Sách Việt Sử tiêu án tính thời gian cai trị của họ Khúc từ năm 880 khi Tiết độ sứ Tăng Cổn bỏ thành Đại La. Cách tính như vậy chưa chính xác vì sau Tăng Cổn còn một số Tiết độ sứ nữa ở phương bắc như Chu Toàn Dục[2], Độc Cô Tổn sang cầm quyền. Tuy nhiên, cũng có thể vì một nguyên nhân khác, như tác giả Lê Văn Siêu đề cập trong sách "Việt Nam văn minh sử", Khúc Thừa Dụ có một quan hệ gần gũi nào đó với các quan cai trị người phương bắc từ nhiều năm trước, thậm chí là quan hệ "thông gia", nên ông đã sớm được đi lại và tiếp cận với công việc cai trị tại Đại La ở mức độ nhất định. Dù rằng ngôi Tiết độ sứ của Độc Cô Tổn để lại còn trống nhưng việc làm của ông cũng không vấp phải sự phản kháng nào đáng kể của các liêu thuộc người phương bắc ở lại Đại La khi đó. Sự kiện ông làm chủ Đại La được sử sách mô tả giản lược nhưng tựu chung khá "hoà bình" và "êm thấm", không đánh dấu bằng một trận đánh nào đáng kể gây chết chóc thương vong nhiều về người hay "lửa cháy nhà đổ". Có thể nhìn nhận trong bộ máy cai trị của Trung Quốc tại Đại La khi đó có sự tham gia nhất định của người Việt bản xứ nên Khúc Thừa Dụ không gặp phải trở ngại lớn khi vào "tiếp quản tạm" thủ phủ này.
Một số bộ sử như Việt Sử lược, Đại Việt Sử ký Toàn thư chỉ nhắc tới Khúc Hạo và Khúc Thừa Mỹ mà không nhắc tới Khúc Thừa Dụ. Có thể việc tiến vào nắm quyền ở Đại La do con ông là Khúc Hạo thực hiện nhân danh Khúc Thừa Dụ vì lúc đó ông đã quá già yếu, chỉ làm việc "chỉ đạo" phương sách.
Tất cảToánVật lýHóa họcSinh họcNgữ vănTiếng anhLịch sửĐịa lýTin họcCông nghệGiáo dục công dânÂm nhạcMỹ thuậtTiếng anh thí điểmLịch sử và Địa lýThể dụcKhoa họcTự nhiên và xã hộiĐạo đứcThủ côngQuốc phòng an ninhTiếng việtKhoa học tự nhiên
Sách Việt Sử tiêu án tính thời gian cai trị của họ Khúc từ năm 880 khi Tiết độ sứ Tăng Cổn bỏ thành Đại La. Cách tính như vậy chưa chính xác vì sau Tăng Cổn còn một số Tiết độ sứ nữa ở phương bắc như Chu Toàn Dục[2], Độc Cô Tổn sang cầm quyền. Tuy nhiên, cũng có thể vì một nguyên nhân khác, như tác giả Lê Văn Siêu đề cập trong sách "Việt Nam văn minh sử", Khúc Thừa Dụ có một quan hệ gần gũi nào đó với các quan cai trị người phương bắc từ nhiều năm trước, thậm chí là quan hệ "thông gia", nên ông đã sớm được đi lại và tiếp cận với công việc cai trị tại Đại La ở mức độ nhất định. Dù rằng ngôi Tiết độ sứ của Độc Cô Tổn để lại còn trống nhưng việc làm của ông cũng không vấp phải sự phản kháng nào đáng kể của các liêu thuộc người phương bắc ở lại Đại La khi đó. Sự kiện ông làm chủ Đại La được sử sách mô tả giản lược nhưng tựu chung khá "hoà bình" và "êm thấm", không đánh dấu bằng một trận đánh nào đáng kể gây chết chóc thương vong nhiều về người hay "lửa cháy nhà đổ". Có thể nhìn nhận trong bộ máy cai trị của Trung Quốc tại Đại La khi đó có sự tham gia nhất định của người Việt bản xứ nên Khúc Thừa Dụ không gặp phải trở ngại lớn khi vào "tiếp quản tạm" thủ phủ này.
Một số bộ sử như Việt Sử lược, Đại Việt Sử ký Toàn thư chỉ nhắc tới Khúc Hạo và Khúc Thừa Mỹ mà không nhắc tới Khúc Thừa Dụ. Có thể việc tiến vào nắm quyền ở Đại La do con ông là Khúc Hạo thực hiện nhân danh Khúc Thừa Dụ vì lúc đó ông đã quá già yếu, chỉ làm việc "chỉ đạo" phương sách.