câu 1 : một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh , nút bị kẹt . Hỏi phải mở nút bằng cách nung nóng phần nào của lọ thủy tinh
câu 2 tại sao khi đun nước ta ko nên đổ nước thật đầy
câu 3 tại sao người ta ko đóng chai nước ngọt thật đầy
câu 4 tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp khi nhúng vào nước nóng có thể phồng lên
câu 5 tại sao ko khí nóng lại nhẹ hơn ko khí lạnh
câu 6 trong việc đúc tượng đồng , có những quá trình chuển thể nào của đồng
hu hu giúp mình làm nha đang cần gấp
Câu 1: cổ lọ
Câu 2:Vì nước nóng sẽ nở ra và nguy hiểm khi nó tràn ra ngoaid
Câu 3:Vì nếu đóng đầy nước, khi nhiệt độ tăng cao, nước nở ra mà không có khoảng không (nước đã đầy kín) thì áp suất gây ra lớn gây nổ chai.
Câu 4:Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng nở ra =>phồng lên
Câu 5:Với cùng một lượng khí xác định, khi nóng lên thì khí nở ra, còn lạnh đi thì khí co vào nên thể tích của khối khí nóng lớn hơn thể tích của khối khí lạnh, nên khối lượng riêng (tỉ số m/V) của khí nóng nhỏ hơn khối lượng riêng của khí lạnh. Nên không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh
Câu 6:Quá trình:đông đặc và nóng chảy
Chúc bạn học tốt
Câu1:Nung nóng phần dưới của chai thủy tinh.
Câu2:Vì khi đun nóng, nước trong ấm sẽ nóng lên, nở ra nên thể tích nước tăng. Vì thế nước sẽ bị tràn ra ngoài.
Câu3:Để tránh tình trạng nắp bị bật ra khi chất lỏng trong chai nở vì nhiệt. Vì chất lỏng trong chai nở vì nhiệt sẽ bị nắp chai cản trở , nên gây ra lực lớn làm bật nắp chai ra.
Câu4:Vì khi nhúng quả bóng bàn vào nước nóng, không khí trong quả bóng bàn bị nóng lên, nở ra nên thể tích khí tăng đẩy quả bóng bàn phồng lên như cũ.
Câu5:Mình ko bít xin lỗi nha.Câu này bí rùi.
Câu6:Trong quá trình chuyển thể:nóng chảy, đông đặc. Khi nung trong lò đúc, đồng chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. Khi nguội trong khuôn đúc, đồng lỏng đông đặc từ thể lỏng sang thể rắn.