xác định vị trí một số quốc gia ở đong nam á thời phong kiến các bạn giúp mình với mai mình học rồi
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đông nam Á một khu vực khá rộng, ngày nay gồm 11 nước.
* Điều kiện tự nhiên:
- Chịu ảnh hưởng của gió mùa, tạo nên 2 mùa:mùa mưa và mùa khô.
+ Thuận lợi: Cung cấp đủ nước tưới, khí hậu nóng ẩm - > thích hợp cho cây cối sinh trưởng và phát triển.
+ Khó khăn: Gió mùa cũng là nguyên nhân gây ra lũ lụt, hạn hán… ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp
- Cư dân Đông Nam Á, từ xưa đã biết trồng lúa, cây củ quả khác
* Từ những thế kỉ đầu sau Công nguyên, cư dân Đông Nam Á sử dụng rộng rãi đồ sắt và hình thành các vương quốc cổ Đông Nam Á.
2. Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á- Từ thế kỉ X – XVIII, thời kì thịnh vượng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
- Các giai đoạn phát triển của các nước Đông Nam Á
+ Inđônêxia: Vương triều Mô- giô- pa- hit (1213 – 1527)
+ Campuchia: Thời kì Angco (IX – XV)
+ Mianma: Vương triều Pa- gan (XI)
+ Thái Lan: Vương quốc Su- khô- thay (XIII)
+ Lào: Vương quốc Lạn Xạng (XV – VIII)
+ Đại Việt.
+ Champa…
- Từ nửa sau Thế kỉ XVIII, các quốc gia Đông Nam Á suy yếu trở thành thuộc địa Chủ nghĩa tư bản phương Tây.
Ngay từ thời đại đồ đá, người ta đã tìm thấy dấu vết cư trú của con người ở hầu khắp các nước Đông Nam Á. Đến những thế kỉ đầu công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng đồ sắt. Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính, nhưng ở mỗi nước đã hình thành một số ngành thủ công truyền thống như dệt, làm đồ gốm, nghề đúc đồng và sắt. Do nhu cầu trao đổi sản phẩm, việc buôn bán theo đường ven biển rất phát đạt. Một số thành thị - hải cảng đã ra đời và hoạt động nhộn nhịp như Óc Eo (An Giang - Việt Nam), Ta-kô-la (bán đảo Mã Lai) v.v...
Sự phát triển của các ngành kinh tế là cơ sở cho sự ra đời của hàng loạt quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á. Sự ra đời của các vương quốc cổ Đông Nam Á còn găn liền với tác động về mặt kinh tế củạ các thương nhân Ấn và ảnh hưởng của văn hoá An Độ. Các nước Đông Nam Á đã tiếp thu và vận dụng văn hoá Ấn Độ để phát triển sáng tạo văn hoá của dân tộc mình.
Trong khoảng 10 thế kỉ đầu sau Công nguyên, hàng loạt quốc gia nhỏ đã được hình thành và phát triển ở khu vực phía nam Đông Nam Á như Vương quốc Cham-pa vùng Trung ở hạ lưu sông Mê Nam và trên các đảo của In-đô-nê-xi-a. Thời ấy, các quốc gia này còn nhỏ bé, phân tán trên các địa bàn hẹp, sống riêng rẽ và nhiều khi tranh chấp lẫn nhau. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ của các vương quốc cổ, để rồi, trên cơ sở đó hình thành nên các quốc gia phong kiến dân tộc hùng mạnh sau này.
2. Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
Trong khoảng từ thê kỉ VII đến X, ở khu vực Đông Nam Á đã hình thành một số quốc gia, lấy một bộ tộc đông và phát triển nhất làm nòng cốt, thường được gọi là các quốc gia phong kiến “dân tộc” như Vương quốc Cam-pu-chia của người Khơ-me, các vương quốc của người Môn và người Miến ở vùng hạ lưu sông Mê Nam, của người In-đô-nê-xi-a-ở Xu-ma-tơ-ra và Gia-va...
Từ khoảng nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII là thời kì phát triển của các quốc gia phong kiên ở Đông Nam Á. Ở In-đô-nê-xi-a, đến cuối thế kỉ XIII dòng vua Gia-va mạnh lên, đã chinh phục được Xu-ma-tơ-ra, thống nhất In-đô-nê-xi-a dưới vương triều Mô-giô-pa-hit hùng mạnh trong 3 thế kỉ (1213 - 1527), bao gồm hơn 10 nước nhỏ và đảo phụ thuộc, có “sản phẩm quý, đứng hàng thứ hai sau A-rập”. Trên bán đảo Đông Dương, ngoài các quốc gia Đại Việt và Chăm-pa, Vương quốc Căm-pu-chia từ thế kỉ IX cũng bước vào thời Kì Ăng-co huy hoàng. Trên lưu vực sông l-ra-oa- từ giữa thế kỉ XI, quốc gia Pa-gan ở miền Trung đã mạnh lên, chinh phục các tiểu quốc gia khác, thống nhất lãnh thổ, mở đầu cho quá trình hình thành và phát triển của vương quốc Mi-an-ma.
Cũng trong thế kỉ XIII, do sự tấn công của người Mông cổ, một bộ phận người Thái, vốn sinh sống ở thượng nguồn sông Mê Công đã di cư ồ ạt xuống phía nam, định cư ở lưu vực sông Mê Nam và lập nên Vương quốc Su-khô-thay - tiền thân của nước Thái Lan sau này. Một bộ phận khác định cư ở vùng trung lưu sông Mê Công, lập nên Vương quốc Lan Xang (Lào) vào giữa thế ki XIV
Toàn cảnh đô thị cổ Pa gan( Mia-an-ma)
Thế kỉ X-XVIII còn là giai đoạn phát triển thịnh vượng của nền kinh tế khu vực, hình thành những vùng kinh tế quan trọng, có khả năng cung cấp một khối lượng lớn lúa gạo, cá, sản phẩm thủ công (vải, hàng sơn, đồ sứ, thuốc nhuộm, chế phẩm kim khí v.v...) và nhất là những sản vật thiên nhiên (các loại gỗ quý, hương liệu, gia vị, đá quý, ngọc trai, cánh kiến v.v...). Đã có một thời lái buôn của nhiều nước trên thế giới đến đây buôn bán, mang sản vật của Đông Nam Á về nước họ, hay đến những nơi khác xa xôi hơn.
Cùng với sự phát triển kinh tế và với quá trình xác lập các quốc gia “dân tộc”, văn hoá dân tộc cũng dần được hình thành. Sau một thời gian tiếp thu và chon lọc, các dân tộc Đông Nam Á đã xây dựng được một nền văn hoá riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hoá chung của loài người những giá trị tinh thần dân tộc.
Đại Việt \(\Rightarrow\) VN
Lan Xang \(\Rightarrow\) Laò
Pa - Gan \(\Rightarrow\) Mianma
Su- khô-thay \(\Rightarrow\) Thái Lan
Ma-lay-a \(\Rightarrow\) Malayxia
Mô-Giô-Pa-Hít \(\Rightarrow\) inđônêxia
Đại Việt : Việt Nam
Lan Xang : Lào
Pa-Gan : Mianma
Su-khô-thay : Thái Lan
Ma-lay-a : Malayxia
Mô-Giô-Pa-Hít : Inđônêxia
Các công trình kiến trúc của các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á hiện nay đã chịu ảnh hưởng rất lớn từ văn hóa Ấn Độ thời phong kiến. Một số công trình nổi tiếng bao gồm:
-
Tháp Chàm ở Việt Nam: Được xây dựng từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 13, Tháp Chàm là một ví dụ điển hình cho kiến trúc Chăm, một dân tộc có ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ.
-
Angkor Wat ở Campuchia: Là một trong những công trình kiến trúc đáng ngưỡng mộ nhất thế giới, Angkor Wat có kiến trúc Hindu và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hóa Ấn Độ.
-
That Luang ở Lào: Đền That Luang là biểu tượng quốc gia của Lào và có kiến trúc Phật giáo, cũng chịu ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ.
-
Shwedagon Pagoda ở Myanmar: Là một trong những ngôi đền Phật giáo quan trọng nhất ở Myanmar, Shwedagon Pagoda có kiến trúc đặc trưng và cũng chịu ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ.
Các công trình này đều mang trong mình những đặc điểm kiến trúc và điêu khắc đặc trưng của văn hóa Ấn Độ thời phong kiến.
Trong khoảng từ thế kỉ VII đến X, ở khu vực Đông Nam Á đã hình thành một số quốc gia, lấy một bộ tộc đông và phát triển nhất làm nòng cốt, thường được gọi là các quốc gia phong kiến “dân tộc” như Vương quốc Cam-pu-chia của người Khơ-me, các vương quốc của người Môn và người Miên ở vùng hạ lưu sông Mê Nam của người In-đô-nê-xi-a ở Xu-ma-tơ-ra và Gia-va v.v...
Từ khoảng nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII là thời kì phát triển của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á.
Hình 20 - Lược đồ các quốc sia Đông Nam Á cổ đại và phong kiến
Ở In-đô-nê-xi-a, đến cuối thế kỉ XIII dòng vua Gia-va mạnh lên, đã chinh phục được Xu-ma-tơ-ra, thống nhất In-đô-nê-xi-a dưới Vương triều Mô-giô-pa-hít hùng mạnh trong 3 thế kỉ (1213- 1527), bao gồm hơn 10 nước nhỏ và đảo phụ thuộc, có “sản phẩm quý, đứng hàng thứ hai sau A-rập”. Trên bán đảo Đông Dương, ngoài các quốc gia Đại Việt và Cham-pa, Vương quốc Cam-pu-chia từ thế kl IX cũng bước vào thời kì Ăng-co huy hoàng. Trên lưu vực sông l-ra-oa-đi, từ giữa thế kỉ XI, quốc gia Pa-gan ở miền Trung đã mạnh lên, chinh phục các tiểu quốc gia khác, thống nhất lãnh thổ, mở đầu cho quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Mi-an-ma.
Cũng trong thế kỉ XIII, do sự tấn công của người Mông cổ, một bộ phận người Thái, vốn sinh sống ở thượng nguồn sông Mê Công đã di cư ồ ạt xuống phía nam, định cư ở lưu vực sông Mê Nam và lập nên Vương quốc Su-khô-thay - tiền thân của nước Thái Lan sau này. Một bộ phận khác định cư ở vùng trung lưu sông Mê Công, lập nên Vương quốc Lan Xang (Lào) vào giữa thế kỉ XIV.
Hình 21 - Toàn cảnh đô thị cổ Pa-gan (Mi-an-ma)
Cùng với sự phát triển kinh tế và với quá trình xác lập các quốc gia “dân tộc”, văn hoá dân tộc cũng dần được hình thành. Sau một thời gian tiếp thu và chọn lọc, các dân tộc Đông Nam Á đã xây dựng được một nền văn hoá riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hoá chung của loài người những giá trị tinh thần độc đáo.
Từ nửa sau thế kỉ XIII, các quốc gia Đông Nam Á bước vào giai đoạn suy thoái, mặc dù xã hội phong kiến vẫn tiếp tục tồn tại cho tới khi trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây vào giữa thế kỉ XIX.
Hình 22. Toàn cảnh khu đền tháp Bô-ru-bu-rua (In-đô-nê-xi-a)
Mik chúc bạn học tốt
Đông Nam Á là một khu vực khá rộng, ngày nay gồm 11 nước:
Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Bru-nây và Đông Ti-mo. Các nước này cùng có một nét chung về điều kiện tự nhiên, đó là đều chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt: mùa khô lạnh, mát và mùa mưa tương đối nóng. Gió mùa kèm theo mưa rất thích hợp cho sự phát triển của cây lúa nước. Vì thế, cư dân Đồng Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và nhiều loại cây ăn củ, ăn quả khác.
Ngay từ thời đại đồ đá, người ta đã tìm thấy dấu vết cư trú của con người ở hầu khắp các nước Đông Nam Á. Đến những thế kỉ đầu Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng rộng rãi đồ sắt. Cũng chính vào thời điểm này, các quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á bắt đầu xuất hiện.
Sự hình thành và phát triển các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
* Thế kỷ VII đến X, hình thành các quốc gia phong kiến:
- Vương quốc Campuchia của người Khơme
- Vương quốc người Môn, người Miến ở hạ lưu Mê Nam.
- Vương quốc người Inđônêxia ở Xumatra và Giava,...
* Thế kỷ X - XVIII hình thành, phát triển và thịnh đạt:
- Inđônêxia thống nhất và hùng mạnh dưới vương triều Mô-giô-pa-hít (1213 - 1527).
- Bán đảo Đông Dương có Đại Việt, Champa, Campuchia.
- Người Thái ở thượng nguồn sông Mê Kông di cư xuống phía nam lập ra Su -khô- thay (Thái Lan); và Lan Xang (Lào)
- Đây cũng là giai đoạn kinh tế - văn hóa phát triển.
* Sau thế kỷ XVIII Đông Nam Á suy yếu
* Giữa thế kỷ XIX bị phương Tây xâm chiếm
- Từ khoảng nửa sau thế kỉ X- thế kỉ XVIII là thời kì cường thịnh của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
- In-đô-nê-xi-a thống nhất và phát triển hùng mạnh dưới vương triều Mô-giô-pa-hít (1213-1527).
- Trên bán đảo Đông Dương:
+ Cam-pu-chia: thời Ăng-co (từ thế kỉ IX-XV).
+ Lào: vương quốc Lạn Xặng (từ thế kỉ XIV-XVII).
+ Đại Việt: *Chăm-pa; Mi-an-ma: vương triều Pa-gan (từ thế kỉ XI).
*Thái Lan: vương quốc Su-khô-thay.
- Từ nửa sau thế kỉ XVIII bước vào thời kì suy yếu.
- Từ giữa thế kỉ XIX hầu hết các quốc gia ở Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây.
THAM KHẢO:
1+2.Bảng tóm tắt các giai đoạn lịch sử trong sự phát triển của khu vực Đông Nam Á đến giữa thế kỉ XIX:
Giai đoạn | Nội dung chính |
Thế kỉ VII - X | Hình thành các quốc gia phong kiến dân tộc: Vương quốc Cam-pu-chia của người Khơ-me, Vương quốc của người Môn, người Miến ở hạ lưu sông Mê Nam, của người In-đô-nê-xi-a ở Xu-ma-tơ-ra và Gia-va,… |
Thế kỉ X - XIII | Thời kì phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. |
Nửa sau thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX | Đông Nam Á bước vào giai đoạn suy thoái, trở thành thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây. |
3.Phù Nam,Chân Lạp,Lâm Ấp,Đại Việt,...