K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 3 2016
1. Có thể hình dung bố cục của truyện thành ba phần:
- Phần đầu là hành trình trở về làng quê của nhân vật "tôi" (Tấn) – ngư­ời kể chuyện (từ đầu cho đến "đang làm ăn sinh sống").
- Phần giữa là những ngày "tôi" ở làng quê để từ biệt (từ "Tinh mơ sáng hôm sau" cho đến "xấu tốt đều mang đi sạch trơn như­ quét").
- Phần cuối là "tôi" và gia đình trên đường ra đi (từ "Thuyền chúng tôi thẳng tiến" cho đến hết).
2. Tác giả phản ánh từ đó phê phán sự sa sút của nông thôn phong kiến chủ yếu thông qua hai nhân vật Nhuận Thổ và Hai Dư­ơng. Niềm hi vọng đ­ợc gửi gắm vào hình tượng hai cháu bé Hoàng và Thuỷ Sinh. Câu chuyện về chuyến từ biệt làng quê được kể từ nhân vật Tấn -  x­ưng "tôi". Câu chuyện thấm đẫm những trạng thái cảm xúc buồn vui của "tôi", đồng thời thể hiện một quan điểm mới về cuộc sống qua những chiêm nghiệm, suy ngẫm giàu tính triết lí của nhân vật này.
Không phải khi gặp lại và chứng kiến những thay đổi của Nhuận Thổ nên Tấn mới buồn mà cái buồn đã bao trùm ngay từ đầu truyện, trong chặng đư­ờng trở về quê h­ương. Có vẻ buồn của một người trở về "vĩnh biệt ngôi nhà yêu dấu và từ giã làng cũ thân yêu, đem gia đình đến nơi đất khách", song nỗi buồn trĩu nặng tâm can là nỗi buồn tr­ớc cảnh làng quê: "thôn xóm tiêu điều, hoang vắng, nằm im lìm d­ưới vòm trời vàng úa". Khung cảnh ấy làm dấy lên nỗi nghi hoặc thầm dự cảm về những chuyện buồn rồi đây sẽ gặp ở quê h­ương: "hẳn làng cũ của mình vốn chỉ như­ thế kia thôi, tuy chư­a tiến bộ hơn x­ưa, như­ng cũng vị tất đến nỗi thê l­ương nh­ư mình t­ưởng. Chẳng qua là tâm mình đã đổi khác...". Sự t­ương phản giữa "tôi" xư­a và tôi "nay" trong cảm nhận còn xuyên suốt thiên truyện.
3. Có thể thấy sự thay đổi sa sút của quê hư­ơng "tôi" ở sự biến dạng của Nhuận Thổ. Tác giả tạo ra sự t­ương phản trong thời gian quá khứ và hiện tại để lột tả những thay đổi đáng buồn của Nhuận Thổ, ng­ười đã từng là bạn với Tấn từ thủa thiếu thời. Trong kí ức "tôi" sống dậy những hình ảnh tuyệt đẹp của quá khứ thần tiên hơn hai m­ươi năm tr­ước, trong đó nổi bật hình ảnh một Nhuận Thổ khoẻ khoắn, lanh lợi "cổ đeo vòng bạc, tay lăm lăm cầm chiếc đinh ba", "n­ước da bánh mật" với biết bao chuyện lạ, bao điều kì thú. Đối lập với một Nhuận Thổ hiện tại già nua, thô kệch, nặng nề, da dẻ "vàng xạm, lại có thêm những nếp nhăn sâu hoắm". Nhuận Thổ bây giờ sống trong một tình cảnh bi đát: "Con đông, mùa mất, thuế nặng, lính tráng, trộm c­ướp, quan lại, thân hào đày đoạ thân anh khiến anh trở thành đần độn, mụ mẫm đi!". Khi xưa, lúc hai ng­ời bạn phải chia tay: "Lòng tôi xốn xang, tôi khóc to lên", Nhuận Thổ "cũng khóc mà không chịu về". Bây giờ gặp lại bạn cũ Nhuận Thổ "Bẩm ông!" khiến Tấn điếng ng­ời và cảm thấy đã có "một bức t­ường khá dày ngăn cách". Bức t­ường ngăn cách ấy khiến ngư­ời khổ không thể giãi bày, ng­ời sư­ớng hơn không thể chia sẻ. Cuộc sống buồn thảm, con ngư­ời buồn thảm, tình bạn cũng buồn thảm!
4. Duy chỉ có vẻ chân thật trong Nhuận Thổ là thoát đ­ược sự sa sút, biến dạng: "Ngày đông tháng giá, chẳng có gì. Đây chỉ là ít đậu xanh của nhà phơi khô, xin ông...". Giá như­ không có cái điệu bộ khúm núm, không có những sáo ngữ thưa gửi thì đã không đáng buồn đến thế.
Thực trạng thê thảm của làng quê còn đ­ược tác giả phơi bày khi ông xây dựng nhân vật Hai Dư­ơng. Thái độ của ng­ười kể chuyện lộ rõ sự châm biếm khi nói về con ng­ười này. Đó là một ng­ười đàn bà "trên dư­ới năm m­ươi tuổi, l­ưỡng quyền nhô ra, môi mỏng dính", với bộ dạng "hai tay chống nạnh, không buộc thắt l­ưng, chân đứng chạng ra, giống hệt cái com-pa trong bộ đồ vẽ, có hai chân bé tí". Người đàn bà đã từng đ­ược mệnh danh là "nàng Tây Thi đậu phụ" này lộ rõ tính cách hợm hĩnh, l­ưu manh khi bịa đặt kể công bế ẵm Tấn và chỉ chực dòm ngó chôm chỉa đồ đạc. Và còn những con ngư­ời khác của cái làng quê ấy cũng thật đáng buồn: "Kẻ đến đư­a chân, ngư­ời đến lấy đồ đạc. Có kẻ vừa đư­a chân, vừa lấy đồ đạc.". Tất cả đ­ược bày ra như­ biểu thị sự tha hoá của con ngư­ời.
Cho nên, ta mới hiểu tại sao kẻ từ biệt quê h­ương ra đi mà lòng lại không chút l­ưu luyến nh­ư thế. Làng quê x­a đẹp đẽ là vậy, những con người khi x­a đáng yêu là vậy mà hiện tại chỉ còn là những hình ảnh biến dạng, sa sút. Ng­ười ra đi chỉ còn thấy lẻ loi, ngột ngạt trong bốn bức t­ường vô hình, cao vọi. Ấn t­ượng đẹp đẽ về quê hư­ơng đã tan vỡ, hình ảnh ngư­ời bạn "oai hùng, cổ đeo vòng bạc" vốn rõ nét là thế mà trong thời khắc từ biệt đã trở nên mờ nhạt, ảo não.
Nh­ưng đó không phải là những hình ảnh khép lại thiên truyện. Những triết lí sâu sắc về hi vọng trong cuộc sống con ngư­ời vốn đã đ­ợc ­ươm mầm từ khi tác giả xây dựng hình tượng hai bé Hoàng và Thuỷ Sinh. Khi Tấn sống với dòng hồi ức tuổi thơ, anh đã nhận ra: "Tôi cảm thấy tựa hồ tôi đã tìm ra được quê h­ương tôi đẹp ở chỗ nào rồi.". Quê h­ương đẹp ở những kỉ niệm của thời niên thiếu oai hùng, thần tiên. Bây giờ, Hoàng và Thuỷ Sinh thấy khoan khoái khi ở bên nhau, chúng thân thiết với nhau, không "cách bức" nh­ư Tấn và Nhuận Thổ. Cuộc sống mới phải đư­ợc bắt đầu từ những tấm lòng trẻ trong trắng, hoà đồng. Tấn nghĩ đến cuộc sống t­ương lai và khẳng định: "Chúng nó cần phải sống một cuộc đời mới, một cuộc đời mà chúng tôi ch­a từng đ­ược sống". Thực tại còn u ám, thê l­ương. Nhuận Thổ xin chiếc lư­ hư­ơng và đôi đèn nến để thờ cúng, cũng là để cầu nguyện cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Còn "tôi" cũng đang hi vọng và mong ­ước những điều đẹp đẽ cho tương lai thế hệ trẻ. Những câu văn kết thúc thiên truyện chợt trở nên thâm trầm, triết lí: "đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư­. Cũng như­ những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đư­ờng. Ng­ười ta đi mãi thì thành đư­ờng thôi."
5. Cái hi vọng là cái chư­a có, không ai hi vọng cái đang có bao giờ! Cái hi vọng cũng không là cái đã từng có, ngư­ời ta phải hư­ớng tới những cái mới, tốt đẹp hơn. Cảnh tượng đẹp đẽ có phần giống những hình ảnh trong hồi ức tuổi thơ của Tấn với Nhuận Thổ hiện ra khi anh đang mơ màng là thực. Trong cuộc đời mới của thế hệ Hoàng - Thuỷ Sinh ngay cả vẻ đẹp ấy cũng sẽ khác. Cuộc đời mới ấy còn ở phía tr­ước, có thể là xa vời, nh­ưng con người cứ mong ư­ớc, mongư­ớc mãi để có đư­ợc nó. Rồi cuộc sống mới ấy cũng sẽ đến, đúng nh­ư chân lí về sự hình thành của những con đư­ờng trên mặt đất vậy.
10 tháng 4 2018

I. Mở bài

- Giới thiệu vài nét về tác giả Lỗ Tấn: Một nhà văn tài năng với mong muốn dùng văn chương làm vũ khí tinh thần chống lại sự ngu dốt lạc hậu

- Vài nét cơ bản về tác phẩm Cố hương: Một tác phẩm chứa đựng những trăn trở của nhà văn thông qua hành trình trở về quê của nhân vật “tôi”

II. Thân bài

1. Diễn biến tâm trạng nhân vật “tôi”

a. Trên đường về quê

- Hoàn cảnh: Trời giá lạnh, đang độ giữa đông, nhân vật “tôi” về quê sau hơn 20 năm xa cách

- Mục đích: Ý định là để từ giã lần cuối cùng, đem gia đình đến đất khách tôi đang làm ăn sinh sống.

- Không gian làng quê: Trời u ám, thôn xóm tiêu điều, hoang vắng nằm im lìm dưới trời vàng úa… ⇒ Lòng tôi se lại vì “trong ký ức làng cũ đẹp hơn kia”, thất vọng, hụt hẫng vì làng xóm tiêu điều, hoang vắng quá khác xưa.

⇒ Bức tranh làng quê ảm đạm, héo hon, làm rõ tình cảnh sa sút của xã hội Trung Quốc đầu thế kỉ XX

b. Những ngày “tôi” ở quê

Nhân vật “tôi” cảm nhận mọi thứ trên quê hương mình:

- Khung cảnh:

   + Sáng tinh mơ, trên mái ngói, mấy cọng rơm khô phất phơ

   + Các gia đình đã dọn đi nhiều, càng hiu quạnh.

⇒ không gian hoang vắng, hiu quạnh, gợi cảm giác buồn

- Con người

   + Mẹ: “mừng rỡ, nét mặt ẩn một nỗi buồn”: nỗi buồn của người sắp phải từ giã nơi mình sinh ra và lớn lên mà chưa hẹn ngày gặp lại.

⇒ Tâm trạng lưu luyến, buồn của một người sắp xa quê.

   + Cháu Hoằng: nhìn “tôi” chòng chọc vì nó chưa gặp “tôi” lần nào, thấy tôi khác xa những người ở quê mà hằng ngày nó được gần gũi tiếp xúc.

⇒ nhấn mạnh sự đổi thay của quê hương, của bên trong con người, khiến Hoàng lạ lẫm với tôi so với những người, nếp sống, suy nghĩ quen thuộc ở quê.

   + Chị Hai Dương: 20 năm trước là một người phụ nữ duyên dáng, được mọi người yêu mến, sau 20 năm trở thành người phụ nữ xấu cả bề ngoài lẫn tính tình.

   + Nhuận Thổ: Lúc nhỏ còn là cậu bé nông dân khoẻ mạnh, lanh lợi tháo vát, hiểu biết nhiều, hiện tại là người nông dân già nua, nghèo khổ đần độn, mụ mẫm, cam chịu số phận.

⇒ Nguyên nhân: sự thay đổi này do cách sống lạc hậu của người nông dân từ hiện thực đen tối, xã hội phong kiến đang suy tàn .

   + Nhân vật Thủy Sinh: Giống hệt bố ở tính nhút nhát, chỉ núp sau lưng bố, so với Nhuận Thổ 20 năm về trước “gầy còm, vàng vọt cổ không đeo vòng bạc”.

⇒ Nghèo khổ, lam lũ hơn, không đẹp đẽ như tuổi thơ Nhuận Thổ xưa. Tác giả cũng ngầm lo lắng về tương lai thế sau như Thủy Sinh liệu có như Nhuận Thổ bây giờ.

⇒ Nhà văn đang nhìn thẳng vào hiện thực xã hội tha hóa con người và dùng văn chương, phơi bày hiện thực để thức tỉnh con người “chữa bệnh tinh thần cho dân tộc”

c. Trên đường rời xa quê

- Hoàn cảnh: Chiều hoàng hôn ⇒ dụng ý nghệ thuật bố cục đầu cuối tương ứng, mặt khác thời gian hoàng hôn còn gợi buồn, suy tư.

- Tâm trạng: lòng không chút lưu luyến, cảm thấy vô cùng lẻ loi, ngột ngạt.

- Mơ về một cuộc sống khác: tươi đẹp, hạnh phúc hơn lúc này.

   + Mong ước: Chúng nó (bọn trẻ) không giống chúng tôi không bao giờ phải áp bức nhau ...

   + “Chúng nó cần phải sống một cuộc đời mới” sống giữa làng quê tươi đẹp, con người tử tế thân thiện.

2. Hình ảnh con đường

- Con đường sông, đường thủy (nghĩa đen): đi mãi cũng thành đường thôi. Đó là con đường mà tôi và cả gia đình đang đi.

- Con đường cho cả dân tộc Trung Hoa xây dựng, đổi mới, đó là niềm hy vọng của các nhà văn về một ngày mai tươi sáng đối với cả dân tộc (nghĩa bóng).

⇒ Vấn đề đặt ra: Xây dựng những cuộc đời mới, những con đường mới tốt đẹp hơn cho tương lai. Hi vọng vào thế hệ trẻ làm thay đổi quê hương, đem đến tự do hạnh phúc cho con người.

III. Kết bài

- Khái quát lại những giá trị nghệ thuật tiêu biểu làm nên thành công của tác phẩm.

- Liên hệ tới con đường đất nước, con đường bản thân.

12 tháng 3 2019

Chọn đáp án: B.

19 tháng 1 2018

Chọn đáp án: D.

9 tháng 7 2017

Chọn đáp án: D

30 tháng 8 2017

Trong tiến trình phát triển của nền văn học Trung Quốc, ta không thể không nhắc đến một nhà văn đặc biệt với quan điểm “Văn chương là phương thuốc chữa căn bệnh tinh thần cho quốc dân” – Lỗ Tấn. Ông đã để lại cho đời biết bao công trình nghiên cứu cũng như các tác phẩm văn chương có giá trị, trong đó hai tập truyện ngắn xuất sắc là Gào thét và Bàng hoàng. Trong tập Gào thét, nổi bật nhất là tác phẩm Cố hương, ở đó hiện lên hình ảnh một cố hương của bao năm xa cách và những con người nơi ấy với bao nỗi buồn thương, hy vọng.

Mở đầu tác phẩm, Lỗ Tấn đã tái hiện lại hình ảnh quê nhà sau 20 năm xa cách. Theo lẽ thường, sau thời gian cách xa quê hương như vậy nay đã trở về thì có lẽ phải là sự hồi hộp, vui mừng phấn khởi, mong ngóng ấy thế nhưng tâm trạng của tác giả lúc này có gì đó khác thường. Ngồi trên thuyền mà nhìn ra thấy “thôn xóm, tiêu điều, hiu hắt, nằm im lìm dưới nền trời vàng úa” vì thế “lòng tôi se lại”. Phải rồi! Không buồn, không đau lòng sao được khi quê hương nay đâu còn như trước. Và tác giả nghĩ “Tuy chưa tiến bộ hơn xưa những vị tất đến nỗi thê lương”. Bên cạnh đó, “lòng tôi se lại” còn vì một lẽ khác nữa. Đó là lần này về quê không phải là thăm quê, thăm nhà mà là để “vĩnh biệt ngôi nhà thân yêu và từ giã làng cũ thân yêu đem gia đình đến nơi đất khách làm ăn sinh sống”. Lòng đã buồn và lại cộng thêm cái ảm đạm, tiêu điều hiu hắt của quê hương thế nên lòng càng trĩu nặng và thảng thốt “làng cũ tôi đẹp hơn kia”. Trong quá khứ của tác giả, quê hương gắn với bao kỉ niệm tuổi thơ êm đềm, tươi đẹp. Đó là những ngày mà “thầy tôi hãy còn”, cảnh nhà sung túc. Năm ấy nhà tôi đến lượt lo giỗ tổ. Giỗ vào tháng giêng. Lễ vật rất nhiều, các đồ tế rất sang, người đến lễ cũng rất đông. Kẻ ra người vào tấp nập. Cố hương còn là nơi có một tình bạn đẹp với Nhuận Thổ với biết bao chuyện kỳ lạ của một cậu bé xuất thân từ vùng biển. Nhắc đến Nhuận Thổ là cả một kí ức về một miền quê thanh bình tuyệt đẹp hiện về: “Một vầng trăng tròn vàng thắm treo lơ lửng trên nền trời xanh đậm, dưới là một bãi cát bên bờ biển, trồng toàn dưa hấu, bát ngát một màu xanh rờn”. Những kỉ niệm ấy theo mãi trong tâm trí của tác giả để rồi hằn sâu vào kí ức về một quê nhà thật đẹp, thật hạnh phúc. Như vậy ta thấy hình bóng quê nhà được tác giả gợi lên ở hai thời điểm quá khứ và hiện tại. Quê hương trong kí ức là những điều tươi đẹp còn trong hiện tại là sự tiêu điều, thê lương đầy xót xa.

Quê hương đã đổi thay, đâu còn như trước. Vậy người dân quê thì sao? Họ như thế nào, có thay đổi không? Người đầu tiên đón “tôi” đó là mẹ “Mẹ tôi mừng rỡ nhưng ẩn một nỗi buồn thầm kín”. Niềm vui của mẹ không trọn. Vui vì con đã về nhưng buồn vì cảnh nhà sắp phải dời đi, lìa xa quê nhà, rồi bỏ quê cha đất tổ. Việc li hương mẹ đã biết và đã chuẩn bị sắp đặt mọi thứ nhưng phải xa nơi chôn nhau cắt rốn không buồn sao được. Mặc dù vậy mẹ vẫn chu đáo, ân cần, hiền từ “mẹ bảo tôi ngồi xuống, nghỉ ngơi, đi thăm các nhà bà con”. Mẹ còn nói đến chuyện Nhuận Thổ và động lòng. Mẹ vẫn vậy, vẫn thương con và thương người. Nếu có khác thì là bây giờ trong lòng mẹ đang chất chứa nỗi buồn xa quê.

Chẳng thế mà khi nghe mẹ nhắc đến Nhuận Thổ lập tức ký ức tôi bỗng dưng sáng bừng lên trong chốc lát. “Tôi cảm thấy tựa hồ tôi đã tìm ra được quê hương tôi đẹp ở chỗ nào rồi”. Trong tâm trí “tôi” là hình ảnh cậu bé trạc mười một, mười hai tuổi, khuôn mặt bầu tròn trĩnh, nước da bánh mật, đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng”. Cậu bé ấy mang đến bao câu chuyện kì thú mà tôi chưa bao giờ được nghe. Nào là chuyện bắt Tra vào ban đêm để trồng ruộng dưa đến kỳ thu hoạch, nào là sự kì thú của việc bẫy chim trên tuyết, rồi đến cả việc đi nhặt vỏ sò trên biển với đủ loại kỳ lạ. Những câu chuyện trẻ thơ ấy khiến cho tôi và Nhuận Thổ “thân nhau lắm”, gọi nhau là anh em. Chẳng thế mà khi hết vụ, Nhuận Thổ phải theo cha về mà chúng tôi đã khóc, buồn lắm, chỉ mong đến vụ sau để được gặp nhau. Trong ký ức thơ bé của tôi, Nhuận Thổ là một phần tươi đẹp của cố hương. Đó là Nhuận Thổ trong quá khứ. Còn Nhuận Thỏ trong hiện tại thì sao. Biết tin gia đình “tôi” chuyển nhà, Nhuận Thổ đến chơi. Sau bao nhiêu năm xa cách nay gặp lại, Nhuận Thổ thay đổi quá nhiều. Nước da bánh mật mạnh khỏe trước kia nay đã “vàng sạm” đi và điểm thêm trên đó là những nếp nhăn trên mặt “sâu hóm’’. Cặp mắt, mí mắt “viền húp đỏ mọng lên”. Vì yêu quý mà cha Nhuận Thổ đội cho cậu chiếc mũ lông chiên tươm tất, đeo vòng bạc nhưng nay là chiếc mũ lông chiên “rách tươm”. Trên người anh chỉ mặc một cái áo bông “mỏng dính” giữa lúc trời rét dữ. Cái vẻ nhanh nhẹn đâu còn thay vào đó là dáng người “co ro cúm rúm”. Vì vất vả nên đôi bàn tay giờ đây “vừa thô kệch, vừa nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông”. Ngoại hình, dáng vẻ của Nhuận Thổ khác xưa quá! Gặp lại bạn cũ, Nhuận Thổ lẽ ra phải vui mừng khôn xiết thế nhưng đan xen vào đó có cả sự “thê lương”. Anh mấp máy đôi môi nói không ra tiếng, sau mới “cung kính” nói được hai tiếng: “Bẩm ông!”. Hai tiếng “Bẩm ông” nghe sao nhói lòng, xa cách quá đỗi làm ‘’tôi như bị điếng người”. Trong tư tưởng của Nhuận Thổ, “tôi” không còn là người bạn thuở niên thiếu nữ, không phải là anh em nữa mà là bề trên, người trên, hạng trên. Cách xưng hô ấy mới đúng tôn ti trật tự xã hội phong kiến. Nhân vật tôi nhìn người và nghe Nhuận Thổ nói cảm thấy nặng trĩu, chua xót trong lòng. Không chỉ vậy, có thể vì đói nghèo mà Nhuận Thổ còn giấu bát đĩa vào đống tro để ít sữa mang về như lời thím Hai Dương nói. Nhuận Thổ của trước kia đâu còn nữa, thay vào đó là một Nhuận Thổ khốn khổ, đói nghèo, bé nhỏ. Đẩy Nhuận Thổ vào tình cảnh như thế, đó là “mất mùa, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào...chỗ nào cũng hỏi tiền, chẳng có luật lệ gì cả”. Như vậy, Nhuận Thổ là nạn nhân đau khổ của xã hội phong kiến đầy bất công, bóc lột người nông dân đến tận xương tủy.

Nhân vật thứ hai do hoàn cảnh mà thay đổi tâm tính, đó là Thím Hai Dương – nàng Tây Thi đậu phụ với dáng người compa trông đến lạ. Trước kia thím “hay bế tôi”. Nay gặp lại thím tôi thấy lạ bởi cái giọng “the thé, lưỡng quyền nhô ra, môi mỏng dính, hai tay chống nạnh, chân đứng chạng ra giống hệt cái compa, hai chân bé tí”. Tôi càng lạ và buồn hơn khi thím xin các đồ gỗ không được thì lẩm bẩm và khi ra về “tiện tay giật luôn đôi bít tất tay của mẹ tôi dắt vào lưng quần”. Có lần thím tự ý lấy cái” cẩu khí sát rồi chạy biến”. Người phụ nữ này cũng đã đổi khác có lẽ do họ nghèo quá, bần cùng quá mà sinh ra những “tàn nhẫn”. Thím hai Dương cũng là một nạn nhân nữa của xã hội phong kiến.

Sự thay đổi của quê nhà và của những con người nơi đây – Nhuận Thổ và thím Hai Dương đã làm tôi rất đau lòng, xót xa. Từ đây “tôi” đặt ra một niềm hi vọng về một xã hội tốt đẹp hơn, cuộc sống của người nông dân đỡ cực nhọc hơn. Niềm hi vọng ấy được đặt vào Bé Hoàng và Thủy Sinh “tôi muốn chúng không phải khốn khổ...chúng cần một cuộc đời mới, một cuộc đời mà chúng tôi chưa từng được sống”. Niềm hi vọng ấy được tôi nâng lên thành một niềm tin “ Cũng giống như trên mặt đất làm gì có đường, kì thực người ta đi mãi thì thành đường thôi”.

Như vậy có thể nói, Cố hương đã thuật lại chuyến về quê lần cuối của nhân vật tôi. Qua đó ta thấy được những cảm xúc rất thật, rất tinh tế của tôi trước sự đổi thay của làng quê và những con người nơi đây. Từ sự đổi thay đó, Lỗ Tấn muốn lên án, phê phán xã hội phong kiến nhiều bất công, ngang trái và đặt ra một con đường đi mới cho người nông dân.

16 tháng 2 2016

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả

 Lỗ Tấn ( 1881-1936) tên khai sinh là Chu Thụ Nhân. Ông sinh ra ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang trong một gia đình quan lại sa sút. Bố mất từ năm 13 tuổi, ông mong ước được học nghề y từ đó. Ông từng học nghề hàng hải để được đi đây đó mở mang tầm mắt. Sau đó ông lại học nghề khai mỏ với ước vọng góp phần làm giàu cho Tổ quốc. Nhưng tất cả đều thất bại. Cuối cùng ông chuyển sang làm văn nghệ

Tác phẩm chính : " Gào thét", " Bàng hoàng", " Chuyện cũ viết lại", các tạp văn " Nấm mồ", "Gió nóng", "Hai lòng"...

2. Tác phẩm

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Trung Quốc bị các nước đế quốc xâu xé. Xã hội Trung Hoa biến thành phong kiến nửa thuộc địa, thế nhưng nhân dân lại an phận chịu nhục. Đó là căn bệnh đới hèn, tự thỏa mãn, cản trở nghiêm trọng con đường giải phóng dân tộc. " Thuốc" ra đời đúng vào hoàn cảnh ấy như một lời cảnh  tỉnh những ai còn ngơ ngác trước thời cuộc, chỉ ra cho họ thấy rằng Trung Quốc đang như con bệnh trầm kha chỉ có thể tiêu diệt hết thứ vi rút đớn hèn mới có cơ hội cứ được  con bệnh thập tử nhất sinh ấy.

"Thuốc" được viết ngày 25-4-1919 và được đăng trên tạp chí "Tân thanh niên" dúng vào dịp phong trào Ngũ tứ nổ ra

II. Trả  lời câu hỏi

1. Chiếc bánh bao tẩm máu người trong truyện được những người đao phủ làm ngay sau khi khai đao xử tử kẻ tử tù. Và người ta dùng nó để chữa bệnh lao. Nhưng đó là một liều thuốc độc hại bởi nó gợi đến suy tưởng về lịch sử Trung Quốc mấy nghìn năm là lịch sử " nhân nhục nhân" - người ăn thịt người. Và vì thế, hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người trở thành biểu tượng cho sự u mê, tăm tối vì mê tín, dị đoan của những người dân Trung Quốc xưa.

2. Hạ Du là một nhà văn cách mạng có nghĩa khí, có tư tưởng cách mạng tiến bộ, chiến đấu vì nhân dân lao động. Nhưng trong cuộc bàn luận trong quán trà, những người nông dân Trung Quốc lại lên án Hạ Du, coi Hạ Du như một thứ giắc cỏ rác. Hành động của những người nông dân Trung Quốc cho thấy họ chưa được giác ngộ về cách mạng, chưa hiểu hết về những người như Hạ Du. Và vì thế , họ chưa ủng hộ cách mạng, cái chết của Hạ Du dường như có điều gì oan ức.

Qua cuộc bàn luận trong quán trà, Lỗ Tấn nhắc nhở vừa nghiêm khắc phê phán những người làm cách mạng thời ấy đã mắc bệnh xa rời quần chúng, không làm được công tác dân vận, giác ngộ tư tưởng cho quần chúng nhân dân.

3. Không gian nghệ thuật của truyện là tù hãm, ẩm mốc, bế tắc nhưng thời gian nghệ thuật thì có tiến triển. Từ mùa thu "trảm quyết" đến mùa xuân Thanh minh đã thể hiện mạch lạc suy tư lạc quan của tác giả.

Thời gian nghệ thuật của truyện được khuôn vào trong hai thời điểm của mùa thu và mùa xuân. Hai cảnh đầu xảy ra vào mùa thu còn cảnh sau xảy ra vào mùa xuân. Hai con người ra đi vào mùa thu như sự đồng điệu với cái tàn tạ vốn có của mùa. Hai cái chết của hai người trai trẻ có số phận khác nhau và cái cách họ chết cũng không giống nhau. Thế nhưng, đến mùa xuân, hai bà mẹ có chung nỗi đau khổ dường như đã đồng cảm với nhau. Đặt câu chuyện vào thời gian của hai mùa : một mùa có tính chất tàn tạ và khép lại, một mùa có tính chất hồi sinh, tác giả dường như muốn gửi gắm vào đó một niềm hi vọng. Hi vọng về một sự hồi sinh. Dù không có những biểu hiện thật rõ ràng, song với cách kết cấu thời gian nghệ thuật như thế và với hình ảnh " những cây dương liễu mới đâm ra được chồi non bằng nửa hạt gạo"  ở phần sau của truyện, tác giả đã gieo vào lòng người đọc một hi vọng về cuộc sống mới mẻ hơn, đỡ u ám hơn cho những số phận tối tăm, đau khổ trong tác phẩm

Mùa xuân Thanh minh, người mẹ Hạ Du đến mọ con kinh ngạc về vòng hoa trên mộ con. Không phải vòng hoa của họ hàng. Không phải vòng hoa của hàng xóm.... Vậy ắt hẳn, đó là vòng hoa của những người đồng chí của Hạ Du. Vậy là những người cách mạng vẫn còn. Hình ảnh vòng hoa là hiện thân của phong trào cách mạng vẫn đang âm thầm sống và sẽ sống mãnh liệt trong cái mùa xuân tràn trề sức sống ấy.

18 tháng 12 2016

Bài làm

Truyện ngắn “Cố hương” của Lỗ Tấn là câu chuyện kể về một chuyến trở về thăm lại quê nhà, thăm lại con người của tác giả sau bao nhiêu năm xa cách. Ông nhận ra nhiều sự đổi thay, cũng nhân ra những tư tưởng quá lạc hậu bám riết lấy con người và mảnh đất nơi đây. Truyện ngắn khép lại với câu triết lý vô cùng ý nghĩa khi ông nhắc đến con đường. Và có lẽ hình ảnh con đường là hình ảnh để lại trong tâm trí người đọc nhiều suy nghĩ và trăn trở nhất.

Câu chuyện khép lại và mở ra nhiều tư tưởng mới chỉ bằng câu nói “Trên đời làm gì có đường người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Con đường mà Lỗ Tấn nhắc đến ở đây có mang ý nghĩa nào không, hay đơn giản chỉ là câu nói vu vơ của tác giả.

Thực ra con đường trong câu nói của tác giả vừa mang ý nghĩa thực vừa là hình ảnh biểu tượng cho những suy nghĩ của tác giả.

18 tháng 12 2016

Ý nghĩa: đó là con đường hi vọng, con đường hạnh phúc, con đường rộng mở những huy hoàng, con đường của người nông dân, con đường của toàn xã hội mà chúng ta phải suy ngẫm.

25 tháng 2 2016

Soạn bài thuốc của Lỗ Tấn Câu 1.  a. Mua bánh: Buổi sáng mùa thu, lão Hoa Thuyên cầm nắm bạc dành dụm đi mua thuốc. • Ngã ba Cổ… Đình Khẩu: không gian pháp trường, thời gian trước bình minh – khoảng năm giờ sáng. Những chi tiết được miêu tả: - Trời còn tối và lạnh. Mọi người còn ngủ say! - Những người đi trên đường ánh mắt cú vọ ngời lên như người đói lâu ngày. - Bao nhiêu người kì dị, đi lại như bóng ma. - Tiếng bước chân, tiếng xô đẩy ào ào vì nhiều người tranh mua bánh. - > Khung cảnh âm thầm ma quái rung rợn, giống như chuẩn bị ăn thịt người. - Một người quần áo đen ngòm, mắt sắc như lưỡi dao -> hình ảnh đao phủ quái đản, có dáng dấp thần chết. - Tay hắn cầm chiếc bánh bao nhuốm máu đỏ tươi, máu còn nhỏ từng giọt, từng giọt. Lão Hoa Thuyên sợ, không dám cầm -> tên đao phủ trao chiếc bánh là trao cái chết nhưng lão Hoa Thuyên nhận nó đầy mừng rỡ và hi vọng. - > Cách xử tử và cảnh người đi mua bánh là một không gian mê muội thứ nhất. - Cuối cùng cũng mua được bánh - > lão Hoa Thuyên sung sướng tin tưởng. a. Ăn bánh - Bánh nướng lên trong quán trà với mùa thơm quái đản. - Hoa Thuyên ăn bánh theo quán tính. - > Hoa Thuyên là bệnh nhân sinh lí. - > Ông bà Hoa Thuyên thương con, nhưng quá mê muội. Họ đang bị bệnh tinh thần, u mê về khoa học, bệnh mê tín dị đoạn. Căn bệnh thâm canh cố đế, kết đọng từ sự ngu muội truyền kiếp. Sơ kết: cả gia đình đang bị bệnh. Họ đang ăn thịt, uống máu đồng loại mà không biết nên vừa đáng tôi, vừa đáng thương. b. Bánh bao tẩm máu Hạ Du – người bị hành hình lúc tờ mờ sáng. Hạ Du là ai? Câu 2. Hình tượng Hạ Du. - Khi ngồi tù, Hạ Du kiên trì tuyên truyền: thiên hạ nhà Mãn Thanh chính là của chúng ta - > Đây là người chiến sĩ cách mạng có lập trường kiên định, lí tưởng chiến đấu rõ ràng, vì nhân dân Trung Hoa nghèo khổ. Tâm hồn chiến sĩ ấy thật cao cả. - Ra pháp trường, Hạ Du bị biến thành trò “thị chúng” tầm thường vô nghĩa, sự hi sinh cao thưởng của Hạ Du bị biến thành trò cười, để nhiều người hưởng lợi. Thật đau xót và mỉa mai. - Dư luận của quần chúng trước cái chết của Hạ Du: + Là tên tội phạm không biết con nhà ai. + Thằng quỷ sứ, thằng nhãi con, thằng khốn nạn, thằng giặc. + Thằng điên (phép điệp có ý nghĩa nhấn mạnh) - > Dân chúng ngơ ngác, không ai hiểu Hạ Du, họ chỉ biết lí giải là Hạ Du điên. Họ cũng tin tưởng rằng, thằng Thuyên ăn bánh sẽ lành bệnh. Quán trà là không gian mê muội thứ hai. - Gia đình Hạ Du + Cụ Ba bán đứng đứa cháu, được hai mươi lạng bạc trắng xóa. Mọi người trong quán đề khen cụ Ba khôn. + Người mẹ thăm mộ con thì xấu hổ. - > Người thân trong nhà không ai hiểu Hạ Du. = > Bi kịch của Hạ Du (Hạ Du >< đại chúng) Hạ Du chiến đấu cho quần chúng nhưng quần chúng xem Hạ Du là giặc. Nhân dân đáng thương còn Hạ Du thì đáng trách. Hạ Du là người chiến sĩ cô đơn, một người giác ngộ sớm, là người hùng thức dậy trước bình minh. Anh trở thành hình tượng điên nên không ai thấu hiểu. Từ đó tác giả vạch ra căn bệnh mê muội không hiểu cách mạng của quần chúng, căn bệnh xa rời quần chúng của những người cách mạng như Hạ Du. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Hạ Du bằng bút pháp “hư tả” – nhân vật xuất hiện thông qua nhân vật khác. Câu 3. Quan hệ giữa cái chết và nội dung ý nghĩa toát ra từ nghệ thuật chơi chữ của nhà văn. - Hoa Thuyên chết vì bệnh nan y và sự lạc hậu về khoa học. - Hạ Du chết vì bệnh tinh thần mù quáng của nhân dân. - > Lời cảnh tỉnh về những căn bệnh của xã hội Trung Hoa đương thời. - Thuyên nghĩa là lành bệnh nhưng lại chết. - Du là ngọc đẹp, ngọc quý nhưng lại bị chôn vùi. - > Sự vô lí do đâu? Vì những căn bệnh mê muội trên. - Hoa Thuyền là Hoa lành - Hạ Du là Hạ Quý - > Những đứa con trai duy nhất của hai gia đình Hoa – Hạ, là tương là hi vọng của gia đình và đất nước Trung Hoa nhưng vì bệnh tật mà chỉ còn lại nấm mồ. Hoa – Hạ là tên gọi của đất nước Trung Hoa thời cổ (người Trung hoa tự hào mình là người Hoa Hạ) vậy thì hai cái chết ấy cho thấy Trung Hoa sẽ mất hết tương lai. Đó là lời cảnh tỉnh, một tiếng kêu cứu. Mùa thu có hai cái chết như hai hạt ngọc bị sự ngu muội chôn vùi để mùa đông cùng thao thức chuẩn bị cho một mùa xuân nối kết vòng hoa đồng cảm hiểu biết, để cùng hi vọng một tương lai cách mạng tươi sáng. Cách viết, nghệ thuật thể hiện ngắn gọn, hàm súc, trí tuệ sâu sắc. Câu 4. Cảnh viếng mộ của hai người mẹ vào mùa xuân năm sau. - Nghĩa địa ngoại thành phía Tây chi làm hai phần bởi con đường mòn nhỏ hẹp, cong queo. + Bên phải, chôn người chết đúng lẽ phải, có một Hoa Thuyên. + Bên trái, chôn người chết do sai trái, có mộ Hạ Du. - > So với mùa thu trước, xã hội Trung Quốc còn phẳng lặng chưa có thay đổi gì, quần chúng chưa biết làm cách mạng. - Mộ khít dày như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ, lại bánh bao, sẽ còn nhiều người chết vì bánh bao – nghĩa là vì ngu muội, để vun đắp cho hạnh phúc cho bọn nhà giàu (phép chiếu ứng nội tại trong nghệ thuật kết cấu của văn chương Trung Hoa). Bọn nhà giàu (như lão Nghĩa mắt cá chép) sẽ được hưởng lợi bởi sự ngu dốt của người nghèo. - Hình tượng con đường xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm của Lỗ Tấn. Nó trở thành hình tượng ẩn dụ thể hiện mối quan tâm đặc biệt của nhà văn về vận mệnh của quốc gia. Trong tác phẩm này, nó mang nhiều ý nghĩa. - > Con đường mòn tượng trưng cho tập quán xấu, nếp nghĩ cũ. Và đây là con đường đã cũ không thể đưa Trung Hoa đi đến tương lai. Do đó cần phá bỏ con đường, xóa bỏ ranh giới ngăn cách của lòng người. Trung Hoa cần phải tìm ra con đường mới. Lỗ Tấn nói: Đường là cái gì? Chính là chỗ chưa có đường đi mà ra, từ chỗ chỉ có gai góc mở ra. Nhà thơ Tây Ban Nha là An-tô-ni-ô Ma-ca-đô cũng nói: Đầu tiên nào có đường! Cứ đi sẽ thành đường. - Mẹ Hạ Du viếng mộ nhưng xấu hổ không dám bước, sau đánh liều bước tới nấm mộ bên trái - > Chứng tỏ bà chưa hiểu con. Nhưng khi nhìn thấy hoa trên mộ thì bà khóc than: Oan con lắm, Du ơi! - > Bà mẹ đã bắt đầu hiểu. - Mẹ Hoa Thuyên động lòng trắc ẩn đứng dậy, niềm đồng cảm của người mẹ mất con thúc đẩy bà bước qua bên kia đường mòn -> lòng người sẽ không còn cô đơn chia cắt, trong quần chúng đã bắt đầu có sự đồng cảm và nhận thức về thế giới xung quanh. - Cuối cùng là câu hỏi: Thế này là thế nào nhỉ? Hứa hẹn sẽ có câu trả lời, sẽ có sự giác ngộ trong quần chúng. - Vòng hoa trên mộ Hạ Du - > đã có người hiểu Hạ Du, đã có quần chúng được giác ngộ và tiếp bước theo con đường của Hạ Du, con đường cách mạng sẽ lạc quan. Vòng hoa cũng là tấm lòng tri ân kính cẩn của nhà văn đối với các liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc. Câu 5. Ý nghĩa nhan đề Thuốc - Nghĩa đen: Truyện đề câp đến món thuốc quái đản: bánh bao tẩm máu người để trị bệnh lao (cũng như tất cả các bệnh khác). - Nghĩa bóng: Qua việc sử dụng bài thuốc mê tín đó, Lỗ Tấn muốn vạch ra những căn bệnh tinh thần của Trung Quốc lúc bấy giờ, cần có phương pháp, bài thuốc chữa chạy: + Căn bệnh u mê về khoa học, bệnh mê tín dị đoan. + Căn bệnh mê muội về chính trị của quần chúng. + Căn bệnh xa rời quần chúng của những người làm cách mạng. Nhà cách mạng Tôn Trung Sơn nói: Xã hội Trung Quốc là con bệnh trầm trọng. Cần chữa trị nhưng phương thuốc ấy ở đâu? Trung Quốc đang đi tìm.

26 tháng 2 2016

banhbucquaNgữ văn lớp 12

16 tháng 12 2017

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Có thể hình dung bố cục của truyện thành ba phần:

- Phần đầu là hành trình trở về làng quê của nhân vật "tôi" (Tấn) – ngư­ời kể chuyện (từ đầu cho đến "đang làm ăn sinh sống").

- Phần giữa là những ngày "tôi" ở làng quê để từ biệt (từ "Tinh mơ sáng hôm sau" cho đến "xấu tốt đều mang đi sạch trơn như­ quét").

- Phần cuối là "tôi" và gia đình trên đường ra đi (từ "Thuyền chúng tôi thẳng tiến" cho đến hết).

2. Tác giả phản ánh từ đó phê phán sự sa sút của nông thôn phong kiến chủ yếu thông qua hai nhân vật Nhuận Thổ và Hai Dư­ơng. Niềm hi vọng đ­ợc gửi gắm vào hình tượng hai cháu bé Hoàng và Thuỷ Sinh. Câu chuyện về chuyến từ biệt làng quê được kể từ nhân vật Tấn -  x­ưng "tôi". Câu chuyện thấm đẫm những trạng thái cảm xúc buồn vui của "tôi", đồng thời thể hiện một quan điểm mới về cuộc sống qua những chiêm nghiệm, suy ngẫm giàu tính triết lí của nhân vật này.

Không phải khi gặp lại và chứng kiến những thay đổi của Nhuận Thổ nên Tấn mới buồn mà cái buồn đã bao trùm ngay từ đầu truyện, trong chặng đư­ờng trở về quê h­ương. Có vẻ buồn của một người trở về "vĩnh biệt ngôi nhà yêu dấu và từ giã làng cũ thân yêu, đem gia đình đến nơi đất khách", song nỗi buồn trĩu nặng tâm can là nỗi buồn tr­ớc cảnh làng quê: "thôn xóm tiêu điều, hoang vắng, nằm im lìm d­ưới vòm trời vàng úa". Khung cảnh ấy làm dấy lên nỗi nghi hoặc thầm dự cảm về những chuyện buồn rồi đây sẽ gặp ở quê h­ương: "hẳn làng cũ của mình vốn chỉ như­ thế kia thôi, tuy chư­a tiến bộ hơn x­ưa, như­ng cũng vị tất đến nỗi thê l­ương nh­ư mình t­ưởng. Chẳng qua là tâm mình đã đổi khác...". Sự t­ương phản giữa "tôi" xư­a và tôi "nay" trong cảm nhận còn xuyên suốt thiên truyện.

3. Có thể thấy sự thay đổi sa sút của quê hư­ơng "tôi" ở sự biến dạng của Nhuận Thổ. Tác giả tạo ra sự t­ương phản trong thời gian quá khứ và hiện tại để lột tả những thay đổi đáng buồn của Nhuận Thổ, ng­ười đã từng là bạn với Tấn từ thủa thiếu thời. Trong kí ức "tôi" sống dậy những hình ảnh tuyệt đẹp của quá khứ thần tiên hơn hai m­ươi năm tr­ước, trong đó nổi bật hình ảnh một Nhuận Thổ khoẻ khoắn, lanh lợi "cổ đeo vòng bạc, tay lăm lăm cầm chiếc đinh ba", "n­ước da bánh mật" với biết bao chuyện lạ, bao điều kì thú. Đối lập với một Nhuận Thổ hiện tại già nua, thô kệch, nặng nề, da dẻ "vàng xạm, lại có thêm những nếp nhăn sâu hoắm". Nhuận Thổ bây giờ sống trong một tình cảnh bi đát: "Con đông, mùa mất, thuế nặng, lính tráng, trộm c­ướp, quan lại, thân hào đày đoạ thân anh khiến anh trở thành đần độn, mụ mẫm đi!". Khi xưa, lúc hai ng­ời bạn phải chia tay: "Lòng tôi xốn xang, tôi khóc to lên", Nhuận Thổ "cũng khóc mà không chịu về". Bây giờ gặp lại bạn cũ Nhuận Thổ "Bẩm ông!" khiến Tấn điếng ng­ời và cảm thấy đã có "một bức t­ường khá dày ngăn cách". Bức t­ường ngăn cách ấy khiến ngư­ời khổ không thể giãi bày, ng­ời sư­ớng hơn không thể chia sẻ. Cuộc sống buồn thảm, con ngư­ời buồn thảm, tình bạn cũng buồn thảm!

4. Duy chỉ có vẻ chân thật trong Nhuận Thổ là thoát đ­ược sự sa sút, biến dạng: "Ngày đông tháng giá, chẳng có gì. Đây chỉ là ít đậu xanh của nhà phơi khô, xin ông...". Giá như­ không có cái điệu bộ khúm núm, không có những sáo ngữ thưa gửi thì đã không đáng buồn đến thế.

Thực trạng thê thảm của làng quê còn đ­ược tác giả phơi bày khi ông xây dựng nhân vật Hai Dư­ơng. Thái độ của ng­ười kể chuyện lộ rõ sự châm biếm khi nói về con ng­ười này. Đó là một ng­ười đàn bà "trên dư­ới năm m­ươi tuổi, l­ưỡng quyền nhô ra, môi mỏng dính", với bộ dạng "hai tay chống nạnh, không buộc thắt l­ưng, chân đứng chạng ra, giống hệt cái com-pa trong bộ đồ vẽ, có hai chân bé tí". Người đàn bà đã từng đ­ược mệnh danh là "nàng Tây Thi đậu phụ" này lộ rõ tính cách hợm hĩnh, l­ưu manh khi bịa đặt kể công bế ẵm Tấn và chỉ chực dòm ngó chôm chỉa đồ đạc. Và còn những con ngư­ời khác của cái làng quê ấy cũng thật đáng buồn: "Kẻ đến đư­a chân, ngư­ời đến lấy đồ đạc. Có kẻ vừa đư­a chân, vừa lấy đồ đạc.". Tất cả đ­ược bày ra như­ biểu thị sự tha hoá của con ngư­ời.

Cho nên, ta mới hiểu tại sao kẻ từ biệt quê h­ương ra đi mà lòng lại không chút l­ưu luyến nh­ư thế. Làng quê x­a đẹp đẽ là vậy, những con người khi x­a đáng yêu là vậy mà hiện tại chỉ còn là những hình ảnh biến dạng, sa sút. Ng­ười ra đi chỉ còn thấy lẻ loi, ngột ngạt trong bốn bức t­ường vô hình, cao vọi. Ấn t­ượng đẹp đẽ về quê hư­ơng đã tan vỡ, hình ảnh ngư­ời bạn "oai hùng, cổ đeo vòng bạc" vốn rõ nét là thế mà trong thời khắc từ biệt đã trở nên mờ nhạt, ảo não.

Nh­ưng đó không phải là những hình ảnh khép lại thiên truyện. Những triết lí sâu sắc về hi vọng trong cuộc sống con ngư­ời vốn đã đ­ợc ­ươm mầm từ khi tác giả xây dựng hình tượng hai bé Hoàng và Thuỷ Sinh. Khi Tấn sống với dòng hồi ức tuổi thơ, anh đã nhận ra: "Tôi cảm thấy tựa hồ tôi đã tìm ra được quê h­ương tôi đẹp ở chỗ nào rồi.". Quê h­ương đẹp ở những kỉ niệm của thời niên thiếu oai hùng, thần tiên. Bây giờ, Hoàng và Thuỷ Sinh thấy khoan khoái khi ở bên nhau, chúng thân thiết với nhau, không "cách bức" nh­ư Tấn và Nhuận Thổ. Cuộc sống mới phải đư­ợc bắt đầu từ những tấm lòng trẻ trong trắng, hoà đồng. Tấn nghĩ đến cuộc sống t­ương lai và khẳng định: "Chúng nó cần phải sống một cuộc đời mới, một cuộc đời mà chúng tôi ch­a từng đ­ược sống". Thực tại còn u ám, thê l­ương. Nhuận Thổ xin chiếc lư­ hư­ơng và đôi đèn nến để thờ cúng, cũng là để cầu nguyện cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Còn "tôi" cũng đang hi vọng và mong ­ước những điều đẹp đẽ cho tương lai thế hệ trẻ. Những câu văn kết thúc thiên truyện chợt trở nên thâm trầm, triết lí: "đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư­. Cũng như­ những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đư­ờng. Ng­ười ta đi mãi thì thành đư­ờng thôi."

5. Cái hi vọng là cái chư­a có, không ai hi vọng cái đang có bao giờ! Cái hi vọng cũng không là cái đã từng có, ngư­ời ta phải hư­ớng tới những cái mới, tốt đẹp hơn. Cảnh tượng đẹp đẽ có phần giống những hình ảnh trong hồi ức tuổi thơ của Tấn với Nhuận Thổ hiện ra khi anh đang mơ màng là thực. Trong cuộc đời mới của thế hệ Hoàng - Thuỷ Sinh ngay cả vẻ đẹp ấy cũng sẽ khác. Cuộc đời mới ấy còn ở phía tr­ước, có thể là xa vời, nh­ưng con người cứ mong ư­ớc, mongư­ớc mãi để có đư­ợc nó. Rồi cuộc sống mới ấy cũng sẽ đến, đúng nh­ư chân lí về sự hình thành của những con đư­ờng trên mặt đất vậy.

II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

Đọc bài văn, chú ý giọng đọc thích hợp ntrong từng trường hợp tác giả thể hiện xen kẽ giữa các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận.

gôi f��b`& P+ khó. Điều cần lưu ý là việc nhận diện lời của người kể chuyện “giấu mặt” - người kể trong hình thức kể theo ngôi thứ ba, khi chủ thể này xuất hiện và phát ngôn; trong nhiều trường hợp, lời của người kể chuyện dạng này có sự hoà phối nhất định với giọng, lời của nhân vật. Ví dụ: Cô nhìn thẳng vào mắt anh - những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy; thì không chỉ là lời của người kể mà có sự nhập thân ở một mức độ nhất định giữa người kể và nhân vật anh thanh niên, lời ở đây vừa như cụ thể (của nhân vật) vừa như khái quát, vang lên từ một nhân vật vô hình nào đó.

16 tháng 12 2017

Câu 1: Có thể hình dung bố cục của truyện thành ba phần:

- Phần đầu là hành trình trở về làng quê của nhân vật "tôi" (Tấn) – người kể chuyện (từ đầu cho đến "đang làm ăn sinh sống").

- Phần giữa là những ngày "tôi" ở làng quê để từ biệt (từ "Tinh mơ sáng hôm sau" cho đến "xấu tốt đều mang đi sạch trơn như quét").

- Phần cuối là "tôi" và gia đình trên đường ra đi (từ "Thuyền chúng tôi thẳng tiến" cho đến hết).

Câu 2:

- Các nhân vật trong truyện: người mẹ, nhân vật tôi, cháu Hoàng, Nhuận Thổ, thím Hai Phương, Thủy Sinh

- Nhân vật chính: nhân vật tôi và Nhuận Thổ

- Nhân vật trung tâm: nhân vật Nhuận Thổ, bởi vì thông qua nhân vật này nhà văn thể hiện mọi sự thay đổi của làng quê.

Câu 3:

a. Những biện pháp nghệ thuật làm nổi bật sự thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ:

Hai biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng làm hồi ức và đối chiếu. Hai biện pháp đó kết hợp nhuần nhuyễn để làm nổi bật sự thay đổi của con người và cảnh vật đặc biệt là ở nhân vật Nhuận Thổ

Trong sự thay đổi của con người và cảnh vật hai mươi năm về trước Nhuận Thổ là một đứa bé có "Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng…". Vậy mà hai mươi năm sau "Tuy mình nhận ran gay là Nhuận Thổ nhưng không phải là Nhuận Thổ trong ký ức mình. Anh khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật trước kia nay đổi thành vàng sạm, lại có những nếp nhăn sâu hóm, cặp mắt giống hệt cặp mắt bố anh ngày trươc, mi mắt đỏ húp mọng lên… Anh đội một cái mũ lông chiêm rách tươm, mặt một chiếc áo bông mỏng dính, người co ro cúm rúm, tay cầm một bọc giấy và một tẩu thuốc lá dài. Bàn tay anh cũng không phải là bàn tay mình còn nhớ, hồng hào, lanh lẹn, mập mạp, cứng cáp mà vừa thô kệch vừa nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông.

b. Ngoài sự thay đổi của Nhuận Thổ tác giả còn nói đến sự sa sút về kinh tế, tình cảnh đói nghèo của nhân dân do nạn áp bức tham nhũng nặng nề chủ yếu vẫn là sự thay đổi về diện mạo tinh thần thể hiện qua tính cách của con người như thím Hai Dương, tính cách của những người khách mượn cớ tiện mẹ con "Mình" để "lấy đồ đạc" đặc biệt là tính cách của Nhuận Thổ. Điều làm tác giả đau xót nhất, đau xót đến "điếng người đi" là mối quan hệ giữa Nhuận Thổ và "Mình".

Câu 4:

a. Đoạn này chủ yếu dùng phương thức tự sự kết hợp với biểu cảm làm nổi bật quan hệ gắn bó giữa hai người bạn thời thơ ấu (Cũng có nghĩa là để làm nổi bật sự thay đổi trong thái độ của Nhuận Thổ đối với "Mình" hiện nay).

b. Đoạn này chủ yêu dùng biện pháp miêu tả kết hợp với hồi ức và đối chiếu làm nổi bật sự thay đổi về mặt ngoại hình của Nhuận Thổ qua đó thấy được tình cảnh sống điêu đứng của Nhuận Thổ và nông dân miền biển nói chung.

c. Đoạn này chủ yếu dùng phương thức lập luận.