K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 8 2016

·Phó từ chỉ cách thức (Adverbs of manner): Slowly (chậm chạp), quickly (một cách nhanh nhẹn), joyfully (một cách vui vẻ), sadly (một cách buồn bã), well (tốt, giỏi), badly (tồi, dở) ...

·Phó từ chỉ mức độ (Adverbs of degree): Enough (đủ),absolutely (tuyệt đối), strictly (triệt để), fairly (khá, hoàn toàn), completely (hoàn toàn), entirely (hoàn toàn), quite (hoàn toàn), just (vừa), nearly (gần), almost (gần như), only (chỉ riêng), too (quá), very (rất), extremely (cực độ), really (thực sự)...

·Phó từ chỉ nơi chốn (Adverbs of place): Here (đây), there (đó), near (gần), everywhere (mọi nơi), nowhere (không nơi nào), northwards (về phía bắc), forwards (về phía Trước), backwards (về phía sau), clockwise (theo chiều kim đồng hồ) ...

·Phó từ chỉ thời gian (Adverbs of time): Now (bây giờ), today (hôm nay), tomorrow (ngày mai), yesterday (hôm qua), soon (ngay), still (vẫn còn), then (sau đó), yet (còn, còn nữa), afterwards (sau này), before (Trước đó), at once (lập tức), lately (gần đây), recently (gần đây) ...

·Phó từ chỉ sự thường xuyên (Adverbs of frequency): Frequently (thường xuyên), always (luôn luôn), never (không bao giờ), occasionally (thỉnh thoảng), usually (thường), often (thường), regularly (đều đặn), seldom (ít khi, hiếm khi), rarely (ít khi, hiếm khi)...

·Phó từ nghi vấn (Interrogative adverbs): When? (lúc nào), where?(ở đâu), why? (tại sao), how (nh­ thế nào? bằng cách nào?). Chẳng hạn, When did he die? (Anh ta chết lúc nào?), Where does she come from? (Cô ta từ đâu đến?), Why were you late? (Tại sao anh đến muộn?), How is this word spelt? (Từ này đánh vần như thế nào?).

·Phó từ quan hệ (Relative adverbs): When (khi mà), where (nơi mà), why (vì sao, tại sao).
Chẳng hạn, Sunday is the day when very few people go to work (Chủ nhật là ngày mà rất ít người đi làm việc), 
One of the countries where people drive on the left (Một trong những nước nơi người ta lái xe về bên trái), 
That is the reason why I come here (Đó là lý do vì sao tôi đến đây).

Ngoài ra, còn có Phó từ bổ nghĩa câu (Sentence adverbs) như Certainly (chắc chắn), Evidently (hiển nhiên), Obviously (hiển nhiên), Naturally (tất nhiên),Clearly (rõ ràng), Probably (có lẽ), Undoubtedly (không nghi ngờ gì nữa), Fortunately (may thay), Unfortunately (rủi thay) ...
Chẳng hạn, Fortunately, everyone returned home safe and sound (May thay, mọi người đều trở về nhà bình an vô sự).

MÃI MÃI VUI BYE BYE 
18 tháng 8 2016

- Phó từ chỉ thời gian:

+ Lan đã làm bài tập xong.

+ Mẹ em đang nấu cơm

+ Chị Ngọc sắp trở thành mẹ. 

- Phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự:

+ Ngày nào Hà cũng ra đồng bắt ốc.

+ Hoa vẫn đi học vào ngày mai.

+ Quanh năm, cây táo nhà tôi đều xanh tốt.

- Phó từ chỉ mức độ:

+ Hà thật dễ thương và học giỏi.

+ Con voi rất khoẻ.

+ Em Diệu ngoan lắm!

- Phó từ chỉ phủ định:

+ Linh không làm bài tập.

+ Thảo chưa tỏ ra lễ phép khi nói chuyện với cô giáo.

+ Khánh chẳng bao giờ đi chơi khi chưa làm bài tập xong.

- Phó từ chỉ khẳng định:

+ Vân hai hộp bút chì màu.

+ Tôi một con mèo vàng.

+ Cây dừa nhà Giang quanh năm quả.

- Phó từ chỉ sự cầu khiến:

Đừng xả rác bừa bãi ra môi trường.

+ Hãy chấp hành tốt luật An toàn giao thông.

+ Chớ làm điều dại dột có thể gây hại đến bản thân.

- Phó từ chỉ kết quả:

+ Lan mất chiếc bút chì vào hôm qua.

+ Tôi được tặng một chiếc váy hồng nhân dịp sinh nhật lần thứ 11.

+ Loan bước vào nhà.

- Phó từ chỉ khả năng:

+ Anh Dũng có thể bơi được 50m trong vòng 5 phút.

+ Tôi không thể làm 1 điều hết sức dại dột như vậy.

+ Nụ chưa thể khẳng định được rằng điều mà tôi nói là đúng.

Thiếu phó từ nào thì bạn bảo mình. Mình sẽ làm tiếp cho bạn.hihi

28 tháng 11 2021

Bạn cho mình biết cụ thể câu hỏi mình sẽ giải đáp thắc mắc

10 tháng 1 2019

Tết sắp đến rồi! Mọi người ai ai cũng tất bật chuẩn bị. Những cây đào, cây mai, cây quất đã được bầy bán ngoài chợ. Tết đến xuân về, người người chuẩn bị đón Tết. Các em nhỏ háo hức muốn được bố mẹ mua cho quần áo mới. Cây cối đâm chồi, nảy lộc,đua nhau khoe sắc như muốn đóng góp thêm cho mùa xuân rực rỡ. Ôi mùa xuân thật tuyệt vời!

Mk làm bừa nha. Nếu k hay mong bn thông cảm!

11 tháng 1 2019

Mình cảm thấy rất hay. Cảm ơn bạn Chu Phương Thúy

Câu 1/ Thế nào là những tình huống nguy hiểm từ con người? Cho ví dụ?Câu 2/ Thế nào là những tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên? Cho ví dụ?Câu 3/ Em hãy trình bày các cách ứng phó với những tình huống nguy hiểm từ con người?Câu 4/ Em hãy nêu 2 tình huống nguy hiểm từ con người và thiên nhiên và đưa ra cách ứng phó trong tình huống đó?Câu 5/ Nêu 4 biểu hiện thể hiện lối sống tiết kiệm? Trái với tiết kiệm là gì? Cho...
Đọc tiếp

Câu 1/ Thế nào là những tình huống nguy hiểm từ con người? Cho ví dụ?

Câu 2/ Thế nào là những tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên? Cho ví dụ?

Câu 3/ Em hãy trình bày các cách ứng phó với những tình huống nguy hiểm từ con người?

Câu 4/ Em hãy nêu 2 tình huống nguy hiểm từ con người và thiên nhiên và đưa ra cách ứng phó trong tình huống đó?

Câu 5/ Nêu 4 biểu hiện thể hiện lối sống tiết kiệm? Trái với tiết kiệm là gì? Cho ví dụ?

Câu 6/ Theo em, vì sao cần phải tiết kiệm? Học sinh cần phải rèn luyện bằng những việc làm như thế nào?

Câu 7/  Gia đình V sống bằng những đồng lương ít ỏi của bố. Mấy hôm nữa là đến sinh nhật V, nhóm bạn thân trong lớp gợi ý V tổ chức sinh nhật ở nhà hàng cho sang trọng. Nếu là V em sẽ làm gì?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5
16 tháng 3 2022

Câu 1:

Những tình huống nguy hiểm từ con người là những tình huống được gây ra bởi con người, rất nguy hiểm và có thể ảnh hưởng tới tính mạng của nạn nhân

Một số tình huống nguy hiểm từ con người có thể kể đến như:

+Trộm cắp

+Bắt nạt

+Giết người

+Xâm hại người khác

...

Câu 2:

Những tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên là những tình huống được tạo bởi thiên nhiên và có khả năng gây thương tích, thiệt mạng con người

Một số tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên có thể kể đến như:

+Lũ lụt

+Lốc xoáy, bão

+Sấm sét

+Sạt lở đất

+Động đất

...

Câu 3: Một sô cách ứng phó với những tình huống nguy hiểm từ con người có thể kể đến như:

+Học và trang bị cho mình những kỹ năng thoát khỏi các tình huống nguy hiểm đó

+Hét lớn, hô hoán mọi người khi ở chỗ đông cùng kẻ bắt cóc

+Cố gắng tìm mọi cơ hội để chạy thoát thân

...

Câu 4:

Tình huống 1:

+Cướp, giật: giải pháp là hô hoán mọi người tên trộm đó để những người xung quanh giúp đỡ bắt kẻ đó

+Không cố gắng giật lại bởi vì nó có thể gây thương tích cho mình hoặc kẻ đó mang trong mình vũ khí

+Trình báo công an, gọi công an để điều tra và tìm ra kẻ đó

...

Tình huống 2: Bắt cóc:

+Luôn bình tĩnh không được hoảng loạn

+Cố gắng tìm mọi cách để thoát ra khỏi đó

+Nếu như có điện thoại hãy lập tức gọi cho công an

Câu 4: Tình huống đầu tiên là lũ lụt: Em cần đến nơi cao nhất như nóc nhà và các bơi khác đủ cao và không bị nước dâng đến.

Mưa to kèm theo sấm sét: Em cần đến những tòa nhà có cột điện thu lôi. Tuyệt đối không được đến những nơi dễ gây tổn thương cho bản thân như núp dưới cây hay cột điện

Câu 5: 

Một số biểu hiện thể hiện lối sống tiết kiệm có thể kể đến như:

+Tắt đèn khi không sử dụng, ra khỏi phòng để tiết kiệm điện

+Hạn chế sử dụng quá nhiều nước để tiết kiệm nước

+Tiết kiệm tiền lì xì để đi học đại học từ đó có thể tiết kiệm tiền cho bố mẹ

+giữ gìn sách vở và hạn chế mua nhiều vở tiết kiệm tiền và giấy

...

Trái với tiết kiệm là phung phí, lãng phí, ví dụ như:

+Mua những đồ không cần thiết

+Đua đòi mua các đồ mới và bỏ các đồ cũ đi

...

Câu 6: Em cần phải tiết kiệm bởi vì nó sẽ giúp cho bố mẹ của em dành số tiền đó vào những công việc cần thiết hơn hay tiết kiệm điện, nước để bảo vệ môi trường.

Học sinh cần phải rèn luyện bằng rất nhiều cách như:

+Không phung phí nước, điện khi không sử dụng

+Tuyên truyền mọi người tiết kiệm

...

Câu 7:

Nếu là V em sẽ từ chối khéo và chuyển sang tổ chức ở những nơi tiêu tốn ít tiền hơn để tiết kiệm tiền cho bố và cũng như giúp bố V đỡ phiền lòng

16 tháng 3 2022

Bạn tham khảo một số ý :

1) + Tình huống nguy hiểm là những tình huống có thể gây ra những tổn hại về thể chất, tinh thần cho con người và xã hội.

Ví dụ :

+ Hét to, kêu cứu, tìm sự hỗ trợ của người lớn.

+ Đánh lạc hướng đối phương.

+ Gọi điện thoại cho người thân và các cơ quan hỗ trợ khẩn cấp (111; 112; 113; 114; 115;..)

+ Lựa chọn và thực hiện phương án thoát khỏi tình huống nguy hiểm:

+ Bình tĩnh để có cách xử lý phù hợp trong từng tình huống nguy hiểm.

2) - Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên là:

+ Tình huống do các hiện tượng tự nhiên gây ra không có sự tác động của con người gây nguy hiểm đến tài sản.

+ Các hiện tượng tự nhiên làm tổn hại đến tính mạng, tài sản của con người và xã hội.

+ Tình huống nguy hiểm xuất hiện bất ngờ do các hiện tượng tự nhiên gây nên.

Tình huống nguy hiểm từ con người là tình huống gây ra những hành vi của con người như trộm cắp, cướp giật, bắt nạt, xâm hại người khác,… làm tổn hại đến tính mạng, của cải vật chất, tinh thần của cá nhân và xã hội

3)

Ứng phó khi bị bắt cóc: em sẽ lựa chọn cách để thoát khỏi nguy hiểm: Nói thật to và rõ: “Dừng lại ngay đi” hoặc “Cứu tôi với” để người xung quanh phát hiện ra tới giúp… Vì có như vậy thì mọi người xung quanh mới biết mình đang gặp nguy hiểm và đến giúp đỡ mình.

4) Tình huống đầu tiên là lũ lụt: Em cần đến nơi cao nhất như nóc nhà và các bơi khác đủ cao và không bị nước dâng đến.

Mưa to kèm theo sấm sét: Em cần đến những tòa nhà có cột điện thu lôi. Tuyệt đối không được đến những nơi dễ gây tổn thương cho bản thân như núp dưới cây hay cột điện

Câu 5: 

Một số biểu hiện thể hiện lối sống tiết kiệm có thể kể đến như:

+Tắt đèn khi không sử dụng, ra khỏi phòng để tiết kiệm điện

+Hạn chế sử dụng quá nhiều nước để tiết kiệm nước

+Tiết kiệm tiền lì xì để đi học đại học từ đó có thể tiết kiệm tiền cho bố mẹ

+giữ gìn sách vở và hạn chế mua nhiều vở tiết kiệm tiền và giấy

...

Trái với tiết kiệm là phung phí, lãng phí, ví dụ như:

+Mua những đồ không cần thiết

+Đua đòi mua các đồ mới và bỏ các đồ cũ đi

...

Câu 6: Em cần phải tiết kiệm bởi vì nó sẽ giúp cho bố mẹ của em dành số tiền đó vào những công việc cần thiết hơn hay tiết kiệm điện, nước để bảo vệ môi trường.

Học sinh cần phải rèn luyện bằng rất nhiều cách như:

+Không phung phí nước, điện khi không sử dụng

+Tuyên truyền mọi người tiết kiệm

...

Câu 7:

Nếu là V em sẽ từ chối khéo và chuyển sang tổ chức ở những nơi tiêu tốn ít tiền hơn để tiết kiệm tiền cho bố và cũng như giúp bố V đỡ phiền lòng

 

 Dựa vào đặc điểm của vỏ quả để phân biệt quả khô (khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng) và quả thịt (khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quá).

   + Ví dụ:

     - Quả khô: quả lúa (hạt lúa), quả thầu dầu, quả cải, quả đậu, quả nổ,…

     - Quả thịt: quả cà chua, quả xoài, quả táo, quả lê, quả chanh, quả cam,…

quả khô (khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng) và quả thịt (khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quá). Ví dụ, 3 loại quả khô là: quả lúa (hạt lúa), quả thầu dầu, quả cải và 3 loại quả thịt là: quả cà chua, quả xoài, quả táo. Quả khô: khi chín vỏ khô, mỏng, cứng.

11 tháng 4 2022

TK ạ 

Ví dụ:

+ Miền trung bị lũ lụt thiệt hại lớn nên mọi người trong xã hội cùng nhau khuyên góp ủng hộ tiền và vật chất giúp miền trung vượt qua khó khăn

+ Vấn đề rác thải la liệt trên các bãi biển nên các tổ chức cộng đồng bảo vệ môi trường cùng người dân chung tay nhặt rác và xử lý rác thải, làm sạch biển.

11 tháng 4 2022

refer

+ Cộng đồng chăm lo cuộc sống của cá nhân

+ Đảm bảo cho mọi người có điệu kiện phát triển.

+ Cộng đồng giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích riêng vầ chung, quyền và nghĩa vụ

+ Cá nhân phát triển trong cộng động tạo nên sức mạnh cho cộng đồng

30 tháng 4 2022

bạn tham khảo nha

MÔI TRƯỜNG SỐNG:

Thú sống trên mặt đất: thường ở nơi trống trải, có ít chỗ trú ẩn và nhiều thức ăn (bộ Móng Guốc, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn sâu bọ ...).

   - Thú sống trong đất : Có loài đào hang để ở (chuột đồng, dúi, nhím). Có loài đào tìm kiếm thức ăn trong đất (chuột chũi).

   - Thú ở nước : Có loài chỉ sống trong nước (cá voi, cá đen phin, bò nước). Có loài sống ở nước nhiều hơn (thú mỏ vịt, rái cá, hải li ...).

   - Thú bay lượn : có loài ban ngày ở trong hốc cây, ban đêm đi kiếm ăn trên không trung (dơi ăn sâu bọ); sống trên cây, ăn quả (dơi quả); có loài hoạt động về ban ngày (sóc bay).

TẬP TÍNH VÀ VÍ DỤ

- Lưỡng cư có đại điện là ếch và có tập tính sau:

+có đời sống vừa cạn vừa nước,thường sống ở những nơi ẩm ướt,gần bờ nước(ao,đầm lầy,..)

+kiếm mồi vào ban đêm ,mồi là sâu bọ,cá con,..

+ẩn trong hang qua mùa đông(hiện tượng trú đông)

+là động vật biến nhiệt,đẻ trứng ,thụ tinh ngoài

- Bò sát có đại diện là thằn lằn bóng đuôi dài và có tập tính sau:

+sống ở những nơi khô ráo ,thích phơi nắng

+có tập tính bò sát thân và đuôi vào đất

+bắt mồi vào ban ngày,chủ yếu là sâu bọ

+thở = phổi,trú đông trong hang đất khô,là động vật biến nhiệt,đẻ trứng,thụ tinh trong

- Lớp chim có đại diện là chim bồ câu và có tập tính

+thân nhiệt ổn định ,là động vật hằng nhiệt

+đẻ trứng ,thụ tinh trong,trứng có vỏ đá vôi bao bọc,ấp và nở nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ,nuôi con = sữa diều

- Lớp thú có đại diện là thỏ và có tập tính:

+sống ở ven rừng,trong bụi rậm ,có tập tính đào hang

+kiếm ăn vào buổi chiều hoặc ban đêm,ăn cỏ ,lá cây

+đẻ con,thụ tinh trong

chúc bạn học tốt nha.

30 tháng 4 2022

hay quá :))))

Tham khảo :

Câu 1 :

Danh từ : Con mèo .

VD : Nhà em mới mua một con mèo tam thể rất đẹp .

Động từ : Học võ .

Bạn Linh rất thích học võ .

Tính từ : Rực rỡ .

VD : Những bông hoa đang nở rực rỡ .

Câu 2 :

Nàng ca sĩ họa mi đang cất lên những tiếng hát trong trẻo .

Phép tu từ : Nhân hóa .

Câu 3 :

Qua bao thời gian, giờ đây, mẹ đã ngoài ba mươi tuổi nhưng trông mẹ tôi vẫn còn rất trẻ lắm. Thời gian trôi qua, những gánh nặng vất vả của cuộc giống làm phai màu tóc mẹ. Đôi vai gầy ấy đã gánh vác biết bao điều để lo toan cho cuộc sống của chị em tôi. Khuôn mặt trái xoan của mẹ luôn tạo nên sự gần gũi , thân thiện . Bởi vậy , trong công việc, hầu như ai cũng yêu quý mẹ. Tôi chẳng thể quên được đôi bàn tay đầy vết chai sạn; đã dạy cho tôi những nét chữ đầu tiên, dìu dắt tôi bước đầu trên đường đời. Mẹ tôi tần tảo sớm hôm chăm lo cho tôi và gia đình nhỏ, mỗi khi đi làm về dù rất mệt nhưng mẹ vẫn phải nấu cơm. Tôi nhớ nhất một hôm, lúc nào đó vào buổi tối, mẹ bảo tôi đi ngủ, tôi chỉ lên gường và giả vờ ngủ. Vì mẹ tôi là thợ may, nên để kiếm thêm thu nhập, mỗi tối mẹ thường nhận thêm công việc sửa chữa quần áo. Từ ánh đèn hắt ra, mẹ tôi ngồi đó, tay đưa chỉ, tiếng bàn đạp từ máy khâu vang lên nhịp nhàng đều đều trong đêm vắng. Nhìn cảnh tượng đó tôi chợt nhớ tới câu thơ tôi từng đọc:" Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?" và lòng thầm tự hứa với mẹ, con sẽ trở thành đứa con ngoan trò giỏi để không phụ công ơn của mẹ.

24 tháng 5 2021

Tham khảo nhé:

1. Danh từ: Cái quạt

Động từ:chạy

Tính từ: Đẹp

2. Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Biện pháp nghệ thuật: Só sánh

3. 

Trong gia đình em, người mà em yêu quý và kính trọng nhất là mẹ.

Năm nay, mẹ ba sáu tuổi. Dáng người thon thả. Mái tóc dài mượt mà và óng ả. Khuôn mặt trái xoan. Đôi mắt mẹ sáng long lanh như ngọn đuốc dõi theo từng bước đi của em. Môi mẹ đỏ tươi, luôn in lại những nụ cười rạng rỡ. Làn da của mẹ trắng mịn như được thoa một lớp phấn. Mẹ ăn mặc rất giản dị nhưng lại toát lên vẻ sang trọng. Hằng ngày, ngoài những công việc giảng dạy ở trường và tham gia các công tác đoàn thể mẹ còn phải lo chăm sóc chu đáo cho gia đình. Tối đến, dù bận soạn bài nhưng mẹ vẫn dành thời gian giảng bài cho em. Những hôm em ốm, nhờ có bàn tay mẹ chăm sóc mà em đã nhanh khỏi để đến trường. Hằng ngày, mẹ phải dậy sớm để lo bữa sáng cho gia đình. Công việc bận rộn như vậy nhưng lúc nào mẹ cũng rất vui. Mẹ không những là người mẹ dịu dàng, đảm đang mà mẹ vừa là người chị, người bạn của em những lúc vui buồn. Có mẹ, em thấy ấm lòng. Em rất kính trọng mẹ em, mẹ xứng đáng là người "Giỏi việc trường, đảm việc nhà" mà nhà trường đã trao tặng danh hiệu cho mẹ trong công tác.

Em rất yêu quý mẹ em. Em sẽ cố gắng học giỏi để xứng đáng với công sinh thành và nuôi dưỡng của mẹ.