Ai có đề thi văn không cho tôi xin cái, nhớ là lớp 6 nhé!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mk chỉ nhớ đề của bài tập làm văn thôi
Hãy kể cảm nghĩ của em về 1 nhân vật mà em đã học
mình cần bài văn số 2 cơ thôi dù sao cũng cảm ơn bạn nha!!!
mình là kể một lần mắc lỗi hoặc một lần làm việc tốt của em
mà cậu học trường nào đấy,mình học trường Trung Học Cơ Sở Tây Mỗ lớp 6A3
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6
Thời gian làm bài 90 phút
I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm, 16 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm).
Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.
1.Văn bản“Bài học đường đời đầu tiên” được kể bằng lời của nhân vật nào?
A. Người kể chuyện
B. Chị Cốc
C. Dế Mèn
D. Dế Choắt
2. Tác giả của văn bản “Sông nước Cà Mau” là ai?
A. Tạ Duy Anh
B. Vũ Tú Nam
C. Tô Hoài
D. Đoàn Giỏi
3. Nét độc đáo của cảnh vật trong“Sông nước Cà Mau” là gì?
A. Kênh rạch bủa giăng chi chít
B. Rừng đước rộng lớn, hùng vĩ
C. Chợ nổi trên sông
D. Kết hợp cả A, B và C.
4. Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích “Vượt thác” và “Sông nước Cà Mau” là:
A. Tả cảnh sông nước
B. Tả người lao động
C. Tả cảnh sông nước miền Trung
D. Tả cảnh vùng cực Nam của Tổ quốc.
5. Nhân vật chính trong truyện ngắn “Buổi học cuối cùng” là ai?
A. Chú bé Phrăng
B. Thầy giáo Ha – men
C. Chú bé Phrăng và thầy giáo Ha – men
D. Chú bé Phrăng, thầy giáo Ha–men, bác phó rèn Oat–tơ và cụ Hô-de.
6. Ý trả lời nào sau đây đúng nhất cho câu hỏi: Tại sao khi nhìn thầy Ha – men đứng dậy “người tái nhợt”, chú bé Phrăng lại cảm thấy “thầy vô cùng lớn lao”?
A. Vì Phrăng rất yêu quý và kính trọng thầy
B. Vì em chợt nhận ra phẩm chất cao quý của thầy
C. Vì em vừa xúc động, vừa cảm phục phẩm chất cao quý của thầy
D. Vì từ nay trở đi, Phrăng không được học thầy nữa
Đề tham khảo học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2014-2015
Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2015 trường THCS Tân Thịnh, Yên Bái
Đề thi thử học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2014-2015
7. Yêú tố nào thường không có trong thể ký?
A. Sự việc
B. Lời kể
C. Người kể chuyện
D. Cốt truyện
8. Văn bản “Cây tre Việt Nam” thuộc thể loại gì?
A. Kí
B. Hồi kí
C. Truyện ngắn
D. Truyện thơ
9. Câu: “Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam” có mục đích gì?
A. Định nghĩa
B. Đánh giá
C. Giới thiệu
D. Miêu tả
10. Vị ngữ câu: “Tre là cánh tay của người nông dân” có cấu tạo như thế nào?
A. là + một cụm danh từ
B. là + một cụm động từ
C. là + một cụm tính từ
D. là + một kết cấu chủ vị
11. Câu: “Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái chùa cổ kính.” thuộc loại câu đơn nào?
A. Đánh giá
B. Định nghĩa
C. Miêu tả
D. Tồn tại
12. Phó từ là những từ chuyên đi kèm với:
A. Động từ và danh từ
B. Động từ và tính từ
C. Động từ và số từ
D. Động từ và lượng từ
13. Phó từ“đã” trong cụm từ “đã từ lâu đời” có ý nghĩa gì?
A. Chỉ quan hệ thời gian
B. Chỉ sự tiếp diễn tương tự
C. Chỉ mức độ
D. Chỉ khả năng
14. Trong hai câu thơ:
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng
Tác giả dùng kiểu so sánh ngang bằng. Đúng hay sai ?
A. Đúng
B. Sai
15. Dòng thơ “Người Cha mái tóc bạc” đã sử dụng nghệ thuật gì?
A. So sánh
B. Nhân hoá
C. Hoán dụ
D. Ẩn dụ
16. Câu văn: “Năm 1945, với sự thành công của cách mạng Tháng Tám, đã được đổi tên thành cầu Long Biên.” mắc lỗi gì?
A. Sai về nghĩa
B. Thiếu chủ ngữ
C. Thiếu vị ngữ
D. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
II. Tự luận (6 điểm)
Chọn một trong hai đề sau:
Đề 1. Tả một người mà em yêu thương.
Đề 2. Tả một khu vườn trong buổi sáng đẹp trời.
Văn
I. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
''Chao ôi!.............cái bản tính tốt của người ta bị những....... che lấp mất.''
(Sách giáo khoa lớp 8)
a)Đoạn văn trên trích từ văn bản? Ngôi kể? Phương thức biểu đạt?
b)Từ ''chao ôi'' thuộc loại từ gì?
c) Tìm các từ thuộc trường từ vựng ''tính cách con người''
d) Nêu ngắn gọn nội dung đoạn trích
II. Viết đoạn văn(6-8) về tình yêu thương giữa con người với nhau.
III. Thuyết minh về một giống vật nuôi có ích.
mk có đấy................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................mk có cần,mk cũng cần lắm
- Học ăn học nói, học gói học mở.
- Học hay cày biết.
- Học một biết mười.
- Học thầy chẳng tầy học bạn.
- Học thầy học bạn, vô vạn phong lưu.
- Ăn vóc học hay.
- Bảy mươi còn học bảy mươi mốt.
- Có cày có thóc, có học có chữ.
- Có học, có khôn.
- Dao có mài mới sắc, người có học mới nên.
- Dẫu rằng thông hoạt, chẳng học cũng hư đời, tài chí bằng trời, chẳng học cũng là phải khổ.
- Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng.
- Dốt đến đâu học lâu cũng biết.
- Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
- Hay học thì sang, hay làm thì có.
- Học để làm người.
- Học hành vất vả kết quả ngọt bùi.
- Học khôn đến chết, học nết đến già.
CA DAO:
- Học là học biết giữ giàng
Biết điều nhân nghĩa biết đàng hiếu trung.
- Làm người mà được khôn ngoan
Cũng nhờ học tập mọi đường mọi hay
Nghề gì đã có trong tay
Mai sau rồi cũng có ngày ích to.
- Học là học để làm người
Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi.
- Học trò học hiếu học trung
Học cho đến mực anh hùng mới thôi.
- Học là học để mà hành
Vừa hành vừa học mới thành người khôn.
- Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài
Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi.
DANH NGÔN:
- Không những phải học ở sách, mà còn phải học ở cuộc sống nữa.
( N. CRÚP-XCAI-A )
- Học, học nữa, học mãi.
( V.I.LÊ-NIN )
- Bất kì người nào tôi gặp cũng có chỗ hơn tôi, đáng cho tôi học.
( PA-SCAN )
- Chúng ta phải tiếp thu và học tập ở những người đi trước chúng ta và cả những người đồng thời với chúng ta. Ngay cả thiên tài cực kì vĩ đại cũng không thể tiến xa được nếu chỉ muốn lấy mọi thứ từ thế giới nội tâm của riêng mình.
( G. GỚT )
- Con người phải suốt đời trau dồi cho mình có kiến thức ngày càng rộng thêm.
( A. LU-NA-SÁC-XKI )
- Người học trò mà không định vượt thầy thì thật đáng thương.
( LÊ-Ô-NA )
- Người hỏi về điều mình chưa biết là nhà bác học; người xấu hổ không dám hỏi là kẻ thù của chính mình.
( A. NA-VÔI )
- Học ăn học nói, học gói học mở.
- Học hay cày biết.
- Học một biết mười.
- Học thầy chẳng tầy học bạn.
- Học thầy học bạn, vô vạn phong lưu.
- Ăn vóc học hay.
- Bảy mươi còn học bảy mươi mốt.
- Có cày có thóc, có học có chữ.
- Có học, có khôn.
- Dao có mài mới sắc, người có học mới nên.
- Dẫu rằng thông hoạt, chẳng học cũng hư đời, tài chí bằng trời, chẳng học cũng là phải khổ.
- Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng.
- Dốt đến đâu học lâu cũng biết.
- Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
- Hay học thì sang, hay làm thì có.
- Học để làm người.
- Học hành vất vả kết quả ngọt bùi.
- Học khôn đến chết, học nết đến già.
CA DAO:
- Học là học biết giữ giàng
Biết điều nhân nghĩa biết đàng hiếu trung.
- Làm người mà được khôn ngoan
Cũng nhờ học tập mọi đường mọi hay
Nghề gì đã có trong tay
Mai sau rồi cũng có ngày ích to.
- Học là học để làm người
Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi.
- Học trò học hiếu học trung
Học cho đến mực anh hùng mới thôi.
- Học là học để mà hành
Vừa hành vừa học mới thành người khôn.
- Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài
Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi.
DANH NGÔN:
- Không những phải học ở sách, mà còn phải học ở cuộc sống nữa.
( N. CRÚP-XCAI-A )
- Học, học nữa, học mãi.
( V.I.LÊ-NIN )
- Bất kì người nào tôi gặp cũng có chỗ hơn tôi, đáng cho tôi học.
( PA-SCAN )
- Chúng ta phải tiếp thu và học tập ở những người đi trước chúng ta và cả những người đồng thời với chúng ta. Ngay cả thiên tài cực kì vĩ đại cũng không thể tiến xa được nếu chỉ muốn lấy mọi thứ từ thế giới nội tâm của riêng mình.
( G. GỚT )
- Con người phải suốt đời trau dồi cho mình có kiến thức ngày càng rộng thêm.
( A. LU-NA-SÁC-XKI )
- Người học trò mà không định vượt thầy thì thật đáng thương.
( LÊ-Ô-NA )
- Người hỏi về điều mình chưa biết là nhà bác học; người xấu hổ không dám hỏi là kẻ thù của chính mình.
( A. NA-VÔI )