Cho biết 1 vài nét về tác giả Thanh Tịnh ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
Thanh Tịnh sinh ngày 12 tháng 12 năm 1911 tại làng Dương Nỗ, ngoại ô Huế và mất ngày 17 tháng 7 năm 1988 tại Hà Nội. Tên thật là Trần văn Ninh (lúc 6 tuổi được đặt là Trần Thanh Tịnh). Một số tác phẩm nổi tiếng của ông như: hận chiến trường (1937), Quê mẹ (1941), Chị và em (1942),...
Câu 1: Truyện được kể theo ngôi thứ nhất. Nhân vật tôi kể lại chuyện cũ khi đã trưởng thành. "Tôi" hồi tưởng lại buổi tựu trường đầu tiên trong đời mình khi còn thơ ấu với sự trong sáng ngây thơ lúc còn thơ của tác giả.
Câu 2:
Con đường đó rất wen thuộc nhưng hnay trong tôi nó cảm thấy ngắn hơn. Vài bước, tôi đã đến trường. Đứng trước cổng trường tôi thấy trường trang trọng và uy nghi lạ thường đột nhiên thấy mình nhỏ bé hơn cả. Tôi ghì thật chặt tay mẹ toát cả mồ hôi tay. Mẹ tôi dắt tôi từng bước, bước vào trường. Lúc này tôi như lạc vào 1 thế giới khác. Nhưng đây là 1 thế giới chắp cánh cho những ước mơ và từ nay tôi sẽ được giáo dục trong 1 môi trường mới.
1. Tác giả
– Võ Quảng (1920 – 2007)
– Quê: Quảng Nam
– Bản thân là một nhà văn chuyên viết về những đề tài dành cho thiếu nhi
– Văn phong của ông nhẹ nhàng, êm ái như một bản ca dội vào lòng người đọc đặc biệt là các bạn thiếu nhi
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ: bài Vượt thác được trích từ chương XI của tập truyện Quê Nội
b. Bố cục: 3 phần
– Phần 1: đoạn đầu miêu tả bức tranh thiên nhiên trước khi đến thác
– Phần 2: tiếp đến qua khỏi thác Cổ Cò: con thuyền đi qua đoạn sông có thác dữ
– Phần 3: còn lại: thuyền đã qua khỏi thác dữ
c. Thể loại: truyện ngắn
d. Phương thức kể chuyện: tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
P/S : Hoq chắc :>
a. Tác giả:
Võ Quảng sinh năm 1920
Quê ở tỉnh Quảng Nam
Là nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi.
b. Tác phẩm:
Xuất xứ: Bài "Vượt thác" trích từ chương XI của truyện "Quê nội" (1974).
Tiêu đề: Tên bài văn do người biên soạn đặt.
Thể loại: Truyện
Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả
Tóm tắt:
Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: Đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.
- Tác giả: Hữu Thỉnh.
- Một vài nét về tác giả:
• Hữu Thỉnh là nhà thơ trưởng thành từ trong quân đội.
• Là nhà thơ viết nhiều, viết hay về những con người ở nông thôn, về mùa thu. Nhiều vần thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo, đang biến chuyển nhẹ nhàng.
• Thơ Hữu Thỉnh mang đậm hồn quê Việt Nam dân dã, mộc mạc tinh tế và giàu rung cảm.
- Tác giả: Chế Lan Viên.
- Một vài nét về tác giả:
• Chế Lan Viên (1920- 1989),quê ở Quảng Trị nhưng lớn lên ở Bình Định.
• Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông nổi tiếng trong phong trào Thơ mới.
• Là một trong những tên tuổi nổi tiếng hàng đầu của nền thơ Việt Nam với hơn 50 năm sáng tác.
• Năm 1996, ông được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Tác giả: Ra- bin- đra- nát Ta- go.
- Một vài nét về tác giả:
● Ta-go (1861-1941) tên đầy đủ là Ra-bin-đra-nát Ta-go (Ra-bin-đra-nát nghĩa là Thần Thái Dương, dịch tên ông sang Tiếng Việt là Tạ Cơ Thái Dương)
● Quê quán: sinh tại Kolkata, Tây Bengal, Ấn Độ, trong 1 gia đình quý tộc.
● Tuy tài năng nhưng số phận Ta-go gặp nhiều bất hạnh
● Sự nghiệp sáng tác:
+ Ta- go làm thơ từ rất sớm và cũng tham gia các hoạt động chính trị và xã hội
+ Năm 14 tuổi ông được đăng bài thơ “Tặng hội đền tín đồ Ấn Độ giáo”
+ Vào năm 1913, ông trở thành người Châu Á đầu tiên được trao Giải Nobel Văn học với tập “Thơ dâng”
+ Ta-go đã để lại cho nhân loại gia tài văn hóa đồ sộ: 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, khoảng 100 truyện ngắn, trên 1500 bức họa và nhiều bút kí, luận văn…
+ Một số tác phẩm tiêu biểu: Tập thơ Người làm vườn, tập Trăng non, tập Thơ dâng…
+ Phong cách sáng tác: Đối với văn xuôi, Ta-go đề cập đến các vấn đề xã hội, chính trị, giáo dục. Về thơ ca, những tác phẩm của ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm; sử dụng thành công những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, hình thức so sánh, liên tưởng về thủ pháp trùng điệp.
1. Tác giả , vài nét và sự nghiệp sáng tác của tác giả:
- Nguyễn Thành Long (1925-1991) còn có một số bút danh khác như Lưu Quỳnh, Phan Minh Thảo.
- Quê quán: huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
- Sự nghiệp sáng tác:
+ Sau cách mạng tháng Tám, ông tham gia hoạt động văn nghệ.
+ Sau 1954, Nguyễn Thành Long chuyển về sáng tác và biên tập ở các báo chí, nhà xuất bản.
+ Năm 2008, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Lao động hạng Nhì.
+ Các tác phẩm tiêu biểu: “Bát cơm Cụ Hồ”, “Giữa trong xanh”, “Gió bấc gió nồm” …
- Ông chuyên viết về truyện ngắn và kí. Đặc sắc trong truyện ngắn của ông là luôn tạo ra những hình tượng đẹp đẽ, ngôn ngữ rất giàu chất thơ, trong trẻo và nhẹ nhàng.
2.Hoàn cảnh sáng tác:
Truyện được viết năm 1970, là kết quả chuyến đi lên Lào Cai của tác giả. Tác phẩm được in trong tập “Giữa trong xanh”
-Tác giả:
+Hồ Xuân Hương là người có học có tài làm thơ.
+Cuộc đời ba gặp nhiều bi kịch.
+Bà được mệnh danh là” Bà chúa thơ Nôm.
-Tác phẩm:
+Bài thơ nằm trong chung thơ vịnh vật, vịnh cảnh.
+Là bài thơ trữ tình đặc sắc nổi tiếng, tiêu biểu cho tư tưởng nghệ thuật của bà.
+Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.
+Bài thơ có 2 lớp nghĩa:
*Nói về bánh trôi nước khi được luộc chín.
* Phản ánh vẻ đẹp phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
Ông sinh ngày 12 tháng 12 năm 1911[1] tại xóm Gia Lạc,ven sông Hương, ngoại ô Huế.
Thuở nhỏ, ông theo học chữ Hán đến năm 11 tuổi, thì theo học chữ Quốc ngữ tại trường tiểu học (trường Đông Ba) và trung học (trường Pellerin của giáo hội Thiên Chúa giáo) ở Huế.
Đỗ bằng Thành chung, năm 1933, ông đi làm ở các sở tư rồi sau đó làm nghề dạy học. Thời gian này, ông bắt đầu viết văn, làm thơ và cộng tác với các báo Phong hóa, Ngày nay, Hà Nội báo, Tiểu thuyết thứ Năm, Thanh Nghị, Tinh Hoa...Sáng tác đầu tay của ông là truyện "Cha làm trâu, con làm ngựa" đăng trên Thần kinh tạp chí (1934).
Nhà thơ Thanh Tịnh, tức Trần Thanh Tịnh, sinh ngày 12-12-1911 tại xã Dương Nỗ, huyện Phú Vang, tỉnh Bình Trị Thiên.
Trong phong trào Thơ mới, cùng với những bài thơ của những người mở đầu như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư… khoảng năm 1935-1936, chúng ta thấy xuất hiện thơ Thanh Tịnh.
Từ năm 1941 đến năm 1944, Thanh Tịnh có 4 tập truyện được xuất bản. Nhưng trước khi ra đời những tập truyện đó, tên tuổi của ông đã quen thân với nhiều độc giả trên các báo Phong Hóa, Ngày Nay, Hà Nội báo, Thanh Nghị… Nhiều sáng tác thơ văn của ông được đưa vào sách giáo khoa, trong đó có bài “Tôi đi học” được nhiều thế hệ học sinh nhớ mãi.
Sau Cách mạng tháng 8, ông gia nhập quân đội và trở thành nhà văn quân đội. Ông nguyên là Đại tá, Chủ nhiệm tạp chí Văn nghệ quân đội, là Ủy viên Đoàn cố vấn Hội nhà văn Việt Nam.
Ngày 17-7-1988, ông từ trần tại Hà Nội. Nhân đầu năm học mới, tưởng nhớ nhà thơ Thanh Tịnh, chúng tôi trân trọng giới thiệu với các bạn tác phẩm đã gây bao niềm xúc động trong nhiều thế hệ học sinh: “Tôi đi học”, trong tập truyện ngắn “Quê mẹ” của ông.
TÔI ĐI HỌC
Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường.
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.
Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và đầy gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tôi tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quí và không đi ra đồng nô đùa như thằng Sơn nữa.
Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn. Dọc đường thấy mấy cậu nhỏ trạc bằng tôi áo quần tươm tất, nhí nhảnh gọi tên nhau, hay trao sách vở cho nhau xem mà tôi thèm. Hai quyển vở mới đang ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng. Tôi bặm tay ghì thật chặt nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất. Tôi xóc lên và nắm lại cẩn thận. Mấy cậu đi trước ôm sách vở nhiều lại kèm cả bút thước nữa. Nhưng mấy cậu không để lộ vẻ khó khăn gì hết.
Tôi muốn thử sức mình nên nhìn mẹ tôi:
- Mẹ đưa bút thước cho con cầm.
Mẹ tôi cúi đầu nhìn tôi với cặp mắt thật âu yếm:
- Thôi để mẹ nắm cũng được.
Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ này: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước.
Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt qua trên ngọn núi.
Trước sân trường làng Mỹ Lý dày đặc cả người. Người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt vui tươi và sáng sủa.
Trước đó mấy hôm, lúc đi qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần.
Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo sạch sẽ hơn các nhà trong làng.
Nhưng lần này lại khác. Trước mặt tôi trường Mỹ Lý trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa An. Sân nó rộng, mình nó cao hơn những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.
Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng trên vờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.
Sau một hồi trống thúc dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp. Cảm thấy mình trơ vơ là lúc này. Vì chung quanh là những cậu bé vụng về lúng túng như tôi cả. Các cậu không đi. Các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu tới trước. Nói các cậu không đứng lại càng đúng hơn nữa. Vì hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên một chân, các cậu lại ruỗi mạnh như đá một quả banh tưởng tượng. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.
Ông đốc trưởng Mỹ Lý cho gọi mấy cậu học trò mới đến đứng trước lớp ba. Trường làng nhỏ nên không có phòng riêng của ông đốc. Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập. Tôi quên cả mẹ tôi đứng sau tôi. Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng. Sau khi đọc xong mấy mươi tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn, ông đốc nhìn chúng tôi nói:
- Thế là các em được vào lớp năm. Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng, và để thầy dạy các em được sung sướng. Các em đã nghe chưa.
(Các em đều nghe, nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có một tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại.)
Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động. Mấy cậu học trò trong lớp ba cũng đua nhau quay đầu nhìn ra. Và ngoài đường cũng có mấy người đứng dừng lại để nhìn vào. Trong những phút này chúng tôi được người ta ngắm nhìn nhiều hơn hết. Vì vậy đã lúng túng chúng tôi còn lúng túng hơn.
Ông đốc lấy cặp kính trắng xuống rồi nói:
- Thôi, các em lên đứng đây sắp hàng để vào lớp học.
Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước. Nhưng người tôi lúc ấy thấy nặng nề một cách lạ. Không giữ được chéo áo hay cánh tay của người thân, vài ba cậu đã từ từ bước lên đứng dưới hiên lớp. Các cậu lưng lẻo nhìn ra sân, nơi mà những người thân đang nhìn các cậu với cặp mắt lưu luyến. Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi giúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ. Một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc tôi.
Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi.
- Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa.
Sau khi thấy hai mươi tám cậu học trò sắp hàng đều đặn dưới hiên trường, ông đốc liền ra dấu cho chúng tôi đi vào lớp năm. Một thầy trẻ tuổi, gương mặt tươi cười, đang đón chúng tôi trước cửa lớp. Trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này. Tôi cũng lấy làm lạ.
Vì có những hôm đi chơi suốt cả ngày với chúng bạn ở đồng làng Lệ Xá, lòng tôi vẫn không cảm thấy xa nhà hay xa mẹ tôi chút nào hết. Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên lạm nhận là vật riêng của mình. Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi chưa hề quen biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy sự xa lạ chút nào. Sự quyến luyến ấy tự nhiên và bất ngờ quá đến tôi cũng không dám tin có thật.
Một con chim con liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao.
Tôi đưa mắt thèm thuồng rồi nhìn theo cánh chim. Một kỷ niệm cũ đi bẫy chim giữa cánh đồng lúa hay bên bờ sông Viêm sống lại đầy dẫy trong trí tôi.
Nhưng tiếng phấn của thầy tôi gạch mạnh trên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật.
Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm bẩm đánh vần đọc: