựa dẫm người khác

20 tháng 12 2017

viết tiếng việt hộ cái?

12 tháng 1 2019

Bữa sau viết dấu lên chứ viết vậy có thánh mới hiểu

3 tháng 12 2018

Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là bảo vệ, tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ truyền thống ấy.

VD : Ông nội và ông ngoại em đều là những người chiến sĩ Cộng sản đứng trong hàng ngũ của Đảng, họ chiến đấu, cống hiện trọn cuộc đời mình vì tổ quốc. Tiếp nối truyền thống vô cùng cao quý và thiêng liêng liêng ấy, mẹ đã chọn con đường sư phạm, để bước lên bục giảng ươm mầm cho tương lai đất nước. Còn bố, bố là bộ đội, nơi biên giới để bảo vệ cho sự yên bình dân tộc. Em rất tự hào về điều đó.

3 tháng 12 2018

-Gia đình dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp về học tập, lao động, văn hóa, đạo đức… Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là bảo vệ, tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy.

- Ví dụ: Gia đình em có truyền thống hiếu học, em luôn học tập thật tốt để giữ gìn và phát huy truyền thống ấy.

19 tháng 11 2018

có tinh thần hiếu học

yêu nước....

16 tháng 11 2017

Bạn có thể trả lời như thế này:

Có ý kiến như vậy là vì nếu tiếp nối, phá triển truyền thống và làm theo truyền thống của gia đình, dòng họ thì sẽ giúp chúng ta thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, đồng thời cũng sẽ góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.

5 tháng 12 2016

Cách đây hàng ngàn năm, trên vùng đất màu mỡ được bồi đắp bởi phù sa sông Hồng, nước Văn Lang đã được hình thành dưới sự hợp nhất một cách tự nguyện của mười năm bộ lạc. Ở nơi sinh tụ giàu tiềm năng đó, các bộ lạc chung sống một cách hòa hợp, đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, cùng chung tay lao động, đối chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, cải tạo tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống của mình. Thời gian trôi qua, con người vẫn cần cù, hăng say lao động, xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Biết bao mồ hôi, xương máu đã đổ xuống, thấm đẫm, làm trù phú mảnh đất quê hương, dệt nên non sông gấm vóc khôn thiêng. Và cũng qua chính những chặng dài lịch sử ấy mà lòng người càng gắn sâu vào đất, tình yêu quê hương, đất nước ngày càng đậm đà, tha thiết. Từ đó mà một nền văn hóa đặc sắc mà “lòng yêu nước” là sợi chỉ đỏ xuyên suốt bề dày lịch sử được hình thành và phát triển rực rỡ, là cái nguồn, cái giếng cấp nước tưới cho những giá trị tinh thần khác đơm hoa kết trái.
Điều này được thể hiện rất rõ qua nền văn học nước nhà khi dòng văn đứng đầu luôn là văn chương yêu nước, những truyện đứng đầu luôn là chuyện yêu nước, yêu giống nòi (bốn truyện thần thoại đứng đầu: sự tích Hồng Bàng, truyện Sơn Tinh, truyện Thánh Gióng, truyện Thần Rùa Vàng) mà tiêu biểu nhất là truyện Thánh Gióng – một câu chuyện luôn trường tồn với dân tộc qua bao biến cố lịch sử, một truyện mà những tinh túy của nó luôn được bảo tồn và phát triển suốt hàng ngàn năm lịch sử và cho tới tận ngày nay.
Truyện Thánh Gióng quả thật có rất nhiều ý nghĩa mà ý nghĩa đầu tiên phải kể đến đó là lòng yêu nước thiết tha, sâu đậm của mỗi người con xứ sở:
Truyện Thánh Gióng có thể được xem như một cách mà ông cha ta tổng kết lịch sử các cuộc chiến thắng chống ngoại xâm thời cổ đại. Nét đẹp của truyện ngày một được tô đậm qua từng lời truyền miệng của nhân dân để rồi qua thời gian, truyện trở nên đẹp trong từng chi tiết và ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng: ông Thánh là hình ảnh tượng trưng cho những người dân thuở ấy với những nét đẹp nhất, tiêu biểu nhất, cao quý nhất của những người con yêu nước:
- Cha Gióng là ông thần Khổng Lồ. Ông Khổng Lồ này đi hái cà trong cơn lốc, để lại dấu chân trong vườn cà, để rồi mẹ nó đặt chân lên dấu mà thụ thai sinh ra nó – một đứa bé không tên ở làng Gióng. Đứa trẻ này không tên vì nó là mọi người. Cha nó là một ông Khổng Lồ - một ông Khổng Lồ rất dân giã khi ra đồng hái cà để ăn. Như vậy, đứa bé là con của một dân tộc vĩ đại.
- Đứa trẻ làng Gióng sinh ra đã mấy năm rồi mà cứ nằm trong nôi, không nói không cười. Nhưng khi sứ giả Hùng Vương thứ sáu đi truyền rao cần nhân tài cứu nước, đánh giặc Ân thì đứa bé liền thông cảm và biết nói, lời nói đẩu tiên của nó là xin tình nguyện ra đi đánh giặc, bảo vệ quê hương. Như vậy, lòng yêu nước của Gióng đã được ủ sẵn từ rất sớm mà có lẽ không phải từ khi mới sinh ra mới có mà là từ trước khi sinh, khi còn nằm trong bụng mẹ, khi được nghe những lời mẹ ru, khi được nghe bằng đôi tai, nhìn bằng cặp mắt,… của mẹ,… Sau này, khi nói: “cứu nước, cứu dân trước”, “Tổ quốc trên hết”, “Tôi chỉ có một ước muốn, một ý muốn tột bậc, là giải phóng nước nhà, làm cho dân ấm no hạnh phúc”,… thì tư tưởng này đã có sẵn trong truyện Thánh Gióng ngàn xưa rồi.
- Đứa bé mới ngày nào còn nằm trong nôi, hôm nay đã lãnh trọng trách đánh giặc. Khi lãnh trọng trách đánh giặc, cứu nước thì vừa vươn vai một cái, nó đã hóa thành một ông Khổng Lồ, to lớn và khỏe mạnh phi thường. Thế là dân làng đem cà mắm thật nhiều, Gióng ăn cà mắm lại càng lớn mạnh hơn nữa, có sức nhổ cả một bụi tre để làm vũ khí đánh giặc. Lột cái dáng vẻ thần thoại ra thì ta có thể nhận thấy ngay rằng, sức mạnh này là sức mạnh của toàn dân, sức mạnh của lòng người – của lòng yêu nước – một sức mạnh lớn lao, phi thường đang lớn lên cực kỳ nhanh chóng mà không gì, không một thế lưc hắc ám nào có thể đánh bại. Và tư tưởng “toàn dân chung sức, đồng lòng đánh giặc” và cũng là một lối đánh truyền thống nhưng không bao giờ lỗi thời qua thời gian, năm tháng đã được thể hiện rất rõ tại đây. Mỗi con người đất Việt tuy bình thường trông có vẻ nhỏ bé nhưng đến khi đất nước lâm nguy thì đều trở nên vĩ đại, phi thường, đều đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc bảo vệ đất nước. Chắc hẳn nhân dân sáng tác và trau dồi truyện thánh Gióng muốn nói rằng dân tộc ta một khi đứng trước một nhiệm vụ lịch sử nặng nề, tưởng chừng như quá sức gánh vác của mình, thì, bởi sẵn lòng yêu nước nồng nàn, bởi biết chung sức với nhau, bởi nhiều mưu trí và sáng tạo mà vươn lên mau chóng cho kịp nhiệm vụ được giao. Thật vậy, suốt mấy ngàn năm sau, Văn Lang, Âu Lạc đã dám đánh thắng và thắng những kẻ xâm lược lớn mạnh hơn mình gấp mấy chục lần.
- Giặc tan, vị anh hùng làng Gióng không về triều lĩnh thưởng mà giục ngựa lên núi Sóc, về trời, hẹn khi nào đất nước lâm nguy thì sẽ trở lại giúp dân đánh quân xâm lược. Bằng cử chỉ cao quý này, truyện muốn ca ngợi một chủ nghĩa yêu nước hoàn toàn trong trắng không một hạt bụi danh vị hay một chút tư lợi cá nhân, ca ngợi một tinh thần phục vụ vô điều kiện cho Tổ quốc, cho đồng bào. Ngoài ra, đứng trên phương diện nhân vật Gióng, ta cũng có thể cảm nhận được một góc khác trong tấm lòng của người anh hùng mà sâu xa hơn là chính mỗi người dân xứ sở: bảo vệ đất nước là trách nhiệm, là bổn phận của mỗi người dân và độc lập, tự chủ chính là phần thưởng lớn nhất, cao quý nhất mà không ai có thể ban cho ngoài chính bản thân mỗi người.

Have a nice dayhaha

5 tháng 12 2016

Have a nice day chúc một ngày tốt lành ưbanhqua

28 tháng 4 2017

Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nay vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thuỷ chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay.
Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của cải tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống để tạo nên. Bát cơm ta ăn là do công lao khó nhọc vất vả "một nắng hai sương" của người nông dân trên đồng ruộng. Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, cả những vật dụng hàng ngày ta tiêu dùng là do sức lao động cần cù, miệt mài của những người thợ, những chú công nhân. Cũng như những thành tựu văn hoá nghệ thuật, những di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hôm nay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng... Còn rất nhiều, nhiều nữa những công trình vĩ đại... mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con người. Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư? Một thời gian đằng đẵng sống trong những đêm dài nô lệ, chúng ta phải hiểu rằng đã có biết bao lớp người ngã xuống quyết tâm đánh đuổi kẻ thù... để cho ta có được cuộc sống độc lập, tự do như hôm nay. Chính vì vậy, ta không thể nào được quên những hi sinh to lớn và cao cả ấy.
Có lòng biết ơn, sống ân nghĩ thuỷ chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, nhiêm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phải thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xã dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng trên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là "người ăn quả" của hôm nay, vừa là "người trồng cây" cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường. Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hi sinh, thương yêu, lo lắng cho ta. Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay.
Tóm lại, câu tục ngữ trên giúp ta hiểu rõ về đạo lí làm người. Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô... với những ai đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Lòng biết ơn mãi mãi là bài học quí báu và câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" có giá trị và tác dụng vô cùng to lớn trong cuộc sống của chúng ta.
CHÚC BẠN HỌC TỐT

28 tháng 4 2017

Câu hỏi của kudo shinichi - Ngữ văn lớp 7 | Học trực tuyến

Đây nha bạn!