K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 10 2016

Yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh xuất phát từ truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản. Hồ Chí Minh coi yêu thương con người là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất; nó thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân trong quan hệ xã hội.

Yêu thương con người thể hiện trước hết là tình yêu thương với đại đa số nhân dân, những người nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột. Phải làm mọi việc để phát huy sức mạnh của mỗi người; đoàn kết để phấn đấu cho đạt được mục tiêu “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.
 
Yêu thương con người thì phải tin vào con người. Với mình thì chặt chẽ, nghiêm khắc; với người thì khoan dung, độ lượng, rộng rãi, nâng con người lên, kể cả với những người lầm đường, lạc lối, mắc sai lầm, khuyết điểm.
 
Yêu thương con người là giúp cho mỗi người ngày càng tiến bộ, tốt đẹp hơn. Phải thực hiện phê bình, tự phê bình chân thành, giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm để không ngừng tiến bộ.
 
Hồ Chí Minh – Bác Hồ kính yêu của chúng ta, Người đã cống hiến cả đời mình cho non sông, đất nước, cho dân tộc; đem lại độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Cả cuộc đời mình Bác chỉ có một ham muốn duy nhất, lớn nhất: đó là làm sao cho đất nước được độc lập tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Qua những câu chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đều khắc họa đậm nét tình thương yêu bao la của Bác đối với con người - một tấm lòng vị tha, bao dung…
 
Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về yêu thương con người, sống có nghĩa có tình, mỗi cán bộ, đảng viên cần đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác:
 
- Trong mối quan hệ giữa người với người phải khoan dung, độ lượng, chân thành, tránh ác cảm, thù hằn, cá nhân. Phải có tình yêu nhân dân, tôn trọng nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân, bảo vệ những quyền lợi chính đáng của nhân dân; không được coi mình là quan cách mạng để nhũng nhiễu, gây khó dễ cho nhân dân. Phải luôn lắng nghe, luôn thấu hiểu để cùng cảm thông, cùng chia sẻ nhất là khi nhân dân gặp hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn.
 
- Đối với đồng sự phải có lòng yêu thương, trương trợ, giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ và ngày càng tốt đẹp hơn. Luôn thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tự phê bình và phê bình, trên tinh thần thẳng thắn và chân thật, không “lựa gió bẻ măng”, “vơ đũa cả nắm”, nâng cao quan điểm để “đánh một đòn cho tới chết”.
 
- Khi nhận xét, đánh giá một con người phải có tính bao quát, tránh nhìn nhận, đánh giá một cách phiến diện, chỉ nói đến khuyết điểm mà không thấy ưu điểm của con người. Đối với những hành vi sai trái phải nghiêm khắc phê bình, xử lý nhưng cũng tạo cơ hội để đồng chí mình sửa chữa, khắc phục và vươn lên. Trong đấu tranh phê bình phải cụ thể, rỏ ràng, không nói chung chung kiểu ai hiểu thế nào cũng được.
Chúc bạn hx tốt!
24 tháng 10 2016

Tình thương là nơi bắt đầu của một trái tim nhân hậu, trái tim ấy là bài cát ngày ngày đón nhận những đợt sóng tình thương dào dạt vỗ nhịp vào cuộc sống con người. Vì lẽ đó, thật đẹp biết bao nhiêu nếu như những đợt sóng ấy cứ âm thầm vỗ nhịp, hoà cùng nhịp đập với những trái tim nhân từ. Cuộc đời con người lấy tình thương nuôi dưỡng tâm hồn, từ tâm hồn xây dựng nên một trái tim của tình yêu, lẽ sống và dần dần trái tim ấy chợt sáog long lanh trở thành một trái tim hoàn thiện. Và không biết từ bao giở mọi người cho ràng: “Trái tìm hoàn thiện nhất là trái tim có nhiều mảnh vá".

“Trái tim hoàn thiện"? Phải chăng đó là trái tim đang hoà nhịp đập, mang trên mình dòng máu đỏ là trái tim đẹp nhất trong những trái tim? Đúng vậy, chắc hẳn trái tim ấy là một trái tim hoàn thiện, nhưng trong một khía cạnh nào dó. Tồn tại trong mối quan hệ xã hội đời sống loài người “trái tim hoàn thiện'” là trái tim biết dung hoà tất cả phẩm chất tốt đẹp của con người. Phẩm chất ấy bao gồm tất cả những tình cảm, cảm xúc cùa một con người đích thực. Như bao lâu nay vẫn vậy, con người là tạo vật vĩ đại và hoàn thiện nhất của tạo hoá, để cho ai đó phải thốt lên rằng: “Con người – tôi xin cúi đầu trước Người”. Sự vĩ đại ấy không chỉ riêng là trí tuệ với lí trí sắc bén mà còn là một tình cảm thánh thiện bên trong một trái tim hoàn thiện.

Một trái tim hoàn thiện luôn ngự trị trong con người giàu lòng nhân ái, vị tha, cả một cuộc đời luôn cống hiếu, dâng mình tất cả, luôn biết dung hòa giữa cho và nhận vì một lẽ, vì một diều duy nhất, đó là vì tình yêu giữa người vớì người. Những con người ấy lúc nào cũng tồn tạì một trái tim luôn luôn biết lắng nghe, luôn luôn biết thấu hiểu, biết yêu thươrg và sẻ chia chấp nhận hi sinh bản thân mình để mang đến niềm vui đích thực chơ những người xung quanh.

 

Trái tim có nhiều mảnh vá là trái tim chịu nhiều tổn thất, chịu nhiều nỗi đau và chia sẻ, hi sinh vì những cuộc đời khác. Xung quanh ta, mọi người trao yêu thương cho nhau bằng lời nói, ánh mắt, cử chỉ một lần trao yêu thương là một lần con tim lại mở lòng, thổn thức đến kì lạ. Có được sự hoàn thiện của trái tim, lòng nhân ái, vị tha là liều thuốc mạnh, hoá giải từng mật mã khó nhất để giải thoát một trái tim đang ngập trong lầm lỗi, trong ganh đua, ích kỉ. Hành động sẵn sàng tha thứ cho những lỗi lầm mà ai đó mắc phải, nếu có thể ta hãy mở lòng mình đón nhận hành động sửa sai cho dù lỗi lầm ấy có vô tình tổn thương cho ta. Có thể vẫn còn đau khổ, vần còn tổn thương nhưng thời gian sẽ mang đi tất cả, lau đi những vết thương lòng và sẽ là hạnh phúc biết bao nhiêu khi ta trao trọn sự tin yêu cho người khác, để người ấy luôn biết rằng họ đã có một lối đi riêng trong trái tim của chính chúng ta. Lòng nhân ái, vị tha bao giờ cũng đưa con người vào thiên đường của ước vọng, của tình yêu thương con người trao đến nhau. Nó bao giờ cũng đem đến cho trái tim một tinh thần thương yêu, chia sẻ, biết cúi mình xuống đón nhận bao nỗi đau bất hạnh, san sẻ những gì có thể dù cho rất nhỏ nhưng cái nhỏ nhoi đó chính là “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Những ngày bận rộn cuối cùng của năm, gạt đi tất cả công việc bận rộn, mọi người cùng hướng trái tim vào bao người còn nghèo khổ, gom góp từng tình yêu thương xây dựng nên “toà lâu đài hạnh phúc” cho những linh hồn bé nhỏ, cho bao nhiêu người không có mái ấm gia đình. Con người Việt Nam trải qua muôn ngàn gian khổ, đau thương và mất mát mới gây dựng được một đất nước thanh bình như ngày nay. Đau thương là thế, mất mát là thế, họ đã gạt đi đau thương của mình, tự tìm đến hạnh phúc đích thực và đột nhiên lại rơi lệ trước bao nỗi đau của người khác kém hạnh phúc hơn. Bao con người ấy, bao người Việt Nam ấy, họ đều có trái tim Việt Nam hoàn thiện nhất.

Những trái tỉm hoàn thiện ấy đã chứng minh một điều rằng họ ỉà những con người chân chính. Có ai đó đã từng khẳng định rằng “con người không có mục đích nào khác ngoài mục đích trở thành con người chân chính”. Để phấn đấu trở thành con người chân chính là phải dấn bước trên một con đường lâu dài. Con người chân chính là phải có trái tim và trí tuệ luôn hướng thiện. Biết sống đúng nghĩa, luôn đeo đuổi mục đích hướng thiện và ấp ủ trong tim rằng phải biết mang đến và chia sẻ hạnh phúc của mình cho mọi người, biết tự làm mình cảm thấy hạnh phúc. Một trái tim hoàn thiện bao giờ cũng lấy những điều ấy làm kim chỉ nam cho hành động và mục đích sống cho riêng mình. Trái tim ấy có thể vì người khác mà chính lòng mình cũng cảm thây tổn thương, rồi tự hoá giải những tổn thương ấy bằng cách lấy hạnh phúc của mọi người làm hạnh phúc của mình. Niềm hạnh phúc ấy có thể xem như là mảnh vá thủng vừa tổn thương và dần dần trái tim ấy có nhiều mảnh vá -một trái tim có chiểu sâu của bao lần thổn thức vì mỗi lẩn đau.

Bằng cuộc đời của vị lãnh tụ vỉ đại của chúng ta, ta có thể thấy được rằng tất cá những điều ây đều là sự thật . Một cuộc đời bôn ba đên những vùng đất lạ, tìm kiếm bao lí tưởng tuyệt vời nhất để rồi suốt một đời Người sẵn sàng hi sinh hạnh phúc riêng tư, thậm chí là cá một cuộc đời để tìm đến những ngày sống độc lộp tự do cho toàn dân tộc. Những ngày mà toàn dân tộc được hạnh phúc là những ngày mà cuộc đời Người cỏm thấy hạnh phúc nhất mặc dù Người đẫ đi xa không thể chứng kiến được những ngày ấy, nhưng mãi mãi tấm chân dung cùa Người vẫn mỉm cười hạnh phúc.

"Nếu là con chim chiếc lá

Thì con chim phải hót

Chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không có trả?

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình?”

Noi gương Người ta cũng phải sấng làm sao để có được hạnh phúc. Sống giữa một cộng đồng, nhận được tất cả những tình cảm đoàn kết, thân ái, tương trợ của mọi người, chúng ta đà tin tưởng, thương yêu và giúp đỡ mọi người. Karl Mark từng nói: “Hạnh phúc là đấu tranh” và “người nào mang đến hạnh phúc cho nhiều người nhất chính là người hạnh phúc nhất”, một con người khó bao giờ đến được với sự hoàn thiện tuyệt đối nhưng con người luôn sống và hướng đến sự hoàn thiện ây. Mỗi bông hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời, hướng về đó nó có thể cảm nhận được ánh nắng mặt trời đang toả ấm để nó biết rằng nó vẫn còn tồn tại. Và con người cũng vậy, chừng nào con người còn sống, họ cũng hướng thiện trái tim họ sẵn sàng hướng đến mọi trái tim, sẵn sàng xích lại gần nhau hơn khi mọi cần tới nhau. Sống như vậy mới xứng đáng đúng nghĩa với hai chữ “con người”, xứng đáng là một trái tim hoàn thiện trong vô vàn cái hoàn thiện.



 

24 tháng 10 2016
Trong dòng đời hối hả, đã bao lần chúng ta dừng lại một chút để nghĩ về cuộc sống của mình? Mỗi một đời người phải trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, lo toan, phiền muộn. Nhưng cuộc sống thì cứ trôi đi ào ào như cơn lũ, làm cuộc đời cứ xoay chuyển liên tục,… chúng ta cứ tất bật, cứ mê mải chạy theo, bỏ lại sau lưng tất cả để rồi nhìn lại ta chẳng được gì….

Ít có ai thấy được giá trị của một cuộc sống bình thường, một việc làm đơn giản tuy không lớn nhưng mang lại nhiều niềm hạnh phúc…. Đã là một cuộc đời thì chúng ta đều phải sống và sống như thế nào thì cũng phải sống hết trọn kiếp người.

Sống yêu thương, hoà hợp, sống chân thành, vị tha hay sống ích kỷ, vụ lợi, xấu xa, bẩn thỉu,…. thì cũng mấy ai hưởng được trọn vẹn hạnh phúc một khi nhắm mắt xuôi tay.
 
Hầu như mỗi người chúng ta, chẳng ai có thể hài lòng về cuộc sống của mình, nhưng chúng ta cần phải biết tự cân bằng trong cuộc sống, đừng bao giờ để mình rơi vào tình trạng bế tắc, không có đường ra. Hãy tìm cho mình một lối thoát dù con đường đó đấy rẫy chông gai, trắc trở…

Hãy vững tâm và tin rằng, còn có biết bao nhiêu điều tốt đẹp chờ đón ta phía trước.
 
Không ai có thể chọn cho mình một nơi sinh ra nhưng chúng ta có quyền chọn cho mình một mục đích sống. Vậy tại sao ta không chọn một cuộc sống mang nhiều ý nghĩa, sống để không hổ thẹn với lương tâm, để có thể tự hào nhìn cuộc đời bằng ánh mắt đầy hy vọng.

Và để thấy sự hoàn hảo bên trong một con người hướng đến sự hoàn thiện, hãy sống làm sao để trước khi ta chết đi, ta ko phải hối hận về những gì ta đã làm.
 
Sống ngay thẳng, ngẩng cao đầu không hối hận hay nuối tiếc, đừng để khi quay đầu nhìn lại, ta phải ngậm ngùi rằng “giá như, giá như ta đừng làm như thế”. Biết rằng sống không hề đơn giản, nhưng ta hãy cố gắng vì lời nói ra thì rất dễ nhưng thực hiện thì rất khó.

Cuộc đời vô thường, một kiếp sống nghe thì có vẻ như dài vô tận nhưng thời gian trôi nhanh, và khoảng cách giữa sự sống và cái chết rất mong manh.

Hãy sống làm sao để có khi ta vấp ngã, bên cạnh ta có ngay một bàn tay nâng đỡ để cảm nhận được vẻ đẹp của cuộc đời thông qua những lời nói, hành động của mọi người.

Tuy những lời nói dịu dàng, ánh mắt ấm áp, cử chỉ cảm thông không đủ để xoá hết nhưng cũng có thể xoa dịu những nỗi đau đang âm ĩ, có thể ta không hoá giải được nhưng ta đã chia sẻ phần nào những vướng mắc.

Ta không cho phép mình chấp nhận hay buông xuôi theo những khó khăn của cuộc đời mang đến. Phải biết nhận thức rằng mình là ai, đang làm gì, đang hướng đến cái gì và quan trọng là phải có một điểm dừng….
 
Dừng lại đúng lúc sẽ giữ được nhiều thứ. Dừng lại những yếu đuối trong lòng để giữ mãi một tình bạn thiêng liêng. Dừng lại một lời nói không hay để giữ lại những giá trị cao đẹp của chính mình.

Dừng lại một ý nghĩ vượt khởi để không tạo thêm nghiệp chướng. Dừng lại những ham muốn để có được một đời sống than thản. Và hãy sống như những câu thơ mà thầy Thích Huệ Hải đã viết:
 
“Sống không giận, không hờn, không oán trách
 
Sống mỉm cười với thử thách chông gai
 
Sống vươn lên cho kịp ánh ban mai
 
Sống chan hoà với những người chung sống.
 
Sống là động nhưng lòng luôn bất động
 
Sống là thương nhưng lòng chẳng vấn vương
 
Sống an vui, danh lợi mãi xem thường
 
Sống bất biến giữa dòng đời vạn biến”.
 
Sống với một tâm hồn trong sáng, luôn hướng đến những mục đích tốt đẹp. Sống vì mọi người xung quanh, lấy niềm vui của mọi người làm niềm vui của chính mình thì cuộc đời này sẽ không còn mang đến những đau khổ hay bi luỵ, thay vào đó là những hạnh phúc vui tươi, là yêu thương, chia sẻ,… và cuộc đời này sẽ mãi mãi là một màu xanh hy vọng.
 
Xin trích một câu nói nổi tiếng trong tác phẩm “Thép đã tôi thế đấy” của nhà văn Liên Xô Nikolai Alekseyevich Ostrovsky để thay lời kết:
 
“Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người…. ”.
24 tháng 10 2016

batngo

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
13 tháng 10 2023

Zoe and Aaron are in a restaurant. They are having some drink. Aaron is looking at Zoe's phone. It looks like that they are discussing about something.

(Zoe và Aaron đang ở trong một nhà hàng. Họ đang có một chút đồ uống. Aaron đang nhìn vào điện thoại của Zoe. Có vẻ như họ đang bàn bạc về một chuyện gì đó.)

19 tháng 5 2016

3.

Hình ảnh con người được hiện lên trong bức tranh thiên nhiên rất đẹp. Trong cơn mưa dữ dội, con người đã hiện lên vẻ rộng lớn, hùng vĩ và bất chấp trước cơn mưa :

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa...

Ở đây có sự đối lập giữa thiên nhiên và con người. Một bên là mưa, sấm, chớp dữ dội, một bên là sự chủ động bình tĩnh của con người. Phải chăng tác giả đã sử dụng thiên nhiên như là một cái nền tôn cao tư thế của con người. Con người ở đây là Người cha đi cày về. Đi cày là một công việc bình thường và quen thuộc ở làng quê đã được hiện lên, nổi bật với dáng vẻ lớn lao, với tư thế vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội của trận mưa như là bất chấp tất cả, vượt lên tất cả để tự tin, chiến thắng. Điệp từ đội được sử dụng liên tiếp trong ba dòng thơ cuối bài đã làm cho con người trở thành điểm sáng giữa bức tranh thiên nhiên.

19 tháng 5 2016

Em chưa một lần được đến thăm đảo Cô Tô. Nhưng qua bài viết của nhà văn Nguyễn Tuân, và lời giới thiệu sinh động của thầy, cô giáo, Cô Tô hiện ra trước mắt em. 

Không rõ nhà văn Nguyễn Tuân đã thăm đảo mấy ngày, bài Cô Tô trích trong sách ngữ văn lớp sáu là ngày thứ năm và ngày thứ sáu ông ở đảo. Đó là những ngày vừa qua cơn dông tố. Cảnh vật và sự sống như bừng lên, trong sáng, cây cối trên núi đảo xanh mướt như để thi mày sắc với biển. Nước biển màu xanh lam lẫn từng đợt sóng vào bãi cát vàng. Theo nhà văn thì những ngày động biển cá sẽ vắng mặt biệt tích nhưng sau đó thì những mẻ lưới lại nặng thêm, ông kể việc đi tham quan của mình để giới thiệu rằng Cô Tô có cả Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam và nếu trèo lên góc đồi thì nhìn ra bao la Thái Bình Dương, bốn phương tám hướng.

Thật là đẹp cái nắng ở Cô Tô. Nắng soi vào người chiếu ánh trắng lên trên hàm răng. Nắng làm nổi gân cái buồm cánh dơi, nhuộm tươi lại lá buồm nâu cũ. Nhà thơ dùng lối văn miêu tả so sánh vừa lạ vừa sống động: Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tâm kính lau hết bụi.Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết…Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới…, vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể, sáng dần lên cái chất bạc nén. Tiếp đến ông quan sát và tả lại màu nước biển của Cô Tô. Đó là một màu xanh luôn biến đổi, mà các dạng màu xanh này phải tìm ở vốn tự vị mới hết được.

Màu xanh như lá chuối non, như là chuối già? Xanh như mùa thu ngả “Cốm vòng”. Cái màu xanh “Cốm vòng” thì chỉ ai sống ở Hà Nội mới hình dung nổi các màu xanh của hạt lúa nếp non, người ta đem làm cốm, già lẫn với một ít lá cau non nên thấy màu xanh non tơ trông ngon mắt vô cùng.

Để cho màu xanh của nước biển thay hình đổi dạng, màu xanh của cỏ cây, núi đồi, không thể đủ phô diễn nhà văn phải so sánh, ví von như màu xanh của áo thư sinh Kim Trọng, Tư mã Giang Châu… Và ông vẫn chưa thỏa mãn với những màu xanh ấy mà còn nói: “màu xanh nước biển chiều nay như trang sử của loài người “ nghĩa là như thân tre khi người ta dùng nó để viết… có những màu xanh chỉ miêu ta do cảm quan của nhà văn làm em không hiểu nổi ví như “màu xanh dầu xăng của những người thiếu quê hương”.

Cuối cùng nhà văn cũng phải phàn nàn, “chữ nghĩa không thể nào tuôn ra kịp bởi màu sáng cứ kế tiếp đối mới cái màu xanh của bể”. Một màu xanh màu ngọc bích, màu xanh của niềm hy vọng.'.. Cái màu xanh đã khai thác đến cùng mà vẫn chưa đủ để tả màu xanh nước biến… Nhà văn đành dừng lại chuyển sang miêu tả mặt trời rọi lên vào ngày thứ sáu thăm đảo.

 

Nhà văn rình mặt trời mọc lên. Trước hết là chân trời, ngấn bể sạch như lau tâm kính bụi, từ ở đấy mặt trời trồi dần lên mặt nước? “Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn”.

Cả môt bầu trời, một chân trời được nhà văn vẽ lên trên giấy: “Quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ đặt lên mâm bạc đường kính rộng cả bằng một cái chân trời màu ngọc trai nước biển, ửng hồng”.

Sức tưởng tượng của nhà văn vượt ra khỏi tầm nhìn trở lại trong tâm linh đề minh họa cái bầu trời một buổi sáng kia: “Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”.

Và nhà văn bỗng gặp cả một cảnh kỳ thú tìm thấy từ trong ngữ của minh hòa vào với thiên nhiên trước mắt. “Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dẩn lên các chất bạc nến. Một con hải âu bay ngang là là nhịp cánh”. 

Vài chiếc nhạn ấy với con hải âu bay ngang đã khảm vào bầu trời một cảnh đẹp trác tuyệt của đảo Cô Tô…

Có một mảnh đất của Tổ quốc như vậy làm sao mà không mến yêu cho được.

Trên đây mới chỉ là bức tranh thiên nhiên rộng lớn. Còn phần con người trên đảo , họ cũng sống dày dạn, cứng cởi làm sao! Cảnh tượng con người xoay quanh cái giếng nước ngọt cùng đã nói lên một phần cái vất cả phải lao động, nước ngọt theo người ra khơi, dự trữ vào thùng gỗ, những cóng, những ang gốm màu da lươn… có nước ấy các bà mẹ mới yên tâm địu con vẫy tay chào thuyền ra khơi.

Thiên nhiên dưới ngòi bút của nhà văn Nguyễn Tuân thật tươi đẹp, thật khó để em nói hết được cảm xúc của mình

Thiên nhiên dưới ngòi bút của nhà văn Nguyễn Tuân thật tươi đẹp, thật khó để em nói hết được cảm xúc của mình. Em chỉ muốn nói như nhà thơ nào đó đã nói, đại khái là:

“Một góc trời nào, Tổ quốc cũng là tranh”.

3 tháng 4 2018

1 .Vì đẹp và màu xinh hồng dễ thương

2.Bức tranh là biểu cảm của họa sĩ và phẩm chất xinh xắn dẽ thương thứ đó là phong cảnh đẹp của đất nước .Nói chung nói đẹp đẹp đẹp đẹp đẹp đẹp đẹp đẹp ......tuyệt vời

3 tháng 4 2018

nhanh lẹeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeee

14 tháng 10 2023

Muốn thực hiện:

- Chỉ thay đổi trong một phần của bức ảnh đang có.

- Ghép một hình ảnh lấy ra từ bức ảnh này vào một vị trí nào đó trong bức ảnh khác.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 8 2023

Đặt câu hỏi:

- Tên bức ảnh được đặt là gì?
- Bức ảnh được chụp khi nào?
- Bức ảnh thể hiện điều gì?
- Bối cảnh lịch sử của thời điểm bức ảnh được chụp?
- Những người xuất hiện trong bức ảnh là ai?
...

Học sinh sau khi đặt câu hỏi theo hướng dẫn trên, sẽ thảo luận với nhau để trả lời các câu hỏi trong bức ảnh.

3 tháng 10 2021

Tham khảo:

Trên cái nền hùng vĩ, hiểm trở, dữ dội của núi rừng và duyên dáng thơ mộng, mĩ lệ của Tây Bắc, Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng tập thể những người lính Tây tiến với một vẻ đẹp đầy tính chất bi tráng:

"Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm."

Như ở trên đã thấy, cách tả cảnh của Quang Dũng đã lạ mà đến đây, cách tả người càng lạ hơn. Thơ ca thời kháng chiến khi viết về người lính thường nói đến căn bệnh sốt rét hiểm nghèo. Chính Hữu trong bài thơ "Đồng chí" đã trực tiếp miêu tả căn bệnh ấy:

"Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi"

Còn ở đây, nhắc đến hình ảnh "Đoàn binh không mọc tóc", tác giả đã gợi lại hình ảnh anh "vệ trọc" một thời. Nhưng câu thơ còn có ý tả thực về một hiện thực trần trụi và khắc nghiệt: những con suối độc, những trận sốt rét rừng đã làm cho người lính xanh xao, rụng tóc. Hình ảnh lạ thường nhưng không hề quái đản. Người lính dù có tiều tụy nhưng vẫn ngời lên một phẩm chất đẹp đẽ, kiêu hùng: "không mọc tóc" chứ không phải là "tóc không mọc". "Không mọc tóc" có vẻ như là không thèm mọc tóc, không cần mọc tóc… thể hiện thái độ coi thường gian nguy, vượt lên hoàn cảnh của người lính Tây Tiến.

 

Ba tiếng "dữ oai hùm" đặt cuối câu giống như tiếng dằn rất mạnh, khẳng định ý chí ngút trời, tinh thần chiến đấu sôi sục của người lính. Câu thơ giống như cái hất đầu đầy kiêu hãnh, ngạo nghễ người lính Tây Tiến thách thức gian khổ, chiến thắng gian khổ, trở thành người anh hùng. Trong bài thơ có một cái tên thành thị, hoa lệ: Hà Nội, nhưng đó không phải là một cái mốc có thật trên đường Tây Tiến mà ở đây trở thành một mốc của độ cao bởi giấc mơ kia chính là một đỉnh điểm. Câu thơ diễn tả tinh tế chân thật tâm lý của những người lính ra đi từ thủ đô. Hình ảnh Hà Nội và dáng kiều thơm hiện về trong đêm mơ không làm cho họ nản lòng, thối chí mà ngược lại là nguồn động viên, cổ vũ đối với các chiến sĩ. Một thoáng kỉ niệm êm đềm trong sáng ấy đã tiếp sức cho họ trong cuộc chiến đấu gian nan. Nó là động lực tinh thần giúp người lính băng qua những tháng ngày chiến tranh gian lao của đời mình.

Bốn câu thơ tiếp theo, tác giả nhìn thẳng vào cái bi nhưng đem đến cho nó một vẻ hào hùng lẫm liệt và sang trọng:

 

"Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành"

Những từ Hán Việt cổ kính trang trọng "biên cương", "viễn xứ" đã làm cho những nấm mồ chiến sĩ được vùi lấp vội vàng nơi rừng hoang biên giới cũng trở thành những nấm mồ chí tôn nghiêm. Cái bi của câu trên được câu dưới nâng lên thành bi tráng bởi nhân cách của người đã chết "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh". Đời xanh tuổi trẻ biết bao nhiêu là hoa mộng nhưng họ vui vẻ hiến dâng cho tổ quốc. Họ đi vào cái chết như đi vào một giấc ngủ nhẹ nhàng và thanh thản vô cùng. Nếu người tráng sĩ ngày xưa với hình ảnh "da ngựa bọc thây" đầy vinh quang thì người lính tây tiến với hình ảnh "áo bào thay chiếu" đầy sức mạnh ngợi ca. Thực tế, những người lính gục chết trên chiến trận nhiều khi manh chiếu cũng không có, huống chi là "áo bào". Nhưng thái độ trân trọng, yêu thương cùng cảm hứng lãng mạn đã tạo ra ở Quang Dũng một cái nhìn của chủ nghĩa anh hùng cổ điển trước cái chết của người lính. Trong cách nhìn ấy, cái chết của người lính Tây tiến không chìm trong cái lạnh lẽo như trong thơ của Đặng Trần Côn: "Hồn tử sĩ gió ù ù thổi" mà được bao bọc trong một âm hưởng hùng tráng: "Sông Mã gầm lên khúc độc hành".

 

Câu thơ vang dội như một khúc nhạc kì vĩ. Âm hưởng bi hùng của khúc chiêu hồn tử sĩ dội lên từ chữ "gầm". Thiên nhiên đã tấu lên khúc nhạc dữ dội, oai hùng của nó, vừa là để đưa tiễn hồn người chiến sĩ về nơi vĩnh hằng, vừa nâng cái chết lên tầm sử thi hoành tráng. Các anh ra đi và lại trở về với đất mẹ, về với những người anh hùng dân tộc đã ngã xuống, là tiếp nối truyền thống cha ông. Và phải chăng tiếng gầm của dòng sông Mã cũng chính là tiếng lòng của người còn sống? Bởi cái chết của đồng đội không làm họ chùn bước mà chỉ làm tăng thêm lòng quả cảm và chí căm thù.



Xem thêm tại: https://doctailieu.com/phan-tich-chan-dung-nguoi-linh-tay-tien#anc1542767443729

3 tháng 10 2021

THAM KHẢO:

 

Tây Tiến là bài thơ hay nhất của Quang Dũng cũng là một trong những bài thơ tuyệt bút về “anh bộ đội Cụ Hồ” trong kháng chiến chống Pháp. Quang Dũng là nhà thơ chiến sĩ, vừa cầm súng đánh giặc, vừa làm thơ. Ông viết về đồng đội, về đoàn binh Tây Tiến thân yêu của mình. Thơ Quang Dũng nóng bỏng hào khí chiến trường.

Sau một thời gian xa đơn vị và đồng đội, ông viết bài thơ Tây Tiến này vào năm 1948, tại Phù Lưu Chanh, một địa điểm bên bờ sông Đáy hiền hoà. Cảm xúc chủ đạo của bài thơ là nỗi nhớ và niềm tự hào đối với đoàn binh Tây Tiến, đối với con sông Mã và núi rừng miền Tây Bắc xa xôi. Đó là nỗi nhớ “chơi vơi” bao kỉ niệm đẹp và cảm động một thời trận mạc đầy gian khổ, hi sinh. Đây là đoạn thơ thứ ba trong bài Tây Tiến, đã khắc họa khí phách anh hùng và tâm hồn lãng mạn của người chiến sĩ trong máu lửa:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

(…)

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Trên những nẻo đường hành quân chiến đấu, vượt qua bao núi cao dốc thẳm “Heo hút cồn mây súng ngửi trời”, đoàn binh Tây Tiến hiện ra giữa màu xanh của núi rừng trùng điệp, vừa kiêu hùng vừa cảm dộng. Người chiến binh với quân trang màu xanh của lá rừng, với nước da xanh phong sương vì sốt rét rừng, thiếu thuốc men, lương thực: “không mọc tóc". Câu thơ trần trụi như hiện thực chiến tranh những năm đầu kháng chiến vốn thế. “Không mọc tóc” là hình ảnh phản ánh cái khốc liệt của chiến trường:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

Cái hình hài không lấy gì làm đẹp: “quân xanh màu lá”, “không mọc tóc” tương phản với “dữ oai hùm” là một nét chạm khắc tài tình làm nổi bật chí khí hiên ngang, tình thần quả cảm xung trận của các chiến binh Tây Tiến từng làm cho quân giặc phải khiếp sợ. “Dữ oai hùm” là một hình ảnh ẩn dụ nói lên chí khí người lính mang tính kế thừa và sáng tạo của Quang Dũng. Các chiến binh “Sát Thát” đời Trần: “Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu” (Phạm Ngũ Lão); “Tì hổ ba quân, giáo gươm sáng chói” (Trương Hán Siêu). Nghĩa quân Lam Sơn xung trận trong khí thế “bình Ngô”: “Sĩ tốt kén tay tì hổ – Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh” (Bình Ngô đại cáo) — Một dân tộc anh hùng trên trận tuyến đánh quân thù, thời đại nào cũng có những chiến sĩ “tì hổ” và “dữ oai hùm” như thế đó! Với niềm tự hào, Quang Dũng đã viết nên một câu thơ rất hay: "Quân xanh màu lá dữ oai hùm”, lấy cái “thô”, cái “mộc” để tô đậm cái đẹp, cái dũng khí ẩn chứa trong tâm hồn người chiến sĩ.

Gian khổ, ác liệt, thiếu thốn, bệnh tật… muôn lần khó khăn, thử thách nhưng họ vẫn có những giấc “mơ”, giấc “mộng” rất đẹp:

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Mộng và mơ gửi về hai phía chân trời: biên giới và Hà Nội, nơi còn đầy bóng giặc. “Mắt trừng” – hình ảnh gợi tả nét dữ dội, oai phong lẫm liệt, tinh thần cảnh giác, tỉnh táo của người lính trong khói lửa ác liệt. “Mộng qua biên giới" – mộng tiêu diệt quân thù, bảo vệ biên cương, lập nên bao chiến công nêu cao truyền thống anh hùng của đoàn binh Tây Tiến. Lại có những giấc mơ đẹp. Chiến sĩ Tây Tiến vốn là những học sinh, sinh viên, những chàng trai Hà hành “xếp bút nghiên theo việc đao, cung”, giàu lòng yêu nước, phong độ hào hoa: “Từ thuở mang gươm đi giữ nước – Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long” (Huỳnh Văn Nghệ). Sống giữa núi rừng miền Tây, gian khổ, ác liệt, cái chết bủa vây, lửa đạn mịt mù, nhưng các anh vẫn mơ về Hà Nội. Quên sao được những hàng me, hàng sấu, nhưng phố cũ trường xưa, “Những phố dài xao xác hơi may?”… Quên sao được những tà áo trắng, những thiếu nữ thương yêu, những “dáng kiều thơm" từng hò hẹn. Hình ảnh “dáng kiều thơm" trong câu thơ của Quang Dũng đem đến cho người đọc nhiều thú vị: ngôn từ vốn có trong thơ lãng mạn thời “tiền chiến” nhưng dưới ngòi bút nhà thơ – chiến sĩ nó trở nên có hồn, đặc tả chất lính hào hoa, trẻ trung, lãng mạn của người lính trẻ đoàn binh Tây Tiến trong trận mạc.

Nếu người nông dân mặc áo lính trong thơ Chính Hữu mang theo nỗi nhớ "giếng nước gốc đa”, nhớ mái nhà tranh, nhớ ruộng nương…; trong thơ Hồng Nguyên là nỗi nhớ “người vợ trẻ – Mòn chân bên cối gạo canh khuya”, … thì người chiến sĩ trong thơ Quang Dũng, nỗi nhớ gắn liền với “mộng” và “mơ”. Mộng lập chiến công, mơ “dáng kiều thơm”. Hữu Loan trong bài thơ Màu tím hoa sim cũng viết rất hay về nỗi nhớ của người lính chống Pháp:

Từ chiến khu xa

Nhớ về ái ngại

Lấy chồng thời chiến tranh

Mấy người đi trở lại

Lỡ khi mình không về

Thì thương người vợ bé bỏng chiều quê…

Viết về “ruộng’’ và “mơ” của người chiến binh Tây Tiến, Quang Dũng đã ca ngợi tinh thần lạc quan yêu đời của đồng đội. Đó là một nét khám phá của nhà thơ khi vẽ chân dung “anh bộ đội Cụ Hồ” xuất thân từ tầng lớp tiểu tư sản trong chín năm kháng chiến chống Pháp.

Bốn câu thơ tiếp theo là những nét vẽ bổ trợ, tô đậm bức chân dung người lính.

Rải rác biên cương mồ viễn xứ.

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất,

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Trong gian khổ và chiến trận, bao đồng đội đã ngã xuống trên chiến trường miền Tây. Họ nằm lại nơi chân đèo góc núi. Nấm mồ người chiến sĩ “rải rác biên cương”. Câu thơ để lại trong lòng ta nhiều thương cảm, biết ơn, tự hào: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”. Nếu tách câu thơ trên ra khỏi đoạn thơ thì nó tựa như bức tranh xám lạnh, ảm đạm và hiu hắt, đem đến nhiều xót thương. Nhưng nằm trong văn cảnh, đoạn mạch, câu thơ tiếp theo: Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh", đã nâng cao chí khí và tầm vóc người lính. Các anh đã ra trận vì một lí tưởng rất đẹp. “Đời xanh" là: trai trẻ, là tuổi thanh xuân của “Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng…” những học sinh, sinh viên Hà Nội. Họ lên đường đầu quân vì nghĩa lớn của chí khí làm trai. Họ “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Câu thơ “Chiến truờng đi chẳng tiếc đời xanh” vang lên như một lời thề thiêng liêng, cao cả. Các anh quyết đem xương máu để bảo vệ độc lập, tự do cho Tổ quốc. Anh bộ đội cũng như nhân dân ta đã đứng lên kháng chiến với quyết tâm sắt đá: “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu làm nô lệ”. Quang Dũng ghi lại cảnh bi tráng giữa chiến trường miền Tây thuở ấy:

Áo bào thay chiếu anh vế đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Các tráng sĩ ngày xưa giữa chốn sa trường lấy da ngựa bọc thây làm niềm kiêu hãnh. Các chiến sĩ Tây Tiến với chiếc chiếu đơn sơ, với tấm “áo bào” bình dị ấy: “anh về đất”. Một cái chết nhẹ nhàng, thanh thản. Anh ra trận giết giặc vì quê hương. Anh ngã xuống là: “về đất”, nằm trong lòng Mẹ Tổ quốc thân yêu. Nhà thơ không dùng từ “chết”, từ “hy sinh” mà lấy cụm từ “về đất” để ca ngợi sự hi sinh cao cả mà bình dị, thầm lặng mà thanh thản, nhẹ nhàng coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Người chiến binh Tây Tiến đã sống và chiến đấu cho quê hương, đã chết vì đất nước quê hương. “Anh về đất” bằng tất cả tấm lòng chung thủy của người chiến sĩ. Tiếng thác sông Mã “gầm lên” giữa núi rừng miền Tây như tiếng kèn trong bài “Chiêu hồn liệt sĩ” tống tiễn linh hồn liệt sĩ về nơi an giấc ngàn thu. Câu “Sông Mã gầm lên khúc độc hành” là một câu thơ hay vì gợi tả được không khí thiêng liêng, trang trọng, đồng thời tạo nên âm điệu trầm hùng, thương tiếc. Phong cách ngôn ngữ của Quang Dũng rất đặc sắc, bên cạnh những từ ngữ bình dị đời lính như: gục, không mọc tóc, dữ, trừng, về đất, chiếu, gầm lên… lại có một số từ Hán Việt như: mộng, mơ, biên giới, dáng kiều, biên cương, viễn xứ, áo bào, khúc độc hành – nhờ đó mà cái bình dị làm nổi bật cái cao cả thiêng liêng, cái bình thường tô đậm cái anh hùng, vĩ đại. Chất bi tráng và màu sắc lãng mạn từ vần thơ tỏa rộng trong không gian và chiều dài lịch sử.

Đoạn thơ viết về chân dung người lính trong bài thơ Tây Tiến là đoạn thơ độc đáo nhất. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn được nhà thơ kết hợp vận dụng sáng tạo trong miêu tả và biểu lộ cảm xúc, tạo nên những câu thơ “có hồn”. Người lính đã sống anh dũng, chết vẻ vang. Hình tượng người chiến sĩ Tây Tiến mãi mãi là một tượng đài nghệ thuật bi tráng in sâu vào tâm hồn dân tộc.