Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức: Tìm Ví dụ ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ đơn là từ chỉ có một tiếng có nghĩa tạo thành.VD:xa,nhớ,yêu,đường,xe,....
Từ phức ít nhất từ 2 hoặc nhiều hơn 2 từ tạo thành. Khi chia tách từ phức, tức là mỗi từ đứng lẻ chúng có nghĩa hoặc không có nghĩa. Từ phức tiếp tục chia ra làm 2 loại khác nhau là từ ghép và từ láy.
– Từ ghép: gồm 2 tiếng ghép lại và có quan hệ về mặt ngữ nghĩa.
+Từ ghép phân loại: nhà ngói, nhà tầng, biệt thự…
+Từ ghép tổng hợp: quần áo, nhà cửa, xe cộ…
– Từ láy: cấu tạo gồm 2 tiếng trở lên và có quan hệ về mặt âm. Từ láy cũng có 2 kiểu đó là:
+ Láy bộ phận:lung linh,khanh khách
+ Láy toàn bộ:xinh xinh,...
Từ đơn:
- Theo khái niệm chính xác trong SGK biên soạn thì từ đơn là từ chỉ có một tiếng có nghĩa tạo thành.
Ví dụ về từ đơn có rất nhiều như sách, vở, bút, tốt, đẹp, xấu, ngày, tháng, năm…
Từ phức:
- Từ phức ít nhất từ 2 hoặc nhiều hơn 2 từ tạo thành. Khi chia tách từ phức, tức là mỗi từ đứng lẻ chúng có nghĩa hoặc không có nghĩa. Từ phức tiếp tục chia ra làm 2 loại khác nhau là từ ghép và từ láy.
~ HT ~
từ đơn là từ do một tiếng có nghĩa tạo nên. từ phức là từ do hai hoặc nhiều tiếng tạo nên. hiểu một cách đơn giản, từ phức chính là tư ghép. ghepd từ các từ giống nhau hoặc khác nhau tạo thành một từ có nghĩa
1. Thế nào là từ đơn? Cho 1 ví dụ?
- Từ đơn là từ chỉ có một tiếng có nghĩa tạo thành.
- Ví dụ: sách, vở, bút, tốt, đẹp, xấu, ngày, tháng, năm…
2. Thế nào là từ phức? Cho ví dụ?
- Từ phức ít nhất từ 2 hoặc nhiều hơn 2 từ tạo thành. Khi chia tách từ phức, tức là mỗi từ đứng lẻ chúng có nghĩa hoặc không có nghĩa.
Khái niệm: Từ ghép là từ phức tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau.
Từ ghép được chia làm 2 loại đó là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
Từ ghép chính phụ: trong từ ghép được chia làm từ chính và từ phụ, từ phụ có nhiệm vụ giúp bổ sung nghĩa cho từ chính. Thông thường từ chính sẽ được trước còn từ phụ đi theo sau bổ nghĩa cho từ chính, nghĩa của từ ghép chính phụ thường hẹp.
Từ ghép đẳng lập sẽ không có phân biệt từ nào chính từ nào phụ. Thông thường nghĩa của từ ghép đẳng lập rộng hơn so với các từ đơn lẻ.
Ví dụ về từ ghép– Từ ghép chính phụ: đỏ lòe, xanh um, mát mẻ, tàu hoả, sân bay,…
– Từ ghép đẳng lập: quần áo, bàn ghế, nhà cửa, cỏ cây, ông bà,…
Từ láy là gì ?Là từ được tạo thành bởi các tiếng giồng nhau về vần, thường từ trước là tiếng gốc và từ sau sẽ láy âm hoặc vần của tiếng gốc.
Có mấy loại từ láy ? Phân loại thành 2 dạng:
– Từ láy bộ phận: các tiếng sẽ có sự giống nhau về vần, phụ âm đầu.
– Từ láy toàn bộ: tiếng sẽ được lặp lại toàn bộ, tuy nhiên cũng có sự thay đổi thanh điệu, phụ âm cuối để mang lại sự hài hòa âm thanh khi nói hoặc viết.
Ví dụ về từ láy– Từ láy bộ phận: lao xao, rung rinh, lảo đảo, nhấp nháy…
– Từ láy toàn bộ: khăng khăng, xa xa, xanh xanh,…trường hợp đặc biệt thay đổi thanh điệu, phụ âm cuối ví dụ như: dửng dưng, thoang thoảng, thăm thẳm…
*Từ đơn là từ được cấu tạo bởi chỉ một tiếng.
VD: sách, bút, tre, gỗ....
* Từ phức là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên.
VD: xe đạp, bàn gỗ, sách vở, quần áo, lấp lánh...
* Phân biệt các loại từ phức: Từ phức đựoc chia ra làm hai loại là Từ ghép và Từ láy.
+ Từ ghép: là những từ có cấu tạo từ hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa.
Căn cứ vào quan hệ mặt nghĩa giữa các tiếng trong từ ghép, người ta chia làm hai loại: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ
VD: sách vở, bàn ghế, quần áo ( từ ghép đẳng lập)
Xe đạp, lốp xe, ( từ ghép chính phụ)
+ Từ láy: là những từ được cấu tạo bởi hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm. Trong từ láy chỉ có một tiếng gốc có nghĩa, các tiếng khác láy lại tiếng gốc
VD: Lung linh, xinh xinh, đo đỏ..
Từ láy chia ra làm hai loại: Láy bộ phận ( láy âm và láy vần) và láy toàn bộ
Từ đơn
Từ đơn là gì? theo khái niệm chính xác trong SGK biên soạn thì từ đơn là từ chỉ có một tiếng có nghĩa tạo thành.
Ví dụ về từ đơn có rất nhiều như sách, vở, bút, tốt, đẹp, xấu, ngày, tháng, năm…
Từ phức
Từ phức ít nhất từ 2 hoặc nhiều hơn 2 từ tạo thành. Khi chia tách từ phức, tức là mỗi từ đứng lẻ chúng có nghĩa hoặc không có nghĩa. Từ phức tiếp tục chia ra làm 2 loại khác nhau là từ ghép và từ láy.
– Từ ghép: gồm 2 tiếng ghép lại và có quan hệ về mặt ngữ nghĩa.
– Từ láy: cấu tạo gồm 2 tiếng trở lên và có quan hệ về mặt âm. Từ láy cũng có 2 kiểu đó là:
+ Láy bộ phận.
+ Láy toàn bộ.
Bạn có thể xem chi tiết hơn bài học về từ ghép từ láy.
Ví dụ về từ phức các bạn học sinh có thể tìm kiếm rất dễ dàng như nhà cửa, quần áo, sách vở, xe máy…
nguồn:Từ đơn là gì, từ phức là gì? ví dụ và phân biệt
1. Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng:
VD: áo, bút, thước,...
2. Từ phức là từ do hai hoặc nhiều tiếng tạo thành
VD: trong trẻo, bức tường,...
1.Từ đơn là những từ chỉ có 1 tiếng như:đũa,thìa,vở,bút,thước,.v..v..
2.Từ phức là những từ có 2 tiếng tở lên tạo thành thì được gọi là từ phức,ví dụ:sách vở,bút thước,cơm canh,keoh ngọt,...v...v...
3.Từ ghép là những từ có nghĩa tạo thành.Ví dụ:sách vở,lũy tre,..v...v..
4.Từ láy là những từ giống nhau,nhưng không giống nhau hoàn toàn mà có thế khác nhau âm đầu,vần,âm cuối,dấu thanh.Ví dụ:Trăng trắng, mơn mởn, đo đỏ, lanh lảnh, thoang thoảng những từ này thì chúng ta gọi là láy dấu thanh.
5.
Khái niệm biện pháp tu từ so sánh là gì?a – Khái niệm phép so sánh
Phép so sánh là đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
b – Ví dụ phép so sánh
Thư viện hỏi đáp sẽ đưa ra các ví dụ về phép so sánh trong ca dao – tục ngữ, trong thơ ca gồm:
Ví dụ phép so sánh trong ca dao – tục ngữ
Ví dụ 1: Cày đồng đang buổi ban trưa – Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
So sánh mồ hôi như mưa = > ý nói sự vất vả của người nông dân khi làm nông.
Ví dụ 2: Công cha như núi Thái Sơn – Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
So sánh công Cha núi ngọn núi Thái sơn, tình mẹ như nước trong nguồn.
Ví dụ so sánh trong thơ ca
Ví dụ 1: Ao thu lạnh lẽo nước trong veo – Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo ( Thu điếu – Nguyễn Khuyến).
So sánh chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Ví dụ 2:
Những đêm trăng hiền từ
Biển như cô gái nhỏ
Thầm thì gửi tâm tư
Quanh mạn thuyền sóng vỗ (Trích tác phẩm Thuyền và Biển – Xuân Quỳnh).
Phép so sánh biển như cô gái nhỏ.
Phân loại các kiểu so sánhBiện pháp tu từ so sánh được chia thành 2 loại gồm so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.
a – So sánh ngang bằng
Có sử dụng các từ so sánh gồm: Là, như, y như, giống như, như là, tựa như, bao nhiêu, bấy nhiêu…
Ví dụ so sánh ngang bằng:
Ví dụ 1: Bao nhiêu tấc đất tấc bằng bấy nhiêu
Ví dụ 2: Anh em như thể tay chân.
Ví dụ 3: Thầy thuốc như mẹ hiền.
b – So sánh không ngang bằng
Có sử dụng các từ ngữ so sánh gồm: Hơn, hơn là, kém, chưa bằng, chẳng bằng…
Ví dụ so sánh không ngang bằng
Ví dụ 1: Thà rằng nhịn miệng qua ngày – Còn hơn vay mượn mắc dây nợ nần.
Ví dụ 2: Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
Ví dụ 3: Một trăm gầu tát không bằng một bát nước mưa.
Tham khảo thêm: Hoán dụ là gì?
Từ đơn là từ do một tiếng có nghĩa tạo thành.
(VD: bàn, ghế, nhà, cửa, sân,...)
Từ ghép là từ gồm hai, ba, bốn tiếng có nghĩa ghép lại.
(VD: Trường hoc, sách vở, bàn ghế, thầy cô, tình bạn,...)
Từ láy là từ gồm hai hoặc ba, bốn tiếng láy lại nhau, nghĩa là cả tiếng hay một bộ phận của tiếng được lặp lại.
(VD: xanh xanh, bối rối, lúng túng, đẹp đẽ, giỏi giang,...)
Phó từ: gồm các từ ngữ thường đi kèm với các trạng từ, động từ, tính từ với mục đích bổ sung nghĩa cho các trạng từ, động từ và tính từ trong câu.
Dựa theo vị trí trong câu của phó từ với các động từ, tính từ mà chia làm 2 loại như sau:
– Phó từ đứng trước động từ, tính từ. Có tác dụng làm rõ nghĩa liên quan đến đặc điểm, hành động, trạng thái,…được nêu ở động – tính từ như thời gian, sự tiếp diễn, mức độ, phủ định, sự cầu khiến.
– Phó từ đứng sau động từ, tính từ. Thông thường nhiệm vụ phó từ sẽ bổ sung nghĩa như mức độ, khả năng, kết quả và hướng.
So sánh là biện pháp tu từ sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt.
Tác dụng: so sánh nhằm làm nổi bật khía cạnh nào đó của sự vật hoặc sự việc cụ thể trong từng trường hợp khác nhau.
Cách nhận biết: Trong câu sử dụng biện pháp tu từ so sánh có các dấu hiệu nhận biết đó là từ so sánh ví dụ như: như, là, giống như. Đồng thời qua nội dung bên trong đó là 2 sự vật, sự việc có điểm chung mang đi so sánh với nhau.
Cấu tạo
Một phép so sánh thông thường sẽ có vế A, vế B, từ so sánh và từ chỉ phương diện so sánh.
Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành. “Trẻ em” là vế A, từ so sánh là “như”, vế B “như búp trên cành”.
2. Một số phép so sánh thường dùng
– So sánh sự vật này với sự vật khác.
Ví dụ: Cây gạo to lớn như một tháp đèn khổng lồ.
– So sánh sự vật với con người hoặc ngược lại.
Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành.
– So sánh âm thanh với âm thanh
Ví dụ: Tiếng chim hót líu lo như tiếng sáo du dương.
– So sánh hoạt động với các hoạt động khác.
Ví dụ: Con trâu đen chân đi như đập đất
câu 1
từ được tạo thành có hơn hai tiếng. Các tiếng tạo nên từ ghép khi đọc đều có nghĩa.
có 2 loại từ ghép đó là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập
vd : sông núi , quần áo , xanh ngắt, nụ cười
câu 2
Từ láy là từ trên hai tiếng, được tạo nên bởi các tiếng giống nhau về âm, về vần hoặc cả âm và vần. Trong đó có thể có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả các tiếng đều không có nghĩa
có 2 loại từ láy đó là từ láy bộ phận và tử láy toàn bộ
vd : lao xao , liêu xiêu , xa xa , xanh xanh
1) từ là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo lên câu. Đơn vị cấu tạo nên từ là tiếng
2) Từ đơn là từ có 1 tiếng và không có nghĩa rõ ràng. Từ phức là từ có 2 tiếng trở lên và phải có nghĩa rõ ràng, trong từ phức có từ đơn và từ ghép.
3) Từ ghép là từ có 2 tiếng trở lên, có nghĩa rõ ràng, hai từ đơn lẻ ghép lại thành từ ghép. Từ láy là từ được tạo bởi các tiếng giống nhau về vần tiếng đứng trước hoặc tiếng đứng sau.Trong các tiếng đó có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả đều không có nghĩa.
4) Từ mượn là từ ta vay mượn tiếng nước ngoài để ngôn ngữ chúng ta thêm phong phú.Bộ phận quan trọng của từ mượn là (mình chịu)
VD: Nguyệt: trăng
vân: mây
5) Không mượn từ lung tung
VD: Em rất thích nhạc pốp
6) Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị. Có 2 cách để giải nghĩa của từ.
7) Từ nhiều nghĩa là từ có nghĩa gốc và nghĩa chuyển. Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện đầu tiên, làm cơ sở nghĩa chuyển.Nghĩa chuyển là từ hình thành trên cơ sở nghĩa gốc
*Từ đơn là từ được cấu tạo bởi chỉ một tiếng.
VD: sách, bút, tre, gỗ....
* Từ phức là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên.
VD: xe đạp, bàn gỗ, sách vở, quần áo, lấp lánh...
Từ đơn là từ được cấu tạo bởi 1 tiếng
VD:ăn, ngủ,đi,học,bút,....
Từ phức là từ được cấu tạo từ 2 tiếng trở lên.
VD:xe đạp, xe máy, bàn gỗ, quần áo, học sinh,....
tick mình nha