K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 4 2016

Khu di tích Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, cách trung tâm thủ đô khoảng 18 km về phía bắc. Nơi đây từng là kinh đô của nhà nước Âu Lạc thời An Dương Vương (thế kỷ thứ III trước Công nguyên) và của nhà nước Vạn Xuân, thời Ngô Quyền (thế kỷ X sau Công nguyên). Vào thời Âu Lạc, Cổ Loa nằm vào vị trí đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng và là nơi giao lưu quan trọng của đường thủy và đường bộ. Từ đây có thể kiểm soát được cả vùng đồng bằng lẫn vùng sơn địa. Từ thời đó, khi xây thành, người Việt cổ đã biết lợi dụng địa hình tự nhiên, tận dụng chiều cao của các đồi, gò, đắp thêm đất cao hơn để xây nên hai bức tường thành phía ngoài. Chất liệu chủ yếu dùng để xây thành là đất, rồi thêm đá và gốm vỡ. Xen giữa đất đá là những lớp gốm được rải dày mỏng khác nhau, nhiều nhất là ở chân thành và rìa thành để chống sạt lở. Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là "tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ". Trải qua hàng ngàn năm, ngày nay, Cổ Loa trở thành một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo về trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt cổ. Các dấu tích còn lại như đá kè chân thành, gốm rải rìa thành, hào nước quanh co, ụ lũy phức tạp, hỏa mai chắc chắn và nhất là địa hình hiểm trở ngoằn ngoèo... tất cả làm nên nghệ thuật kiến trúc và văn hóa đặc sắc thời An Dương Vương. hành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là "tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ". Cổ Loa gồm chín vòng hình xoáy trôn ốc (nên còn gọi là Loa thành) , bên ngoài có hào sâu bao bọc. Song, dấu tích còn lại hiện nay chỉ có ba vòng thành: thành Nội, thành Trung và thành Ngoại. Cả ba lớp thành được nối liền bằng một cửa lớn gọi là Loa Khẩu ở phía Đông Nam. Ngoài ra, mỗi vòng thành đều có hào nước bao quanh bên ngoài. Hào rộng trung bình từ 10m đến 30m. Các vòng hào đều thông với nhau và thông với sông Hoàng. Điều đặc biệt của người xưa khi xây dựng thành Cổ Loa là đã tạo nên sự kết hợp khéo léo của sông, hào và tường thành, không mang hình dạng nhất định. Vì vậy, nếu không am tường, những kẻ lạ khi đột nhập vào thành sẽ như đi lạc vào một mê cung. Vì lẽ đó, thành Cổ Loa được đánh giá là một khu quân sự hoàn hảo, vừa thuận lợi khi tấn công, vừa vững chắc khi phòng thủ.

Chúc bạn học tốt.

 

2 tháng 5 2016

hu di tích Cổ Loa rộng 500ha, nằm trên địa phận 3 xã Cổ Loa, Dục Tú và Việt Hùng thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội. Từ khu vực trung tâm Hà Nội, bạn đi qua cầu Chương Dương, qua cầu Đuống rồi đi theo quốc lộ 3 thêm 15km nữa là đến di tích thành Cổ Loa. Bạn cũng có thể bắt tuyến xe buýt 46 hoặc 15 nếu không có điều kiện đi xe máy.

Thành Trong được xem là chỗ ở cũng là nơi đặt đền thờ của vua An Dương Vương, phía trước là một hồ nước lớn có giếng Ngọc ở bên trong. Theo truyền thuyết, Trọng Thuỷ đã tự vẫn tại đây. Trong đền còn rất nhiều di vật chỉ mới được đúc từ sau thế kỉ XVII như tượng An Dươngtuong mi chau Vương, chạm khắc rồng, ngựa và nhiều di vật gieng ngoc
22 tháng 10 2017

là sao bn hỏi rõ ra đi

22 tháng 10 2017
Đó là một loại truyện mà nhân vật trung tâm là người lao động lương thiện vốn đã chịu nhiều thiệt thòi, lại liên tiếp bị đọa đày qua rất nhiều hoạn nạn, nhưng cuối cùng luôn được đổi đời và hưởng hạnh phúc trọn vẹn. Tấm mồ côi, phải sống cảnh dì ghẻ con chồng, chết đi sống lại qua bao kiếp nhưng cuối cùng vẫn trở lại làm người, bước lên đinh cao của hạnh phúc. Đó là hành trình số phận quen thuộc của những nhân vặt trung tâm trong truyện cổ tích. Hành trình đó vừa phản ánh hiện thực vừa thể hiện cho những ước mơ khát vọng của nhân dân lao động.
20 tháng 1 2021

Năm nay được đi dự Ngày thơ Việt Nam, tôi mới biết ngày này . được chọn bắt nguồn từ cảm hứng dạt dào, căng tràn sức sống của bài . thơ Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng) do Hồ Chí Minh sáng tác, Đọc lại bài thơ, thử suy ngẫm, tôi thấy trong lòng nhiều cảm xúc lạ kì. Bài thơ dường như là một bản nhạc cổ ngân nga nhưng lại ngập tràn niềm vui mới mẻ, khỏe khoắn.

Nguyên tiêu được sáng tác năm 1948 tại chiến khu Việt Bắc khi mà | tình hình đất nước và sự nghiệp kháng chiến có nhiều chuyển biến tích cực. ” Vì vậy, trong một đêm rằm tháng giêng, sau một cuộc họp bàn bạc việc quân, trong lòng nhiều hứng khởi, Bác đã sáng tác nên bài thơ này.

Bài thơ viết về đề tài mùa xuân, mà cụ th ấy là đêm rằm – tháng giêng, đêm xuân viên mãn nhất.

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên;

Yên ba thâm cứ đàm quân sự, 

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Dịch nghĩa:

Đêm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng tròn đúng lúc tròn nhất,

Sông xuân, nước xuân tiếp giáp với trời xuân;

Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng bàn việc quân,

Nửa đêm quay về trăng đầy thuyền.

Dịch thơ:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi,

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân;

Giữa dòng bàn bạc việc quân,

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Vẻ đẹp cổ điển của bài thơ được gợi ra rõ nhất và dễ nhận diện nhất là ngôn ngữ nhà thơ dùng để viết (tiếng Hán) và thể loại thi nhân chọn (thất ngôn tứ tuyệt: bảy chữ bốn câu). Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường thi đòi hỏi người sử dụng nó phải am hiểu câu chữ sâu sắc. Bởi có hiểu, người viết mới biết cô đúc ý tình sao cho vừa vặn vào một số ít câu chữ mà người đọc vẫn thấy lai láng. Đọc Nguyên tiêu, người ta thấy như lạc vào một không gian đây hư ảo, cổ kính mà vẫn mới mẻ, lạ lẫm. .

Bản dịch thơ của Xuân Thủy đã lột tả phần nào vẻ đẹp của đêm rằm tháng giêng, vẻ đẹp bát ngát, lồng lộng. Cả không gian như được. tưới đẫm một thứ ánh sáng mát lành, ánh sáng của trăng. Tuy nhiên, cái viên mãn của vầng trăng trong bản chính thì bản dịch chưa thể lột tả hết được. Và sức xuân tràn trề với ba từ xuân ở câu thứ hai: Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên cũng chưa được đủ đầy trong bản dịch.

Hình ảnh sông, nước, trời ngập tràn hơi thở của mùa xuân được Hồ Chí Minh lột tả bằng bút pháp chấm phá một cách tài tình. Bức tranh mùa xuân hiện lên chỉ với vài nét bút nhưng sao mà đủ đây đến thế. Với ba chữ ấy, xuân trải dài trên dòng sông, xôn xao trên mặt nước và vút đến tận trời xanh. Chiều kích không gian được mở rộng đến vô cùng, tạo cho người đọc cảm giác choáng ngợp. Cảnh ấy khiến người ta liên tưởng đến một hồn thi sĩ say đắm thiên nhiên và tươi vui lạ kì. Niềm vui của thi sĩ cũng như sức xuân đang lan tỏa khắp đất trời kia đã mang lại cho bài thơ đậm đặc dấu ấn Đường thi một dư âm mới lạ. ..

Trong không gian mùa xuân ấy, người ta thấy hiển hiện những hình ảnh rất quen thuộc trong thơ cổ như trăng tròn, sông xuân, nước xuân, trời xuân, khói sóng, nửa đêm, đầy thuyền,… Những hình ảnh ấy gợi ra một không khí bàng bạc rất cổ điển.

Tuy mang đậm phong vị Đường thi, mang đậm chất cổ điển “ít lời nhiều ý” nhưng khi đọc những vần thơ xuân này, chúng ta vẫn có những cảm nhận rất mới mẻ, rất hiện đại.

Bài thơ viết về cảnh thiên nhiên, mà cụ thể ở đây là cảnh đêm rằm mùa xuân, rất gần gũi với thơ cổ. Hình ảnh, âm điệu, … của bài thơ cũng phảng phất phong vị ấy nhưng cảnh xuân ở đây tràn trề sức sống. Thơ xưa dù miêu tả cảnh xuân nhưng chưa bao giờ niềm vui tươi, nhựa sống lại được thổi vào tràn trề đến vậy. Xuân ở dưới thấp, xuân ở trên cao, xuân ở đất trời và cái gốc của xuân chính là ở lòng người.

Hình ảnh hiện đại hiện ra rõ nét nhất trong không gian khói sóng bàng bạc: giữa dòng bàn bạc việc quân. Nếu như không gian này trong thơ cổ thường báo hiệu sự chia li, sự nhung nhớ,… thì đằng sau không gian mịt mù khói sóng, mịt mù sương của núi rừng Việt Bắc, Người đang đàm đạo việc quân cơ. Đó là công việc của người lãnh tụ đang ngày đêm lo cho dân nước. Xuân lúc này là mùa xuân của trí tuệ, mùa xuân của niềm tin chiến thắng.

Vẻ đẹp hiện đại, sang người chất thép được bộc lộ từ đầu đến cuối chính trong mạch vận động của bài thơ. Có người đã viết rằng: “Kì lạ thay,…, trăng chỉ là một vùng ở câu đầu, đã thành trắng ánh mặt trời nơi câu cuối! Và con thuyền quân dụng thoắt biến thành thuyền thi tứ, thành đấu, thành thưng đong đầy ánh sáng để mà nói với bạn đọc niềm vui sống tràn trề của người làm thơ, thi sĩ tướng quân Hồ Chí Minh.” Niềm vui của Người như lan tỏa ấm áp khiến người đọc cũng thấy hồn dạt dào xúc cảm với mùa xuân.

Có thể nói, bài thơ là sự kết tinh đến mức hài hòa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại. Qua bài thơ này, ta có thể cảm nhận được tâm hồn của Bác, đó là một trái tim nhạy cảm, lãng mạn, tràn đầy niềm tin yêu cuộc sống.

21 tháng 1 2021

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại, một danh nhân văn hoá thế giới và còn là một nhà thơ lớn, nhà thi sĩ yêu trăng. Bác đã để lại cho thơ văn Việt Nam rất nhiều tác phẩm trong đó có bài “Rằm tháng giêng”.

Rằm tháng Giêng được sáng tác năm 1948, trên chiếc thuyền neo đậu giữa một dòng sông ở chiến khu Việt Bắc, Hồ Chủ tịch cùng Trung ương Đảng và Chính phủ mở cuộc họp tổng kết về tình hình quân sự thời kì đầu kháng chiến chống Pháp (1947 – 1948). Cuộc họp tan thì đêm đã khuya. Trăng rằm tỏa sáng khắp mặt đất bao la. Cảnh sông núi trong đêm càng trở nên đẹp đẽ và thơ mộng. Cảm hứng dâng cao, Bác đã ứng khẩu làm bài thơ thất ngôn tứ tuyệt bằng chữ Hán, tựa là Nguyên tiêu:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên.

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Sau đó, nhà thơ Xuân Thủy dịch bài thơ ra tiếng Việt dưới thể lục bát, với tên là Rằm tháng Giêng. Bản dịch giữ được gần hết ý thơ trong nguyên tác với nội dung thể hiện tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước thiết tha của Bác Hồ.

Nếu trong bài Cảnh khuya, Bác tả cảnh trăng đẹp chốn rừng sâu thì ở bài này, Bác tả cảnh trăng trên sông nước:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi,

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.

Vầng trăng tròn đầy, tỏa sáng bát ngát khắp bầu trời, mặt đất trong đêm Nguyên tiêu. Khung cảnh mênh mông, tưởng như sông nước tiếp liền với bầu trời: Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân. Vạn vật ăm ắp sức xuân: sông xuân, nước xuân và trời xuân nối tiếp, giao hòa, tạo nên một vũ trụ căng đầy sức sống, làm náo nức lòng người. Điệp từ xuân được lặp lại nhiều lần với ý tạo vật cùng lòng người đều phơi phới khí thế tươi vui.

Giữa dòng bàn bạc việc quân,

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. 

Trên một chiếc thuyền thu nhỏ giữa chốn mịt mù khói sóng (yên ba thâm xứ), Bác cùng Chính phủ và Trung ương Đảng luận bàn việc quân, việc nước. Công việc trọng đại đến chừng nào, nhất là trong hoàn cảnh buổi đầu kháng chiến đầy thiếu thốn, gian khổ. Tuy vậy, gian khổ không làm vơi đi cảm xúc, thi hứng trong lòng Bác. Buổi họp kết thúc vào lúc nửa đêm. Trăng tròn vành vạnh treo giữa trời (nguyệt chính viên) đang tỏa sáng. Cảnh sông nước trong đêm lại càng thêm thơ mộng. Dòng sông trở thành dòng sông trăng và con thuyền cũng dường như trở đầy ắp ánh trăng (trăng ngân đầy thuyền). Trước đêm trăng đẹp, tâm hồn Bác lâng lâng. Bác thả hồn hòa nhập với thiên nhiên mà Bác vốn coi là một người bạn tri âm, tri kỉ. Trong lòng Bác dâng trào một niềm vui, niềm tin vào thắng lợi của Cách mạng, của kháng chiến. Hình ảnh con thuyền trở đầy ánh trăng lướt nhẹ trên dòng sông trăng là một hình ảnh lãng mạn có ý nghĩa tượng trưng sâu sắc. Phải có một phong thái ung dung tự tại và niềm lạc quan mãnh liệt vào tương lai thì nhà thơ mới sáng tạo ra được hình tượng nghệ thuật độc đáo trong một hoàn cảnh đặc biệt như vậy.

Bài thơ Rằm tháng Giêng với âm hưởng khỏe khoắn, tươi vui đã đem lại cho người đọc cảm xúc thanh cao, trong sáng. Bài thơ là dẫn chứng tiêu biểu chứng minh Bác Hồ vừa là một lãnh tụ cách mạng tài ba, vừa là một nghệ sĩ có trái tim vô cùng nhạy cảm.

20 tháng 1 2021

Năm nay được đi dự Ngày thơ Việt Nam, tôi mới biết ngày này . được chọn bắt nguồn từ cảm hứng dạt dào, căng tràn sức sống của bài . thơ Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng) do Hồ Chí Minh sáng tác, Đọc lại bài thơ, thử suy ngẫm, tôi thấy trong lòng nhiều cảm xúc lạ kì. Bài thơ dường như là một bản nhạc cổ ngân nga nhưng lại ngập tràn niềm vui mới mẻ, khỏe khoắn.

Nguyên tiêu được sáng tác năm 1948 tại chiến khu Việt Bắc khi mà | tình hình đất nước và sự nghiệp kháng chiến có nhiều chuyển biến tích cực. ” Vì vậy, trong một đêm rằm tháng giêng, sau một cuộc họp bàn bạc việc quân, trong lòng nhiều hứng khởi, Bác đã sáng tác nên bài thơ này.

Bài thơ viết về đề tài mùa xuân, mà cụ th ấy là đêm rằm – tháng giêng, đêm xuân viên mãn nhất.

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên;

Yên ba thâm cứ đàm quân sự, 

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Dịch nghĩa:

Đêm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng tròn đúng lúc tròn nhất,

Sông xuân, nước xuân tiếp giáp với trời xuân;

Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng bàn việc quân,

Nửa đêm quay về trăng đầy thuyền.

Dịch thơ:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi,

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân;

Giữa dòng bàn bạc việc quân,

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Vẻ đẹp cổ điển của bài thơ được gợi ra rõ nhất và dễ nhận diện nhất là ngôn ngữ nhà thơ dùng để viết (tiếng Hán) và thể loại thi nhân chọn (thất ngôn tứ tuyệt: bảy chữ bốn câu). Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường thi đòi hỏi người sử dụng nó phải am hiểu câu chữ sâu sắc. Bởi có hiểu, người viết mới biết cô đúc ý tình sao cho vừa vặn vào một số ít câu chữ mà người đọc vẫn thấy lai láng. Đọc Nguyên tiêu, người ta thấy như lạc vào một không gian đây hư ảo, cổ kính mà vẫn mới mẻ, lạ lẫm. .

Bản dịch thơ của Xuân Thủy đã lột tả phần nào vẻ đẹp của đêm rằm tháng giêng, vẻ đẹp bát ngát, lồng lộng. Cả không gian như được. tưới đẫm một thứ ánh sáng mát lành, ánh sáng của trăng. Tuy nhiên, cái viên mãn của vầng trăng trong bản chính thì bản dịch chưa thể lột tả hết được. Và sức xuân tràn trề với ba từ xuân ở câu thứ hai: Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên cũng chưa được đủ đầy trong bản dịch.

Hình ảnh sông, nước, trời ngập tràn hơi thở của mùa xuân được Hồ Chí Minh lột tả bằng bút pháp chấm phá một cách tài tình. Bức tranh mùa xuân hiện lên chỉ với vài nét bút nhưng sao mà đủ đây đến thế. Với ba chữ ấy, xuân trải dài trên dòng sông, xôn xao trên mặt nước và vút đến tận trời xanh. Chiều kích không gian được mở rộng đến vô cùng, tạo cho người đọc cảm giác choáng ngợp. Cảnh ấy khiến người ta liên tưởng đến một hồn thi sĩ say đắm thiên nhiên và tươi vui lạ kì. Niềm vui của thi sĩ cũng như sức xuân đang lan tỏa khắp đất trời kia đã mang lại cho bài thơ đậm đặc dấu ấn Đường thi một dư âm mới lạ. ..

Trong không gian mùa xuân ấy, người ta thấy hiển hiện những hình ảnh rất quen thuộc trong thơ cổ như trăng tròn, sông xuân, nước xuân, trời xuân, khói sóng, nửa đêm, đầy thuyền,… Những hình ảnh ấy gợi ra một không khí bàng bạc rất cổ điển.

Tuy mang đậm phong vị Đường thi, mang đậm chất cổ điển “ít lời nhiều ý” nhưng khi đọc những vần thơ xuân này, chúng ta vẫn có những cảm nhận rất mới mẻ, rất hiện đại.

Bài thơ viết về cảnh thiên nhiên, mà cụ thể ở đây là cảnh đêm rằm mùa xuân, rất gần gũi với thơ cổ. Hình ảnh, âm điệu, … của bài thơ cũng phảng phất phong vị ấy nhưng cảnh xuân ở đây tràn trề sức sống. Thơ xưa dù miêu tả cảnh xuân nhưng chưa bao giờ niềm vui tươi, nhựa sống lại được thổi vào tràn trề đến vậy. Xuân ở dưới thấp, xuân ở trên cao, xuân ở đất trời và cái gốc của xuân chính là ở lòng người.

Hình ảnh hiện đại hiện ra rõ nét nhất trong không gian khói sóng bàng bạc: giữa dòng bàn bạc việc quân. Nếu như không gian này trong thơ cổ thường báo hiệu sự chia li, sự nhung nhớ,… thì đằng sau không gian mịt mù khói sóng, mịt mù sương của núi rừng Việt Bắc, Người đang đàm đạo việc quân cơ. Đó là công việc của người lãnh tụ đang ngày đêm lo cho dân nước. Xuân lúc này là mùa xuân của trí tuệ, mùa xuân của niềm tin chiến thắng.

Vẻ đẹp hiện đại, sang người chất thép được bộc lộ từ đầu đến cuối chính trong mạch vận động của bài thơ. Có người đã viết rằng: “Kì lạ thay,…, trăng chỉ là một vùng ở câu đầu, đã thành trắng ánh mặt trời nơi câu cuối! Và con thuyền quân dụng thoắt biến thành thuyền thi tứ, thành đấu, thành thưng đong đầy ánh sáng để mà nói với bạn đọc niềm vui sống tràn trề của người làm thơ, thi sĩ tướng quân Hồ Chí Minh.” Niềm vui của Người như lan tỏa ấm áp khiến người đọc cũng thấy hồn dạt dào xúc cảm với mùa xuân.

Có thể nói, bài thơ là sự kết tinh đến mức hài hòa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại. Qua bài thơ này, ta có thể cảm nhận được tâm hồn của Bác, đó là một trái tim nhạy cảm, lãng mạn, tràn đầy niềm tin yêu cuộc sống.

22 tháng 2 2021

haiz

28 tháng 10 2021

kinh đô nước Đại Cồ Việt được đặt ở Hoa Lư (Ninh Bình)
được sự giúp đỡ của nhà Tống không phải là nguyên nhân Đinh Bộ Lĩnh dẹp được loạn 12 sứ quân

7 tháng 1 2023

kinh đô thời Đinh; Hoa Lư Ninh Bình 

Được sự giúp đỡ của nhà Tống không lag nguyên nhân Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn

 

29 tháng 11 2016

 

Cấu trúc Thành Cổ Loa

Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là "tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ".

Khi xây thành, người Việt cổ đã biết lợi dụng địa hình tự nhiên, tận dụng chiều cao của các đồi, gò, đắp thêm đất cho cao hơn để xây nên hai bức tường thành phía ngoài, vì thế hai bức tường thành này có đường nét uốn lượn theo địa hình.

Chất liệu chủ yếu dùng để xây thành là đất, sau đó là đá và gốm vỡ. Đá được dùng để kè cho chân thành được vững chắc. Các đoạn thành ven sông, ven đầm được kè nhiều đá hơn các đoạn khác.

Đá kè là loại đá tảng lớn và đá cuội được chở tới từ các miền khác. Xen giữa đám đất đá là những lớp gốm được rải dày mỏng khác nhau, nhiều nhất là ở chân thành và rìa thành để chống sụt lở.

Thành Cổ Loa theo tương truyền gồm 9 vòng xoáy trôn ốc, nhưng hiện còn 3 vòng thành. Chu vi vòng Ngoại 8km, vòng Trung 6,5km, vòng Nội 1,65km, diện tích trung tâm lên tới 2km2.

Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4m-5m, có chỗ cao đến 8m-12m. Chân lũy rộng 20m-30m, mặt lũy rộng 6m-12m.

+ Thành Nội hình chữ nhật, cao trung bình 5m so với mặt đất, mặt thành rộng từ 6m-12m, chân rộng từ 20m-30m, chu vi 1.650m và có một cửa nhìn vào tòa kiến trúc Ngự triều di quy.

Hiện nay, qua cổng làng, cũng là cổng thành Nội là tới đình làng Cổ Loa. Theo truyền thuyết thì đó là nền cũ của điện ngự triều, nơi bá quan hội triều nên trong đình còn tấm hoành phi "Ngự triều di quy". Cạnh đình là Am Bà Chúa tức là miếu thờ công chúa Mỵ Châu, trong am có một tảng đá hình người cụt đầu, là tượng Mỵ Châu.

Qua am Mỵ Châu tới đền Thượng, tức đền An Dương Vương, tương truyền là dựng trên nền nội cung ngày trước. Đền này mới trùng tu, tôn tạo đầu thế kỷ XX, có đôi rồng đá ở bậc tam cấp cửa đền là di vật đời Trần.

Trong đền có tượng An Dương Vương bằng đồng. Trước đền là Giếng Ngọc, tương truyền là nơi Trọng Thuỷ tự tử vì hối hận. Nước giếng này mà đem rửa ngọc trai thì ngọc sáng bội phần.

Nơi đây, có đầy đủ các loại hình di tích: Đình, đền, chùa, am, miếu. Trong đó hàm chứa biết bao giá trị văn hóa Việt Nam qua bao thế hệ.

+ Thành Trung là một vòng thành không có khuôn hình cân xứng, chu vi 6.500m, nơi cao nhất là 10m, mặt thành rộng trung bình 10m, có năm cửa ở các hướng đông, nam, bắc, tây bắc và tây nam, trong đó cửa đông ăn thông với sông Hoàng.

+ Thành Ngoại không còn hình dáng rõ ràng, chu vi hơn 8.000m, cao trung bình 3m-4m (có chỗ tới hơn 8m).
30 tháng 11 2016

Vị trí địa lý

Vào thời Âu Lạc, Cổ Loa nằm vào vị trí đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng và là nơi giao lưu quan trọng của đường thủy và đường bộ. Từ đây có thể kiểm soát được cả vùng đồng bằng lẫn vùng sơn địa.

Cổ Loa là một khu đất đồi cao ráo nằm ở tả ngạn sông Hoàng. Sông Hoàng (tức sông Thiếp) là một con sông nhánh lớn quan trọng của sông Hồng, nối liền sông Hồng với sông Cầu trong hệ thống sông Thái Bình.

Về phương diện giao thông đường thủy, Cổ Loa có một vị trí vô cùng thuận lợi. Đó là vị trí nối liền mạng lưới đường thủy của sông Hồng cùng với mạng lưới đường thủy của sông Thái Bình.

Qua con sông Hoàng, thuyền bè ngược lên sông Hồng là vào vùng Bắc hay Tây Bắc của Bắc Bộ, nếu xuôi sông Hồng, thuyền ra đến biển cả, nếu đến vùng phía Đông Bắc bộ thì qua sông Cầu vào hệ thống sông Thái Bình đến sông Thương và sông Lục Nam.

Địa điểm Cổ Loa chính là đất Phong Khê, lúc đó là một vùng đồng bằng trù phú có xóm làng, dân cư đông đúc, sống bằng nghề làm ruộng, đánh cá và thủ công nghiệp. Việc dời đô từ Phong Châu về đây, đánh dấu một giai đoạn phát triển của dân cư Việt cổ, giai đoạn người Việt chuyển trung tâm quyền lực từ vùng Trung du bán sơn địa về định cư tại vùng đồng bằng.

3 tháng 5 2016

Ca Huế trên sông Hương là bài bút kí của Hà Ánh Minh, nội dung ghi chép lại một trong những nét đẹp của văn hoá truyền thống ở cố đô Huế là ca Huế. Bài văn vừa giới thiệu về nguồn gốc những làn điệu dân ca Huế, vừa tả cảnh nghe ca Huế trong một đêm trăng. Thông qua sự phong phú, đa dạng của các làn điệu dân ca, tác giả ca ngợi vẻ đẹp tinh thần đằm thắm thiết tha của con người xứ Huế.

 Mở đầu bài viết, tác giả khẳng định Huế nổi tiếng với các điệu hò. Sau đó giới thiệu những nét đặc sắc của ca Huế được thể hiện qua dàn nhạc cụ, qua ngón đàn tuyệt kĩ của các ca công và giọng hát ngọt ngào của ca nhi. Xứ Huế nổi tiếng với những cung điện nguy nga cổ kính, những lăng tẩm đồ sộ của các triều vua… Xứ Huế còn nổi tiếng với nhiều sản phẩm văn hóa độc đáo mà ca Huế là một thể loại tiêu biểu. Qua bài viết, tác giả đã thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về ca Huế và bày tỏ tình cảm yêu mến, trân trọng dành cho ca Huế: Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm. Mỗi câu hò Huế dù ngắn hay dài đều sược gửi gắm ra một ý tình trọn vẹn. Từ ngữ địa phương được dùng nhuần nhuyễn và phổ biến, nhất là trong các câu hò đối đáp tri thức, ngôn ngữ được thể hiện thật tài ba phong phú. 

Cách giới thiệu kết hợp thật tự nhiên giữa nghệ thuật miêu tả và biểu cảm. Những hình ảnh chân thực, những nét chấm phá giàu khả năng gợi tả đã góp phần làm nổi bật bức tranh sinh hoạt văn hóa đặc sắc của con người xứ Huế. Ca Huế là sự giao hòa giữa dòng nhạc cung đình sang trọng, thanh nhã và dòng nhạc dân gian hồn nhiên, duyên dáng. Sự giao hòa đó thể hiện ở nội dung và hình thức, trong cách biểu diễn của ca nhi, nhạc công và trang phục..Tác giả miêu tả khung cảnh tuyệt vời của một đêm ca Huế trên sông Hương. Phông màn là thiên nhiên với bầu trời lồng lộng, với sông nước huyền ảo và thơ mộng. Ánh sáng là ánh trăng dát vàng trên mặt sông. Cảnh vật lung linh, hư ảo: Đêm Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Tôi như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ thuyền này xưa kia chỉ dành cho vua chúa. Trước mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng, giữa là một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm được trang trí lộng lẫy, xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng như muốn bay lên. Đọc những dòng này, chúng ta có cảm giác như người trong cuộc, đang cùng tác giả lênh đênh trên con thuyền lững lờ trôi giữa dòng Hương Giang êm đềm, thả hồn theo những lời ca mênh mang hòa trong tiếng đàn réo rắt, du dương và tiếng sóng vỗ nhẹ nhàng. Phải chăng khả năng gợi cảm, gợi trí tưởng tuợng chính là thành công của bút kí này?!

Dàn nhạc cụ, cách thức và trang phục khi biểu diễn dân ca Huế được tác giả miêu tả khá tỉ mỉ: Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp. Các ca công còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng. Ta có thể thấy nét đặc trưng của ca Huế là trang nhã, tinh tế và đậm đà tính dân tộc. Cách thưởng thức ca Huế cũng mang những tính chất tương tự. Nơi tổ chức nghe ca Huế là trên chiếc thuyền rồng, khoan thai lướt nhẹ giữa dòng sông Hương trong đêm trăng thanh gió mát. Người hát thì hát rất hay, người thưởng thức thì say mê. Khung cảnh biểu diễn ca Huế vừa sang trọng, vừa dân dã, giữa một thiên nhiên thuần khiết và lòng người trong sạch: Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh: Đêm nằm trên dòng sông Hương thơ mộng để nghe ca Huế, với tâm trạng chờ đợi rộn lòng. Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vảy ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiêng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người. Xen vào giữa những câu văn miêu tả là những câu văn thể hiện cảm xúc của tác giả khi nghe các làn điệu dân ca Huế. Những ngón đàn điêu luyện, những giọng ca ngọt ngào, da diết mang đậm chất Huế quả đã làm rung động lồng người. Dân ca Huế hay và đẹp như vậy bởi vì: Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhạc trang trọng uy nghi nên có thần thái của ca nhạc thính phòng, thể hiện theo hai dòng lớn điệu Bắc và điệu Nam, với trên sáu mươi tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc. Đặc điểm nổi bật của ca nhạc dân gian là các làn điệu dân ca, những điệu hò, điệu lí thường phản ánh sinh động các cung bậc tình cảm vui buồn của con người. Còn nhạc cung đình là nhạc dùng trong những buổi lễ tôn nghiêm của vua chúa hoặc nơi tông miếu thiêng liêng nên thường có sắc thái trang trọng, uy nghi. Cuối bài văn, tác giả muốn bạn đọc cảm nhận được sự huyền diệu của ca Huế trên sông Hương. Ca Huế khiến người nghe quên cả không gian, thời gian, đắm mình vào trạng thái lâng lâng, xao xuyến khó tả. Ca Huế hướng tâm hồn ta đến những vẻ đẹp của đời sống tinh thần con người xứ Huế. Ca Huế mãi mãi hấp dẫn chúng ta bởi vẻ đẹp bí ẩn, huyền hoặc của nó. Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là lúc ca nhi cất lên những điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân, Cũng có bản mang âm hưởng điệu Bắc pha phách điệu Nam không vui, không buồn như tứ đại cảnh. Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán… Lời ca thong thảy trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch. Nghe tiếng gà gảy bên làng Thọ Cương, cùng tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi năm canh, mà trong khoang thuyền vẫn đầy ắp lời ca tiếng nhạc.
Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng lại. Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm. 

Ca Huế thanh cao, lịch sự, nhã nhặn, sang trọng và duyên dáng. Chính vì thế nên nghe ca Huế trên sông Hương quả là một thú chơi tao nhã. Ca Huế là một hình thức sinh hoạt âm nhạc mang nét đặc trưng của xứ sở này nên nó rất đáng được trân trọng bảo tồn và phát triển

3 tháng 5 2016

tich

 

20 tháng 12 2023

- Trương Phi và những hiểu lầm đối với Quan Công

- Sự xuất hiện của Sái Dương, giải hiềm nghi và hai anh em đoàn tụ.

- Đoạn trích kể về việc Quan Công cùng chị dâu đi tìm anh là Lưu Bị. Trên đường đi gặp lại Trương Phi, Trương Phi cho rằng Quan Công là người phản bội bỏ anh, hàng Tào Tháo, điều đó làm Trương Phi vô cùng giận dữ. Quan Công phải trải qua thử thách để minh chứng sự trong sạch của mình.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Quan Công đưa hai chị sang Nhữ Nam. Kéo quân đến Cổ Thành thì nghe nói Trương Phi đang ở đó. Quan Công mừng rỡ sai Tôn Càn vào thành báo Trương Phi ra đón hai chị.

- Trương Phi khi ấy đang tức giận, nghe tin báo liền sai quân lính mở cổng thành, rồi một mình một ngựa vác bát xà mâu lao đến đòi giết Quan Công. Quan Công bị bất ngờ nhưng rất may tránh kịp nên không mất mạng. Đang nóng giận, Trương Phi nhất quyết không chịu ghi nhận lòng trung của Quan Công dù cả hai vị phu nhân đã hết lời thanh minh sự thật.

- Giữa lúc đang bối rối thì đột nhiên ở đằng xa, Sái Dương mang quân Tào đuổi tới. Trương Phi càng thêm tức giận, buộc Vân Trường phải lấy đầu ngay tên tướng đó để chứng thực lòng trung. Quan Công không nói một lời, múa long đao xô lại. Chưa đứt một hồi trống giục, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất. Bấy giờ, Phi mới tin anh là thực. Phi mời hai chị vào thành rồi cúi đầu sụp lạy xin lỗi Quan Công.

→ Lí do dẫn đến sự hiểu lầm của Trương Phi đối với Quan Công là vì trên đường trốn chạy, tránh sự truy sát của Tào Tháo thì ba huynh đệ Lưu Bị, Quan Công và Trương Phi đã mỗi người một ngả. Vì phải dẫn theo hai chị dâu, vốn là hai bà vợ của Lưu Bị nên Quan Công không thể rút chạy an toàn mà bị Tào Tháo vây bắt. Vì biết Quan Công là một người tài hiếm có nên Tào Tháo không những không giết mà còn tìm mọi cách để Quan Công quy phục mình. Trương Phi hiểu nhầm rằng Quan Công phản bội anh em nên nổi giận không tha thứ

4 tháng 3 2022

Tham khảo

Thành rộng hơn nghìn trượng như hình trôn ốc nên gọi là "Cổ Loa thành". Thành có ba vòng khép kín với tổng chiều dài chu vi khoảng 16.000 m. Thành Cổ Loa được biết đến với chiều cao của thành khoảng từ 5 - 10 m, mặt thành rộng trung bình 10 m, chân thành rộng từ 10 - 20 m.Các thành đều có hào bao quanh, rộng từ 10 - 30 m. Các hào thông nhau, vừa nối với một đầm lớn (Đầm cả) ở giữa thành Trung và thành Ngoại, vừa nối với sông Hoàng.Bên trong thành Nội là những khu nhà ở và làm việc của gia đình An Dương Vương và các Lạc hầu, Lạc tướng. Cổ Loa còn là một quân thành, ở đây có một lực lượng quân đội lớn gồm bộ binh và thủy binh được trang bị các vũ khí bằng đồng như giáo, rìu chiến, dao găm và đặc biệt là nỏ. Các nhà khảo cổ đã phát hiện được ở phía nam thành (Cầu Vực) một hố mũi tên đồng gồm hàng vạn chiếc. Đầm cả là nơi tập trung các thuyền chiến vừa luyện tập, vừa sẵn sàng chiến đấu.

4 tháng 3 2022

tham khảo

Chỉ ra nét độc đáo của thành Cổ Loa - Nguyễn Lê Thảo Trang