Phân tích giá trị của từ láy trong đoạn trích : ( viết thành văn )
"Một bếp lửa chờm rờm sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm"
Tại tìm mạng k thấy :)) bài này nói về người bà đã mất ạ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, Tham khảo nha em:
Bài thơ Bếp lửa được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài. Bài thơ được đưa vào tập “Hương cây – Bếp lửa” (1968), tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.
b, Từ láy: chờn vờn
Những từ láy này cho em thấy bếp lửa luôn được bà thắp sáng, dù là ngày hay đêm
c,
Tham khảo nha em:
Câu thơ: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa” gợi lên hình ảnh bếp lửa và tình bà cháu trào dâng một cảm xúc mãnh liệt, thương người bà lặng lẽ, âm thầm trong khung cảnh “biết mấy nắng mưa”.
● Cụm từ “biết mấy nắng mưa” là những vất vả, trắc trở bà phải vượt qua để nuôi đứa cháu trưởng thành. Người bà âm thầm, chịu đựng những vất vả mưa nắng ở đời để nuôi dạy cháu.
● Động từ “thương” gợi lên tình cảm, sự thấu hiểu và biết ơn của cháu đối với những vất vả bà đã trải qua để nuôi mình.
d, 2 bài thơ là:Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹNói với conTừ láy gợi lên hình ảnh về bếp lửa:
+ Chờn vờn: dòng hồi tưởng được bắt đầu bằng hình ảnh thân thương, ấm áp: bếp lửa “chờn vờn sương sớm”. Gợi tả hình ảnh bếp lửa có thật được cảm nhận bằng thị giác ẩn hiện trong sương sớm “chờn vờn”.
+ Ấp iu: gợi bàn tay dịu dàng, kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút, tỉ mỉ của người nhóm lửa.
→ Điệp ngữ “một bếp lửa” kết hợp với các từ láy “chờn vờn”, “ấp iu” gợi lên hình ảnh sống động, chân thực và lung linh của một bếp lửa gần gũi, thân thuộc trong gia đình người Việt.
Hình ảnh bếp lửa tự nhiên, đánh thức dòng hồi tưởng của cháu về bà, người nhóm lửa mỗi sớm mai. Hình ảnh bài thơ lúc nào cũng chập chờn, lay động.
Các từ láy trong đoạn thơ trên là: “chờn vờn, ấp iu”.
- Từ láy “chờn vờn” gợi ánh lửa cháy bập bùng được nhìn qua làn sương mỏng giăng giăng buổi sớm. Đó là một hình ảnh thực in dấu trong tâm khảm nhà thơ, giờ đây nó trở thành một hình ảnh huyền ảo trong hồi ức, đong đầy kỉ niệm đẹp về bếp lửa quê hương.
- Từ láy “ấp iu” trong câu mang giá trị biểu cảm cao, gợi đôi bàn tay nhóm lửa khéo léo, tần tảo, chịu thương, chịu khó của bà “rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen”. Đồng thời “ấp iu” còn gợi tấm lòng chăm chút yêu thương của bà dành cho cháu trong suốt những năm tháng tuổi thơ sống bên bà. Tình cảm bà cháu lớn lên cùng hình ảnh bếp lửa ngày càng “nồng đượm”
- Với sự góp mặt của hai từ láy “chờn vờn, ấp iu”, đoạn thơ đã diễn tả thành công kỉ niệm về bếp lửa, về tấm lòng bà và tình bà cháu thiêng liêng.
Đoan thơ trên trích trong bài “Bếp lửa” của Bằng Việt.
- Hoàn cảnh sáng tác: “Bếp lửa” được sáng tác năm 1963, khi ông đang là sinh viên khoa pháp lí trường Đại học tổng hợp Ki – ép (Liên xô cũ).
Từ láy gợi lên hình ảnh về bếp lửa:
+ Chờn vờn: dòng hồi tưởng được bắt đầu bằng hình ảnh thân thương, ấm áp: bếp lửa “chờn vờn sương sớm”. Gợi tả hình ảnh bếp lửa có thật được cảm nhận bằng thị giác ẩn hiện trong sương sớm “chờn vờn”.
+ Ấp iu: gợi bàn tay dịu dàng, kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút, tỉ mỉ của người nhóm lửa.
→ Điệp ngữ “một bếp lửa” kết hợp với các từ láy “chờn vờn”, “ấp iu” gợi lên hình ảnh sống động, chân thực và lung linh của một bếp lửa gần gũi, thân thuộc trong gia đình người Việt.
Hình ảnh bếp lửa tự nhiên, đánh thức dòng hồi tưởng của cháu về bà, người nhóm lửa mỗi sớm mai. Hình ảnh bài thơ lúc nào cũng chập chờn, lay động.
Đây là hai câu thơ mở đầu bài thơ Bếp lửa, khơi nguồn cho kí ức của Bằng Việt từ nơi xa nhớ về quê hương, nhớ về người bà kính yêu của mình:
"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu, nồng đượm".
Nhà thơ nhớ về những kỉ niệm gắn với hình ảnh bếp lửa: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm. Từ láy tượng hình "chờn vờn" gợi ánh lửa cháy bập bùng được nhìn qua làn sương mỏng giăng giăng buổi sớm. Đó là một hình ảnh thực in dấu trong tâm khảm, được nhà thơ nhớ lại nó thành một hình ảnh huyền ảo trong ánh hồi quang, mang đầy kỉ niệm đẹp về bếp lửa quê hương. Từ hình ảnh ấy, nhà thơ cảm nhận được một sức ấm nóng tỏa ra không chỉ từ bếp lửa hồng sớm mai: Một bếp lửa ấp iu nồng đượm. Từ láy tượng hình "ấp iu" trong câu thơ có giá trị biểu cảm cao, gợi đôi bàn tay nhóm lửa khéo léo, tần tảo, chi chút của người bà. Đồng thời, từ "ấp iu" còn gợi tấm lòng yêu thương, tình bà dành cho cháu trong suốt những năm tháng tuổi thơ sống bên bà. Tình cảm bà cháu lớn lên cùng hình ảnh bếp lửa cứ nồng đượm mãi. Sự góp mặt của hai từ "chờn vờn", "ấp iu" khiến cho câu thơ mang nặng kỉ niệm về kí ức ân tình, về bếp lửa, về tấm lòng bà, về tình bà cháu thiêng liêng.
Đây là hai câu thơ mở đầu bài thơ Bếp lửa, khơi nguồn cho kí ức của Bằng Việt từ nơi xa nhớ về quê hương, nhớ về người bà kính yêu của mình:
"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu, nồng đượm".
Nhà thơ nhớ về những kỉ niệm gắn với hình ảnh bếp lửa: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm. Từ láy tượng hình "chờn vờn" gợi ánh lửa cháy bập bùng được nhìn qua làn sương mỏng giăng giăng buổi sớm. Đó là một hình ảnh thực in dấu trong tâm khảm, được nhà thơ nhớ lại nó thành một hình ảnh huyền ảo trong ánh hồi quang, mang đầy kỉ niệm đẹp về bếp lửa quê hương. Từ hình ảnh ấy, nhà thơ cảm nhận được một sức ấm nóng tỏa ra không chỉ từ bếp lửa hồng sớm mai: "Một bếp lửa ấp iu nồng đượm" . Từ láy tượng hình "ấp iu" trong câu thơ có giá trị biểu cảm cao, gợi đôi bàn tay nhóm lửa khéo léo, tần tảo, chi chút của người bà. Đồng thời, từ "ấp iu" còn gợi tấm lòng yêu thương, tình bà dành cho cháu trong suốt những năm tháng tuổi thơ sống bên bà. Tình cảm bà cháu lớn lên cùng hình ảnh bếp lửa ấp iu nồng đượm mãi. Sự góp mặt của hai từ "chờn vờn", "ấp iu" khiến cho câu thơ mang nặng kỉ niệm về kí ức ân tình, về bếp lửa, về tấm lòng bà, về tình bà cháu thiêng liêng.
a. bếp lửa-bằng việt
c. Điệp ngữ: một bếp lửa (2 lần)
Ẩn dụ: “Bếp lửa ấp iu nồng đượm”. Bếp lửa, ngọn lửa là biểu tượng của lòng bà, tình yêu thương che chở, niềm tin bà truyền cho cháu.
Từ láy trong dòng thơ đầu: “Chờn vờn”
d.
"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa."
Hình ảnh chờn vờn gợi lên những mảnh kí ức hiện về trong tác giả một cách chập chờn như khói bếp. Bếp lửa được thắp lên, nó hắt ánh sáng lên mọi vật và toả sáng tâm hồn đứa cháu thơ ngây. Bếp lửa được thắp lên đó cũng là bếp lửa của cuộc đời bà đã trải qua biết mấy nắng mưa. Từ đó. hình ảnh người bà hiện lên. Dù đã cách xa nửa vòng trái đất nhưng dường như Bằng Việt vẫn cảm nhận được sự vỗ về, yêu thương, chăm chút từ đôi tay kiên nhẫn và khéo léo của bà. Trong cái khoảnh khắc ấy, trong lòng nhà thơ lại trào dâng một tình yêu thương bà vô hạn. Tình cảm bà cháu thiêng liêng ấy cứ như một dòng sông với con thuyền nhỏ chở đầy ắp những kỉ niệm mà suốt cuộc đời này chắc người cháu không bao giờ quên được và cũng chính từ đó, sức ấm và ánh sáng của tình bà cháu cũng như của bếp lửa lan toả toàn bài thơ.
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
Hình ảnh “bếp lửa” trong màn sương sớm đã được khắc họa giản dị nhưng rõ nét và sống động qua ba câu thơ. “Bếp lửa” có lúc sáng mãnh liệt, có lúc yếu, không định hình đã trở thành một đồ dùng, một hình ảnh gần gũi và quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của người dân Việt Nam. Đó không chỉ là nơi để đun nấu mà còn là nơi sum họp, ghi dấu những niềm vui, nỗi buồn của mọi gia đình. Điệp ngữ “một bếp lửa” cùng với các từ láy “chờn vờn”, “ấp iu” đã gợi nên sự ấm áp, đầy tình thương yêu như tấm lòng bà. Từ “ấp iu” gợi lên sự khéo léo của bàn tay bà khi bà nhóm bếp lửa, tấm lòng yêu thương, chi chút của bà đến con cháu. Trong hồi tưởng của cháu, hình ảnh người bà luôn hiện diện cùng bếp lửa qua bao năm tháng. Hình ảnh của bà hiện lên một cách nhẹ nhàng nhưng vô cùng đẹp đẽ trong trái tim người cháu, bà vẫn luôn nhóm bếp lửa mỗi sáng mỗi chiều suốt cả cuộc đời. Hình ảnh “bếp lửa” là biểu hiện cụ thể và sinh động về sự tần tảo, chăm sóc và yêu thương của người bà đối với con cháu trong mọi hoàn cảnh khó khăn, gian khổ. Trước sự hy sinh của bà, người cháu luôn “thương bà biết mấy nắng mưa”. Từ đó làm bật lên tình cảm sâu nặng của người cháu một cách thật tự nhiên, không thể tà xiết vì những “nắng mưa”, khó nhọc vất vả của cuộc đời bà. Từ “thương” diễn đạt rất chân thật mà giản dị không chút hoa mỹ tấm lòng yêu mến bà của cháu.
Từ tình yêu thương và nỗi nhớ da diết, người cháu nhớ về kỉ niệm tuổi thơ sống bên bàQua những hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thảnh, bài thơ Bếp lửa đã gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với gia đình, quê hương, đất nước. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự, bình luận và sự sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bếp lửa gắn liền với người bà “Bếp lửa” là một ài học đạo lí thao thiết. Bài thơ nhắc nhở ta về lối sống thủy chung ân nghĩa, có lòng biết ơn, đối xử ân nghĩa với gia đình, láng giềng và quê hương, cội nguồn dân tộc.