cảm nghĩ của em về cây tre
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tk:
cảm nhận của em khi nghe bài hát Làng tôi của nhạc sĩ Văn Cao: bài hát rât vui nhộn, khi nghe bài hát thì cảm thấy yêu quê hương dất nước,...
Trời chớm hè trong xanh, một màu xanh mượt mà của cỏ cây, hoa lá. Làn gió nhè nhẹ thoảng qua, cây phượng ở góc sân trường rùng mình đánh thức những búp non tỉnh giấc. Phượng cùng lũ học trò chúng tôi đón mùa hè tươi đẹp đã về. Và có lẽ đây là loài cây tôi yêu thích nhất.
Mới ngày nào, cây phượng có những cành trụi lá. Nhìn cây trông như không còn sức sống. Một dạo không để ý, hôm nay nhìn cây phượng tôi thật sự bàng hoàng. Tán lá xòe ra như cái ô khổng lồ che mát một góc sân trường. Cây phượng bắt đầu thắp lửa rồi! Lúc này tôi sực nhớ: Hè đã đến!
Những ngày đầu hè, phượng lác đác những bông hoa như cánh bướm. Sau đó, nhiều đóa lung linh, lung linh từng chùm rồi rực rỡ khắp cành. Muôn vàn búp nõn là muôn vàn bông hoa rực đỏ. Nhìn những chùm hoa trên cành, tôi nhớ câu chuyện kể của bài:
Ngày xưa, khi mặt đất còn lạnh lẽo, Ngọc Hoàng đã đưa các con mình xuống trần gian để sưởi ấm cho muôn loài. Nhưng các con ngài bị kẻ ác đe dọa, Ngọc Hoàng bèn chọn cây phượng để treo Mặt Trời, phượng là nơi các con Ngài trú ngụ.
Ôi! Phượng có một quá khứ tuyệt vời. Quá khứ vinh quang, hào hùng và đáng yêu đến thế!... Tôi yêu những nụ hoa vừa hé. Yêu những bông hoa nở rộ và yêu những cánh hoa lác đác bay nghiêng. Tôi yêu cái gốc cây sần sùi, bạc phếch, nơi học trò chúng tôi thích đến tụm bảy, tụm năm. Có lúc chúng tôi khắc tên nhau lên chiếc áo nâu sần giản dị ấy, rồi những lúc ngước nhìn lên cây để đón hoa rơi. Và sự mong chờ đón đợi cũng đến. Hoa lác đác rụng xuống sân trường, hoa thản nhiên rơi xuống đất, không chút do dự vẩn vơ, có hoa tung tăng bay lượn với làn gió nhẹ. Có hoa còn lưu luyến khi phải xa cành. Có lẽ hoa cũng giống chúng tôi trong giờ phút chia tay, giờ phút xa trường, xa lớp vì đã kết thúc năm học. Những lúc ấy, ai cũng có sắc hoa nằm ở trong tâm hồn.
Cứ như thế, hoa phượng thả những cánh hoa son xuống cỏ, đến từng giây phút xa các bạn học trò. Hoa phượng rơi, rơi...Hoa phượng rạt rào, lay động khi các bạn đã về. Hoa phượng yêu chúng tôi đến thế. Tôi cũng yêu hoa phượng biết nhường nào. Cây phượng đã hằn sâu trong kí ức tôi, làm cho tôi thêm gắn bó với trường, với lớp.
Những ngày hè, cổng trường khép kín. Trường vắng lặng, không tiếng trống, không tiếng vui đùa. Cây phượng cô đơn giữa không gian yên ắng. Tôi vui với mùa hè nhưng không sao quên được mái trường yêu dấu, nơi đó có cây phượng trầm ngâm đứng đợi mỗi ngày...Tôi nhớ từng cành cây, kẽ lá, nhớ từng nụ hoa, từng cánh hoa lác đác dưới sân trường. Tôi nhớ những chiều xuân hửng ấm, chúng tôi tụm nhau dưới gốc cây để chuyện trò. Tôi muốn tìm lại nơi đây giữa những ngày hè xa vắng.
Ôi, cây phượng thật đáng yêu, thật giản dị và cũng thật rực rỡ, phượng hãy đứng đấy để làm vui cho cảnh trường. Phượng đã tô điểm cho cảnh trường thêm đẹp.
Đối với tôi, phượng là loài hoa đẹp nhất.
Bạn tham khảo nhé!
Sân trường em có rất nhiều cây xanh có bóng mát cũng như tạo cảnh quan: cây bàng, cây điệp, hoàng hạ… Nhưng phải nói rằng đẹp hơn cả vẫn là cây phượng mà em yêu thích. Cây phượng vừa che bóng mát lại vừa nở những chùm hoa đỏ thắm mà chúng em vẫn thường thân mật gọi là “hoa học trò”.
Làm sao em quên được cảm xúc lần đầu tiên vào mái trường này, hình ảnh cây phượng sừng sững xòe tán lá rộng che phủ cả một góc trường tạo cho em một ấn tượng đẹp, sâu sắc. Phượng đứng cao phải đến năm sáu mét, xanh xanh những vòm lá vượt trên nóc nhà trường gợi cho người xem liên tưởng đến hình ảnh gà mẹ đang dang rộng đôi cánh ôm ấp đàn gà con…Càng đến gần, em càng được thưởng thức bầu không khí mát mẻ và màu xanh mươn mướt của lá cây. Em thích nhất là nhìn lên tán lá xòe ra như chiếc dù khổng lồ che mưa nắng. Những tán lá này được hình thành từ những phiến lá xanh xanh, be bé bằng móng tay, mọc đối xứng hai bên của một cọng dài dài. Có người nói rằng lá phượng ấy giống như đuôi của loài chim phượng nên từ đó phượng còn có tên là phượng vĩ vì vĩ là đuôi chim. Dưới vòm lá xanh mượt, chim chóc tha hồ làm tổ…Những chú chim hót líu lo, nhảy nhót chuyền hết cành này sang cành khác…Nhìn thân phượng mà thổn thức nỗi lòng trước vết cằn cỗi của thời gian khắc trên thân cây. Từ bao thế hệ học trò đến rồi đi, có mấy ai còn nhớ gốc phượng già này nhỉ?
Thật thương cho cây phượng! Vào mùa thu, tán lá chuyển dần sang màu vàng úa. Chỉ một cơn gió nhẹ là những phiến lá vàng ấy rơi lả tả như mưa bụi, bám đầy trên tóc các bạn gái. Sau những cơn mưa lá ấy, cây phượng trông thật khẳng khiu, chỉ trơ những cành cây trụi hết lá. Trông phượng mà thương biết mấy. Nhưng thật kì lạ! Như có một phép màu cho sự hồi sinh. Mùa xuân, các mầm xanh lại thi nhau mọc lên. Màu xanh nõn nà của các phiến lá báo hiệu một sức sống mới đang dâng trào. Đẹp nhất là vào mùa hè! Trông từ xa, cây phượng đỏ rực như một đám lửa. Em nhớ mãi những bông hoa đỏ thắm như những con bướm lửa. Mỗi khi có cơn gió thoảng qua, những cánh bướm lửa ấy lìa cành, chao mình trong gió, nhẹ nhàng đáp xuống mặt đất như còn lưu luyến cuộc đời tươi đẹp ngắn ngủi của một kiếp hoa.
Em thầm cảm ơn cây phượng vì đã che bóng mát cho sân trường, tạo nên một bầu không khí trong lành, mát mẻ và thật dễ chịu cho chúng em học tập cũng như vui chơi. Em làm sao có thể quên những lúc cùng các bạn nhặt hoa phượng, tách từng cánh hoa ra và khéo léo dán thành hình con bướm ép vào vở. Mai sau nhìn lại sẽ nhớ ngay tới thuở học trò đầy mơ mộng…Đáng yêu biết mấy hình ảnh các bạn nam lại dùng nhụy hoa nhỏ hơn que tăm, làm trò chơi đá gà ngộ nghĩnh thú vị. Em thích nhìn những trái phượng khô, dèn dẹt, dài dài, đen như than. Đập vỏ ra lấy nhân bên trong rang lên ăn bùi bùi, thơm thơm, hấp dẫn hơn cả bắp rang. Em còn biết được rằng có một thành phố ở nước ta trồng phượng khắp các nẻo đường phố và khi hè về, trên cao nhìn xuống cả thành phố ngập tràn sắc đỏ màu hoa. Đó chính là Hải Phòng – Thành phố hoa phượng đỏ.
Hình ảnh của phượng gắn liền năm tháng học trò, có lẽ thế nên phượng còn là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhạc sĩ, nhà thơ sáng tác văn chương, bài hát như mấy ai không xao xuyến khi nghe “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu…”
Thật thú vị làm sao! Dưới tán lá phượng, em ngồi ôn bài, học bài không biết mệt. Những khi nắng gắt, phượng che bóng mát cho em nô đùa ngoài sân. Những lúc mưa to, tán lá phượng cản bớt những giọt nước mưa như thác đang ào ào trút xuống. Cũng dưới gốc phượng này em có một tình bạn, chúng em cùng trao đổi bài học cũng như động viên và chia sẻ cho nhau những buồn vui trong cuộc sống, chỉ tiếc một điều giờ bạn đã đi xa…
Chẳng biết tự bao giờ, cây phượng đã trở thành người bạn thân thiết của em. Thật hạnh phúc khi hằng ngày đến trường có phượng trên đầu rợp bóng che mát. Sẽ chẳng bao giờ em quên người bạn gắn bó với mình suốt những năm tháng học trò hồn nhiên.
Tham khảo nhé bạnNguyễn Trần Anh Thư
Thời gian trôi đi nhanh quá, cứ âm thầm và lặng lẽ mà thấm thoát đã bốn năm tôi ngồi dưới mái trường này. Thời gian tuy không dài nhưng cũng đủ làm cho tôi cảm nhận được tất cả những điều tốt đẹp nhất từ mái trường THCS Ngô Sĩ Liên. Mới ngày nào, tôi còn là cô học trò mới bước vào ngôi trường với nỗi lo lắng, bỡ ngỡ thì giờ đây tôi đã là một học sinh lớp 9 và sắp phải xa mái trường thân yêu-ngôi nhà thứ hai của mình. Trong tôi lúc này đây thật nhiều cảm xúc đang đan xen lẫn lộn, vui có, buồn có, lo lắng có,… nhưng đặc biệt nhất vẫn là lo sợ. Tôi sợ vì phải xa thầy cô,xa mái trường, xa những đứa bạn ngày nào cùng tôi đùa nghịch và chọc ghẹo nhau,… và sợ cả khi phải tự mình bước chân vào một cánh cổng trường mới-cánh cổng trường THPT, điều đó khiến có đôi lúc tôi muốn lùi bước. Nhưng nghĩ về tương lai phía trước, nghĩ về kì vọng và sự trông mong của thầy cô, nghĩ về niềm tin tưởng mà bạn bè gửi gắm cho tôi, tôi lại muốn đứng dậy để bước tiếp trên đường đua của mình. Và những lúc này, tôi thầm cảm ơn cuộc sống này đã đưa tôi đến mái trường này để tôi được học tập, được yêu thương, được bao bọc dưới tình thương của những người thầy cô đáng quý, những người bạn mà tôi chẳng thể tìm được ở đâu,… Ngôi tường của tôi tự hào mang tên nhà sử học nổi tiếng của quê hương Chương Mỹ-Ngô Sĩ Liên. Trường được thành lâp từ năm 1984, với 30 năm xây dựng và phát triển để cùng hòa nhập với giáo dục Thủ đô, không phải một thời gian quá dài nhưng cũng đủ để trường tôi xây dựng nên một bề dày thành tích đáng tự hào. Nhớ ngày nào, những ngày đầu của tháng 8, tiết trời
Sau hơn nửa đời phiêu bạt, nay được trở về dưới mái trường xưa, với tôi, ký ức đẹp nhất, thân thương nhất vẫn là những tháng ngày được ngồi học dưới mái trường phổ thông cấp 3 Kim Anh (nay là trường Trung học phổ thông Kim Anh) thân yêu này.
Tôi là cựu học sinh lớp D khóa 9 niên khóa 1972-1975 do thầy Dũng – cô Mỹ làm chủ nhiệm, sau sáp nhập vào lớp C do thầy No – cô Cúc làm chủ nhiệm (do học kỳ 1 lớp 10 có 4 đợt tuyển quân vào chiến trường đánh Mỹ).
Nhớ mới ngày nào thầy trò còn đào giao thông hào, hầm trú ẩn tránh bom đạn tại thôn Gia Trung khi trường sơ tán và những ngày thầy trò góp sức xây mới và cải tạo trường cũ tại thôn Thạch Lỗi sau khi Hiệp định Pari được ký kết, giờ đây trong ký ức của tôi vẫn đầy ắp những khuôn mặt thầy cô rất trang nghiêm nhưng tận tuỵ và nhân hậu, vẫn còn đây những trò tinh nghịch của bạn bè trong giờ ra chơi và giờ tan học …
50 năm là quãng thời gian không dài so với lịch sử phát triển của dân tộc, nhưng cũng là dài so với cuộc đời mỗi người. 50 năm qua đánh dấu quá trình hình thành, phát triển vượt bậc của trường cấp 3 Kim Anh. Hôm nay, trở lại trường, tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay, lớn mạnh của nhà trường. Cơ ngơi khang trang, tiện nghi học tập và giảng dạy tiên tiến, hiện đại; chất lượng giáo dục, đào tạo được khẳng định; tỷ lệ học sinh giỏi, học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng ngày càng cao, có nhiều em đạt giải trong các kỳ thi quốc gia và thành phố.
Uống nước nhớ nguồn, 50 năm qua vinh dự là học sinh trường cấp 3 Kim Anh, tôi vô cùng tự hào về truyền thống vẻ vang của trường. Từ mái trường thân yêu này, hàng chục nghìn học sinh đã lên đường tới mọi miền Tổ quốc hoặc ra nước ngoài học tập, lao động. Hàng trăm học sinh của nhà trường đã từng gác bút nghiên lên đường nhập ngũ, có nhiều người đã ra đi không trở về và nhiều người bỏ lại một phần máu thịt ngoài mặt trận để tô thắm thêm màu cờ Tổ quốc. Gương hy sinh của các anh hùng liệt sĩ luôn luôn là tấm gương soi sáng để chúng tôi noi theo suốt cuộc đời. Từ mái trường này, nhiều thế hệ học sinh đã trưởng thành, đảm nhiệm nhiều trọng trách trong xã hội, nhưng dù ở đâu, ở cương vị nào, chúng tôi vẫn mãi mãi là học trò của trường cấp 3 Kim Anh.
Tôi cũng như bao bạn bè luôn trân trọng, biết ơn công dạy bảo của thầy cô. Sự thành công của chúng em hôm nay là nhờ thầy cô dạy dỗ, vun đắp và trang bị cho chúng em hành trang để vào đời, đó chính là: tình yêu quê hương, đất nước, là tình cảm trong sáng thời cắp sách tới trường, là lý tưởng sống, nhiệt huyết, lập trường kiên định để tự tin, vững bước trong mọi môi trường sống, kể cả khi ở trời tây hào nhoáng hay nhưng nơi chiến trường gian khổ, ác liệt một mất một còn với địch, trước mọi hiểm nguy hay cạm bẫy, cám dỗ trong bước đường công tác. Chúng em nguyện mãi mãi phát huy truyền thống vẻ vang của trường cấp 3 Kim Anh, phấn đấu không mệt mỏi, đóng góp hết sức mình cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mãi mãi xứng đáng là học trò của thầy, cô.
tham khảo :
Vì sao mắt Giếc lại đỏ hoe ? Cá Rô vì sao lại khỏe, cứng cáp, lại có sức bật lớn thế nhỉ ? Ngày nay lưỡi của thỏ vẫn có một vết rách ở trước lưỡi, bạn có biết tại sao ? Chèo Béo hễ nhìn thấy Qụa là lao vút lên đánh, vì sao lại thể nhỉ ? Ồ thật đơn giản, câu trả lời có hết ở trong cuốn sách này, các bạn cùng tìm đọc nhé ! Cuốn sách mang tên: Truyện đồng thoại: Mắt Giếc đỏ hoe . Của nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản năm 2012
Một số ý chính:
- Đeo khẩu trang trong trường học hiện nay là một biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe của học sinh và giáo viên trước đại dịch COVID-19. Với em, việc đeo khẩu trang là một trách nhiệm của mỗi người để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.
- Mở rộng:
+ Việc đeo khẩu trang cũng có thể gây ra một số khó khăn trong quá trình học tập.
+ Trong một số trường hợp, việc đeo khẩu trang có thể làm cho học sinh khó thở hoặc cảm thấy khó chịu. Đồng thời, việc đeo khẩu trang cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và tương tác giữa các học sinh và giáo viên.
- Biện pháp:
+ Trường có thể cung cấp khẩu trang chất lượng tốt và đảm bảo vệ sinh an toàn cho học sinh và giáo viên. Đồng thời, trường cũng có thể tăng cường các hoạt động ngoại khóa và tạo ra môi trường học tập thân thiện để giúp học sinh cảm thấy thoải mái hơn khi đeo khẩu trang.
- Kết luận:
+ Việc đeo khẩu trang trong trường học hiện nay là cần thiết để bảo vệ sức khỏe của mọi người.
+ Đeo khẩu trang khi cần thiết còn khi không cần, chúng ta không nên mang khẩu trang quá nhiều. Bởi điều đó dễ sinh ra tính tự ti mà đồng thời cũng ảnh hưởng tới tai của ta.
Tham khảo nha:
Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.
Tham khảo
I. Mở bài: - Giới thiệu khái quát về hoa phượng.
II. Thân bài: Miêu tả và phát biểu cảm nghĩ về hoa phượng:
Tả những tàn hoa phượng trong mùa hè chói lọi và cảm nghĩ của em.
- Tả lá của phượng.
- Tả địa điểm của loài hoa phượng và cảm xúc của học sinh.
- Tả hoa phượng trong mùa xuân và cảm xúc của học sinh.
- Tả hoa phượng trong mùa hè và cảm nghĩ của học sinh.
III. Kết bải: Nồi buồn của hoa phượng khi học sinh nghỉ hè.
Bạn dựa vào dàn ý rồi làm bài nhé! Chúc bạn học tốt!
“ Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi”…
ngắn v~