Những câu thơ về tính cách "kieu nguyet nga "va nghệ thuật tả nguoi cua nguyen du
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1) Tả cảnh ngụ tình là miêu tả cảnh vật để miêu tả tâm trạng. Bức tranh thiên nhiên không chỉ là bức tranh tả cảnh mà còn là bức tranh tả tâm trạng.
2) Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới xa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu ?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt dềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
1. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là mượn cảnh vật để gửi gắm (ngụ) tâm trạng. Cảnh không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Cảnh chỉ là phương tiện, còn mục đích chủ yếu là miêu tả, biểu đạt tâm trạng.
2. Chép thuộc những câu thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc trong đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích (tám câu cuối).
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới xa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi"
3
Tám câu thơ cuối tác phẩm " Kiều ở lầu Ngưng Bích " là tám câu thơ hay thể hiện tâm trạng đau buồn của Kiều và dự cảm của nàng trước tương lai đầy sóng gió. Tám câu thơ thực chất là bức tranh tứ bình , một bức tranh đẹp nhưng ảm đạm u sầu bởi cảnh vật dường như đã nhuốm màu tâm trạng . Hai câu đầu tiên là bức tranh cửa bể lúc hoàng hôn. Giữa không gian bao la mênh mông vào một chiều hoàng hôn, Kiều hướng ánh nhìn của mình ra xa và cảm thấy nhớ quê hương, một nỗi buồn trào dâng da diết .Hình ảnh “con thuyền” gợi cho nàng một sự cô đơn. Kiều đang nhớ gia đình, nàng không biết bao giờ mới được trở về đoàn tụ cùng gia đình của mình nữa đây . Nhìn cánh buồm lẻ loi trôi nỗi giữa sóng nước , Kiều nghĩ đến thân phận mình cũng đang bị dòng đời đưa đẩy. Đến hai câu tiếp theo là cảnh hoa trôi mặt nước . Điệp từ “Buồn trông” đã gợi âm điệu buồn mênh mang, nỗi buồn ấy càng nhân lên khi nàng nhìn thấy cánh hoa trôi lênh đênh vô định.Từ “trôi” chỉ sự vận động nhưng ở thế bị động, những cánh hoa trôi mặc sóng nước vùi dập như chính số phận Kiều. Hai câu tiếp là cảnh nội cỏ rầu rầu . Từ “rầu rầu” được nhân hóa chỉ màu sắc của cỏ , một màu u buồn, ảm đạm . Màu xanh nhợt nhạt héo hắt của cảnh vật chính là ẩn dụ cho tương lai mờ mịt vô vọng của Kiều . Kiều tuyệt vọng, mất phương hướng, đây vừa là tâm trạng vừa là cảnh ngộ của Thúy Kiều hiện tại mà dù muốn hay không nàng cũng không thể thay đổi được . Kết lại đoạn thơ là hai câu cuối : cảnh giông bão sóng gió và niềm dự cảm tương lai . Hình ảnh dữ dội xuất hiện: “gió cuốn mặt duyềnh” là ước lệ cho sóng gió cuộc đời đang bủa vây, cuốn lấy Kiều, những tai ương sắp ập đến đời nàng. Cùng với đó , nghệ thuật nhân hóa “sóng kêu” gợi cho người đọc hình dung Kiều chới với giữa cái bất tận sục sôi trong lòng Kiều . Câu thơ cuối : “Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” là ẩn dụ cho tiếng sóng lòng của nhân vật. Đó là tiếng sóng của buồn đau sợ hãi, dự cảm sóng gió dường như đang tiến đến rất gần Kiều. Có thể thấy, tám câu thơ là bức tranh tứ bình đầy tâm trạng của nhân vật, qua đó cho thấy tâm trạng buồn chán , bất lực của nhân vật, đồng thời là minh chứng cho câu nói bất hủ của Nguyễn Du : " Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ" .
Chú thích : Hai câu được gạch chân lần lượt là câu ghép và câu có lời dẫn trực tiếp
Bốn câu thơ đầu vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên:
+ Hình ảnh chim én đưa thoi giữa trời xuân trong sáng
+ Cỏ xanh non tới chân trời, điểm xuyết hoa lê trắng
+ Không gian mùa xuân khoáng đạt, rộng rãi
- Màu sắc có sư hài hòa gợi lên vẻ tinh khôi, mới mẻ, tràn đầy sức sống của mùa xuân
- Bút pháp ước lệ tượng trưng gợi không gian mùa xuân, tác giả còn dùng nhiều từ ngữ gợi hình ảnh, cái hồn cảnh vật
Đoạn trích có bố cục cân đối, hợp lí
- Mặc dù không thật rõ ràng, nhưng cũng có thể nói đến kết cấu ba phần (mở đầu, diễn biến, kết thúc
- Tác giả sử dụng nhiều từ ngữ giàu chất tạo hình như những từ láy gợi hình, tình tứ tả màu sắc, từ ghép…
+ Tác giả kết hợp tài tình bút pháp tả cụ thể, chi tiết và bút pháp gợi tả có tính chấm phá
→ Nguyễn Du cho thấy nghệ thuật miêu tả thiên nhiên tinh tế, tài hoa
Bài thơ "Cảnh Khuya" có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật tả cảnh, tả tình?
- Các biện pháp tu từ sử dụng trong bài thơ:
+ Điệp ngữ: “ lồng”, “ chưa ngủ”.
+ So sánh : Tiếng suối – tiếng hát; cảnh vật đẹp- bức tranh.
- Tác dụng:
+ Điệp ngữ “ lồng” tạo nên vẻ đẹp lung linh , huyền ảo cho cảnh vật về đêm.
+ Điệp ngữ “ chưa ngủ” thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào trong tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ vì cảnh thiên nhiên đẹp và chưa ngủ vì lo cho dân, cho nước.
+ So sánh tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng như tiếng hát ngọt ngào của ai đó trong đêm khuya tĩnh lặng làm cho cảnh vật trở nên gần gũi, thân thiết.
+ So sánh cảnh vật đẹp như một bức tranh qua cái nhìn của nhà thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm của Bác.
- Hình ảnh so sánh đặc sắc => Làm cho thiên nhiên , '' tiếng suối '' gần gũi với con người hơn , mang sức sống trẻ trung.
- Nghệ thuật :
+ Điệp từ : '' lồng'' => Tạo bức tranh toàn cảnh sống động
=> Tạo nên một vẻ đẹp giữa ban đêm của thiên nhiên trong trẻo ,tươi sáng
+ Điệp từ : ''chưa ngủ '' =. Nhấn mạnh tâm trạng nỗi lo nc nhà , thể hiện cốt cách của nhà thơ cách mạng, yêu nc yêu thiên nhiên và có tinh thần trách nhiêm vs dân , vs nước trực tiếp giãi bày t/c của bác trong những ngày kháng chiến gian khổ.
Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
Sử dụng hiệu quả biện pháp tu từ so sánh, điệp từ.
Ngôn từ bình dị, gợi cảm.
Vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại.
- Hình ảnh so sánh đặc sắc => Làm cho thiên nhiên , '' tiếng suối '' gần gũi với con người hơn , mang sức sống trẻ trung.
- Nghệ thuật :
+ Điệp từ : '' lồng'' => Tạo bức tranh toàn cảnh sống động
=> Tạo nên một vẻ đẹp giữa ban đêm của thiên nhiên trong trẻo ,tươi sáng
+ Điệp từ : ''chưa ngủ '' =. Nhấn mạnh tâm trạng nỗi lo nc nhà , thể hiện cốt cách của nhà thơ cách mạng, yêu nc yêu thiên nhiên và có tinh thần trách nhiêm vs dân , vs nước trực tiếp giãi bày t/c của bác trong những ngày kháng chiến gian khổ.
Dưới thời Gia Tĩnh triều Minh, ông bà Vương Viên ngoại ở Bắc Kinh sinh được 3 người con, hai gái, một trai:
"Một trai con thứ rót lòng,
Vương Quan là chữ nổi dòng nho gia.
Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân".
Hai chị em Kiều có nhan sắc "mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười", và đã đến "tuần cập kê".
Mùa xuân năm ấy, 3 chị em đi thanh minh. Lúc ra về khi bóng chiều đã ngả, họ gặp chàng văn nhân Kim Trọng "vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa". Sau cuộc kì ngộ ấy, Kiều và Kim Trọng yêu nhau, hai người thề nguyền "Trăm năm tạc một chữ "đồng" đến xương". Kim Trọng nhận được thư nhà, chàng phải vội về Liêu Dương "hộ tang" chú.
Sau đó, gia đình Kiều gặp tai biến, bị thằng bán tơ vu oan. Cha và em Kiều bị bắt, bị tra tấn dã man. Bọn sai nha, lũ đầu trâu mặt ngựa ập đến đập phá nhà cửa tan hoang, cướp bóc tài sản "sạch sành sanh vét cho đấy túi tham". Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh với giá "vàng ngoài bốn trăm" để đút lót cho bọn quan lại, cứu cha và em. Nàng đã trao duyên cho Thúy Vân. Mã Giám Sinh đưa nàng về Lâm Tri. Kiều biết mình bị đẩy vào lầu xanh bèn rút dao tự vẫn nhưng không chết. Nàng được ma Đạm Tiêm báo mộng là phải đến sông Tiền Đường sau này mới hết kiếp đoạn trường. Mụ Tú Bà dỗ dành Kiều ra ở lầu Ngưng Bích; mụ thuê Sở Khanh đánh lừa Kiều, đưa nàng đi trốn. Kiều bị Tú Bà giăng bẫy, mắc lừa Sở Khanh. Thúy Kiều bị Tú Bà đánh đập, ép nàng phải sống cuộc đời ô nhục. Tại lầu xanh, Kiều gặp Thúc Sinh, một khách làng chơi giàu có. Thúc Sinh chuộc Kiều ra lầu xanh và lấy Kiều làm vợ lẽ. Hoạn Thư, vợ cả Thúc Sinh lập mưu bắt cóc Thúy Kiều đưa về Vô Tích để đánh ghen.
Kiều bỏ trốn, nương tựa cửa chùa Giác Duyên... Kiều lại rơi vào tay Bạc Bà, Bạc Hạnh, bị đẩy vào lầu xanh lần thứ hai. Từ Hải, khách biên đình tìm đến gặp Kiều. Từ Hải chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh, cưới nàng làm vợ "Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng". Một năm sau, Từ Hải đã có 10 vạn tinh binh, rạch đôi sơn hà, lập nên một triều đình "Năm năm hùng cứ một phương hải tần". Kiều báo ân báo oán.
Hồ Tôn Hiến tổng đốc trọng thần "xảo quyệt lập kế" chiêu an. Từ Hải mắc lừa Hồ Tôn Hiến, bị giết chết. Hắn bắt Kiều hầu rượu đánh đàn trong bữa tiệc quan. Hắn ép gả Kiều cho viên thổ quan. Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử. Giác Duyên đã cứu sống Kiều và đưa nàng nương nhờ của Phật.
Sau nửa năm về Liêu Dương... . Kim Trọng trở lại Bắc Kinh, tìm đến vườn Thúy. Kim Trọng kết duyên với Thúy Vân. Kim Trọng và Vương Quan thi đỗ, được bổ đi làm quan. Cả gia đình tìm đến sông Tiền Đường lập đàn giải oan cho Kiều. Bất ngờ vãi Giác Duyên đi qua và cho biết Kiều còn sống, đang tu ở chùa.
Kiều gặp lại cha mẹ, hai em và chàng Kim sau 15 năm trời lưu lạc. Trong bữa tiệc đoàn viên, cả nhà ép Kiều phải lấy Kim Trọng, nhưng rồi hai người đã đem tình vợ chồng đổi thành tình bè bạn:
"Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy".
Tham khảo :
Thúy Kiều, nhân vật chính trong Truyện Kiều, một cô gái tài sắc vẹn toàn, có tâm hồn cao thượng. Nhận dịp du xuân, nàng gặp Kim Trọng, một thanh niên hào hoa phong nhã. Hai người yêu nhau và cùng nhau thề nguyền thủy chung. Nhưng tai họa bất ngờ ập đến với Kiều. Gia đình bị nạn. Kiều tự nguyện bán mình chuộc cha. Bị bọn Mã Giám Sinh và Tú Bà đưa vào lầu xanh. Kiều định tự tử để thoát khỏi cảnh ô nhục nhưng không được. Sau lần mắc mưu Sở Khanh đi trốn bị bắt lại, bị đánh đập tàn nhẫn, nàng đành chịu tiếp khách. Ít lâu sau, Kiều được Thúc Sinh – một kẻ giàu có say mê nàng, chuộc nàng về làm vợ lẽ. Nhưng chưa được một năm Kiều lại bị Hoạn Thư, vợ cả của Thúc Sinh, bày mưu bắt về hành hạ. Nàng bị bắt làm con ở hầu rượu gãy đàn mua vui cho vợ chồng ả. Khổ nhục quá, Kiều bỏ trốn khỏi nhà Hoạn Thư nhưng lại lọt vào một lầu xanh khác. Ở đây, nàng gặp Từ Hải và trở thành vợ người anh hùng này. Phất cờ khởi nghĩa, hùng cứ một phương, Từ Hải giúp Kiều báo ân báo oán. Nhưng cũng chẳng bao lâu, Kiều bị mắc lừa Hồ Tôn Hiến, nàng khuyên Từ Hải ra hàng phục triều đình, Từ Hải bị phản bội và chết đứng. Kiều bị làm nhục và bị ép gả cho một viên thổ quan. Đau xót và tủi nhục, nàng đã tự tử ở sông Tiền Đường nhưng lại được sư Giác Duyên cứu sống. Kim Trọng và gia đình Thúy Kiều đi tìm. Sau mười lăm năm trời lưu lạc, Kiều trở lại sum họp với gia đình. Nàng từ chối không chắp nối mối duyên xưa cùng Kim Trọng mà họ trở thành bạn bè để giữ tình cảm cho được trong sáng và đẹp đẽ.
Khi xây dựng nhân vật Thuý Vân và Thuý Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng - Mượn hình ảnh, vẻ đẹp của thiên nhiên để nói lên vẻ đẹp của Thuý Vân và Thuý Kiều.
Thuý Vân :
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
Thuý Kiều:
Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Em tham khảo:
- Sử dụng tài tình các tính từ miêu tả vẻ đẹp Vân, Kiều (vẻ đẹp mang số phận): mặn mà, trang trọng, sắc sảo...
- Các biện pháp so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, đối xứng, liệt kê, tăng tiến, điển tích điển cố...
- Bút pháp ước lệ tượng trưng