Kể lại bằng văn xuôi bài thơ Con cò mà đi ăn đêm bằng một bài văn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bên nuôi con, những bà mẹ Việt Nam cất lên lời hát ru êm đềm đưa con vào giấc ngủ, nuôi tâm hồn con lớn lên từ tâm hồn dân tộc. Từ cái cò, cái vạc, bài học đấu đời của con bắt đầu:
Con cò mà đi ăn đêm...
Lời ca dao buồn man mác như kể về thân phận của một con người. Đọc bài ca dao, ta có thể cảm nhận ngay đây là một bài ca dao mang tính chất ngụ ngôn độc đáo. Liên tưởng của cuộc sống cao đẹp được tác giả trình bày qua con cò đi kiếm ăn bị gặp nạn.
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Chỉ đọc hai câu lục bát thôi ta có thể hình dung đuọc cảnh cụ thể,. sinh động mà nhân vật trọng tâm lại là "con cò".
Thường thì cò đi kiếm ăn vào ban ngày, ở đây tại sao cò phải đi ăn đêm? Người đọc có thể tự trả lời bỏi vi cò nghèo, gia đình cò không đủ thức ăn để sinh sống. Mở đầu, bài ca dao đã gợi được sự thông cảm, cuốn hút. Với từ "mà" ta nghe như nửa thương xót, nửa như trách móc đồng thời cũng muốn giới thiệu trước điều bất thường sẽ xẩy ra: Đậu phải cành mềm lộn có xuống ao.
Chi tiết "lộn cổ xuống ao" đã đưa chúng ta đến giai đoạn chính căng thẳng nhất. Những từ ngữ "đậu phải", "lộn cổ" nghe thật xót xa, đau lòng. Có lẽ cò không chỉ buồn vì cái chết đang kế bên mà còn buồn vì tất cả như quay lưng đi, như trách móc cò. Nhờ nghệ thuật dùng từ độc đáo tác giả đã giúp chúng ta cảm thông với tâm sự của cò.
“Ông ơi ! Ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
đừng xáo nước đục đau lòng, cò con.
Từ "ông" mà con cò gọi ta có thể hiểu như đó là tác giả, một người duy nhất chứng kiến cảnh đau thương đó. Nếu ta cho "con cò" là tượng trưng cho nhân dân lao động nghèo khổ, bị bóc lột nặng nề. Phải đi kiếm ăn vào ban đêm thì "ông" cũng có nghĩa là nhân dân, là người dân chứng kiến một người khác gặp nạn và nghe được lời khan khoản.
"Ông ơi ! Ông vớt tôi nao"
Lời khẩn cầu của cò hoàn toàn không phải vì sự sống mà muốn giãi bày tâm lòng trong sạch của mình:
"Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng"
Rõ ràng là cò không sợ chết mà cò muốn đem cái chết của mình để chứng minh cho tấm lòng trong sạch khi sa vào đường cùng ngõ cụt, ước muốn sau cùng của cò là:
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục dau long cò con.
Cò muốn chết trong "nước trong". Nếu phải chọn một trong hai cái chết, cò vẫn xin đứng để cho cò chết trong "nước đục". Đó là điều đau đón, tủi lòng. Chi tiết "cỏ con" khiến ta có suy nghĩ. Có thể đây là một con cò còn bé chưa đủ lông cánh vừa mới lớn lên, tập tênh đi kiếm ăn để sống, chưa hiểu biết gi nhiều nên lầm lỡ "đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao". Hoặc "cò con" lá thế hệ sau mà khi chết con cò không muốn cho thế hệ mai sau phải "đau lòng".
Phân tích bài thơ: Con cò mà đi ăn đêm
Dù gì đi nữa thì lời van xin của cò con cũng mang nhiều trắc ẩn khiến ta liên tưởng đến hình ảnh những người nông dân, người lao động Việt Nam sống cuộc đời bần hàn, lam lũ, đôi khi họ trở thành những "con cò đi ăn đêm". Với tính tình đôn hậu, tấm lòng trong sáng khi bị sa vào cạm bẫy, vào bún nho họ vẫn tha thiết với cuộc sông trong sạch, thanh cao nên họ cố giãi bày lòng mình:
"Đừng xáo nước đục đau lòng cò con".
Tấm lòng cò, cò đã giãi bày nhưng "xáo trong" hay "xáo đục" vẫn là do "ông" quyết định. Ta chợt hiểu rằng: Không ít những con cò những con cò phải bị chết trong nựớc đục, đau lòng vì xã hội vô tình hay cố tình không hiểu, không thấy được điều đó. Từ bài ca dao giúp ta nhận rõ ra nỗi khổ của con người. Nó thể hiện tinh thần nhân đạo của nhân dân ta, để thông cảm trước những nỗi đau của người khác. Đồng thời ta cũng nhận ra một điều: Người Việt Nam ta đòi hỏi tinh thần mình, cuộc sống của mình, lịch sử của mình phải tuyệt đối sạch thơm không vẫn đục. Thật là cao cả và đẹp võ cùng ở hai câu cuối cùng.
“Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con"...
Lời dặn dò nghe nghẹn ngào, đau xé tận ruột gan mà thiêng liêng biết đường nào khi nghe nhắc đến từ "cò con"... Chúng ta đang sống trong thời đại đổi mới, mà rộng cửa đón nhận nền văn minh thời đại của nhiều nước trên thế giới. Điều này là tất yếu để tiến bộ, nhất là về mặt khoa học kĩ thuật và đồng thời về mặt văn hóa, sự thay đổi ắt sẽ tiếp nhận nhiều cái mới nhưng chúng ta hãy giữ lấy cái đẹp, cái cao thượng ánh lên từ bài ca dao "Con cò mà đi ăn đêm" đã nêu trên. Đó chính là những nét đẹp cổ truyền thêm vào bản sắc mới của phong cách dân tộc ta hiện nay.
Trời mùa đông. Những trận gió rít vi vu vi vút. Cò sải cánh bay hối hả. Người Cò run lên vì rét, miệng khô khốc vì chưa được miếng gì vào bụng. Giữa đêm đen, có một mình bay lẻ loi. Nghĩ đến các gia đình khác giờ đây đang co tròn trong ổ rơm còn mình thì sải cánh kiếm ăn, Cò trào nước mất vì tủi cực. Cò nhắm mắt nhớ lại chuyện xưa. Hồi đó, Cò cũng nhàn hạ lắm chứ. Cò đâu phải đi suốt đêm, kiếm miếng ăn cơ cực như thế này. Chuyện khiến Cò lâm vào tình cảnh này chỉ có họ hàng nhà Cò và nhà Vạc biết. Ngày đó, Cò và Vạc là bạn thân, thường cùng nhau đi bắt tép. Cò chăm chỉ, thương con đói nên cố tìm bắt, còn Vạc nhác nhớn, không chịu tìm tôm cá. Vì vậy, suốt cả buổi mà Vạc chẳng bắt được con nào. Cò thi no bụng, lại còn đem mấy con cá thia cờ về cho đàn con nhỏ. Vạc thấy thế liền nghĩ bụng: “Nếu làm như Cò thì mệt lắm. Ta chỉ muốn được ăn một mình một ruộng". Thế là ngày đêm, Vạc nghĩ cách hại Cò. Một hôm, Vạc ra vẻ hốt hoảng:
– Ôi! Cái lông xinh đẹp của tôi đâu rồi.
Trước khi chết Cò trăn trối lại cho lũ con là mình đã không làm điều gì xấu khiến chúng phải xấu hổ
Rồi Vạc khóc lóc, kể cho Cò nghe rằng con mình bị ốm, nó muốn có một cái lông Cò, rằng mình đi xin mãi mới được một cái lông Cò tuyệt đẹp.
Ai ngờ về đến đây thì cái lông Cò bị mất. Cò an ủi, nghiến răng rứt một cái lông ở cổ, đưa cho Vạc:
– Thôi! Chị đừng khóc nữa. Chị hãy cầm lấy cái lông này đem về cho cháu bé!
Vạc ra vẻ cảm động nhưng trong lòng hí hứng, nhủ thầm: “Thế là mày tiêu đời rồi Cò nhé”.
Vạc hối hả bay đến nhà kia, đậu trên nóc nhà, chén hết cá phơi, rồi nó đặt cái lông Cò cạnh đó, vội vã bay về nhà, nằm nghĩ đến cảnh Cò bị dân làng đánh đập.
Lại nói về nhà chủ bị mất cá. Khi thấy nong cá của mình sạch bóng, bà điên tiết lên, tìm dấu vết kẻ trộm. Bà thấy cái lông Cò nằm bên cạnh, bà cầm lấy, chạy ra cổng, chửi to:
– Mẹ cha nhà nó chứ, bà đã thương tình cho vào ruộng kiếm cá, lại còn ăn cắp. Từ nay thì đừng hòng bà cho ăn nữa nhé!
Hôm sau, Cò định sà xuống ruộng tìm cá thì từ trong bụi rậm, những viên đá nhỏ tới tấp ném vào người. Cò vội vã bay lêèn, ngạc nhiên trước thái độ của bá chủ nhà. Nó vừa bay vừa nghĩ xem tại sao mình bị như thế. Đến ruộng khác, nó đậu xuống định tìm cá, nhà chủ cũng vác sào đuổi đi. Cò vừa bay lên thì nghe một giọng mỉa mai:
– Định ăn trộm xoá vết, ai ngờ đề lại chiếc lông.
Cò nghe và hiểu ra tất cả. Cò không ngờ Vạc đối xử với mình như thế. Cò đau khổ vì tình bạn của mình dành cho Vạc đã bị lợi dụng. Vậy mà bấy lâu Cò tin tưởng vào tình bạn đó. Giờ đây, Cò thấy mất hết cả niềm tin vào tình bạn.
Từ đó, Cò không làm bạn với ai nữa. Suốt ngày, ru rú trong tổ, không dám ra ngoài. Nhìn đàn con há miệng vì đói, Cò đau thắt ruột. Cò ghé mắt nhìn ra ngoài, bà Cốc đang bay cùng lũ con. Dưới ao, chị Vịt đang hướng dẫn lũ con tập bơi, dáng bộ vui vẻ. Cò rơm rớm nước mắt khi nghĩ từ nay, nhìn không dám ra đón ánh nắng vàng rực nữa. Rồi đây, các con Cò sẽ không được no đủ như trước. Cò biết làm gì đây?
À! Phải rồi, chờ đến đêm mình sẽ đi kiếm thức ăn về cho con. Cò chợt thấy một tia hy vọng nhói lên trong lòng. Từ đó đêm đêm, cò bay đi kiếm ăn. Lần đầu làm quen với bóng tối, Cò run rẩy, sợ sệt. Nhưng rồi đang nghĩ đến các con đang đói đợi mẹ về, Cò lại sải cánh bay. Nhưng thường nó không kiếm được nhiều vì không quen ăn đêm. Cò hay phải ăn đói vì còn phái dành đem về cho con. Nhìn đàn con háo hức há mỏ đớp vội vàng vài con tép, Cò sung sướng trào nước mắt, quên cả đói. Cò hy vọng đêm nào cùng có thức ăn về cho đàn còn nhỏ dù ít còn hơn không.
Cò bừng tỉnh khỏi dòng suy nghĩ triền miên bởi tiếng ú ớ mê ngủ của một chú chim gần đấy. Trời tối đen như mực, Cò không còn biết mình đang bay ở đâu. Nó đậu xuống một nơi mà chẳng biết là chỗ nào.
May quá! Một cánh đồng. Cò sục sạo tìm tôm tép. Mỏ tím rát vì rét mà Cò chẳng bắt được gì. Gà gáy canh hai mà Cò mới mò được một con cá nhỏ. Cò kiếm tìm hối hả. Chợt chân Cò đụng phải một vật gì rắn, mừng rỡ reo lên:
– A! Một con cua. Thế là con ta có miếng ăn rồi.
Sau đó, Cò bay ngay về với lũ con. Trời mịt mù, đen tối, gió rít lên từng trận. Cả người Cò run lên. Cò đáp xuống một cành cây. Ai ngờ, vừa đậu xuống thì cành cây gẫy rắc. Cò chới với rồi lộn cổ xuống ao. Ao sâu, Cò lạnh cóng, không còn sức vỗ cánh. Cò nhìn lên trời, nước mắt tuôn chảy khi nghĩ đến lũ con đang đói. Cò nức nở, mắt nhoà đi. Bỗng nghe có tiếng chân người. Cò vật mình trong bóng đêm rồi người Cò được nâng bổng lên. Một giọng đàn ông:
– A ha! Ta có bữa ăn rồi.
Cò dùng tàn sức, thều thào: “Ông ơi… tôi… Van ông. Ông làm ơn… xáo tôi với nước… trong kẻo con tôi sẽ… nghĩ không… tốt về tôi”.
Giọng người đàn ông sang sảng:
– Được ta sẽ chiều ý miễn là ta được một bữa ngon.
Cò mím cười, gục xuống sau khi trăn trối:
– Các con ơi… hãy… sống cho… trong sạch.
Cò chết đi, các con Cò đã hiểu ra tất cả. Chúng ghi nhớ lời mẹ dặn.
Từ đó, các bà thường hay ru cháu:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Tôi làm nghề đánh cá ở ven biển này đã lâu, nhưng cuộc sống nghèo lắm. Cho đến nay đã già mà gia tài chỉ là ngôi nhà nát, đô dùng cũ kĩ.
Một hôm tôi ra biển đánh cá, kéo lưới mãi mà không được gì. Lần đầu được ít bùn, rác, lần thứ hai được ít rong biển, lần thứ ba được con cá vàng nhỏ bé, nó xin tha mạng và hứa muốn gì nó sẽ cho. Tôi bảo: “Trời phù hộ cho ngươi, ra bể mà vẫy vùng”, rồi thả con cá xuống biển.
Tôi 'về nhà kể lại chưyện đó cho mụ vợ tôi thì mụ lồng lên, chửi mắng tôi thậm tệ: “Sao ngu thê, sao lại không xin gì, ít ra thì cũng xin một cái máng mới, không thấy cái máng cho lợn ăn nhà ta đã nát rồi sao?”
Bực mình, tôi đi ra biển, gọi cá vàng lên xin một cái máng lợn. Cá hứa cho và bơi đi.
Tôi về nhà thì thấy cái máng mới. Tưởng mụ vợ vui mùng, ai ngờ mụ thấy
Tôi thì chửi liền: “Ông vẫn ngu quá, đã xin được thì> xin luôn cái nhà mới cho rộng rãi, tội gì chui rúc mãi vào cái nhà nát này! Đi mau, đi mà xin nhà”.
Tôi lại cặm cụi ra biển, gọi cá vàng lên và nói nguyện vọng của mụ vợ tôi. Cá vảng bảo tôi hãy yên tâm, rồi lặn mất.
Tôi vừa về đến nhà thì một ngôi nhà mới, cao, rộng, đã thay thế ngôi nhà rách nát. Mụ vợ đang ngồi bên cửa sổ, thấy tôi vào, lại mắng oang oang: “Sao ngu hoài vậy? Chỉ xin nhà thôi à? Phải xin cho tôi được làm nhất phẩm phu nhân, tôi chán làm mụ nông dân quèn này lâu rồi. Đi mau!”.
Tôi lại lóc cóc đi ra biển, gọi cá vàng lên và bảo nó ý muốn của mụ vự tôi. Cá vàng an ủi tôi: “Đừng băn khoăn quá. Hãy về đi!”
Tôi về nhà thì quả nhiên mụ vợ tôi đã thành phu nhân đệ nhất, nhà cửa nguy nga, kẻ hau người hạ tấp nập, mụ già liền quát tháo: “Lão kia chỉ xin cho ta làm phu nhân thồi à? Ta muôn lam nữ hoang kia! Đi mà bảo con cá, không thì te đánh lão chết”. Tôi hoảng quá, làm nữ hoàng CÓ phải chuyện đùa đâu? Nhưng chẳng biết làm sao, đành lại đi ra biển. Tôi gọi con cá và bảo nó ý muốn của mụ vợ tôi. Cá bảo tôi đừng hoảng sợ, cứ về đi rồi đâu sẽ vào đấy.
Tôi trở về thì vợ tôi đã thành nữ hoàng. Tôi chào nhưng mụ không nhìn mặt. Được ít lâu, mụ cho người gọi tôi, bảo tôi đi tìm cá vàng và đòi làm Long Vưởng để đượẹ luôn luôn saỉ bảo cá vàng.
Tôi sợ quá, chưa biết làm sao, thì mụ đã sai lính đưa tôi ra biển. Tôi nói với cá ý muốn của mụ vợ, thì cá chăng nói gì, lặn mất. Tôi chờ hồi lâu rồi trở về. Trước mặt tôi là gian nhà cũ kĩ với cái máng lợn nát. Mụ vợ tôi già nua, cáu gắt ngoi bên thềm nhà. Mụ có vẻ thẹn, không dám nhìn tôi, còn tôi thì vừa mừng vừa chán. Mừng vì chặn được ước mơ ngông cuông của mụ vợ, nhưng chán vì thân phận nghèo lại vẫn hoàn nghèo.
Tôi nghĩ tiếc những lời hứa của con cá vàng mà tôi đã sử dụng một cách phí phạm. Tôi đã quá quen với cuộc sông nghèo 'túng đến nỗi không có ý muốn đồi đời. Cho nên khi có dip đả không biết tận dụng. Tôi lại cũng qua hèn, cứ chạy đi chạy lại làm đầu sai cho mụ vợ tham lam mà chẳng nghĩ được việc gi hay hem, sáng suốt hơn. Việc nay không thể chỉ một mực trách cứ mụ vợ tham lam được! Tôi thật ngốc quá, hèn quá!.
Mùa thu năm 1950, Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Cao - Bắc - Lạng (còn gọi là chiến dịch Biên giới) nhằm phá vỡ phòng tuyến bao vây căn cứ Việt Bắc của thực dân Pháp, mở đường liên lạc giữa nước ta với các nước anh em như Trung Quốc, Liên Xô... Quân ta chuẩn bị lực lượng tương đối kĩ, có sự phối hợp chặt chẽ trên các chiến trường Đềgiành thắng lợi.
Trước khi chiến dịch mở màn, Bác đến thăm các đơn vị tham gia chiến dịch và nghỉ lại nơi trú quân của đơn vị tôi. Đêm mưa, trời lạnh, chiến sĩ ngủ quây
quần bên Bác. Nhưng Bác không ngủ. Người ngồi bên đống lửa, hai tay bó gối, đôi mắt trầm ngâm, những vết nhăn như sâu hơn trên vầng trán rộng.
Đêm đã khuya. Cảnh vật chìm trong bóng tối. Thỉnh thoảng văng vẳng đâu đó tiếng vỗ cánh của loài chim ăn đêm. Tiếng mưa rơi tí tách trên mái lán. Đồng đội của tôi đang ngủ say sau một ngày hành quân vất vả. Tôi trở mình, quay mặt về phía đống lửa và lặng lẽ nhìn Bác - người Cha già kính yêu của quân đội và nhân dân Việt Nam. Bác khơi cho bếp lửa cháy bùng lên, hơi ấm toả khắp căn lều dã chiến. Rồi Bác đi dém chăn cho từng chiến sĩ. Bác coi trọng giấc ngủ của bộ đội nên nhón chân rất nhẹ nhàng, cố gắng không gây ra tiếng động. Bác ân cần săn sóc các chiến sĩ không khác gì bà mẹ hiền thương yêu lo lắng cho đàn con.
Tôi dõi theo từng cử chỉ của Bác mà trong lòng trào lên tình cảm yêu thương và biết ơn vô hạn. Ánh lửa bập bùng ln bóng Bác lồng lộng trên vách nứa đơn sơ giống hình ảnh ông tiên, ông bụt trong truyện cổ tích. Tình thương của Bác đã sưởi ấm trái tim chiến sĩ trước giờ ra trận. Tôi cảm thấy mình như đang được che chở trong tình thương bao la, nồng đượm ấy. Lòng tôi bồi hồi, rưng rưng một niềm xúc động. Tôi thì thầm hỏi nhỏ:
- Thưa Bác, sao Bác chưa ngủ ạ? Bác có lạnh lắm không?
Bác không trả lời câu hỏi của tôi mà ân cần khuyên nhủ:
- Chú cứ việc ngủ ngon, Đềlấy sức ngày mai đánh giặc!
Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt mà lòng vẫn thấp thỏm không yên. Những chiến sĩ trẻ chúng tôi sức dài vai rộng, còn Bác vừa yếu lại vừa cao tuổi; Người không ngủ thì làm sao có đủ sức khoẻ Đềchỉ đạo chiến dịch quyết liệt này?
Thời gian vẫn lặng lẽ trôi qua. Trời đang chuyển dần về sáng. Lần thứ ba thức dậy, tôi giật mình thấy Bác vẫn ngồi im như pho tượng, đôi mắt trĩu nặng suy tư, đăm đăm nhìn ngọn lửa hồng. Tôi không thể đành lòng bèn lên tiếng:
- Thưa Bác! Xin Bác chợp mắt một chút cho khoẻ ạ!
Bác cất giọng trầm ấm bảo tôi:
- Cháu đừng bận tâm. Bác không thể yên lòng mà ngủ. Trời thì mưa lạnh thế này, dân công ngủ ngoài rừng tránh sao cho khỏi ướt?! Bác nóng ruột lắm, chỉ mong trời mau sáng!
Nghe Bác nói, tôi càng hiểu tình thương của Người sâu nặng, bao la biết chừng nào! Bác! o cho chiến sĩ, dân công cũng là lo cho chiến dịch, cho cuộc kháng chiến gian khổ mà anh dũng của toàn dân. Tình thương ấy bao trùm lên đất nước và dân tộc.
Sung sướng và tự hào biết bao, tôi được làm người chiến sĩ chiến đấu dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, của Bác! Bác đã khơi dậy trong tôi tình đồng đội, tình giai cấp đẹp đẽ và cao quý. Không đành lòng ngủ yên trong chăn ấm, bên bếp lửa hồng, khi những đồng đội của mình còn phải chịu bao gian khổ, tôi thức luôn cùng Bác. Dường như hiểu được lòng tôi, những ngọn lửa hồng cũng nhảy múa reo vui và càng thêm rực sáng.
Tham khảo
Cũng giống như Lí Bạch, Hạ Tri Chương xa quê lập nghiệp từ bé nên trong lòng ông luôn canh cánh nỗi nhớ nhà da diết. Bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” là tiếng lòng nghẹn ngào của ông sau bao nhiêu năm được đặt chân lên mảnh đất quê nhà lúc tuổi đã xế chiều. Những tiếng thơ nhẹ nhàng nhưng da diết, cứa sâu vào lòng người đọc nỗi niềm xót xa. Đọc câu thơ đầu tiên, người đọc cảm nhận được thời gian đằng đằng mà tác giả rời xa quê hương. Vì con đường công danh mà Hạ Tri Chương đã phải bôn ba bên ngoài, sống vật lộn nơi đất khách quê người chỉ mong tìm được một chỗ đứng trong thiên.
tham khảo :
Bài thơ được viết vào năm 1915, bằng hình ảnh mây và sóng tác giả đã gợi ra cho em bé một cách tưởng tượng riêng nói lên cái tình yêu thiên nhiên vô tư hồn nhiên của em. Bên cạnh đó là những đối đáp rủ rê từ chối khiến em bé tự chủ được bản thân qua đời sống tinh thần và tâm hồn trẻ thơ của em.Mở đầu là lời rủ rê hết sức hấp dẫn của mây và sóng đối với em bé. Là những trò chơi rất thú vị. Với trẻ em, các em rất muốn ham chơi, muốn khám phá nhiều nét riêng biệt muốn tìm những cái thú vị mà người lớn khó mà tưởng tượng được. Với em bé được tác giả này khắc họa cũng thế, em rất muốn đi chơi, rất ham chơi nhưng vì nhớ đến mẹ mà em từ chối các lời rủ rê đó một cách rất khôn khéo và nhanh.Mẹ ơi, những người sống trên mây đang gọi con:"Chúng ta chơi đùa từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà,Chúng ta chơi với buổi sớm mai vàng,Chúng ta chơi với vầng trăng bạc."Ở hai đoạn tiếp theo là sự chỉ dẫn của mây và sóng để em bé lên chơi cùng họ, nhưng em bé đã từ chối. Tất cả chỉ vì nhớ mẹ đang ở nhà đợi. Điều này chứng tỏ em bé rất yêu thương mẹ mình. Và cũng không thể bỏ lại cuộc chơi ở đây mà em bé đã mở ra một hướng khác với mình.Con hỏi: "Nhưng tôi làm sao mà lên được với các người?”Họ trả lời: “Hãy đến bên bờ trái đất,và đưa tay lên trời,em sẽ được nhấc bổng lên mây."Con nói: "Mẹ tôi đang đợi ở nhàLàm sao tôi có thể bỏ mẹ tôi mà đi được ?"Thế là họ cười rồi bay đi mất.Nhưng con biết một trò chơi thích hơn trò ấy, mẹ ơi.Con sẽ là mây và mẹ sẽ là trăng.Con sẽ lấy hai tay trùm lên người mẹ,Và mái nhà sẽ là bầu trời xanh thẳm.Em bé đã nghĩ ra một cách khả quan hơn, sáng tạo hơn đó là đưa hình ảnh của mẹ vào trong giấc mơ của mình. Và đã đưa tình cảm của mẹ vào với em. Điều này còn chứng tỏ được tình yêu mà em bé dành cho mình và những tình cảm trong sáng đó mãi hiện hữu và lưu đọng trong em, dù đi đâu là gì cũng đều nhớ về người mẹ của mình. Không bao giờ vì cuộc chơi mà em bỏ mẹ mình.Ở các đoạn thơ còn lại là những lời đối đáp rát trẻ thơ và hồn nhiên của em với sóng. Các hình ảnh này hiện về làm cho em lại có cảm giác muốn đi chơi những cũng vì nghĩ tới mẹ, thương mẹ mà em bé bỏ cuộc chơi và về với mẹ mình. Thế nhưng em lại nghĩ theo hướng khác đưa mẹ làm sóng và em bé lăn tăn gợn bên lòng mẹ. Qua sự đối đáp của em bé với mây và sóng cho thấy em bé là một người rất yêu thương mẹ mình. Dù có cuộc chơi có vui tới đâu em cũng không bỏ mẹ mà đi chơi.Qua bài thơ này, tác giả đã gợi được trong lòng người đọc với sự hiện hữu của em bé đó là một tình cảm thiêng liêng của em dành cho mẹ, là coi ngợi tình yêu của mẹ dành cho người con của mình và tác giả cũng rất cảm động tới tấm lòng thiết tha, nồng hậu của em bé đối với mẹ mình.
Cũng giống như Lí Bạch, Hạ Tri Chương xa quê lập nghiệp từ bé nên trong lòng ông luôn canh cánh nỗi nhớ nhà da diết. Bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” là tiếng lòng nghẹn ngào của ông sau bao nhiêu năm được đặt chân lên mảnh đất quê nhà lúc tuổi đã xế chiều. Những tiếng thơ nhẹ nhàng nhưng da diết, cứa sâu vào lòng người đọc nỗi niềm xót xa. Đọc câu thơ đầu tiên, người đọc cảm nhận được thời gian đằng đằng mà tác giả rời xa quê hương. Vì con đường công danh mà Hạ Tri Chương đã phải bôn ba bên ngoài, sống vật lộn nơi đất khách quê người chỉ mong tìm được một chỗ đứng trong thiên
Câu1:Đọc bài ca dao:"Con cò mà đi ăn đêm,đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao,ông ơi ông vớt tôi nao,tôi có lòng nào ông hãy xáo măng,có xáo thì xáo nước trong,đừng xáo nước đục đau lòng cò con!
A.Cho biết thể loại văn học và phương thức biểu đạt của bài ca dao?
=> thể loại : truyện ngụ ngôn
=> PTBĐ : tự sự
B.Lời nói của con cò trong bài gợi cho em nhớ đến câu thành ngữ nào?
=> Lời nói của con cò trong bài gợi cho em nhớ đến câu thành ngữ Chết trong còn hơn sống đục
Hãy đặt 1 câu với thành ngữ đó?
=> các samurai của nhận bản thà chết trong còn hơn sống đục
C.Nêu tên 2 phép tu từ mà tác giả vận dụng trong bài?
=> BPTT : nhân hoá ( thay vì gọi tên con cò tác giả đổi thành tôi trong câu thơ : Ông ơi! Ông vớt tôi nao, Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
=> BPTT : ẩn dụ ( con cò )
D.Trình bày ngắn gọn(3 đến 5 dòng) nêu suy nghĩ của em về cuộc sống và thái độ sống của con cò trong bài?
BN có thể Tham khảo dàn ý sau để có thêm ý nhé !
Gợi ý:
- Cuộc sống bấp bênh, khổ cực, bị dồn ép đến bước đường cùng.
- Nhưng những người nông dân vẫn luôn giữ phẩm chất, thái độ sống tốt đẹp, sống một cuộc đời lương thiện, không gian dối, gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Trong một đêm rét mướt trên đường đi chiến dịch cùng với Bác, bộ đội chúng tôi được nghỉ lại ở một khoảng rừng nhỏ. Sau một ngày dài hành quân mọi người thấm mệt nên chìm vào giấc ngủ sớm chỉ có Bác vẫn còn trầm ngâm bên bếp lửa. Khi đó tôi giật mình tỉnh giấc thì trời đã khuya, nhìn thấy Bác đi dém chăn cho từng người, đốt thêm lửa sưởi ấm cho chúng tôi, tôi thương Bác vô cùng. Tới lần thứ ba tỉnh giấc tôi hốt hoảng khi thấy Bác vẫn thức, dù tôi có nằng nặc mời Người đi ngủ Bác nói “ Bác ngủ không an lòng”. Bác lo cho đoàn dân công phải ngủ ngoài rừng rét mướt, Bác thương những người lính phải ra trận… Trong lòng tôi trào dâng một nỗi thương kính Bác và nỗi vui sướng mênh mông khi được thức cùng Người.
Tôi van ông… Tôi van ông… Đó là nguyện vọng cuối cùng của đời tôi… mong ông chấp nhận… Trời ơi! Tội nghiệp các con tôi…
Tiếng van xin não nuột da diết từ đâu vọng đến, xoáy vào lòng em. Em vùng dậy ra mở cửa. Lời van vỉ theo gió thoảng đến, tiếng được, tiếng mất. Đi ngược hướng gió, lần theo tiếng thì thào, em đã ra đến đầu làng. Cạnh ao cá lớn là cái lều trông cá của ông Thanh. Trong lều, có tiếng người hỏi nhau tìm hộp diêm châm lửa. Trước cửa lều, một con cò xõa cánh ướt lướt thướt đang nằm thoi thóp. Nghe tiếng bước chân người, cò cố ngóc đầu lên nhìn em với đôi mắt hoảng hốt, cầu khẩn. Em như chợt hiểu ra mọi chuyện…
– Mẹ ơi! Chúng con đói quá! – Ngủ đi các con! Cố ngủ cho quên đói. Sáng mai mẹ về, sẽ có cá cho các con ăn. Cò mẹ vừa nói vừa vuốt nhẹ lên lớp lông tơ óng mượt của lũ con. Chị gạt thầm nước mắt, trong đầu cứ xoáy lên câu hỏi: Làm thể nào bây giờ ? Biết tìm đâu ra mồi ? Dạo này chuyển vụ, thức ăn khan hiếm quá! Tôm tép biến hết đi đằng nào… Có tiếng lao xao của mấy chị Vạc rủ nhau đi ăn đêm. Bỗng cò mẹ nghĩ: Hay mình cũng đi như họ xem sao? Họ nhà Cò xưa nay chỉ quen kiếm ăn ban ngày, nhưng biết đâu ban đêm lại sẵn mồi hơn, may ra mình kiếm được chút gì cho lủ trẻ. Nhìn các con ngủ trong cơn đói, lòng cò mẹ như lửa đốt. Chị thầm thì: – Các con ngoan nhé! Mẹ đi một lát sẽ về. Lũ cò con nhao nhao: – Mẹ cố kiếm cái gì cho chúng con ăn nhé! Hướng về phía cánh đồng, cò,mẹ bay rảo tới. Con đường mọi ngày thân quen là thế mà sao ban đêm trở nên lạ hẳn. Cò không biết là mình đã đến đoạn nào. Bỗng thấy ở dưới có một vệt đen mờ, trông như một cành cây nho nhỏ. Cò nghĩ bụng: Ta nghỉ chân một chút rồi sẽ bay tiếp. Ối Ùm … Hóa ra vệt đen đó chỉ là một nhánh cây mềm mọc bên bờ ao. Cò cố bay lên. Mọi ngày đi kiếm mồi trên ruộng, cò chỉ lội nước ngập đến khoeo chân. Bây giờ ngã xuống ao, khua khoắng mãi mà cò không sao nhấc nổi thân mình lên được. Càng vùng vẫy, đôi cánh càng nặng trĩu. Cò mẹ trào nước mắt, thầm gọi các con. Một vệt sáng đèn pin lia đến chỗ cò cùng với tiếng quát; – A! Con cò ma lanh dám nhờ bóng đêm để ăn trộm cá phải không? Thật đáng đời! Quân ăn trộm sẽ được một bài học. Thịt cò xáo măng ngọt ra phết đấy! – Không! Không phải như thế đâu, các ông ơi! Cò cố nghểnh cổ thanh minh nhưng không ai chú ý đến cả. Người ta giục nhau vặt lông cò. Cầm chắc cái chết, cò mẹ lo sợ, hoảng hốt khi nghĩ đến đàn con. Sáng ra, tỉnh dậy không thấy mẹ đâu, chúng sẽ ra sao? Chúng đã lớn, có thể tự kiếm ăn đôi chút được rồi nhưng nếu biết mẹ bị bắt vì ăn trộm cá, chúng sẽ nghĩ như thế nào? Từ trước đến giờ, cò mẹ vẫn luôn dạy các con phải sống lương thiện, phải biết tự trọng, phải thương yêu giúp đỡ mọi người… Vậy mà giờ đây, mẹ chúng lại chết vì ăn trộm ư? Không, không thể được! Khi người canh ao cá tới gần, túm hai cánh cò nhấc lên, cò cô hết sức nói tha thiết và rành rọt: – Ông ơi! Vì các con tôi đói quá nên tôi phải đi kiếm ăn đêm. Không ngờ… Tôi thực tình không biết đó là ao cá người nuôi. Tôi chưa bao giờ làm điều xấu. Vì thế tôi tha thiết mong ông cho tôi một ân huệ cuối cùng. Nếu có xáo măng, xin ông hãy xáo bằng nước trong, chớ dùng nước đục. Có như vậy thì nỗi oan của tôi mới được giải, tâm hồn tôi được thanh thản và các con tôi mới khỏi đau lòng. Hai hàng nước mắt lã chã, cò mẹ nói xong nhắm nghiền mắt lại, chờ đợi giây phút cuối cùng… Chợt có tiếng mẹ lay gọi dồn dập: – Dậy thôi, dậy thôi con ! Đến giờ đi học rồi kìa! Trời ơi, sao nằm ngủ mà nước mắt đầm đìa thê hả con ? Em bàng hoàng tỉnh giấc. Thì ra tất cả chỉ là một giấc mơ. Bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm mà cô giáo vừa dạy hôm qua đã sống lại trong giấc mơ của em như thế đó. Em hỏi bà về ý nghĩa của bài ca dao, bà nói: Người nông dân nghèo khổ xưa kia luôn đề cao cách sống trong sạch, chết trong hơn sống đục. Họ muốn mượn lời con Cò để nói lên điều ấy, cháu ạ !I. Mở bài:
Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh, thời gian nhân vật xuất hiện.
– Đêm đông gió rét.
II. Thân bài:
Kể các sự kiện xảy ra với Cò; cách ứng xử của Cò…
1. Lý do Cò phải đi ăn đêm.
– Cò và Vạc cùng kiếm ăn một ruộng: Cò chăm chỉ, Vạc lười nhác. Cò kiếm được miếng ăn cho mình và các con; Vạc nhịn đói.
– Vạc lập mưu hại Cò, khiến Cò không thể kiếm ăn ban ngày được nữa.
2. Cảnh đi kiếm ăn trong đêm của Cò:
– con đói gào khóc.
– Đêm đông mưa dầm rét mướt.
– Thức ăn khan hiếm, Cò bay hết ao này, ruộng khác lầm lũi kiếm ăn.
– Trời tối đen, Cò mệt mỏi quá đặt chân xuống cành cây non mềm oặt. Cò rơi xuống ao.
– Cò kêu cứu thảm thiết, Cò nghĩ đến đàn con nhịn đói ở nhà.
– Cò được vớt lên; nhưng lại chết thảm bởi bàn tay một kẻ độc ác.
– Trước khi chết Cò trăn trối: “Vui lòng chết nhưng xin người kia kể rõ cho các con Cò nghe: Cò đã không làm điều gì xấu để các con phải xấu hổ.
III. Kết bài:
Cảnh đàn con khi nghe lại lời trăn trối của mẹ.
BÀI THAM KHẢO
Trời mùa đông. Những trận gió rít vi vu vi vút. Cò sải cánh bay hối hả. Người Cò run lên vì rét, miệng khô khốc vì chưa được miếng gì vào bụng. Giữa đêm đen, có một mình bay lẻ loi. Nghĩ đến các gia đình khác giờ đây đang co tròn trong ổ rơm còn mình thì sải cánh kiếm ăn, Cò trào nước mất vì tủi cực. Cò nhắm mắt nhớ lại chuyện xưa. Hồi đó, Cò cũng nhàn hạ lắm chứ. Cò đâu phải đi suốt đêm, kiếm miếng ăn cơ cực như thế này. Chuyện khiến Cò lâm vào tình cảnh này chỉ có họ hàng nhà Cò và nhà Vạc biết. Ngày đó, Cò và Vạc là bạn thân, thường cùng nhau đi bắt tép. Cò chăm chỉ, thương con đói nên cố tìm bắt, còn Vạc nhác nhớn, không chịu tìm tôm cá. Vì vậy, suốt cả buổi mà Vạc chẳng bắt được con nào. Cò thi no bụng, lại còn đem mấy con cá thia cờ về cho đàn con nhỏ. Vạc thấy thế liền nghĩ bụng: “Nếu làm như Cò thì mệt lắm. Ta chỉ muốn được ăn một mình một ruộng". Thế là ngày đêm, Vạc nghĩ cách hại Cò. Một hôm, Vạc ra vẻ hốt hoảng:
– Ôi! Cái lông xinh đẹp của tôi đâu rồi.
Trước khi chết Cò trăn trối lại cho lũ con là mình đã không làm điều gì xấu khiến chúng phải xấu hổ
Rồi Vạc khóc lóc, kể cho Cò nghe rằng con mình bị ốm, nó muốn có một cái lông Cò, rằng mình đi xin mãi mới được một cái lông Cò tuyệt đẹp.
Ai ngờ về đến đây thì cái lông Cò bị mất. Cò an ủi, nghiến răng rứt một cái lông ở cổ, đưa cho Vạc:
– Thôi! Chị đừng khóc nữa. Chị hãy cầm lấy cái lông này đem về cho cháu bé!
Vạc ra vẻ cảm động nhưng trong lòng hí hứng, nhủ thầm: “Thế là mày tiêu đời rồi Cò nhé”.
Vạc hối hả bay đến nhà kia, đậu trên nóc nhà, chén hết cá phơi, rồi nó đặt cái lông Cò cạnh đó, vội vã bay về nhà, nằm nghĩ đến cảnh Cò bị dân làng đánh đập.
Lại nói về nhà chủ bị mất cá. Khi thấy nong cá của mình sạch bóng, bà điên tiết lên, tìm dấu vết kẻ trộm. Bà thấy cái lông Cò nằm bên cạnh, bà cầm lấy, chạy ra cổng, chửi to:
– Mẹ cha nhà nó chứ, bà đã thương tình cho vào ruộng kiếm cá, lại còn ăn cắp. Từ nay thì đừng hòng bà cho ăn nữa nhé!
Hôm sau, Cò định sà xuống ruộng tìm cá thì từ trong bụi rậm, những viên đá nhỏ tới tấp ném vào người. Cò vội vã bay lêèn, ngạc nhiên trước thái độ của bá chủ nhà. Nó vừa bay vừa nghĩ xem tại sao mình bị như thế. Đến ruộng khác, nó đậu xuống định tìm cá, nhà chủ cũng vác sào đuổi đi. Cò vừa bay lên thì nghe một giọng mỉa mai:
– Định ăn trộm xoá vết, ai ngờ đề lại chiếc lông.
Cò nghe và hiểu ra tất cả. Cò không ngờ Vạc đối xử với mình như thế. Cò đau khổ vì tình bạn của mình dành cho Vạc đã bị lợi dụng. Vậy mà bấy lâu Cò tin tưởng vào tình bạn đó. Giờ đây, Cò thấy mất hết cả niềm tin vào tình bạn.
Từ đó, Cò không làm bạn với ai nữa. Suốt ngày, ru rú trong tổ, không dám ra ngoài. Nhìn đàn con há miệng vì đói, Cò đau thắt ruột. Cò ghé mắt nhìn ra ngoài, bà Cốc đang bay cùng lũ con. Dưới ao, chị Vịt đang hướng dẫn lũ con tập bơi, dáng bộ vui vẻ. Cò rơm rớm nước mắt khi nghĩ từ nay, nhìn không dám ra đón ánh nắng vàng rực nữa. Rồi đây, các con Cò sẽ không được no đủ như trước. Cò biết làm gì đây?
À! Phải rồi, chờ đến đêm mình sẽ đi kiếm thức ăn về cho con. Cò chợt thấy một tia hy vọng nhói lên trong lòng. Từ đó đêm đêm, cò bay đi kiếm ăn. Lần đầu làm quen với bóng tối, Cò run rẩy, sợ sệt. Nhưng rồi đang nghĩ đến các con đang đói đợi mẹ về, Cò lại sải cánh bay. Nhưng thường nó không kiếm được nhiều vì không quen ăn đêm. Cò hay phải ăn đói vì còn phái dành đem về cho con. Nhìn đàn con háo hức há mỏ đớp vội vàng vài con tép, Cò sung sướng trào nước mắt, quên cả đói. Cò hy vọng đêm nào cùng có thức ăn về cho đàn còn nhỏ dù ít còn hơn không.
Cò bừng tỉnh khỏi dòng suy nghĩ triền miên bởi tiếng ú ớ mê ngủ của một chú chim gần đấy. Trời tối đen như mực, Cò không còn biết mình đang bay ở đâu. Nó đậu xuống một nơi mà chẳng biết là chỗ nào.
May quá! Một cánh đồng. Cò sục sạo tìm tôm tép. Mỏ tím rát vì rét mà Cò chẳng bắt được gì. Gà gáy canh hai mà Cò mới mò được một con cá nhỏ. Cò kiếm tìm hối hả. Chợt chân Cò đụng phải một vật gì rắn, mừng rỡ reo lên:
– A! Một con cua. Thế là con ta có miếng ăn rồi.
Sau đó, Cò bay ngay về với lũ con. Trời mịt mù, đen tối, gió rít lên từng trận. Cả người Cò run lên. Cò đáp xuống một cành cây. Ai ngờ, vừa đậu xuống thì cành cây gẫy rắc. Cò chới với rồi lộn cổ xuống ao. Ao sâu, Cò lạnh cóng, không còn sức vỗ cánh. Cò nhìn lên trời, nước mắt tuôn chảy khi nghĩ đến lũ con đang đói. Cò nức nở, mắt nhoà đi. Bỗng nghe có tiếng chân người. Cò vật mình trong bóng đêm rồi người Cò được nâng bổng lên. Một giọng đàn ông:
– A ha! Ta có bữa ăn rồi.
Cò dùng tàn sức, thều thào: “Ông ơi… tôi… Van ông. Ông làm ơn… xáo tôi với nước… trong kẻo con tôi sẽ… nghĩ không… tốt về tôi”.
Giọng người đàn ông sang sảng:
– Được ta sẽ chiều ý miễn là ta được một bữa ngon.
Cò mím cười, gục xuống sau khi trăn trối:
– Các con ơi… hãy… sống cho… trong sạch.
Cò chết đi, các con Cò đã hiểu ra tất cả. Chúng ghi nhớ lời mẹ dặn.
Từ đó, các bà thường hay ru cháu:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.