TRƯỜNG THCS KHÁNH THỊNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
TỔ KHXH Năm học 2022 - 2023
Môn kiểm tra : Ngữ Văn 8
Thời gian làm bài: 90 phút
I. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN: ( 3 điểm)
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:
Tại Thế vận hội đặc biệt Seatle (dành cho những người tàn tật) có chín vận động viên đều bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung trước vạch xuất phát để tham dự cuộc đua 100 m. Khi súng hiệu nổ, tất cả đều lao đi với quyết tâm chiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ bị vấp ngã liên tục trên đường đua. Và cậu bật khóc. Tám người kia nghe tiếng khóc, giảm tốc độ và ngoái lại nhìn. Rồi họ quay trở lại. Tất cả, không trừ một ai! Một cô gái bị hội chứng Down dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé:
- Như thế này, em sẽ thấy tốt hơn.
Cô gái nói xong, cả chín người cùng khoác tay nhau sánh bước về vạch đích. Khán giả trong sân vận động đồng loạt đứng dậy. Tiếng vỗ tay hoan hô vang dội nhiều phút liền. Mãi về sau, những người chứng kiến vẫn còn lưu truyền tai nhau câu chuyện cảm động này.
(Nguồn: http://phapluatxahoi.vn/giai-tri/van-hoc/chien-thang-661)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm)
Câu 2.
a. Xét theo mục đích nói, câu văn: Một cô gái bị hội chứng Down dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé. Thuộc kiểu câu gì? (0,5 điểm)
b. Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của kiểu câu đó?(0,5 điểm
Câu 3. Theo em, tại sao khán giả trong sân vận động đều đứng dậy vỗ tay hoan hô không dứt? (0,5 điểm)
Câu 4.Thông điệp sâu sắc nhất mà em nhận được từ câu chuyện trên? (1,0 điểm)
II. TẠO LẬP VĂN BẢN: (7 điểm)
Câu 1 Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống.
Câu 2 : Ăn quà là một thói quen xấu của học sinh trong học đường hiện nay. Em hãy viết một bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về hiện tượng trên .
…………………… Hết ……………………
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Môn Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Công cha như núi ,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ, kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào?
A. Ca dao. B. Tục ngữ. C. vè. D. câu đố .
Câu 2. Hãy xác định thể thơ của văn bản?
A. Thơ tự do.
B. Thơ ngũ ngôn.
C. Thơ lục bát.
D. Thơ song thất lục bát.
Câu 3. Nội dung của văn bản là gì?
A. Ca ngợi công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.
B. Ca ngợi công sinh thành dưỡng dục trời biển của cha mẹ, nhắc nhở mỗi người con phải sống có hiếu.
C. Nhắc tới công ơn sinh thành của cha mẹ.
D. Nhắc nhở người làm con phải có hiếu với cha mẹ .
Câu 4. Văn bản trên viết về chủ đề gì ?
A. Tình cảm gia đình
B. Tình yêu quê hương đất nước.
C. Tình yêu đôi lứa.
D. Tình yêu thương con người.
Câu 5. Địa danh được nhắc đến trong văn bản là gì?
A. Núi Tản Viên.
B. Biển Đông .
C. Núi Thái Sơn.
D. Núi Hồng Lĩnh.
Câu 6. Theo em, trong các từ sau từ nào là từ Hán Việt?
A. Công cha.
B. Nghĩa mẹ.
C. Thờ mẹ.
D. Thái sơn.
Câu 7. Chỉ ra các biện pháp tu từ trong hai câu đầu văn bản?
A. Liệt kê.
B. So sánh.
C. Hoán dụ.
D. Ẩn dụ.
Câu 8. Văn bản đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào??
A. Sử dụng từ ngữ, hình ảnh, có giá trị biểu cảm cao.
B. Âm điệu nhịp nhàng như lời tâm tình nhắn nhủ.
C. Sử dụng thế thơ truyền thống của vãn học dân tộc.
D. Tất cả đều đúng
Câu 9. Hãy kể thêm một văn bản mà em biết có cùng chủ đề với văn bản trên?
Câu 10 . Qua văn bản em rút ra được bài học gì cho bản thân ?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: "Trong quá trình học tập thì tự học là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên?
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG | ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Năm học: 2022-2023 Môn: Ngữ Văn 7 Thời gian làm bài: 90 phút |
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc câu chuyện sau:
RÙA VÀ THỎ
Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, Rùa đang cố sức tập chạy. Thỏ trông thấy liền mỉa mai Rùa:
- Đồ chậm như sên. Mày mà cũng đòi tập chạy à?
- Anh đừng giễu tôi. Anh với tôi thử chạy thi, coi ai hơn?
Thỏ vểnh tai tự đắc:
- Được, được! Dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mi một nửa đường đó.
Rùa không nói gì. Nó biết mình chậm chạp, nên có sức chạy thật nhanh. Thỏ nhìn theo mỉm cười. Nó nghĩ: Ta chưa cần chạy vội, đợi Rùa gần đến đích ta phóng cũng vừa. Nó nhởn nhơ trên đường, nhìn trời, nhìn mây. Thỉnh thoảng nó lại nhấm nháp vài ngọn cỏ non, có vẻ khoan khoái lắm.
Bỗng nó nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì đã thấy Rùa chạy gần tới đích. Nó cắm cổ chạy miết nhưng không kịp nữa. Rùa đã tới đích trước nó.
(Câu chuyện Rùa và Thỏ, Theo truyện La Phông-ten)
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1(0,5 điểm): Truyện Rùa và Thỏ thuộc thể loại nào?
A. Truyền thuyết
B. Thần thoại
C. Truyện cổ tích
D. Truyện ngụ ngôn
Câu 2(0,5 điểm): Nhân vật chính trong truyện Rùa và Thỏ là ai?
A. Rùa
B. Thỏ
C. Rùa và Thỏ
D. Sên
Câu 3(0,5 điểm): Thỏ chế giễu Rùa như thế nào?
A. Bảo Rùa là chậm như sên.
B. Bảo Rùa thử chạy thi xem ai hơn .
C. Bảo Rùa “Anh đừng giễu tôi”
D. Bảo Rùa là đồ đi cả ngày không bằng một bước nhảy của Thỏ.
Câu 4(0,5 điểm): Vì sao có cuộc chạy thi giữa Rùa và Thỏ?
A. Rùa thích chạy thi với Thỏ
B. Thỏ thách Rùa chạy thi
C. Thỏ chê Rùa chậm chạp khiến Rùa quyết tâm chạy thi.
D. Rùa muốn thách Thỏ chạy thi với mình.
Câu 5 (0,5 điểm): Vì sao Thỏ thua Rùa?
A. Rùa chạy nhanh hơn Thỏ.
B. Rùa cố gắng còn Thỏ chủ quan, coi thường Rùa.
C. Rùa dùng mưu mà Thỏ không biết.
D. Rùa vừa chạy vừa chơi mà vẫn tới đích trước.
Câu 6 (0,5 điểm): Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu “Đồ chậm như sên.”
A. Nhân hóa
B. Ẩn dụ
C. So sánh
D. Điệp ngữ
Câu 7 (0,5 điểm): Truyện Thỏ và Rùa phê phán điều gì?
A. Phê phán những những người lười biếng, khoe khoang.
B. Phê phán những người lười biếng khoe khoang, chủ quan, kiêu ngạo.
C. Phê phán những người chủ quan, ích kỉ.
D. Phê phán những người coi thường người khác.
Câu 8 (0,5 điểm): Hậu quả của thái độ chủ quan, kiêu ngạo của Thỏ là gì?
A. Thỏ đi học muộn.
B. Thỏ thua Rùa, bị mọi người cười nhạo.
C. Thỏ cắm cổ chạy, bị ngã.
D. Thỏ mải mê bắt bướm, quên đường về.
Câu 9(1,0 điểm): Qua câu chuyện trên em rút ra được bài học gì?
Câu 10(1,0 điểm): Em có nhận xét gì về nhân vật Thỏ qua câu nói: “Dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mi một nửa đường đó”.
II. LÀM VĂN (4.0 điểm): Có ý kiến cho rằng: "Trong quá trình học tập thì tự học là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên?
-----Hết-----
ĐỀ KTRA CUỐI KÌ II VĂN 7
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Thành công và thất bại chỉ đơn thuần là những điểm mốc nối tiếp nhau trong cuộc sống để tôi luyện nên sự trưởng thành của con người. Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa. Không có ai luôn thành công hay thất bại, tuyết đối thông minh hay dại khờ, tất cả đều phụ thuộc vào nhận thức, tư duy tích cực hay tiêu cực của mỗi người. Như chính trị gia người Anh, Sir Winston Churchill, từng nói, “Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn.”. Sẽ có những người bị ám ảnh bởi thất bại, bị chúng bủa vây, che lấp những cơ hội dẫn tới thành công. Tuy nhiên, đừng sa vào vũng lầy bi quan đó, thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống. Đó là một điều bạn không thể tránh khỏi, nếu không muốn nói thực sự là trải nghiệm mà bạn nên có trong đời. Vì vậy, hãy thất bại một cách tích cực.”
(“Học vấp ngã để từng bước thành công - John C.Maxwell)
Câu 1:
Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh.
Câu 2:
Câu 3: * Nhân hóa: - Dừa ........ hiên ngang
- Lá ......... dịu dàng
* So sánh: Rễ ......... như dân làng bám chặt quê hương
Tác dụng: Qua 2 BPTT nhân hóa và so sánh tác giả đã khắc họa rõ nét hình ảnh của con dân Việt Nam. 2 câu thơ
" Dừa vẫn hiên ngang cao vút
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng "
NHư muốn tái hiện đức tính của người dân VN. Lúc đấu tranh thì họ hiên ngang, bất khuất, dũng cảm dám hi sinh cho tổ quốc. Còn khi đã hòa bình thì họ dịu dàng, yên ổn làm ăn. Câu thơ cuối: " Rễ dừa bám sâu vào lòng đất
Như dân làng bám chặt quê hương"
Câu thơ muốn thể hiện được lòng biết ơn của người dân với nơi mình sinh ra. Dù có đi đâu hay làm gì nhưng trái tim họ vẫn gắn liền, vẫn hướng đến quê hương như rễ dừa bám sâu vào lòng đất. Qua đó thể hiện tình cảm yêu quý con người VN, yêu thiên nhiên của tác giả.
Câu 4: Mùa xuân là mùa của sự đầm ấm, là mùa của sự sẻ chia giữa thiên nhiên đất trời với con người. Mùa hạ là những ngày không khí trở nên ngột ngạt bởi cái nắng nóng oi bức xen kẽ những trận mưa. Mùa thu là mùa của sự thanh bình với những cơn gió mát và những chiếc lá vàng rơi. Mùa đông là mùa cuối cùng, cũng là khoảng thời gian để nhìn lại những gì đã đến với mình trong suốt năm qua. Và với riêng em, mùa thu là mùa đẹp nhất.
Tiết trời đã vào thu. Bầu trời trong xanh và cao vời vợi. Nắng dịu nhẹ trải dài. Mùa thu vàng mênh mang: màu vàng tươi của hoa cúc, hoa sao nhái, màu vàng xuộm của những cánh đồng lúa chín, màu vàng giòn tan của những tia nắng ban trưa, màu vàng nâu của những chiếc lá héo úa rơi đầy trên đường phố, … Chỉ có màu vàng mùa thu mới sóng sánh như mật ong, mới đậm nét và tươi tắn đến vậy. Thu như giấc mơ dịu dàng, đưa con người hòa mình vào thiên nhiên để quên đi cái cuộc sống thành thị ồn ào, náo nhiệt và căng thẳng.
Gió mùa thu thật nghịch ngợm! Gió đùa giỡn tạo nên những cơn mưa lá vàng rơi trên đường phố. Gió quấn quít, vấn vương. Gió khiến người ta có cảm xúc rất lạ. Một chiều thu, em đi dạo trên con đường ở trung tâm thành phố. Vài ngọn gió heo may vô tình lướt qua hàng cổ thụ ven đường. Chỉ trong phút chốc, những chiếc lá vàng rơi xuống như ngại ngần, quyến luyến trời cao, cứ thế xoay tròn trong không trung trước khi gieo mình xuống dòng xe cộ đông đúc. Con đường trước mặt bỗng gợn lên những làn sóng lăn tăn như dòng sông vàng đang cuộn chảy. Em như ngây người trước bức tranh sống động ấy. Một chiếc lá mỏng manh lại sắp lìa cành. Dường như nó đang luyến tiếc khi phải rời xa cành cây, rời xa những người bạn lá thân thương. Rồi chiếc lá ấy như một vũ công tài năng, uyển chuyển xoay tròn theo gió. Em xòe tay đón lấy, nắm chặt chiếc lá trong tay mình. Một cảm xúc dịu dàng len lỏi vào tim. Và lúc ấy, em chợt nhận ra rằng đó chính là cảm xúc mùa thu.
Chỉ mới đây thôi, hạ đến cùng với những kỳ thi căng thẳng, mệt mỏi và sự náo nức về những ngày nghỉ vui tươi. Vậy mà khi thu vừa chớm tới, cái cảm giác mong chờ được gặp lại bạn bè, thầy cô lại tràn ngập trong lòng em. Tháng chín, chúng em thôi những ngày tháng rong chơi, quay lại với những trang vở, với chiếc áo trắng học trò và chờ đợi tiếng trống khai trường. Tháng chín, bằng một nụ cười thật tươi, em háo hức bước vào năm học mới. Dẫu biết rằng có nhiều khó khăn ở phía trước, nhưng em vẫn sẽ cố gắng học thật tốt để mai này trở thành một người có ích cho xã hội.
Câu 1 Nguyễn Hữu Thế làm thiếu mình làm thêm còn lại thì bạn ý làm rồi, mình không làm lại nữa nha!
"Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh"
Khổ thơ trên được từ trích từ bài " Đêm nay Bác không ngủ"_MInh Huệ cho em cảm thấy bác là một người thương dân, thương những người hi sinh bảo vệ tổ quốc.Đoạn thơ cuối khẳng định một chân lí đơn giản mà lớn lao: Bác không ngủ vì một lí do bình thường, dễ hiểu: Bác là Hồ Chí Minh. Nói đến Bác là nói đến tình thương và trách nhiệm rộng lớn, cao cả. Yêu nước, thương dân là đạo đức thuộc bản chất của Bác Hồ.vì Bác là Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ của dân tộc và người cha thân yêu của quân đội ta.
Người sẵn sàng làm mọi việc để bảo vệ tổ quốc, cho nhân dân một cuộc sống bình an, hạnh púc. Bài thơ " Đêm nay Bác không ngủ" những câu thơ nói về con người Bác giản dị, nhân hậu.Tác giả giúp cho người đọc thấy được sự gắn bó chặt chẽ giữa Bác Hồ và đồng bào, chiến sĩ , đồng thời làm sáng tỏ phẩm chất cao đẹp của Người.
Chúc bạn học tốt!