Xác định giá trị hiện thực nhân đạo của VB B H Đ Đ Đ T
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gía trị hiện thực:
+Câu chuyện phản ánh trong mỗi con người đều có phần tốt và phần xấu như nhân vạt người anh
+Thể hiện cô em gái có tài năng hội họa với tấm lòng nhân hậu
-Gía trị nhân đạo:
+Ngợi ca tâm hồn trong sáng,tấm lòng bao la của cô em gái
+Caau chuyện giúp ta nhận ra thói ích kỉ,sự đố kị để sống nhân ái hơn tốt đẹp hơn
-Gía trị hiện thực
+Phản ánh cuộc chién tranh chống Pháp đang diẽn ra khốc liệt,''đổ máu''tại Huế
+Bài thơ đã tái hiện chú bé liên lạc nhỏ nhắn yêu đời dũng cảm,gan dạ
-Gía trị nhân đạo:
+Ngợi ca lòng yêu nước nồng nàn,sự hi sinh anh dũng của người anh nhỏ tuổi
+Nhà thơ bàng hoàng,đau đớn truqước cái chết đột ngột của Lượm
+Lòng biết ơn,tự hào của chúng ta với những trang vẻ vang của dân tộc và nguyện nối tiếp,phát huy lòng yêu nước của chú bé Lượm trong việc bảo vệ''biển đảo'' thân yêu trước sự hiên ngang hống hách xâm lược của Trung Quốc trong việc đặt giàn khoan Hải Dương 981
-Gía trị hiện thực:
+Bài thơ tái hiện lại một đêm không ngủ của Bác trong chiến dịch miền Bắc
+Phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp những ngày đầu vô cùng gian khổ
-Gía trị nhân đạo:
+Ngợi ca tình yêu thương bao la mênh mông của Bác dành cho anh đội viên cũng như đoàn dân công
+Sự lo lắng,quan tâm và lòng biết ơn kính yêu của anh đội viên của nhà thơ,cũng như tất cả chúng ta đối với Bác
+Đọc bài thơ,ta càng xúc động trước sự giản dị,thân thiện nhưng rất cao cả của chủ tịch Hồ Chí Minh
Giá trị hiện thực của Tắt Đèn Ngô tất Tố là khi Tắt Đèn nhà ngói cũng giống như nhà tranh. Hoặc khi tắt đèn chỉ xảy ra ban đêm cho nên mọi vật đều giống nhau, Tối đen.
Học thì làm biếng, lười học, chỉ biết người khác lót ổ cho đẻ !
Đây là sự phản ảnh chân thực trong thời kỳ Thực dân Pháp.
Nói lên kiếp nô lệ của nông dân, đã và đang bị bọn cường hào ác bá hà hiếp, cưỡng bứt và xâm hại lên nhân vị của con người. Phản ảnh lên một xã hội bất công và áp bứt. Một xã hôi thối nát cần phải tẩy chay ! ! !
Giá trị nhân đạo “Tắt đèn” giàu giá trị hiện thực. Tác giả đã tốcáo và lên án chế độ SƯU thuế đã biết bao người phải bán vợ đợ con để trang trải “món nợ Nhà nước”. Vụ SƯU thuế đến xóm thôn rùng rợn trong tiếng trông ngũ liên thúc, liên hồi suốt đêm ngày, bọn cường hào bắt trói, đánh đập tàn nhẫn những kẻ thiếu thuế, thiếu sưu. Cái sân đình xôi thịt đã trở thành trại giam hành hạ những người nông dân nghèo khổ, hiền lành vô tội. Có thể nói “Tắt đèn” là một bức tranh xã hội chân thực, một bản án đanh thép kết tội chế độ thực dân nửa phong kiến đã áp bức bóc lột, đã bần cùng hóa nhân dân ta.
-> Nguồn: câu hỏi tương tự
An-đéc-xen(1805-1875) là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng với truyện kể cho trẻ em. Những tác phẩm của ông đã trở nên quen thuộc và gần gũi với bạn đọc khắp năm châu như: “Cô bé bán diêm, Bầy chim thiên nga, Nàng tiên cá, Bộ quần áo mới cho hoàng đế,…” Trong số đó phải kể đến câu chuyện “Cô bé bán diêm” là một tác phẩm nổi tiếng để thể hiện lòng cảm thông sâu sắc của tác giả đối với một em bé bán diêm có số phận bất hạnh, qua đó thấy được lòng nhân đạo của tác giả đối với những em bé nghèo khổ.
Không khí đón giao thừa ở một con phố nhỏ trên đất nước Đan Mạch được đưa đến với người đọc thông qua câu chuyện. Ngoài đường trời rét mướt, tuyết rơi phủ kín mặt đất nhưng “cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay” mọi người đang náo nức chờ đón giao thừa, chờ đón một năm mới. Đối lập với những hình ảnh đó là hình ảnh của một cô bé bán diêm “đầu trần, chân đi đất đang ngồi nép trong một góc tường giữa hai ngôi nhà cao to” bụng đói vì cả ngày chưa được ăn uống gì. Đó là một cô bé có hoàn cảnh hết sức tội nghiệp, mẹ chết sớm, bà nội qua đời, em phải sống: “chui rúc trong một xó tối tăm trên gác xép, mái nhà cùng với người bố nát rượu và khó tính, em luôn phải nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa”. Hàng ngày, em phải lang thang trên phố đi bán diêm để kiếm sống. Trong đêm giao thừa khi mọi người đang rất hạnh phúc trong ngôi nhà ấm cúng thì em phải chịu cảnh: “bụng đói, cật rét” lang thang trên phố không dám về nhà, sợ bố mắng vì cả ngày chẳng bán được bao diêm nào. Như vậy, chỉ qua vài lời giới thiệu thông qua những ý nghĩ của em, đặc biệt là cách sử dụng thủ pháp đối lập tương phản, An-đéc-xen đã làm nổi bật tình cảnh khốn khó của em bé, sự đói rét và cô đơn. Qua đó, giúp người đọc hình dung ra được sự bất công của xã hội đương thời.
Tuy nhiên, sự thành công của câu chuyện không chỉ ở bức tranh hiện thực mà còn ở thế giới mộng tưởng được An-đéc-xen xây dựng rất thành công ở phần cuối tác phẩm. Thế giới mộng tưởng ấy được bắt đầu từ những hồi ức của cô bé và những ngày tháng đẹp đẽ và được sống hạnh phúc: “trong ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh với người bà hiền hậu và những đêm giao thừa ấm cúng”. Nhưng thế giới mộng tưởng đó được hiện lên thật rõ nét khi cô bé quẹt những que diêm để sưởi ấm. Lần thứ nhất, cô bé quẹt diêm trong ánh sáng của que diêm thứ nhất hiện lên một chiếc lò sưởi bằng đồng bóng nhoáng. Lần thứ hai, một bàn ăn thịnh soạn với khăn trải bàn trắng tinh, có con ngỗng quay trên lưng cắm dao ăn, phuốc-sét tiến về phía em đã hiện lên trong ánh sáng của que diêm thứ hai vì vào lúc này em đang rất đói. Hình ảnh cây thông Nô-en với hàng trăm ngọn nến sáng rực hiện lên trong ánh sáng của que diêm thứ ba trong lần quẹt diêm thứ ba của cô bé vì em muốn được đón giao thừa như bao người khác. Trong lần quẹt diêm cuối cùng, hình ảnh của bà nội hiền từ và nhân hậu đã hiện lên trong ánh sáng của que diêm thứ tư vì lúc này cô bé rất cô đơn và đang khao khát có được tình thương yêu. Chỉ có điều khi que diêm cháy hết thì những ảo ảnh đó cũng tan biến hết trả lại em với hiện thực phũ phàng. Nhưng điều kì lạ là những mộng tưởng ấy đã đánh thức niềm khao khát trong cô bé ; khao khát được sống cùng bà, được sống trong yêu thương, muốn thoát khỏi khổ cực để rồi cô bé đã quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao để giữ hình ảnh của bà ở lại, được bà cầm tay bay vút lên cao, cao mãi về chầu thượng đế. Bằng ngòi bút nhân đạo và trái tim chan chứa yêu thương, nhà văn đã miêu tả cái chết của cô bé bán diêm thật huy hoàng, hạnh phúc. Chết mà đôi môi vẫn đang mỉm cười một cách mãn nguyện. Bởi tất cả những gì em đã thấy qua ánh lửa diêm trong giây phút cuối cùng.
Câu chuyện “Cô bé bán diêm” cho chúng ta thấy rõ tình cảnh khốn khổ, sự đói rét, hoàn cảnh đáng thương của một cô bé bán diêm. Thấy rõ được lòng thương cảm, nhân đạo của tác giả đối với cô bé bán diêm và những em bé cùng khổ. Thông qua đó, nhà văn An-đéc-xen muốn gửi tới mỗi chúng ta một thông điệp: Hãy yêu thương con trẻ, dành cho chúng một cuộc sống bình yên và hạnh phúc; hãy biến những mộng tưởng đằng sau ánh lửa lóe lên của cô bé bán diêm thành hiện thực. Tất cả những điều đó đã làm nổi bật lên giá trị sâu sắc của tác phẩm.
- Giá trị nhân đạo:
+ Cô bé bán diêm đã ra đi trong tình yêu thưởng của bà, đi đến nơi không còn đói rét, sự đau khổ nơi trần thế
+ Cái chết của em là sự giải thoát cho một cảnh đời bất hạnh, khổ sở. Tác giả đã lên án xã hội lạnh nhạt, thiếu hơi ấm tình người, tố cáo người qua đường vội vã, vô cảm trước những cô cậu có hoàn cảnh đáng thương như cô bé bán diêm và qua đó thể hiện tình yêu thương của tác giả
- Giá trị hiện thực: cô bé bán diêm chết trong ngày đầu năm mới, sáng mùng 1 năm mới - mọi người ra đường vui vẻ, ấm áp đối ngược với em lạnh lẽo, ra đi lạnh lẽo ở một góc tường nhỏ -> Cái chết của em vẫn là một bi kịch
=> Nghệ thuật tương phản, đối lập đã cho thấy tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả
- Giá trị hiện thực: Phơi bày, phản ánh một cách chân thực số phận cực khổ của người dân lao động Tây Bắc dưới ách áp bức của giai cấp thống trị miền núi.
- Giá trị nhân đạo:
+ Đồng cảm, xót thương với số phận khổ đau của nhân vật A Phủ dưới ách áp bức của giai cấp thống trị miền núi.
+ Lên án, phê phán mạnh mẽ giai cấp thống trị miền núi đã đẩy con người vào tình cảnh khốn cùng.
+ Phát hiện, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của A Phủ.
+ Tìm hướng giải thoát cho cuộc đời nhân vật: dũng cảm đứng lên chống lại cường quyền, tiền quyền, thần quyền để giải phóng bản thân; tham gia du kích.
Mik rất thik avartar của bn... Chắc bn hâm mộ Yoona đg hông???
Nhà văn Ngô Tất Tố là nhà văn nghệ thuật bậc thầy trong làng văn học hiện thực nước ta trong những năm trước 1945. Ông sáng tác nhiều tác phẩm để đời gây được tiếng vang lớn trong thời kỳ phong kiến nửa thực dân, khiến người nông dân nghèo khó, túng quẫn, bị xô đẩy tới đường cùng. Tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố thể hiện ngòi bút hiện thực, tinh thần nhân văn nhân đạo của tác giả khi đồng cảm chia sẻ với nỗi khổ của người nông dân
. Giá trị nghệ thuật của tác phẩm "Tắt đèn" thể hiện qua việc tác giả khắc họa nhân vật vô cùng chi tiết cuộc sống khốn khổ của những con người nông dân lao động cơ cực lam lũ.
Sự nổi bật và thành công sâu sắc của nhà văn Ngô Tất Tố chính là nghệ thuật khắc họa nhân vật. Một chị Dậu lam lũ quanh năm tần tảo bán mặt cho trời bán lưng cho đất nhưng không đủ ăn, không đủ tiền nộp sưu thuế cho chồng mình.
Trong tác phẩm cai lệ chỉ là một tên mạt hạng, một kẻ tay sai với chức sắc vô cùng nhỏ bé nhưng đã thể hiện quyền hành sự hống hách của mình khi đè đầu cưỡi cổ người nông dân khốn khổ. Hình ảnh tên cai lệ chính là hình ảnh của giai cấp bóc lột tầng lớp chính quyền thực dân phong kiến luôn chà đạp lên quyền sống quyền hạnh phúc của người nông dân khốn khổ.
Đối lập với hình ảnh cướp bóc của tên cai lệ là hình ảnh chị Dậu đại diện của người nông dân khốn khổ được nhà văn Ngô Tất Tố khắc họa vô cùng thành công nhằm tố cáo tội ác của chính quyền thực dân phong kiến. Bọn chúng không những xâm lược nước ta mà còn biến dân ta thành nô lệ, sống cuộc sống vô cùng lầm than nghèo đói, không bằng cuộc sống của loài vật.
Tác giả Ngô Tất Tô không chỉ thành công trong việc xây dựng một hình ảnh người phụ nữ lầm than, nghèo khổ, điển hình của người nông dân lao động mà nhà văn còn thành công trong việc tô vẽ xây dựng tâm lý nhân vật chị Dậu vô cùng sâu sắc.
Trong trích đoạn "Tức nước vỡ bờ" chị Dậu đã thể hiện diễn biến nội tâm của mình khá Phân tích giá trị hiện thực của tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố phong phú. Ngòi bút của nhà văn Ngô Tất Tố đã đi sâu vào từng ngóc ngách trong tâm hồn của nhân vật để có thể khắc họa chi tiết và thành công tới như vậy
Khi những tên lính, tên cai lệ xông tới nhà chị Dậu, nhăm nhe định bắt chồng chị anh Dậu đi. Chị Dậu nhún nhường thể hiện với thân phận người phụ nữ yếu đuối nên chị Dậu đã nhún nhường xin "Ông tha cho nhà cháu". Thể hiện sự kêu cứu cầu khẩn của một người tầng lớp dưới với những người tầng lớp trên của mình.
Nhưng trong đoạn tiếp theo khi tên cai lệ định nhăm nhe trói anh Dậu đưa đi chị Dậu đã không cam chịu nữa. Chị Dậu thể hiện quyền ngang hàng của mình " Chồng tôi đau ốm". Thể hiện sự vùng lên của một người không muốn van xin nữa, mà thể hiện sự ngang hàng quyền làm người của mình.
Trước thái độ hống hách của tên cai lệ, chị Dậu đã xưng bà với chúng "Mày trói chồng bà, bà cho mày xem" thể hiện, sự vùng lên của người nông dân khi bị xô đẩy tới đường cùng. Chính khi bị xô đẩy tới đường cùng thì người nông dân buộc lòng phải vùng lên đấu tranh đòi quyền sống của mình. Những người nông dân khốn khổ, nghèo đói, khi bị bần cùng hóa, con giun xéo mãi cũng quằn. Khi bị xô tới đường cùng họ cũng phải vùng lên đấu tranh đòi quyền mưu sinh, quyền sinh tồn cho mình.
Trong đoạn tác phẩm thể hiện nghệ thuật của ngôn ngữ kể chuyện của tác giả Ngô Tất Tố và của nhân vật nhật chị Dậu, thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của người nông dân trong cảnh bị chà đạp, xô đẩy tới đường cùng. Tác giả Ngô Tất Tố đã thể hiện tấm lòng nhân văn, nhân đạo của mình.
Nhà văn Ngô Tất Tố đã khai đồng cảm với cảnh ngộ của người nông dân, hiểu rõ nỗi lòng của người nông dân để thấu cảm cảnh ngộ của họ, cho họ quyền sống quyền làm người. Thông qua tác phẩm của mình tác giả đã vạch trần bộ mặt độc ác, bóc lột của chế độ phong kiến thực dân.
-Gía trị hiện thực:
+Câu chuyện miêu tả hình dáng khỏe mạnh với sức vóc cường tráng của chàng dế thanh niên nhưng DM lại có tính kiêu ngạo hung hăng,xốc nổi đã gây ra cái chết thảm thương cho DC
+DC gầy gò ốm yếu nhưng lại sống vị tha bao dung
-Gía trị nhân đạo
+Ngợi ca lối sống cao thượng của DC
+Sự thức tỉnh của DM đã giúp chúng ta nhận ra những bài học cho chính mình
VB B H Đ Đ Đ T là cái j z