K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 4 2016
  1. Đoạn văn về đất nước Việt Nam:

Từ bao đời nay, lòng yêu nước và tinh thần từ hào dân tộc đã ngấm sâu vào huyết quản của mỗi con người đất Việt, đã trở thành 1 tình cảm rất đỗi tự nhiên. Ngày còn học cấp 1, lần đầu tiên nghe lời Bác dặn: “Dân tộc Việt Nam bước lên đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, một phần lớn ở công học tập của các cháu”, trong lòng tui đã dâng lên 1 niềm tự hào lớn lao – mình là hi vọng của đất nước! Vì thế tui cũng băn khoăn câu hỏi “Năm châu như thế nào nhỉ? Nước Việt Nam mình so với năm châu thì thế nào? Đang đứng ở đâu?” Lớn dần lên tui vẫn luôn tìm kiếm những giải đáp cho câu hỏi của mình, nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?

Nước Việt Nam ta thực tế không nhỏ, diện tích đứng thứ 65 trên thế giới – Việt nam lợi thế hơn cả trăm dân tộc khác. Ta có thể dễ dàng nhìn thấy dáng hình Tổ quốc dầy kiêu hãnh trên bản đồ thế giời. Việt nam nhỏ hơn Trung Quốc, Mĩ, Nga và nhỏ hơn 60 nước kia, nhưng sự thực về địa lí, chúng ta không hề quá nhỏ bé.

Lịch sử mấy ngàn năm dựng và giữ nước khiến Việt nam được cả thế giới biết đến như 1 biểu tượng của tinh thần đấu tranh bảo vệ hòa bình, độc lập. Từ thời phong kiến, các triều đại Việt nam đã nhiều lần đánh bại quân xâm lược Trung Hoa – 1 nước lớn hơn ta rất nhiều lần. Quân dân thời Trần đã 3 lần đánh đuổi quân xâm lược Mông – Nguyên ra khỏi bờ cõi – đạo quân hùng phát triển nhất thời bấy giờ. Trong “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi cũng đã khẳng định :

“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cói đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu , Đinh , Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán , Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế 1 phương”…

Vậy chẳng phải vấn đề lịch sử, dân tộc, Việt Nam ta có thể tự hào sánh ngang với 1 Trung Hoa rộng lớn hay sao? Và thế kỉ XX, dân tộc ta đã kiên cường đấu tranh chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, giành lại độc lập, tự do, tuyên bố với năm châu về một Việt nam dân chủ cộng hòa. Cả thế giới biết đến Việt Nam – tượng đài bất tử về 1 anh hùng dân tộc anh hùng – 1 dân tộc chưa lớn bằng 1 bang của nước Mỹ nhưng đã đánh bại 1 đế quốc hùng mạnh số một thế giới. Một Việt nam với bề dày lịch sử hào hùng như vậy sao có thể là nhỏ được.

Nhà bác học Lê Quí Đôn đã viết về dân tộc mình đầy tự hào “Nước Việt nam ta nổi tiếng văn hiến…”, “văn vật điển chương rất đẹp, không kém gì Trung Quốc”. Quả thực, Việt Nam ta có 1 kho tàng băn hóa dân tộc đặc sắc, 1 nền văn hiến lâu đời. Chúng ta cũng có nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được xếp hạng thế giới. Bao thế hệ Việt Nam đã giữ gìn và phát huy được những truyền thống quý báu: yêu nước, đoàn kết, tự hào dân tộc, nhân đạo, uống nước nhớ nguồn… Đó là những giá trị tinh thần to lớn làm nên 1 Việt nam lớn về văn hóa, văn hiến.

Việt Nam ta được thiên nhiên ưu ái ban tặng rất nhiều tài nguyên , rất nhiều thuận lợi tự nhiên: Đứng thứ 13 thế giới về dân số, tiềm năng con người của Việt Nam ta thực sự không nhỏ. Tố chất trí tuệ người Việt Nam rất thông minh, nhanh nhạy, điều đó đã được chứng minh qua lịch sử. Tất cả tiềm lực chúng ta đều nói lên rằng: Việt Nam không hề nhỏ bé.

Thế nhưng , hiện nay vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, trong khu vực thì sao?

So với nhiều nước trên thế giời, ngay cả những nước trong khu vực, Việt Nam ta còn thua kém, tụt hậu về khoa học công nghệ, chỉ số GDP , tiềm lực kinh tế, tiếng nói chính trị…Ta chưa làm chủ được công nghệ mà vẫn phải nhập từ nước ngoài, rồi thậm chí phải thuê chuyên gia nước khác về vận hành…Ta đi sau các nước bạn về cả kinh tế, về chỉ số con người … trong khi tiềm lực chúng ta lớn. Chúng ta vẫn là 1 nước lạc hậu so với thế giới bên ngoài tiên tiến, hiện đại, không ngừng phát triển từng giờ. Tại sao 1 nước như Việt Nam không nhỏ như chứng ta đã thấy lại trở nên bé nhỏ đến vậy khi sánh vai với các cường quốc năm châu? Và tại sao, chúng ta phải đối diện với con số khủng khiếp rằng 197 năm nữa Việt Nam mới đuổi kịp Singapo – 1 quốc đảo thậm chí còn nhỏ hơn tp. Hồ Chí Minh?

Một lí do có thể thấy ngay là vì chiến tranh. Chiến tranh để lại những mất mát rất nặng nề, những tàn phá về vật chất, những di chứng cho con người mà chúng ta đã, đang và sẽ mất rất nhiều thời gian để khắc phục hết. Thế nhưng không phải vì thế mà chúng ta lấy chiến tranh ra làm lá chắn. tránh né nhìn thẳng vào sự thật rằng chính yếu tố con người mới là lí do chủ yếu. Hãy nhớ đến Nhật Bản – 1 nước châu Á – đang đứng nhất nhì thế giới về kinh tế, đã vươn lên từ 1 đống đổ nát của chiến tranh. Vậy tại sao chúng ta vẫn mãi nằm ở nhóm nước đang phát triển mà đôi khi còn bị nhắc đến với cái tên “thế giới thứ 3”?

Chúng ta cần có dũng khí để bước vào cuộc chiến tranh nhưng cũng cần dũng khí để bước ra khỏi cuộc chiến tranh. Từ khi chiến tranh kết thúc, chúng ta đã nỗ lực khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng đất nước. Thế nhưng công cuộc đổi mới của chúng ta vẫn còn chưa triệt để và hiệu quả. Ta chưa phát huy được trí tuệ - tiềm năng chất xám của con người . Một phần bởi nền giáo dục của chúng ta còn nặng về lí thuyết, còn nặng về biểu dương, ca ngợi, còn nhắc quá nhiều đến thành công, nặng về thành tích. Những khả năng trí tuệ chưa được phát huy hết mức cho mục đích thực tế.

Một phần bởi chúng ta còn chưa dám nhìn thẳng vào những nhược điểm giờ của mình như dễ thỏa mãn , có tinh thần hưởng thụ, trì trệ, thiếu tầm tư duy dài hạn , thiếu chủ động, còn mắc bệnh thành tích, bệnh thiếu trách nhiệm cá nhân và tác phong công nghiệp… Thực tế là, nhiều truyền thống quý báu cuat dân tộc đang có nguy cơ mai một, chính nó khiến Việt Nam dường như nhỏ bé dần theo thời cuộc. Một phần cũng bởi chúng ta chưa có sách lược cho hành trình bước vào thời đại mới – thời đại hội nhập, chưa sẵn sàng đổi mới tư duy , hoàn thiện bản thân và hết mình học hỏi.

Quá khứ là niềm tự hào dân tộc Việt Nam , thế nhưng chúng ta không thể sống mãi với quá khứ được. Thế giới thay đổi từng ngày, muốn không lạc hậu ta phải theo kịp thời gian học lấy những bài học từ quá khứ và đối mặt với thực tại, hướng tương lai với nỗ lực hết mình . Nước Việt Nam không hề nhỏ. Thế nhưng vị thế của chúng ta đang nhỏ, 1 phần rất lớn bởi tâm thế chúng ta nhỏ, bới chúng ta chưa lớn trong khát vọng “là một Việt Nam lớn”.

Cho nên, trước hết, để nước ta không nhỏ, cần đánh thức ý thức dân tộc, để niềm tự hào và ý thức trách nhiệm lớn dần lên trong lòng mỗi người. Chúng ta cần tăng cường giao lưu học hỏi với các nước khác, xây dựng một chiến lược toàn diện để phát triển giáo dục , phát triển khoa học công nghệ, khắc phục hiện tượng chảy máu chất xám, tính bảo thủ, thiếu tư duy toàn diện hay sức ì lớn trong việc tiếp thu khoa học tiến tiến… Ta cũng cần chú trọng đến sách lược giữ gìn , bảo vệ và phát huy những truyền thống , giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc, để không còn cảnh đạo đức đi xuống nghiêm trọng của 1 bộ phận không nhỏ những người dân Việt. Và cũng cần đưa ra những chính sách động viên tinh thần hăng say học tập, lao động sáng tạo, dám nghĩ dám làm – những yếu tố tiên quyết trong kỉ nguyên công nghệ.

Nước Việt Nam nhỏ hay không nhỏ? Câu trả lời cuối cùng chính là ở thế hệ thanh niên chúng ta. Vậy nên, chúng ta, tuổi trẻ của đất nước, hãy ra sức học tập, trau dồi hiểu biết, tích cực tìm tòi, sáng tạo, học hỏi từ bạn bè quốc tế. Hãy sống xứng đáng với những người đi trước, những thế hệ đã cống hiến và hi sinh cho chúng ta có được cuộc sống như ngày hôm nay. Việt Nam ta vốn không nhỏ, và khi chúng ta phấn đấu hết mình để nó thực sự không nhỏ, cũng chính là chúng ta đnag lớn lên. Mỗi bạn trẻ đều là 1 phần của đất nước. So với Châu Âu hay nhiều nước phát triển , Việt Nam có lợi thế vô cùng lớn là sức trẻ. Sự bứt phá chính là ở thanh niên. Hãy mang khát vọng lớn vì một Việt Nam lớn.

Lời dạy của Bác hồ từ ngày thơ ấu đã luôn trong trái tim tôi, nhắc nhở tui ý thức về trách nhiệm của mình trong việc trả lời cho câu hỏi “Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?” tui nghĩ , có lẽ, không chỉ tui mà tất cả chúng ta – tuổi trẻ Việt Nam – đều luôn trăn trở và nỗ lực hành động vì câu trả lời: Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?

 

16 tháng 4 2016

Còn đoạn văn nước ngoài thì mình không biết

19 tháng 1 2022

Refer:

1, 

Mẹ - hai tiếng bình dị và thiêng liêng vang lên từ sâu thẳm trái tim mỗi  người. Có từ ngữ nào lại có thể diễn tả đầy đủ và chính xác hơn về tình mẫu tử thiêng liêng ấy hơn hai tiếng " mẹ hiền " . Mẹ là người sẵn sàng chấp nhận chịu thiệt thòi về bản thân để đổi lấy cho con phần đời hạnh phúc. Và đối với riêng tôi, mẹ tôi là người phụ nữ tuyệt vời nhất trên thế gian này.

Sẽ không có từ ngữ nào có thể diễn tả được hết sự bao la của tình mẫu tử “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình”. Tình cảm của mẹ dành cho tôi từ khi mang thai cho đến khi sinh tôi ra trên cuộc đời và nuôi dạy tôi nên người. Tôi nghe bà ngoại kể lại, ngày còn bé tôi rất là bướng bỉnh và nghịch ngợm nên mẹ rất vất vả. Bố thì đi làm xa nhà, có những đêm tôi quấy mẹ vì trông tôi mà thức cả đêm bế tôi, nét mặt mẹ tái nhợt hẳn đi vì mệt. Bà ngoại phải nấu cháo gà cho mẹ ăn để lấy sức. Những lúc tôi bị ốm mẹ lo lắng đưa tôi đi khám hết viện này đến viện khác để mong tìm được bác sĩ khám bệnh tốt nhất và chữa khỏi bệnh cho tôi. Từ khi có tôi, mẹ dường như không có thời gian cho riêng mình nữa, không còn những buổi găp bạn bè mà lúc nào cũng là thời gian của hai mẹ con. Đi đâu mẹ cũng đưa tôi đi cùng, Các bác hàng xóm ai cũng khen tôi ngoan và mập mạp nên mẹ vui lắm. Buổi tối trước khi đi ngủ mẹ thường hát ru tôi hoặc kể chuyện cổ tích cho tôi nghe, hình ảnh cô Tấm, Lọ Lem, cô bé quàng khăn đỏ giờ vẫn còn in đậm trong tâm trí của tôi! Cảm ơn những câu chuyện mẹ kể đã đưa tôi vào giấc ngủ ngon. qua những nhân vật mẹ kể đã cho tôi thêm nhận thức về giá trị của cuộc sống và đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi nên người. Bài văn phát biểu cảm nghĩ của em về người mẹ thân yêu.

Khi tôi lớn lên mẹ vất vả hơn, vì mẹ sẽ phải dạy cho tôi rất nhiều thứ để tôi trưởng thành hơn và hoàn thiện mình. Mẹ dạy tôi đọc thật rõ ràng mạch lạc, viết sao cho thật ngay ngắn thẳng hàng vì người ta nói “nét chữ nết người”. Mẹ dạy tôi sắp xếp sách vở ngăn nắp, quần áo gọn gàng để khi cần sẽ tìm thấy ngay. Mẹ dạy con gái mẹ phải đi đứng và nói chuyện với người lớn tuổi như thế nào cho lễ phép, đúng lễ nghĩa. Mỗi khi mẹ vào bếp nấu ăn, mẹ thường bảo tôi vào cùng để mẹ dạy con nấu các món ăn. Mẹ bảo “là người phụ nữ thì phải biết nấu những món ăn ngon cho gia đình”.

Mỗi khi tôi yếu lòng hoặc gặp những khó khăn trong cuộc sống, tôi thường tìm đến mẹ để chia sẻ để tâm sự. Những lúc đó, mẹ lắng nghe tôi nói và khẽ gật đầu. Ánh mắt, nụ cười và những cái gật đầu khe khẽ của mẹ đã làm tôi cảm thấy được an ủi và sẻ chia. Lời khuyên của mẹ đã cho tôi thêm sức mạnh và tự tin để làm mọi việc tốt hơn. Mẹ không những là người mẹ đáng kính mà còn là người bạn thân thiết của tôi trong cuộc đời. Đối với tôi, mẹ là người phụ nữ quan trọng và tuyệt vời nhất.

Mẹ à! Con thực sự rất biết ơn những công lao của mẹ dành cho con. Những gì con có được ngày hôm nay đều là do công sức của bố mẹ nuôi dạy. Tình nghĩa của mẹ dành cho con, con biết sẽ không thể nào báo đáp, nhờ có mẹ mà con gái của mẹ đã thực sự trưởng thành và đang là một người công dân tốt của gia đình, trường lớp và của xã hội. Con sẽ luôn cố gắng học tập thật tốt để mẹ cảm thấy yên tâm. Và con sẽ luôn cố gắng để hoàn thiện mình để trở thành người phụ nữ tuyệt vời như mẹ! Con cảm ơn những điều tốt đẹp nhất mẹ đã dành cho con, trên chặng đường con đang đi con rất cần có mẹ ở bên cạnh.

2, 

Trong một xã hội phong kiến mà con người phải chịu cảnh gông cùm của những hủ tục hà khắc cùng sự chi phối của kim tiền, nỗi thống khổ dường như đã là định mệnh cho người dân nói chung và người phụ nữ nói riêng, họ là nạn nhân đáng thương nhất trong xã hội. Thế nhưng không vì thế mà những người phụ nữ ấy trở nên cũng khắc nghiệt như những gì mà số phận bắt họ phải gánh chịu. Chỉ với bốn câu thơ ngắn gọn, bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương đã thể hiện được cả nỗi đau lẫn vẻ đẹp không bao giờ phai của người phụ nữ thời xưa.

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Bánh trôi nước-một loại bánh dân dã, bình thường thấy quanh năm, được Hồ xuân Hương miêu tả một cách sinh động về màu sắc, hình dáng như là chiếc bánh đang tự nói về chính mình:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Qua đó, người phụ nữ Việt Nam có thể hóa thân vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá liễu” để mô tả vẻ đẹp quý phái của phụ nữ, trái lại bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp mạnh mẽ, xinh xắn. Bên cạnh đó, điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi.

“Bảy nổi ba chìm với nước non”

Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cũng nổi, cũng chìm, nhưng lại nổi chìm “với nước non” .

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”

Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc. Khi còn nhỏ thì phụ thuộc vào cha mẹ, khi lấy chồng thì phụ thuộc vào chồng, chồng mất thì phụ thuộc vào con cái. Họ không có cuộc sống của riêng họ, cuộc sống của họ chỉ để tô điểm thêm cho cuộc sống của người khác. Thế nhưng, thơ của Hồ xuân Hương lại phảng phất chút phớt lờ, bất cần. Thấp thoáng đâu đó trong thơ bà có chút phản kháng, chống cự lại những quan điểm bất công thời ấy. Nếu như trong ca dao, người phụ nữ được ví: “Thân em như tấm lụa đào – Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” chỉ để thể hiện thân phận lênh đênh, thì trong thơ của Hồ xuân Hương ngoài việc miêu tả số phận người phụ nữ còn khẳng định nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Cuộc đời có bạc bẽo, bất công, cuộc sống có gian khổ, long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.

Với nghệ thuật miêu tả tài tình, cách chơi chữ đầy nghệ thuật, hình ảnh ẩn dụ độc đáo cùng cách sử dụng thành ngữ điêu luyện, bài thơ “bánh trôi nước’ của Hồ Xuân Hương đã ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình và nhân phẩm người phụ nữ thông qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước. Bên cạnh đó, nhà thơ còn lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến bất công chà đạp cuộc đời người phụ nữ. Tiếng nói ngợi ca vẻ đẹp người phụ nữ của Hồ Xuân Hương cho đến ngày hôm nay vẫn còn vang vọng, khi xã hội nam nữ bình đẳng, người phụ nữ được làm chủ được cuộc đời mình nhưng tấm lòng son sắt, hi sinh của người phụ nữ vẫn luôn ngời sáng.

6 tháng 8 2021

Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...

đây nha bạn

7 tháng 8 2018

I have a best friend named Linh, we have been together since we were just little kids. She has beautiful bright skin and brown eyes. We have a lot of things in common, such as we love the same band, food and books. She and I even share the same name, and it is a small surprise for anyone who has talked to us. Linh is not my classmate, but we always help each other with the homework and school projects. We spend every minute in our break time to talk about all the things that happen in class, and people usually ask what can even makes us laugh that hard. Sometimes I think it is we have been best mates since forever, and I hope that we will be happy this for a very long time.

Dịch:

Tôi có một người bạn thân tên Linh, chúng tôi đã chơi cùng nhau kể từ khi còn là những đứa trẻ. Cô ấy có một làn da trắng rất đẹp và đôi mắt nâu. Chúng tôi có nhiều điểm chung, chúng tôi cùng yêu thích một ban nhạc, thức ăn và sách. Tôi và cô ấy thậm chí còn có chung một cái tên, và đó là một điều ngạc nhiên nhỏ cho những ai từng nói chuyện với chúng tôi. Linh không phải là bạn chung lớp với tôi, nhưng chúng tôi luôn giúp đỡ nhau làm bài tập về nhà và những dự án của trường. Chúng tôi dành từng phút của giờ nghỉ trưa để nói về mọi chuyện ở lớp, và mọi người thường thắc mắc điều gì có thể khiến hai chúng tôi cười nhiều đến vậy. Đôi khi tôi nghĩ rằng chúng tôi đã là bạn thân từ rất lâu rồi, và tôi hy vọng chúng tôi sẽ luôn vui vẻ như thế thật lâu nữa.

28 tháng 2 2022

tk 

 ''Quê hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một mẹ thôi, quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người''. Một câu nói rất là tâm đắc và đầy ý nghĩa thực tế. Với mỗi người, quê hương đất nước là nơi mà mình được sinh ra. Cũng vì thế, mà mỗi người cần nhớ và biết ơn quê hương mình. Nhân dân ta luôn có một lòng yêu nước dũng cảm, cuồng nhiệt. Từ ngày xưa, những cuộc chiến tranh được thắng vẻ vang là nhờ sự đồng lòng vượt khó, hợp tác với nhau để giành được. Không ngại gian khó hay nguy hiểm đang cận kề để tham gia cuộc chiến giành lại đất nước. Trừng trị và đánh bại những kẻ bán nước và kẻ cướp nước. Hiện nay, thứ tình cảm và lòng yêu nước sâu sắc này vẫn còn tồn tại và còn mãnh liệt hơn thế nữa. Nhất là trong giai đoạn dịch bênh Covid-19 này thì mọi người dân cần nâng cao ý thức hơn. Cả một đất nước hãy chung tay phòng chống thứ dịch nguy hiểm này.

-Trạng ngữ: gạch chân - chỉ thời gian

28 tháng 2 2022

tham khảo : (nếu đúng !)
 Quê hương em rất thanh bình và yên tĩnh, có những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Những buổi sáng, đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió nhè nhẹ thổi sóng lúa nhấp nhô từng đợt đuổi nhau ra xa tít. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Đầu làng có con sông nước xanh ngắt, trong lành. Vào những buổi chiều, cánh đồng rộn lên những câu hò, câu hát, những lời trò chuyện của những bác nông dân đi làm đồng. Mùa lúa chín, trong biển lúa vàng ánh lên màu đen nhánh của những cái liềm của người dân đi gặt. Rải rác khắp cánh đồng là những chiếc nón trắng của người đi gặt nhấp nhô lên xuống.

22 tháng 10 2016

Bài 1: Viết về bạn là một đề tài thường gặp của các thi nhân xưa. Có lẽ sâu sắc hơn cả là tình bạn của Nguyễn Khuyến giành cho Dương Khuê khi ông qua đời. Và đặc biệt hơn trong bài Bạn đến chơi nhà tình cảm ấy lại được biểu lộ thật thân thiết và đáng kính trọng biết bao. Đồng thời Nguyễn Khuyến cùng bày tỏ một quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và tình cảm.Bác đến chơi đây ta với ta là một câu kết hay, là linh hồn của bài thơ. Ta với ta nghĩa là một tấm lòng đến với một tấm lòng; kẻ tri âm đến với người tri kỉ. Vậy thì tất cả những lễ nghi kia đều là tầm thường, vô nghĩa. Chủ và khách có chung một tình cảm thắm thiết thanh cao, đó là cái quý giá không vật chất nào sánh được. Ba tiếng ta với ta gợi cảm xúc mừng vui, thân mật. Bạn bè xa cách đã lâu, nay vượt đường xa dặm thẳm, vượt cái yếu đuối của tuổi già để đến thăm nhau thì thật là quý hóa! Đáng quý hơn nữa là bác với tôi, ta cùng lánh đục tìm trong, lui về vui thú điền viên để giữ trọn hai chữ thiên lương. Sự gần gũi, tương đắc về mặt tâm hồn đã gắn bó chủ và khách làm một. Những điều câu nệ, khách khí đã bị xoá nhòa. Chỉ còn lại niềm vui và sự chân thành bao trùm tất cả. Tình bạn ấy đã vượt lên trên những nghi thức tiếp đãi bình thường. Bạn đến chơi nhà không phải vì mâm cao cỗ đầy mà để được gặp nhau; được hàn huyên tâm sự cho thỏa nỗi khao khát nhớ mong.Bài thơ nói về một tình bạn trong sáng, đẹp đẽ. Giọng thơ tự nhiên như lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân quê mùa, chất phác, ấy vậy nhưng nó vẫn bộc lộ rõ nét tài hoa của ngòi bút Nguyễn Khuyến trong tả cảnh, tả tình. Cảnh, tình đan xen, hòa hợp, bổ sung cho nhau để tạo nên một bức tránh quê trong sáng, tươi mát và ấm áp tình người.

Bài 2:

Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha. Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng!Và ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về.Câu thơ còn thể hiện thái độ không khoan nhượng, không nhún nhường trước những hành động bạo tàn đó, thể hiện được chí khí,bản lĩnh của một người dân yêu nước. Không chỉ giận dữ trước hành động của lũ giặc, Lí Thường Kiệt còn lên tiếng cảnh báo trước hậu quả của lũ giặc sẽ phải nhận lấy khi xâm lược Việt Nam “chúng bay sẽ bị đánh cho tơi bời” đó chính là kết cục đầy ê chề, thê thảm của lũ cướp nước. Đồng thời, câu thơ cũng thể hiện được niềm tin bất diệt của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống lại các thế lực bạo tàn ấy.Như vậy, bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt là một khúc anh hùng ca của dân tộc, nó không chỉ vang lên đầy hào sảng, mạnh mẽ cũng không kém phần tự hào khi chỉ ra ranh giới, chủ quyền lãnh thổ của dân tộc, nó lại réo rắt, đanh thép khi kết tội kẻ thù, vạch ra kết quả bi thảm mà lũ giặc phải đón nhận khi cố tình xâm lăng dân tộc độc lập mà anh hùng ấy. Vượt lên trên tất cả những giá trị nội dung, nghệ thuật thông thường, “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt đã trở thành một áng thơ văn bất hủ, bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam.


 

Trần Quốc Tuấn (1231 - 1300) - người đã được vua Trần giao cho thống lĩnh quân đội, đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên thắng lợi vẻ vang. Người nổi tiếng là biết trọng kẻ sĩ thu phục nhân tài. Trần Quốc Tuấn là một người anh hùng dân tộc, nhà quân sự thiên tài, lòng yêu nước của ông được thể hiện rõ qua văn bản "Hịch tướng sĩ", văn bản khích lệ tướng sĩ học tập cuốn "Binh thư yếu lược" do ông biên soạn.

Trước sự lâm nguy của đất nước, lòng yêu nước thiết tha của vị chủ soái Trần Quốc Tuấn được thể hiện ở lòng căm thù sục sôi quân cướp nước. Ta hãy nghe ông kể tội ác của giặc: "Ngó thấy sự giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, vét của kho có hạn, thật khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai hoạ về sau!". Tác giả gọi giặc là "cú diều, dê chó, hổ đói" không chỉ vạch trần sự tham lam, độc ác mà còn vạch rõ dã tâm xâm lược của giặc; thể hiện sự khinh bỉ, căm ghét tột độ. Không chỉ kể tội ác của giặc mà Trần Quốc Tuấn còn bày tỏ nỗi đau xót trước nỗi nhục của quốc thể, nỗi đau đớn xót xa. Đó là biểu hiện của sự sẵn sàng xả thân để rửa nhục cho nước, để bảo vệ nền độc lập của dân tộc, khát vọng xả thân cho đất nước: "Chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng".

Qua bài hịch, Trần Quốc Tuấn không chỉ thể hiện lòng căm thù sục sôi quân cướp nước mà còn thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng, quyết xả thân cho độc lập dân tộc. Ông vạch ra hai con đường chính - tà cũng là một con đường sống chết để thuyết phục tướng sĩ. Trần Quốc Tuấn biểu lộ một thái độ dứt khoát: hoặc là địch hoặc là ta, không có vị trí chông chênh cho những kẻ bàng quan trước thời cuộc. "Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy rồi đây sau khi giặc đã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?", đó là lời động viên tới mức cao nhất ý chí và quyết tâm chiến đấu của mọi người.

Tình yêu thương chân thành, tha thiết dành cho tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn đều được xuất phát từ lòng nhân hậu, từ lòng yêu nước. Với quân sĩ dưới quyền, Trần Quốc Tuấn luôn đối xử như với con mình, với những người quen: "Các ngươi cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm; quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng; đi thuỷ thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa; lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười". Đó là mối ân tình giữa chủ và tướng nhằm khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với lẽ vua tôi cũng như tình cốt nhục. Chính tình yêu thương tướng sĩ chân thành tha thiết mà Trần Quốc Tuấn đã phê phán những biểu hiện sai, đồng thời chỉ ra cho tướng sĩ những hành động đúng nên theo, nên làm. Những hành động này đều xuất phát từ ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. Đó là sự băn khoăn trước tình trạng tướng sĩ không biết lo lắng cho đất nước: không thấy lo, thấy thẹn khi nhà vua và đất nước bị kẻ thù làm nhục; chỉ biết vui thú tiêu khiển, lo làm giàu, ham săn bắn, thích rượu ngon, mê tiếng hát,... Nguy cơ thất bại rất lớn khi có giặc Mông Nguyên tràn sang: "cựa gà trống không thể đâm thùng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm, vườn nhiều, tấm thân quí nghìn vàng khôn chuộc; vả lại vợ bìu con díu; việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều không mua được đầu giặc, chó săn tuy khoẻ không đuổi được quân thù, chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!". Chính lòng yêu nước mà Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra cho tướng sĩ những hành động nên làm: "Nay ta bảo thật các ngươi: nên nhớ câu "đặt mồi lửa vào giữa đông củi là nguy cơ, nên lấy điều "kiềng canh nóng mà thổi rau nguội" "làm run sợ. Huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên"...

Bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta nói chung và Trần Quốc Tuấn nói riêng trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Nó được thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược và những tình cảm dành cho tướng sĩ dưới trướng.

26 tháng 10 2021

The Tay, with local groups Pa dí, Thổ, Ngan, Phén, Thu Lao, is an ethnic group of 54 ethnic groups in Viet Nam. Tay people speak Tay, a Tai dialect of the Tai-Kadai language. Tay people live mainly in lowland areas of northern Vietnam. The Tay was previously known as the Tho (although this name is now used to refer to a different ethnic group, see Turks). Tay people have the second largest population in Vietnam. Tay people, Nung have a close relationship with the Choang people in China.Tay people mainly reside in the northern midland and mountainous provinces (1,400,519 people in 1999). In addition, in the recent time, the Tay also migrated to some provinces in the Central Highlands like Dak Lak and Lam Dong.The Tay are usually at the foot of the mountain or along the stream. The name is often referred to by the name of hills, fields, rivers. Each village has 15 to 20 houses. Large villages divided into many small villages.Tay dressed in indigo. Traditional Tay costumes are made from self-made cotton yarn, dyed indigo on men's and women's clothes, almost without decorative pattern. Tay clothing can be considered one of the simplest outfits of 54 ethnic groups. The costume is simple but meaningful.Then singing, singing, singing sli are used in various activities, popular folk songs of the Tay. Musical instruments such as the Micro, Shake. Chess is an instrument that is present in all spiritual activities of the Tay, such as soul in the folk dance of the Tay. In this life, the sex acts as a means of communicating bold identity.Traditional houses are usually on stilts, lands and roofs with grass and some border areas have defense types. In the house to distinguish male rooms outside, women in the chamber. Most popular are 3-room, 2-roofed houses (no chop), logs of land or bushes, surrounding woods, roofs of grass, picturesque Tay people settle in groups of about 15 to 20 households. Tay people worship ancestors and animals. The Tay ancestors' altar is placed in the middle of the house and made into a private space and revered. Pregnant women and their newborns are not allowed to sit or lie on chairs or beds in front of the altar. In the Tay religion, the most important feast day of the Tay people is usually the last day of the lunar month.The life of the Tay is often associated with nature, so the food and foodstuff of the Tay people are products obtained from production activities in areas with forests, rivers, streams and hills surrounding. Some famous dishes are: sticky egg rolls, sticky rice balls, sour bamboo shoots, stigma.

26 tháng 10 2021

The Tay, with local groups Pa dí, Thổ, Ngan, Phén, Thu Lao, is an ethnic group of 54 ethnic groups in Viet Nam. Tay people speak Tay, a Tai dialect of the Tai-Kadai language. Tay people live mainly in lowland areas of northern Vietnam. The Tay was previously known as the Tho (although this name is now used to refer to a different ethnic group, see Turks). Tay people have the second largest population in Vietnam. Tay people, Nung have a close relationship with the Choang people in China.Tay people mainly reside in the northern midland and mountainous provinces (1,400,519 people in 1999). In addition, in the recent time, the Tay also migrated to some provinces in the Central Highlands like Dak Lak and Lam Dong.The Tay are usually at the foot of the mountain or along the stream. The name is often referred to by the name of hills, fields, rivers. Each village has 15 to 20 houses. Large villages divided into many small villages.Tay dressed in indigo. Traditional Tay costumes are made from self-made cotton yarn, dyed indigo on men's and women's clothes, almost without decorative pattern. Tay clothing can be considered one of the simplest outfits of 54 ethnic groups. The costume is simple but meaningful.Then singing, singing, singing sli are used in various activities, popular folk songs of the Tay. Musical instruments such as the Micro, Shake. Chess is an instrument that is present in all spiritual activities of the Tay, such as soul in the folk dance of the Tay. In this life, the sex acts as a means of communicating bold identity.Traditional houses are usually on stilts, lands and roofs with grass and some border areas have defense types. In the house to distinguish male rooms outside, women in the chamber. Most popular are 3-room, 2-roofed houses (no chop), logs of land or bushes, surrounding woods, roofs of grass, picturesque Tay people settle in groups of about 15 to 20 households. Tay people worship ancestors and animals. The Tay ancestors' altar is placed in the middle of the house and made into a private space and revered. Pregnant women and their newborns are not allowed to sit or lie on chairs or beds in front of the altar. In the Tay religion, the most important feast day of the Tay people is usually the last day of the lunar month.The life of the Tay is often associated with nature, so the food and foodstuff of the Tay people are products obtained from production activities in areas with forests, rivers, streams and hills surrounding. Some famous dishes are: sticky egg rolls, sticky rice balls, sour bamboo shoots, stigma.

THAM KHẢO

Tham khảo:

Đối với em ,cứ nhắc đến quê hương là lòng em lại dâng trào biết bao niềm tự hào. Quê hương em là nơi chôn rau cắt rốn ,là nơi đã nuôi nấng em thành người. Nơi đây đã ghi lại bao kỷ niệm ngọt ngào ,vui buồn của tuổi thơ em. đó là những ngày em được sống bên bố mẹ được bố mẹ yêu thương. Ngày nắng chói chang mẹ vừa quạt vừa ru em ngủ. Mùa đông lạnh già bố ủ ấm cho em bằng tình yêu thương của người. Quê hương cũng là nơi cho em những người bạn hiền ,bạn tốt. Những người bạn cùng em học tập. cùng em chăn trâu cắt cỏ trên bờ đê. Những người bạn đã cùng em sẻ chia bao nỗi buồn vui. Em còn nhớ những thầy cô đã dạy dỗ em. Nhưng lời giảng ,những nét bút ,tiềng nói ,đã khắc sâu trong trái tim em. Làm sao em có thể quên được những con người đáng yêu đáng quý ở nơi yêu dấu của mình ? Quê hương còn cho em những hàng cây xanh mướt ,những bãi nương dâu ,màu xanh tươi của đồng lúa. Chao ôi! biết ơn và tự hào biết mấy quê hương yêu dấu của em.

À mà phần từ đồng âm, đã nghĩa gì đó bạn tự thêm vào nha