Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cứ mỗi dạo tháng tư về, những hạt mưa đầu mùa đã bắt đầu lất phất, rồi đến những cơn mưa rào như rửa sạch những hạt bụi vương trên những cành cây, cây cối đang sung sướng vươn mình đón lấy những giọt nước mát như gội rửa những cái nắng chói chang, oi bức mà tháng 3 để lại. Ấy cũng chính là thời gian mà những cây xoài trứơc hiên nhà tôi lại đơm hoa kết trái.
Đứng trước hiên nhà, ngước nhìn lên cao tôi chỉ toàn thấy một màu xanh. Nhìn kỹ lắm, lâu lắm mới có thể nhận ra màu xanh đậm của những chiếc lá và màu xanh mơn mỡn, tươi tắn của những trái xoài non. Chúng quấn quýt với nhau như đang sợ phải xa rời. Cành xoài như một cánh tay lực lưỡng vươn dài vững chắc, đón lấy và che chở những trái xoài bắt đầu to dần nặng dần theo ngày, theo tháng. Tất cả đang rũ xuống về một hướng như cô gái đang xõa mái tóc mượt mà của mình đang trải lòng mình về một nơi nào đó xa xăm….
Cây xoài ấy, nếu ông tôi không kể thì tôi cũng chẳng biết nó được trồng khi nào, đã qua bao nhiêu lần đơm hoa, kết trái, đã qua mấy bận truân chuyên để giữ lại cho gia đình tôi bây giờ một món quà lưu niệm đáng quý về những ngày tháng vất vả, khó nhọc của ông.Cây xoài này được ông tôi trồng bằng hạt chứ không phải bằng xoài cắt nhánh như bây giờ. Hạt xoài ông mang về từ những ngày đi gặt lúa mướn, phải chăm bón rất vất vả nó mới được cao lên, vậy mà nó không chịu cho trái. Bà tôi thấy vậy, bảo ông tôi chặt bỏ đi nhưng ông không nỡ và vẫn tin một ngày nào nó sẽ cho ông quả xoài ngon như ông từng được ăn. Nó may mắn được cứu sống, hình như nhờ vậy nó mới chịu có trái. Nó là cây ăn quả đầu tiên mà ông tôi trồng được.
Mẹ tôi bảo ngày đầu tiên mẹ về với cha thì cây xoài trước hiên đã bắt đầu đơm hoa, nhưng cây xoài ngày ấy nó không cao và nghiêng về phía nhà mình như bây giờ. Nó đứng thẳng, sum xuê lá và chi chít những bông li ti, vàng óng. Rồi ngày mẹ bắt đầu có tôi trong bụng, mẹ đã được ăn những trái xoài thật ngon, ấy thế chả nhẽ chẳng phải là tôi đã được ăn từ lúc còn trong bụng mẹ sao?
Thời gian dần dần đi qua, cây xoài đã qua mấy độ thu đến xuân về, không biết được bao nhiêu tuổi, nhưng hình như nó đã bị chia bớt tình cảm cho những cây cam, quýt…xung quanh nhà, hình như nó đang bị lãng quên. Nhưng ông tôi thì không quên nó, ông vẫn chăm bón nó thường xuyên, lâu lâu lại phun thuốc mấy con rầy đen bám trên lá,trên trái .
Rồi tôi lớn lên, tôi đã được chứng kiến tận mắt những ngày mùa xoài đến khi tôi lên sáu tuổi, cây xoài từ những bông nhỏ vàng lấm tấm rồi đến những trái xanh non, và những chùm xoài chín vàng óng ánh được giở lồng tre đem xuống, trông thật là ngon và hấp dẫn mà chưa chắc một loại xoài nào bây giờ có được. Được thưởng thức một quả xoài chín mọng, được nghe ông tôi kể về cây xoài này, tôi càng cảm thấy quý nó và yêu ông tôi thêm. Lúc nhỏ, tôi là một đứa con gái bướng bỉnh mà quậy phá y hệt là con trai. Có một lần không nhớ rõ việc gì mà tôi đã làm ông tôi giận, ông xách cây roi rượt tôi chạy vòng vòng nhà, chạy mệt mà đường cùng rồi, tôi leo tót lên cây xoài rôi vẫy tay với ông. Thật hết biết nói, nhưng ông tôi thấy cây cao, sợ tôi ngã nên năn nỉ tôi leo xuống, thế là ông hết giận.
Mười mấy năm trôi qua, cây xoài lớn dần lên, cao lên, to ra, tôi và em tôi nắm tay nhau mới vòng hết thân cây xoài. Nó lớn hơn tôi cả chục tuổi vậy mà lá vẫn xanh, mùa nào ra trái cũng to, ăn cũng ngọt đậm đà, lạ thiệt. Cho đến khi một cơn bão lớn ở đâu ập tới bất ngờ, gió thổi mạnh, mọi cây cối xung quanh nhà ngã rạp, và cây xoài không đủ sức chống chọi với sức gió mạnh đã ngã về phía hiên nhà, tán lá rũ về một phía. Cơn bão đi cũng là lúc cuộc sống của gia đình bắt đầu thiếu vắng ông bởi cái quy luật sinh tử của tạo hóa đã vĩnh viễn cướp mất ông trong cuộc sống thường nhật của gia đình.
Ông tôi mất, cây xoài vẫn đứng đó nhưng hình như trông có vẻ nó già cỗi đi vì không ai săn sóc, lớp vỏ ngoài thân xù xì, nâu sạm đi. Tuy vậy, nó vẫn đứng ngày ngày trong nắng, trong gió, trong cái cuộc sống bình dị hằng ngày cùng với gia đình tôi nhưng tôi có thể cảm nhận được trong nó có chút gì đó u buồn, cô đơn khi nghe những tiếng xào xạc trên lá trong mỗi chiều tắt nắng.
a) Cảm xúc về vườn nhà
- Mở bài:
+ Giới thiệu khu vườn. + Tình cảm của bạn thân đối với vườn nhà.
- Thân bài.
+ Khu vườn có từ lúc nào?
Ai xây dựng nên?
+ Miêu tả khu vườn: diện tích, cây cối, sự bày trí cảnh quan của gia đình.
+ Sự lao động chăm bón của bố mẹ và bản thân hoặc các thành viên khác trong gia đình.
+ Vườn và cây trái suốt bốn mùa.
- Kết bài:
+ Cảm xúc về vườn nhà.
b) Cảm xúc về người thân
1. Mở bài:
- Trong những quan hệ tình cảm của con người thì tình cha con là tình cảm máu thịt thiêng liêng.
- Công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều trong ca dao – dân ca ( dẫn chứng minh họa ).
2. Thân bài:
* Vai trò của người cha:
- Người cha đóng vai trò trụ cột, thường quyết định những việc quan trọng trong gia đình; là chỗ dựa về vật chất lẩn tinh thần của vợ con
- Cha kèm cặp, dạy dổ, truyền kinh nghiệm sống và nâng đỡ các con trên bước đường tạo dựng sự nghiệp
* Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu:
- Cha em chỉ là một người thợ bình thường, quanh năm vất vả với công việc
Đức tính nổi bậc của cha là cần cù, chịu khó, hết lòng vì vợ con.
- Cách dạy con của cha rất giản dị: nói ít làm nhiều, lấy lời nói, hành động của mình làm gương cho các con. Thái độ của cha cởi mở, dể gần, bao dung nhưng cũng rất nghiêm khắc.
- Các con kính yêu, quý mến và tin tưởng ở cha, cố gaéng chăm ngoan, học giỏi để cha vui lòng.
3. Kết bài:
- Công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ vô cùng to lớn, sánh ngang với núi cao, biển rộng.
- Con cái phải biết ơn và đền đáp công lao cha mẹ bằng lời nói và việc làm hiếu nghĩa hằng ngày.
Nguyễn Khuyến là một nhà thơ nổi tiếng với những tác phẩm thơ Nôm xuất sắc đóng góp cho kho tàng văn học Việt Nam. Thơ ông chẳng có nhiều bài vui bởi tâm trạng ông mang nặng nỗi buồn trước tình cảnh đất nước đau thương, thói đời bạc bẽo. Ấy thế mà “Bạn đến chơi nhà” lại là nốt nhạc vui bất chợt trong bản nhạc buồn của cụ Tam Nguyên. Bài thơ thể hiện một tình bạn chân thành, có sự cảm thông, đồng cảm và sẻ chia sâu sắc giữa hai người bạn tri kỉ.
Nguyễn Trãi viết bài thơ này là lúc ông đã cáo quan về ở ẩn. Có lẽ vì thế mà ông rất vui mừng, hồ hởi khi người bạn đến thăm:
“Đã bấy lâu nay bác tới nhà”
Câu thơ mở đầu thật tự nhiên như lời chào hỏi chân thành. Chắc hẳn lâu rồi người bạn của nhà thơ mới đến thăm và nhà thơ thì mong mỏi lắm. Cách xưng hô “bác” của Nguyễn Khuyến là một cách xưng hô thân mật, bình dị. Có thể thấy được đây không phải là người bạn bình thường mà là một tri âm tri kỉ. Chỉ với một câu thơ đầu tiên ta đã cảm nhận được một tình bạn thật thân thiết và thủy chung.
Thông thường sau khi chào hỏi thì sẽ là sự đón tiếp chu đáo, tận tình của chủ nhà với bữa cơm thân mật. Nhưng không, ở đây lại là một tình huống thật trớ trêu. Nguyễn Khuyến đã trình bày hoàn cảnh khó khăn của gia đình:
“ Trẻ thì đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trầu tiếp khách, trầu không có”
Nhà thơ như đang phân trần với bạn về sự tiếp đãi của mình. Có tất cả mà hóa ra lại chẳn có gì. Nhà thơ muốn tiếp bạn thật chu đáo nhưng hoàn cảnh không cho phép: trẻ con nhà thì đi vắng, muốn đi chợ thì chợ lại xa, có cá nhưng ao sâu không bắt được, có gà nhưng vườn thì rộng, rào thưa, cải thì chưa lớn, cà thì mới đang có nụ, mướp thì mới ra hoa, bầu thì lại non quá, đến miếng trầu là đầu câu chuyện cũng không có nốt. Giọng thơ hóm hỉnh, một cách nói rất sang, rất khéo léo về cái nghèo của nhà thơ. Qua đây ta cũng thấy bức tranh làng quê thật giản dị, gần gũi, sống động và vui tươi. Một cuộc sống giản dị, bình yên của một nhân cách thanh cao, trong sạch. Không chấp nhận chốn quan trường đầy thị phi, Nguyễn Khuyến đã cáo quan về ở ẩn và sống một cuộc đời bình dị. Dù cuộc sống có nghèo khó nhưng tác giả luôn lạc quan, yêu đời, sống ung dung, tự do tự tại. Nhà thơ thậm chí còn thi vị hóa cái nghèo bằng một giọng thơ đầy hóm hỉnh.
Câu thơ kết bài thể hiện giá trị tư tưởng của bài thơ. Tất cả những gì ở sáu câu thơ trước đó không có nhằm khẳng định cái có của câu thơ thứ tám này:
“Bác đến chơi đây, ta với ta”
Chữ “bác” lại một lần nữa xuất hiện cho thấy tình bạn thật thiêng liêng và cao cả. Vật chất thì không có gì nhưng tình người thì luôn chứa chan và ấm áp. Cụm từ “ta với ta” thể hiện sự gắn bó khăng khít, kẻ tri âm đến với người tri kỉ, biểu lộ một niềm vui trọn vẹn, lan tỏa trong không gian và thời gian. Đó là một tình bạn đẹp, chân thành, gắn bó, có sự đồng cảm, sẻ chia giữa những người bạn. Tình bạn ấy vượt lên trên mọi thứ vật chất tầm thường để tỏa sáng lung linh giữa cuộc đời.
Với ngôn ngữ thơ bình dị, những hình ảnh thơ mộc mạc và gần gũi bài thơ thể hiện một tình bạn khăng khít, keo sơn, vượt lên trên mọi lễ nghi tầm thường. Cái nghèo về vật chất không làm phai mờ đi những tình cảm ấm áp, chân thành và thủy chung.
dàn bài nhé
I. Mở bài:
– Giới thiệu khái quát về mối quan hệ và công dụng thiết thực của cây tre với người dân Việt Nam
II. Thân bài:
1. Nguồn gốc:
– Cây tre đã có từ lâu đời, gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử.
– Tre xuất hiện cùng bản làng trên khắp đất Việt, đồng bằng hay miền núi…
2. Các loại tre:
– Tre có nhiều loại: tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, và cả lũy tre thân thuộc đầu làng…
3. Đặc điểm:
– Tre không kén chọn đất đai, thời tiết, mọc thành từng lũy, khóm bụi
– Ban đầu, tre là một mầm măng nhỏ, yếu ớt; rồi trưởng thành theo thời gian và trở thành cây tre đích thực, cứng cáp, dẻo dai
– Thân tre gầy guộc, hình ống rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Trên thân tre còn có nhiều gai nhọn.
– Lá tre mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những gân lá song song hình lưỡi mác.
– Rễ tre thuộc loại rễ chùm, cằn cỗi nhưng bám rất chắc vào đất -> giúp tre không bị đổ trước những cơn gió dữ.
– Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”…
4. Vai trò và ý nghĩa của cây tre đối với con người Việt Nam:
a. Trong lao động:
– Tre giúp người trăm công nghìn việc, là cánh tay của người nông dân.
– Làm công cụ sản xuất: cối xay tre nặng nề quay.
b. Trong sinh hoạt:
– Bóng tre dang rộng, ôm trọn và tỏa bóng mát cho bản làng, xóm thôn. Trong vòng tay tre, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặm cỏ, người nông dân say nồng giấc ngủ trưa dưới khóm tre xanh…
– Dưới bóng tre, con người giữ gìn nền văn hóa lâu đời, làm ăn, sinh cơ lập nghiệp.
– Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp:
+ Khi chưa có gạch ngói, bê tông, tre được dùng để làm những ngôi nhà tre vững chãi che nắng che mưa, nuôi sống con người.
+ Tre làm ra những đồ dùng thân thuộc: từ đôi đũa, rổ rá, nong nia cho đến giường, chõng, tủ…
+ Tre gắn với tuổi già: điếu cày tre.
+ Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích: đánh chuyền với những que chắt bằng tre, chạy nhảy reo hò theo tiếng sao vi vút trên chiếc diều cũng được làm bằng tre…
c. Trong chiến đấu:
– Tre là đồng chí…
– Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù.
– Tre xung phong… giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh…
– Tre hi sinh để bảo vệ con người
III – Kết bài:
Cây tre trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Trong đời sống hiện đại ngày nay, chúng ta vẫn không thể dời xa tre.
I. Mở bài: - Giới thiệu khái quát về hoa phượng.
II. Thân bài: Miêu tả và phát biểu cảm nghĩ về hoa phượng:
Tả những tàn hoa phượng trong mùa hè chói lọi và cảm nghĩ của em.
- Tả lá của phượng.
- Tả địa điểm của loài hoa phượng và cảm xúc của học sinh.
- Tả hoa phượng trong mùa xuân và cảm xúc của học sinh.
- Tả hoa phượng trong mùa hè và cảm nghĩ của học sinh.
III. Kết bải: Nồi buồn của hoa phượng khi học sinh nghỉ hè.
Bạn dựa vào dàn ý rồi làm bài nhé! Chúc bạn học tốt!
Khi trời bắt đầu nắng nóng, mặt trời bắt đầu chiếu những tia nắng chói trang xuống mặt đất, tiếng ve vang lên gọi hè thì cũng là lúc hoa phượng nở rực trời. Hoa phượng rất gần gũi và thân quen với tuổi học trò, nó gắn liền với những kỉ niệm vui buồn của học trò chúng tôi.
Hầu như trong trường nào cũng trồng một vài cây phượng. Trường của tôi cây phượng được trồng ở giữa sân, dịu hiền với chiếc mũ bông đỏ thắm màu hoa. Thân cây cao to khoác nên mình chiếc áo nâu xù xì,mốc meo màu thời gian. Thời gian trôi, thấm thoắt mà cũng đến mùa thi,tôi nhớ khi trên vòm cây kia ve râm ran tiếng hát là phượng bắt đầu lấp ló những bóng lửa hồng. Phượng ra hoa. Hoa phượng có năm cánh,nở đồng loạt, từng cánh son mềm mịn như nhung kết thành từng bông, từng chùm,từng tán lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. Giữa những cánh bướm thắm là nhị hoa dài phủ phấn vàng e lệ.
Trong khung trời trong xanh không gợn mây trôi hoa phượng hồng thắm nổi bật lên kiêu sa mà dễ thương đến lạ. tôi nhớ lại mùi hương hoa phượng không nồng nàn như hồng nhung mà mang một mùi riêng rất riêng chỉ thoảng nhẹ trong gió làm lắng đọng bao tâm hồn học trò...
Vào những ngày hè nắng như đổ lửa, phượng dang những cánh tay khẳng khiu mộc mạc chở che cho chúng tôi. Vẳng đâu đây bên tai tôi vẫn là những tiếng cười đùa vui vẻ của cô học sinh cấp I. Tôi nhớ những mùa hoa phượng rơi, phượng thả từng cánh son của mình xuống sân trường tạo thành một cơn mưa mang sắc đỏ của hoa phượng.Từng cánh phượng hồng rơi nhè nhẹ như ánh lên những tia nắng hè đếm từng giây phút xa bạn học sinh. Ba tháng hè dài đằng đẵng, không tiếng thầy giảng, không tiếng chuyện trò, không tiếng trống trường, phượn tróng vắng. Hẳn là hoa phượng đang buồn đang khóc!
Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng tôi có rất nhiều kỉ niệm với cây phượng. Nhớ lắm những giờ ra chơi,lũ học trò quây quần bên gốc phượng. Nhớ lắm ngày chia tay, “những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng”, chở cả tiếng cười giòn tan trong nắng,chở cả nỗi nhớ, nỗi buồn sầu chia li. Nhớ lắm cánh phượng mong manh ép chặt trong trang lưu bút, lưu giữ lại một thời hồn nhiên, mơ mộng của tôi. Nhớ lắm những chiều tan trường, mái tóc tôi bay bay trong gió, đùa giỡn, vờn với lá phượng, lá phượng vấn vít, vương trên tóc. Nhớ lắm hình ảnh những cậu học trò bẽn lẽn với chùm hoa phượng giấu sau lưng vì còn ngại ngùng đợi trao tay cho một ai đó. Phượng vui buồn với tuổi học trò, chứng kiến biết bao cuộc chia li để rồi chỉ còn lại một mình phượng cô đơn,buồn bã..Phượng đẹp,phượng rực rỡ,nhưng nhiều khi phượng hờn,phượng tủi vì chính mình. Bởi vẻ đẹp đó có được ai chiêm ngưỡng khi mà học trò đã nghỉ hè hết. Gió ghé qua đùa bỡn,trêu chọc, phượng chạnh lòng, phượng khóc. Lá phượng rơi, hoa phượng rụng.
Mỗi khi nhìn phượng rơi mà lòng tôi lại chênh vênh một nỗi buồn nôn nao khó tả, đó là dấu hiệu báo với chúng tôi rằng, chúng tôi sắp xa trường, xa bạn rồi. Cánh phượng mỏng nhưng màu hoa thì đỏ thắm, không phai nhạt, cũng giống như tình cảm học trò với thầy cô, với bè bạn thân yêu không bao giờ phai nhạt.
mùa thu đã đến gió thì hanh heo, sương mù dày đặc,gió hiu hiu mát lạnh, bầu trời có những biểu hiện như thế là đã đến ngày khai trường. Đối với em ngày khai trường là ngày tuyệt vời và ý nghĩa nhất.
trước cổng trường là băng- rôn mang dòng chữ chào mừng năm học mới 2018-2019. phía trên cổng có những lá cờ sắc màu. giữa sân là lá cờ đỏ thắm.sự nôn náo háo hức của mọi người thể hiện trên những khuôn mặt của toàn thể học sinh trường Th Hồng Sơn 4. trang phục trường em là áo trắng và quần xanh rất giản dị nhưng rất đẹp.đúng 8 giờ thì cô phụ trách tuyên bố buổi lễ khai trường xin bắt đầu. đầu tiên là lễ chào cờ tất cả các bạn học sinh cùng các thầy cô giáo đứng lên làm lễ, lúc này không khí bỗng nghiêm trang khác lạ. cả trường hát bài quốc ca và đội ca vang lên.Tiếp theo thầy giám hiệu đọc diễn văn lễ khai giảng. Phát động phong trào như:phòng chống ma túy, không uống rựu bia, không hút thuốc lá, phòng chống bạo hành học đường,.... Tiếp tục trương trình là thầy hiệu trưởng lên đánh anh trống để trai trường. khi đã đánh trống thì tiếp là lễ văn nghệ của các bạn của các chi đội.khi lễ văn nghệ xong thì có thêm một bác trưởng thôn đến dự buổi lễ và nêu diễn văn về ngày khai trường. và cuối cùng là chào cờ và các bạn ra về.
khi ra về cô giáo còn dặn dò cho học sinh của lớp mình đi dọn dẹp rác và xếp ghế lại.
tuy hôm ấy thật ngắn ngủi nhưng đó là kỉ niệm ngày khai trường của bọn em. em rất yêu quí ngôi trường của em. cho dù ngôi trường khác có đẹp hơn hay thế nào thì em vẫn yêu mến trường em
tên bảo hân
thôn 1
xã hàm đức
huyện hàm thuận bắc
tỉnh bình thuận
sdt 0917137762 nhé bạn cứ viết thế là bưu điện sẽ biết
mình có mất tiền gì ko
Tham khảo
I. Mở bài: - Giới thiệu khái quát về hoa phượng.
II. Thân bài: Miêu tả và phát biểu cảm nghĩ về hoa phượng:
Tả những tàn hoa phượng trong mùa hè chói lọi và cảm nghĩ của em.
- Tả lá của phượng.
- Tả địa điểm của loài hoa phượng và cảm xúc của học sinh.
- Tả hoa phượng trong mùa xuân và cảm xúc của học sinh.
- Tả hoa phượng trong mùa hè và cảm nghĩ của học sinh.
III. Kết bải: Nồi buồn của hoa phượng khi học sinh nghỉ hè.
Bạn dựa vào dàn ý rồi làm bài nhé! Chúc bạn học tốt!