K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 1 2020

Dàn ý thuyết minh về một làng nghề truyền thống

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về làng nghề truyền thống của quê hương (tên, ở đâu, có thể chọn cách trực tiếp hoặc gián tiếp)

2. Thân bài

- Nêu cụ thể hơn địa chỉ của làng nghề: nằm ở đâu, cách đi đến và nhận dạng như thế nào?

- Nêu nguồn gốc, lịch sử hình thành của làng nghề truyền thống ấy

+ Làng được hình thành, ra đời từ khi nào?

+ Lịch sử của làng gắn với sự kiện, nhân vật quan trọng nào?

+ Thời gian tồn tại và phát triển dài bao lâu?

- Chi tiết về làng nghề truyền thống ấy

+ Trong làng có bao nhiêu gia đình theo nghề?

+ Khung cảnh làng như thế nào?

+ Sản phẩm truyền thống của làng nghề là gì? Hiện nay, người dân trong làng vẫn duy trì phương pháp thủ công hay hiện đại? Nêu nét thay đổi, tiến bộ trong hoạt động làm nghề của con người nơi đây.

+ Quá trình những người nghệ nhân làm nghề có gì đặc biệt, gây ấn tượng với em?

+ Sản phẩm tạo ra có hình dáng, màu sắc như thế nào? Thể hiện nét đặc trưng chỉ thuộc về làng nghề này...

- Những sự vật, khung cảnh khác xung quanh làng nghề

- Nêu vị trí, giá trị của làng nghề truyền thống ấy trên đất nước, với người dân nơi đây.

3. Kết bài

- Khẳng định lại lịch sử lâu đời của làng nghề

- Tình cảm của bản thân với làng nghề đó.

Thuyết minh về một làng nghề truyền thống - Làng nghề hoa giấy Thanh Tiên

"Con sông dùng dằng con sông không chảy

Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu..."

(Thu Bồn)

Ai đã một lần đến Huế, hẳn sẽ không bao giờ quên xứ sở mộng mơ ấy. Trên dòng Hương Giang dùng dằng không chảy, những cánh hoa giấy lặng lẽ trôi theo dòng. Những cánh hoa ấy gợi nhắc cả làng nghề truyền thống của Huế - Làng nghề hoa giấy Thanh Tiên.

Thuyết minh về một làng nghề truyền thống

Hoa giấy là một phần không thể thiếu vào ngày tết, đặc biệt là ở Cố đô Huế - Kinh đô của chế độ phong kiến cuối cùng ở nước ta. Làng hoa giấy Thanh Tiên thuộc xã Phú Mậu huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra đời gần 400 năm trước dưới thời các Chúa Nguyễn. Nhưng mãi cho đến 1802 mới được mọi người biết đến.

Người làng kể lại năm đó, sau khi vua Gia Long thống nhất đất nước, nhân lễ Thượng tuần, nhà vua ban chiếu đề nghị mỗi một trấn đem về Kinh một loài hoa quý để dâng lên vua. Lúc này trong triều đình có một vị quan, người làng Thanh Tiên, làm ở Bộ Lễ chức Tả Hữu Đồng Nghị, dâng lên nhà vua một loài hoa ngũ sắc với đầy ý nghĩa độc đáo tượng trưng đầy đủ đạo lý Tam Cương - Ngũ Thường, ông tâu rằng: “Mỗi cành bao giờ cũng có 8 hoa chính. Ba cành hoa ở giữa tượng trưng cho Trung - Hiếu - Nghĩa. Trong đó luôn luôn có một chiếc hoa màu vàng hoặc màu đỏ được làm to nhất tượng trưng cho Mặt trời, đấng minh quân, còn 5 bông hoa hai bên tượng trưng cho Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín”. Nghe xong, nhà vua hiểu được ý nghĩa của loại hoa giấy Thanh Tiên, lấy làm thích thú, và sau đó ban chiếu khuyến khích người dân làng Thanh Tiên làm hoa giấy để bày biện, bán lên kinh đô và phổ biến nghề làm hoa giấy cho mọi người biết. Từ đó, nghề làm hoa giấy của làng nổi tiếng khắp đất nước

Hoa giấy Thanh Tiên tuy đơn giản nhưng làm lại không dễ. Bởi lẽ ngoài sự khéo tay, người thợ còn phải có óc thẩm mỹ cao mới có thể cho ra đời những sản phẩm đẹp và tinh tế. Đặc biệt, người thợ phải có đức tính kiên trì, cần mẫn. Hoa giấy Tiên đặc biệt và đẹp nổi bật ở sự phong phú về màu sắc và có nhiều loại hoa khác nhau trên một cây bông, hình thức đẹp. Hoa để được lâu lại thể hiện sự trang nghiêm, một năm chỉ thay một lần vào dịp tết nên nó dễ được chấp nhận và tồn tại dài lâu. Những bông hoa giấy dưới đôi tay người nghệ nhân làng Thanh Tiên dù bằng giấy nhưng giống y như hoa thật, thậm chí còn sinh động hơn hoa thật.

Hoa giấy đã trở thành một phần của Huế, tạo nên nét đẹp mộng mơ của xứ sở này. Hoa giấy tô điểm thêm cho cảnh sắc thiên nhiên. Hằng năm, đầu tháng Chạp, người dân làng Thanh Tiên đã bận rộn với việc chăm chút từng nhành hoa để kịp đón xuân về, tết đến, tô điểm thêm nét đẹp của tín ngưỡng dân gian Huế, của vùng đất Thần Kinh. Trên bàn thờ của người Huế luôn có một cây hoa giấy với nhiều màu sắc. Người dân xứ Huế đều ngưỡng mộ trước sự tài hoa, khéo léo và nghệ thuật làm Hoa sen giấy của làng Hoa giấy Thanh Tiên. Hoa sen giấy Thanh Tiên còn là món quà mà nhiều du khách quốc tế yêu thích, mang về tận quốc gia của mình như: châu Âu, châu Mỹ, châu Úc.

Hoa sen giấy Thanh Tiên còn được cách tân làm biểu tượng trong các lễ hội lớn như Festival Huế, lễ hội áo dài, các chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật và được trưng bày ở Đại Nội – Huế, ở Nhà lưu niệm Nguyễn Chí Diểu (Thanh Tiên, Phú Mậu, Phú Vang, TT Huế).

Trải qua bao biến động của thời gian, dù nhiều loại hoa nhựa ra đời nhưng làng nghề hoa giấy Thanh Tiên vẫn luôn giữ được vị trí của mình. Không chỉ là một làng nghề truyền thống lâu đời, làng nghề hoa giấy Thanh Tiên còn là niềm tự hào của người Huế, lưu giữ nét đẹp văn hóa tinh thần mang đậm màu sắc Huế thương.

Tham khảo

Creby:Mạng

18 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé ! 

 

Không khí ngày tết đang rộn ràng khắp phố phường, những cánh hoa mai hoa đào đang gọi xuân về. Tôi háo hức chờ đợi ngày được về quê thăm ông bà và ăn Tết. Chuyển lên thành phố từ khi học cấp 2, tôi nhớ quê mình da diết, chỉ mong đến dịp nghỉ hè và tết để được trở về quê nhà. Quê hương tôi là miền quê yên bình với đồng lúa thẳng cánh cò bay, con sông dài trong vắt mà tuổi thơ tôi tắm với lũ bạn sau mỗi buổi chiều. Tôi thích nhất là những mùa khoai, lũ trẻ chúng tôi cùng ông bà đi thu hoạch. Cả nhóm thi xem ai đào được nhiều hơn, ai đào được củ to nhất. Phần thưởng của ông bà là một bữa khoai nướng no say. Cảm giác ngồi chờ khoai nướng và hít hà mùi thơm của rơm mới, xuýt xoa củ khoai nóng hổi, ngọt bùi đã trở thành kí ức đẹp đẽ và quý giá, ghi dấu trong tôi mãi mãi về sau. Quê hương là bến đỗ bình yên nhất, là nơi luôn sẵn sàng dang tay chào đón ta dù bạn ở đâu, làm gì. Quê hương chính  là nơi để nhớ, để thương, và để trở về...

  
18 tháng 3 2021

Tham khảo:

Tình cảm quê hương là tình cảm vô cùng đáng trân, đáng quý. Quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, là nơi đã nuôi dưỡng và bồi đắp tâm hồn ta. Tình yêu quê hương là tình cảm luôn ở trong mỗi người. Khi ta sống ở quê hương, tình cảm ấy được biểu lộ ra bên ngoài qua từng sự gắn bó với quê hương mình. Khi ta lớn lên, khi ta xa quê, tình cảm ấy không bị khuất lấp mà luôn âm ỉ với từng sự gắn bó cùng gia đình, bạn bè và kỉ niệm tuổi thơ. Tình yêu quê hương đẹp biết bao! 

 

23 tháng 3 2021

TK:

Chắc chẳn mỗi người sinh ra đều có một quê hương để sinh ra, lớn lên và để trở về. Chúng ta đọc được những dòng cảm xúc chân thành, mộc mạc, tình yêu quê hương tha thiết của các nhà thơ nhà văn. Còn đối với bạn, bạn hiểu thế nào về tình yêu quê hương? Tình yêu quê hương là gì? Là tình gắn gắn bó, yêu mến, vun đắp, dựng xây quê hương ngày càng giàu mạnh, đóng góp một phần sức lực của mình cho công cuộc dựng xây quê hương. Tình yêu quê hương không phải là tình cảm trừu tượng, nó được biểu hiện rất cụ thể và rõ nét. Đó là dạng tình cảm đã được cụ thể hóa bằng hành động. Quê hương là cái nôi đầu tiên đón nhận tiếng khóc chào đời, những bước đi chập chững, gắn với kí ức tuổi thơ không thể nào quê. Đó là nơi mà cuối cùng ai cũng muốn trở về và gắn bó. Tình yêu quê hương luôn gắn liền với yêu gia đình, làng xóm, luôn mong ngóng về quê hương dù ở nơi xa xôi. Mỗi con người sau khi lớn lên, trưởng thành, vươn mình đến những vùng đất mới nhưng tấm lòng luôn hướng về nơi mình đã sinh ra và lớn lên. Biểu hiện của tình yêu quê hương thực sự rất nhiều, ngay trong chính hàng động của mỗi người. Là nỗi nhớ thường trực mỗi lần xa quê, là háo hức, mong chờ khi sắp được lên chuyến xe mang tên trở về, là lòng thổn thức, lưu luyến khi phải rời xa quê. Đó là tình cảm xuất phát từ tim. Tình yêu quẻ hương còn là yêu những gì thuộc về mảnh đất mà mình sinh ra ấy, yêu làng xóm, yêu những con đường sỏi đá, yêu nắng, yêu gió dù thời tiết khắc nghiệt. Hơn hết là yêu những con người thuộc về mảnh đất đó, thương dáng mẹ tảo tần nắng mưa, thương dáng cha nhọc nhằn sớm hôm. Quê hương gắn với những con người, những gương mặt mà đi đâu cũng nhớ về. Khi đất nước ngày càng phát triển, quá trình xây dựng nông thôn mới cũng được đẩy mạnh. Tình yêu quê hương đã được hiển hiện thành hành động. Có nhiều người thành đạt, xa quê trở về quyên góp tiền bạc và sức lực để cùng xây dựng trạm xá, làm đường, trồng cây để giúp cho quê hương thoát nghèo. Đó đều là những biểu hiện thiết thực nhất của tình yêu quê hương, làng xóm. Mỗi người đều có một quẻ hương để nhớ, để tìm về. Vậy thì ngay từ bây giờ, khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta hãy là những người có ích, học tập tốt để mai sau có thể đóp góp sức mình đựng xây quê hương. Đó là tình yêu lớn lao nhất

 

 

 

23 tháng 3 2021

Tham khảo:

Nhắc đến quê hương mình, lòng em dâng lên biết bao niềm yêu mến, tự hào. Quê hương em, đó là nơi cha mẹ sinh ra em và nuôi lớn em thành người. Nơi đây ghi dấu bao kỉ niệm ngọt ngào của tuổi thơ em. Đó là những ngày đầu tiên em chập chững biết đi, em bi bô biết nói. Ngày nắng chói chang mẹ thức đêm quạt cho em ngủ. Đêm đông lạnh giá cha ủ ấm cho em bắng hơi ấm của của người. Quê hương cũng là nơi cho em những người bạn quý trong đời. Người bạn cùng em chăn trâu cắt cỏ, người bạn cùng em thả diều, bắt cá, và cũng chính người bạn ấy cùng em tới lớp tới trường, sẻ chia bao niềm vui nỗi buồn với em. Em còn nhớ đến những thầy cô đã góp công dạy em khôn lớn. Từng lời thầy giảng, từng nét bút của cô còn như in dấu trong em như những âm thanh, hình ảnh thiêng liêng nhất trong đời. Làm sao em quên được những hàng cây xanh mướt, những con đường giản dị, những bờ mương trong mát... và bầu trời lồng lộng tiếng sáo diều... Chao ôi ! Biết ơn và tự hào biết mấy về quê hương yêu dấu ấy.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
26 tháng 12 2023

Chúng tôi đã nhìn thấy con cá kình. Nó bơi nhanh ngoài sức tưởng tượng của tất cả những người trên tàu cộng lại. Trong vòng một giờ, tàu chiến của chúng tôi không tiến gần vào nó được lấy một sải! Thật là nhục nhã cho chiếc tàu chạy nhanh nhất của hạm đội Mỹ. Chúng tôi còn có thể làm gì hơn ngoài chuyện bực tức? Chúng tôi có thể làm gì hơn ngoài đợi nó đi ngủ và tóm cổ nó?!

- Mạch lạc và liên kết của đoạn văn:

+ Các câu văn được sắp xếp theo mạch đuổi bắt cá kình và tâm trạng, suy nghĩ của những người đuổi bắt cá kình.

+ Hình thức: Sử dụng phép thế: "nó" thay cho "con cá kình"; "chiếc tàu chạy nhanh nhất của hạm đội Mỹ" thay cho "tàu chiến của chúng tôi".

10 tháng 11 2023

Việt Nam quê hương ta của Nguyễn Đình Thi là một bài thơ hay viết về đề tài quê hương, đất nước. Cây bút tài hoa Nguyễn Đình Thi đã lựa chọn thể thơ lục bát để khắc họa nên phong cảnh rộng lớn, hùng vĩ nhưng cũng rất nên thơ, trữ tình. Mỗi câu thơ khiến không chỉ bản thân em mà người đọc như được chìm đắm trong kí ức về tuổi thơ, về hình ảnh thân thương quen thuộc của quê hương xứ sở. Những điều tiêu biểu cho đất nước, con người Việt Nam được tác giả khắc họa như: “biển lúa, cánh cò, đỉnh Trường Sơn, áo nâu nhuộm bùn, đất nghèo, hoa thơm quả ngọt” hiện lên thật sinh động, rõ nét. Đi kèm với những điều thân thuộc là đức tính tốt đẹp của người Việt Nam - sự vất vả, cần cù không quản ngại gian khó, nhưng vẫn giữ phẩm chất tốt đẹp. Với tình yêu quê hương nồng nàn, tác giả còn kể cho người đọc câu chuyện về truyền thống đánh giặc bảo vệ đất nước. Từ bao đời nay, đất nước Việt Nam nhỏ bé luôn phải kiên cường chống âm mưu xâm lược của giặc ngoại xâm. Và dù trải qua bao năm tháng thăng trầm, nhân dân ta vẫn kiên cường, đoàn kết chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Lớp lớp anh hùng đã xuất hiện, đứng lên lãnh đạo nhân dân, bảo vệ đất nước. Cách truyền tải thông điệp về niềm tự hào dân tộc ấy thật đặc biệt nhưng cũng rất giản gị, chân chất. Nhà thơ tiếp tục viết về những phẩm chất tốt đẹp, về tinh thần kiên cường, bất khuất và những đau thương của con người Việt Nam. Dù trong hoàn cảnh nào, người Việt Nam luôn tình nghĩa, thủy chung, sắt son. Chi tiết "tay người như có phép tiên” nói về bàn tay lao động chăm chỉ của nhân dân tự tạo nên những vật chất, của cải... Niềm tự tôn dân tộc lúc này được nhà thơ bộc lộ qua sự cảm phục, yêu mến và tự hào đối với đôi bàn tay khéo léo, đầy tài hoa của những con người lao động chân chất, thật thà. Chỉ ai có niềm tự hào, tình yêu sâu sắc dành cho con người, đất nước Việt Nam mới có thể viết nên áng thơ hay như Việt Nam quê hương ta.

10 tháng 11 2023

Cho e hỏi ah/cj tự lm hay trên google ạ?

1 tháng 10 2018

Mỗi loại cây, mỗi loại hoa lại được gắn cho một biểu tượng thiêng liêng cao quí nếu hoa đào là sứ giả của mùa xuân, hoa cúc tượng trưng cho lòng hiếu thảo, hoa sen đại diện cho đức phật thanh cao…Thì hoa hồng là biểu tượng của tình yêu. Hoa hồng được nhiều người yêu thích.

   Từ rất xa xưa Bun-Ga-Ri được coi là xứ sở của hoa hồng loài cây này được trồng nhiều ở các vùng ôn đới, sau đó lan rộng sang các vùng nhiệt đới. Ở nước ta hoa hồng được trồng khắp đất nước có giống thuộc nguồn gốc địa phương có giống từ Trung Quốc, có giống từ Châu Âu.

Hoa hồng thuộc loại thân thảo có nhiều gai, thân nhỏ, lá có răng cưa xòe ra ba cánh. Nụ hoa bằng khoảng đốt ngón tay khi hoa bung nở cánh hoa giày, xếp so le ôm ấp nhị vàng có nhiều loại hồng. Hồng bạch màu trắng tinh khôi, hồng nhung cánh đỏ thẫm, hồng vàng sắc rực rỡ. Nếu xét về nguồn gốc thì có hoa hồng cơ cây nhỏ, hoa nhỏ ít cành màu đỏ rất đẹp thường được trồng trong chậu.

gioi-thieu-ve-cay-hoa-hong

Hoa hồng cứ màu đỏ thẫm nhiều cành, sai hoa người ta thường bày đĩa để thờ cũng. Hoa hồng Bạch Tuyền, cây trung bình, ít hoa, ít cánh thường làm thuốc trị ho cho trẻ con hoa hồng Nhung được chuyển về từ Đà Lạt bông to đỏ thẫm. Lá to bông ít gai thường được dùng trong các buổi lễ trọng đại như cưới hỏi, ngày tết, sinh nhật. Còn loại hoa hồng dại <tầm xuân> sai hoa thân bò dại mọc dại ở nhiều nơi, nhiều gai thường tôn lên cảnh sắc mùa xuân rực rỡ ở các miền thân quê nhất là trong lễ hội, du khách ngắm cảnh du xuân miền quê.

Hoa hồng là biểu tượng của tình yêu và vì hoa đẹp nên được dùng trang trí trong những buổi lễ quan trọng. Các buổi lễ thành hôn, sinh nhật, lễ tình yêu, trai gái tặng hoa biểu hiện tình yêu đôi lứa không thể thiếu hoa hồng. Còn khi con cái tặng mẹ, học sinh tặng thầy cô…Thì hoa lại là biểu hiện cho tình yêu và lòng kính trọng. Nhiều người còn kì công chọn đúng số hoa đẹp trùng tuổi với số người tặng. Ở nước ngoài người ta còn dùng cánh hoa hồng pha chế nước hoa hoặc giải cánh hoa hồng vào nước tắm…

1 tháng 10 2018

Mỗi khi nhắc đến thế giới loài hoa, thật khó có thể quên được loài hoa hồng kiêu sa, kiều diễm - loài hoa vốn được mệnh danh là “nữ hoàng của các loài hoa”. Đi sâu tìm hiểu về loài hoa này, chúng ta thấy có thật nhiều điều thú vị!

Hoa hồng vốn có nguồn gốc từ xứ sở Ba Tư xa xôi. Từ đất nước Ả-rập thần bí này, hoa hồng đến với khắp các quốc gia trên thế giới. Cho đến nay, có lẽ chưa có mảnh đất nào có bóng con người mà hoa hồng chưa đặt chân đến. Nhưng nổi tiếng nhất, có thể nhắc đến hoa hồng của những đất nước Bun-ga-ri. Một nhà thơ Việt nam đã từng thốt lên:

Hoa hồng Bun-ga-ri. Ôi! Loài hoa diệu kì!

Có lẽ chính vẻ đẹp và những ý nghĩa thiêng liêng của hoa hồng đã tạo nên sức hút diệu kì thu hút và chinh phục hàng triệu trái tim con người.

Hoa hồng thuộc giống thân cỏ và có rất nhiều loài. Có loài thân leo, có loài thân thẳng. Có loài không gai, có loài có gai. Tuy nhiên, phổ biếntiếp từ thân cây. Lá hoa thường có ba nhánh hình bầu dục, viền có răng cưa. Ngoài ra, trên thân cây thường có gai sắc, nhọn. Tuy nhiên, cũng có loài được lai ghép nên thân trơn nhẵn khiến người ôm hoa không sợ bị gai đâm. Nụ hoa được đặt trang trọng trên đỉnh của thân cây. Dưới nụ hoa xanh tươi còn có đài hoa nâng đỡ. Đủ ngày đủ tháng, nụ hoa bung nở hàng chục cánh hoa mềm mịn đan xếp vào nhau kiêu sa, quyến rũ. Cánh hoa hồng cũng có hình bầu dục, to hơn xu đồng tiền, cánh hoa rất mịn (“mịn như nhung”, nên có loài hoa hồng tên gọi là hồng nhung) và êm nhẹ. Đặc biệt, cánh hoa hồng thường có rất nhiều màu: màu đỏ, màu hồng, màu vàng, màu cam... Với mỗi màu lại có những sắc độ khác nhau: đỏ tươi, huyết dụ, đỏ nhung,...

Hoa có rất nhiều tác dụng trong đời sống hàng ngày. Điều dễ thấy là hoa hồng được dùng để làm cảnh trong nhiều gia đình. Chúng ta trồng hoa hồng trong vườn nhà, chúng ta cắm hoa hồng trong lọ, chúng ta tặng nhau những đoá hoa hồng... Sở dĩ hoa hồng thường được trao tặng nhau một cách trang trọng như thế bởi hoa hồng có nhiều ý nghĩa. Hoa hồng đỏ tượng trưng cho tình yêu cháy bỏng, nồng nàn. Hoa hồng vàng thể hiện tình bạn cao quý, chân thành. Hoa hồng cam thể hiện sự thành đạt, hiển vinh... Số lượng hoa hồng trong mỗi đoá cũng mang những ý nghĩa nhất định thể hiện suy nghĩ của người tặng, đặc biệt là đối với những đoá hồng đỏ. Không chỉ dùng để làm đẹp, hoa hồng còn rất nhiều tác dụng khác. Từ cánh hoa hồng, nhiều quốc gia đã chiết xuất tinh dầu tạo nên những nền công nghiệp nước hoa khổng lồ như Bun-ga-ri, Pháp,... Cũng từ hoa hồng, dân gian ta chế ra những bài thuốc chữa nhiều bệnh thông thường: cảm, đau bụng,...

Có nhiều tác dụng như vậy nhưng hoa hồng không hề khó tính chút nào. Hoa có thể nở bốn mùa trong năm để dâng hương sắc cho cuộc đời đầy ý nghĩa này. Ở nước ta, hoa hồng đẹp nổi tiếng nhất là hoa hổng của cao nguyên Đà Lạt. Từ Đà Lạt, hoa hồng chẳng những đi khắp mọi nẻo đường đất nước mà hoa còn đến với bạn bè khắp năm châu.

Biết về hoa hồng như vậy, mỗi khi cầm bông hồng trên tay, chúng ta hãy biết trân trọng và yêu quý bông hồng bạn nhé!

Hk tốt

13 tháng 11 2023

bn tham khảo nha 

Bài thơ "Việt Nam Quê Hương Ta" của tác giả Nguyễn Đình Thi là một tác phẩm vô cùng đặc biệt và đầy cảm xúc. Khi đọc bài thơ này, em không thể không bị cuốn hút bởi những từ ngữ tinh tế và hình ảnh sống động mà tác giả đã sử dụng để miêu tả vẻ đẹp của quê hương Việt Nam. Cảm xúc đầu tiên mà em cảm nhận được khi đọc bài thơ này là lòng tự hào và yêu quê hương. Tác giả đã tả đến những nét đẹp tinh túy của Việt Nam, từ cảnh sông núi, biển cả, cho đến những nét văn hóa truyền thống và tình yêu thương của người dân. Mỗi câu thơ đều truyền tải một thông điệp sâu sắc về sự tự hào và tình yêu quê hương, khiến em cảm nhận được sự đặc biệt và đẹp đẽ của đất nước mình.
22 tháng 1

Bài thơ Việt Nam quê hương ta của nhà thơ Nguyễn Đình Thi là một bài thơ trữ tình khơi gợi trong em những cảm xúc tươi đẹp. Với thể thơ lục bát dân gian, bài thơ đã tạo cho mình một chất rất riêng, vừa mộc mạc, giản dị, vừa tự hào, hùng tráng. Hình ảnh đất nước Việt Nam hiện lên qua từng hình ảnh thiên nhiên thân thuộc như ruộng lúa, cánh cò, hoa thơm quả ngọt. Nhưng hơn cả đó, chính là hình ảnh những người dân Việt ta kiên cường bất khuất, cần cù chịu khó. Dù bao khó khăn gian khổ, dù bao kẻ thù tàn bạo, thì nhân dân ta vẫn hiên ngang vượt qua. Những hình ảnh ấy, đã gợi lên trong em tình yêu quê hương và lòng tự hào sâu lắng về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người đất nước ta. Những tình cảm ấy sẽ đi theo em mãi đến hết cuộc đời.

3 tháng 5 2023

Đừng chỉ biết sống thờ ơ, vô cảm hay chỉ biết che giấu cảm xúc của mình. Hãy như Tế Hanh, ông không chỉ là một nhà thơ mà ông còn là một người con của quê hương mình, là một người có tình cảm đậm đà trong trái tim mình. Khi xa quê, ông đã nhớ nhung về nơi thơ ấu đó của mình. Và với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ "Quê Hương" của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động của làng chài. Đúng như thế, với những câu thơ:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Chiếc buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.

Liệu đây thực sự tác giả chỉ là đang miêu tả hoạt động của chiếc thuyền, chiếc buồm thôi?. Theo em, đó kỳ thực cũng là đang ám chỉ đến người dân - những con người làng chài. Và nếu như "hăng như con tuấn mã" là sự mạnh mẽ của người dân làng chài, thì " phăng mái chèo vượt trường giang" chính là hoạt động chân thực của họ mỗi ngày, họ kiên trì họ dũng mãnh, họ không ăn dày làm mỏng, họ chăm chỉ, họ siêng năng cần cù. Chỉ từ đó, ta thấy được tính cách của họ thông qua việc miêu tả chiếc thuyền. Tương tự, "chiếc buồm giương to như mảnh hồn làng " chắn chắc là nói đến tâm hồn con người ở đây, tâm hồn "to" rất "lớn". Ôi, đó là một tâm hồn, một trái tim không sợ bất kỳ một điều gì cả, đó là một trái tim rộng lượng, thật thà chất phác!. Và "rướn thân trắng bao la thâu góp gió" lại là sự miêu tả của hành động người làng chài, "rướn" tức cố gắng vươn tấm thân - tài năng của mình ra mà thâu lợi ích của biển mang lại. Phải chăng, sự miêu tả này của ông quá sâu sắc, ít ai mà biết được. Khép lại đoạn văn trên, ta hoàn toàn có thể kết luận rằng Tế Hanh chính là một người thi sĩ tài tình vẽ ra bức tranh sinh hoạt, lao động, tính cách người dân làng chài thông qua sự miêu tả thâm sâu.

T.Lam

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

Đoạn văn tham khảo:

Mỗi một dân tộc đều có những truyền thống, tập tục riêng thể hiện thế giới niềm tin và văn hóa của mình. Đối với người Lô Lô, lễ rửa làng là một lễ hội hết sức có ý nghĩa. Lễ rửa làng của người Lô Lô nhằm làm cho làng trở nên khang trang, sạch sẽ. Việc "rửa" làng là một cách để tẩy uế những điều xấu, cũ; đồng thời làm mới và chào đón, kêu gọi những điều tốt đẹp sẽ đến. Lễ rửa làng của người Lô Lô đã thể hiện ước muốn vụ mùa bội thu, mưa thuận gió hòa, mang lại bình yên, ấm no cho bản làng. Lễ hội của người Lô Lô không chỉ có phần "lễ", mà còn có phần "hội". Sau khi lễ xong, người dân lại cùng nhau ăn uống vui vẻ, tạo ra sự hòa thuận trong bản làng và cầu chúc cho nhau. Có thể thấy lễ rửa làng của người Lô Lô là một tín ngưỡng dân gian và nét đẹp truyền thống góp phần làm giàu có thêm cho bản sắc của cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam.