K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2016

trong bài nào ?

11 tháng 3 2016

Trong bài đêm nay bác ko ngủ

25 tháng 2 2018

Văn học hiện đại Việt Nam có rất nhièu bài thơ viêt về Bác Hồ kính yêu, trong đó bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ đã gây xúc động cho bao người đọc. Bài thơ đã đọng lại cho tôi niềm kính yêu Bác vô hạn.
Hình tượng Bác Hồ trong bài văn thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ,... trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ngủ ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác - hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đót ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Người lính nào cuãng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình yêu thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ. Tình thương của Bác đã làm cho bao người hạnh phúc. Sự chăm chút của Bác đã làm anh đội viên mơ màng trong giây phút thần tiên, cảm xúc dâng lên dạt dào trong lòng, anh cảm thấy tự hào, sung sướng, thấy mình được truyền thêm tự tin sức mạnh để đi tới ngày mai. Người chiến sĩ cảm thấy Bác thật vĩ đại, tìh yêu thương của Bác thật bao la, sâu thẳm, Bác lo cho mọi người còn hơn Bác lo cho chính mình. Bác là một vị lãnh tụcua3 đất nước với bao nỗi lo toa, lại là tuổi đã cao nhưng Bác vẫn tham gia chiến dịch. Đáng lẽ Bác phải ngủ sớm để còn lo cho công việc ngày mai. Vậy mà Bác không ngủ, thức suốt đêm chăm sóc, lo lắng cho người khác.
Bác đã làm cho người chiếc sĩ xúc động
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Càng nhìn Bác, người chiến sĩ còn khám phá ở Bác bao điều kì diệu. Ánh lửa rừng Bác nhóm lên để sưởi ấm cho anh chiến sĩ đã sáng rực lên lòng nhân ái của Bác. Cử chỉ của 
Bài 1
Bác thật gần gũi, thiêng liêng chẳng khác nào tình cha con ruột thịt. Tầm vóc lớn lao của lãnh tụ đã vượt ra ngoài trí tưởng tượng của anh chiến sĩ. Bác không chỉ lo cho những người chiến sĩ ở trong lều mà còn bồn chồn lo lắng cho đoàn dân công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Dù đã ba lần người đội viên thiết tha mời bác ngủ nhưng Bác vẫn thức . Bác còn động viên anh chiến sĩ
Chú cư việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Việc làm cao đẹp của Bác đã làm cho an đội viên cảm phục. Hiểu được tấm lòng của Bác, anh tràn ngập niềm vui sướng. Anh muốn chia sẻ nỗi lo toan của Bác nên đã thức luôn cùng Bác.
Tình cảm của Bác đối với đồng bào và các anh chị chiến sĩ đã đạt lên tới đỉnh cao. Tình cảm ấy cũng được đáp lại bằng tình yêu. Người chiến sĩ xem Bác như người cha ruột thịt của mình. Đây là bức tranh hài hòa về tình yêu giữa lãnh tụ và quần chúng, giữa người chiến sĩ và lãnh tụ.
Hình tượng của Bác trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ta tưởng chừng đó chỉ là một hình tượng văn học, nhưng nó lại là một hình tượng thật, một sự kiện có thật trong lịch sử. Hình tượng của Bác đã làm trái tim muôn triệu con người rung động. Tấm guơng đạo đức của Bác luôn soi sáng cho muôn đời, soi sáng cho bao thế hệ.

14 tháng 7 2018

“Như thường lệ, vào một ngày đẹp trời, tôi ăn trưa xong lên giường đi ngủ. Trong giấc mơ, tôi thấy một căn nhà sàn đơn sơ, mộc mạc, được dựng khá đơn giản tại Phủ Chủ tịch. Xung quanh ngôi nhà, một rừng hoa bát ngát. Các loài hoa đua nhau khoe sắc thắm.

Lúc đó, Bác Hồ bước ra từ căn nhà. Bác mặc chiếc áo kaki, đi đôi dép cao su đã sờn cũ, cầm bình chăm sóc cho các loài hoa trồng trong vườn. Dù rất bận việc nước, nhưng trong những lúc thế này, niềm vui khiến Bác như trẻ lại vài tuổi. Vừa nhìn thấy tôi, với giọng ân cần, dịu dàng, Bác nói:

- Mời cháu vào nhà! À mà cháu tên là gì?

Tôi giới thiệu liền một mạch. Nghe xong Bác trìu mến:

- Cháu à! Bác rất yêu quý thiếu nhi. Cháu còn sung sướng hơn nhiều…

Nghe Bác nói vậy, tôi đâm tò mò. Tôi không hiểu ý Bác là gì?

Bác Hồ - một con người rất vĩ đại. Bác từ tốn, giọng nói chậm rãi, khúc triết:

- Bác cháu ta còn sung sướng hơn nhiều đồng bào miền Nam khổ cực, đói nghèo. Đế quốc Mỹ đã phá hoại nền độc lập của nước nhà. Vì vậy, các cháu cần cố gắng chăm ngoan, học giỏi để tiếp bước cha anh, gây dựng một ngày mai tươi sáng.

Tôi thấm thía những lời Bác răn dạy. Bữa cơm của Bác cũng rất giản dị, chỉ có cà dầm tương, khúc cá, ít canh rau muống. Bác đã hy sinh cả đời vì dân, vì nước. Là Chủ tịch nước, vị lãnh tụ kính yêu luôn yêu quý, lo nghĩ đến đồng bào. Khi tôi rời khỏi nhà Bác cũng là lúc tiếng trống vang lên, kết thúc giờ nghỉ trưa.

“Thì ra là mơ” – tôi choàng tỉnh dậy. Tuy chỉ là giấc mơ nhưng qua đó tôi đã thấu hiểu lòng biết ơn và kính trọng của mọi người đối với Bác. Bác đã đi xa, nhưng hình ảnh vẫn luôn in đậm trong trái tim mỗi người dân nước Việt:

“Tháp Mười đẹp nhất bông sen/Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”.

14 tháng 7 2018

 Hình ảnh Bác Hồ thật thiêng liêng, cao cả. Người đã ngày đêm thầm lặng hi sinh bản thân vì đất nước, Tổ quốc. Người đã thức suốt đêm ngồi trầm lặng, đăm chiêu, thổn thức...... trong lúc tất cả mọi người đều chìm vào giấc ngủ. Bác lo cho đoàn dân công ngủ ngoài rừng, không có đủ vật dụng, phải dùng lá cây làm chiếu, manh áo mỏng manh, đơn sơ dùng làm chăn,... làm sao mà khỏi ướt? Chắc họ lạnh lắm? Nghĩ thế, Người ko thể ngủ ngon giấc..... Hình tượng Bác- một người cha, người mẹ chăm sóc tận tình cho con cái, lo lắng từng chút một, thật giàu lòng nhân ái. Bác xem những người chiến sĩ như những người con, đốt lửa, dém chăn nhẹ nhàng để họ ko bị lạnh, ko bị giật mk tỉnh giấc. Bác đã thắp sáng ngọn lửa của yêu thương, của sự trân trọng, ru ngủ hàng ngàn người bằng hơi ấm hồng ngọt của mk. Người lính nào cũng đc Bác chăm lo, săn sóc như tình yêu thương của 1 người mẹ dành cho những đứa con thơ. Chính tình yêu thương cao cả ấy đã làm cho bao người hạnh phúc, sung sướng. 

      Bác đã khơi dậy tình yêu thương, yêu đồng đội, yêu quê hương đất nước cho bao thế hệ với niềm tin mãnh liệt cho ngày mai tươi sáng.

hok tốt.

Cuộc chiến chống dịch COVID-19 vẫn còn đang phải đối mặt với nhiều nhiều khó khăn và thách thức. Những người lính xông pha tuyến đầu là các bác sĩ điều trị vất vả thay nhau cứu chữa cho các bệnh nhân COVID-19, đến mỗi cán bộ y tế “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để điều tra dịch tễ. Đồng hành với họ, còn có những cán bộ làm công tác xét nghiệm. Họ thực sự là những người lính thầm lặng, luôn có mặt từng phút giây trong cuộc chiến gian nan này.

Mang đến sự an lòng

Xét nghiệm phát hiện Covid -19 là một trong những hoạt động quan trọng nhằm phát hiện sớm và chính xác các tác nhân gây bệnh,hỗ trợ rất lớn cho việc chẩn đoán và kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, khống chế không để lây lan rộng ra cộng đồng. Vì thế, khi ổ dịch phát triển tại Đà Nẵng và sau này là ở các địa phương cùng với nhiệm vụ khác, công tác xét nghiệm luôn được đặt lên hàng đầu.

Những cán bộ bác sĩ làm công tác xét nghiệm không chỉ âm thầm phía sau cánh cửa phòng xét nghiệm hàng ngày “làm bạn” với virus, mà họ cũng sẵn sàng đi đến đâu cơ sở cần; dù đêm khuya hay sáng sớm, để lấy mẫu gửi về cho các đồng nghiệp xét nghiệm phát hiện bệnh. Dù ở trong phòng thí nghiệm hay xuống vùng dịch tễ, thì vẫn đầy rủi ro tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm. “Có những đêm đang ngủ bật dậy, mơ mơ hồ hồ, miệng khô khốc, nuốt nước bọt thấy đau rát, cảm giác người gai gai lạnh, nóng thất thường, nghĩ rằng mình bị nhiễm bệnh. Để rồi khi nhận được kết quả mẫu âm tình lại thở phào, nhẹ nhõm”. Một cán bộ lấy mẫu xét nghiệm chia sẻ.

Công việc của họ đòi hỏi tỉ mỉ và thận trọng, nên dù mỗi lần phải ở trong phòng xét nghiệm khoảng 3 đến 4 tiếng đồng hồ, có lúc 24/24h với bộ quần áo kín mít, nhưng mỗi cán bộ, nhân viên luôn tập trung cao độ để có kết quả chính xác, không được phép nhầm lẫn. Bởi, việc sớm có kết quả xét nghiệm chính xác có vai trò rất quan trọng để có thể nhanh chóng triển khai các phương pháp cách ly đặc biệt ngay từ những giờ đầu và điều trị hiệu quả cho bệnh nhân.  Ngoài ra, còn là căn cứ xác định ổ dịch để khoanh vùng, cách ly những người có nguy cơ lây nhiễm, từ đó dập dịch kịp thời. Đồng thời, cho những kết quả nhanh chóng, chính xác cũng là để chia sẻ với nỗi niềm mong đợi của các bệnh viện và sự lo lắng của cả cộng đồng.

Cuộc chiến chống dịch COVID-19 vẫn còn đang phải đối mặt với nhiều nhiều khó khăn và thách thức. Những người lính xông pha tuyến đầu là các bác sĩ điều trị vất vả thay nhau cứu chữa cho các bệnh nhân COVID-19, đến mỗi cán bộ y tế “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để điều tra dịch tễ. Đồng hành với họ, còn có những cán bộ làm công tác xét nghiệm. Họ thực sự là những người lính thầm lặng, luôn có mặt từng phút giây trong cuộc chiến gian nan này.

Mang đến sự an lòng

Xét nghiệm phát hiện Covid -19 là một trong những hoạt động quan trọng nhằm phát hiện sớm và chính xác các tác nhân gây bệnh,hỗ trợ rất lớn cho việc chẩn đoán và kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, khống chế không để lây lan rộng ra cộng đồng. Vì thế, khi ổ dịch phát triển tại Đà Nẵng và sau này là ở các địa phương cùng với nhiệm vụ khác, công tác xét nghiệm luôn được đặt lên hàng đầu.

Những cán bộ bác sĩ làm công tác xét nghiệm không chỉ âm thầm phía sau cánh cửa phòng xét nghiệm hàng ngày “làm bạn” với virus, mà họ cũng sẵn sàng đi đến đâu cơ sở cần; dù đêm khuya hay sáng sớm, để lấy mẫu gửi về cho các đồng nghiệp xét nghiệm phát hiện bệnh. Dù ở trong phòng thí nghiệm hay xuống vùng dịch tễ, thì vẫn đầy rủi ro tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm. “Có những đêm đang ngủ bật dậy, mơ mơ hồ hồ, miệng khô khốc, nuốt nước bọt thấy đau rát, cảm giác người gai gai lạnh, nóng thất thường, nghĩ rằng mình bị nhiễm bệnh. Để rồi khi nhận được kết quả mẫu âm tình lại thở phào, nhẹ nhõm”. Một cán bộ lấy mẫu xét nghiệm chia sẻ.

Công việc của họ đòi hỏi tỉ mỉ và thận trọng, nên dù mỗi lần phải ở trong phòng xét nghiệm khoảng 3 đến 4 tiếng đồng hồ, có lúc 24/24h với bộ quần áo kín mít, nhưng mỗi cán bộ, nhân viên luôn tập trung cao độ để có kết quả chính xác, không được phép nhầm lẫn. Bởi, việc sớm có kết quả xét nghiệm chính xác có vai trò rất quan trọng để có thể nhanh chóng triển khai các phương pháp cách ly đặc biệt ngay từ những giờ đầu và điều trị hiệu quả cho bệnh nhân.  Ngoài ra, còn là căn cứ xác định ổ dịch để khoanh vùng, cách ly những người có nguy cơ lây nhiễm, từ đó dập dịch kịp thời. Đồng thời, cho những kết quả nhanh chóng, chính xác cũng là để chia sẻ với nỗi niềm mong đợi của các bệnh viện và sự lo lắng của cả cộng đồng.Cuộc chiến chống dịch COVID-19 vẫn còn đang phải đối mặt với nhiều nhiều khó khăn và thách thức. Những người lính xông pha tuyến đầu là các bác sĩ điều trị vất vả thay nhau cứu chữa cho các bệnh nhân COVID-19, đến mỗi cán bộ y tế “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để điều tra dịch tễ. Đồng hành với họ, còn có những cán bộ làm công tác xét nghiệm. Họ thực sự là những người lính thầm lặng, luôn có mặt từng phút giây trong cuộc chiến gian nan này để mang đến sự an lòng.

Xét nghiệm phát hiện Covid -19 là một trong những hoạt động quan trọng nhằm phát hiện sớm và chính xác các tác nhân gây bệnh,hỗ trợ rất lớn cho việc chẩn đoán và kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, khống chế không để lây lan rộng ra cộng đồng. Vì thế, khi ổ dịch phát triển tại Đà Nẵng và sau này là ở các địa phương cùng với nhiệm vụ khác, công tác xét nghiệm luôn được đặt lên hàng đầu.

Những cán bộ bác sĩ làm công tác xét nghiệm không chỉ âm thầm phía sau cánh cửa phòng xét nghiệm hàng ngày “làm bạn” với virus, mà họ cũng sẵn sàng đi đến đâu cơ sở cần; dù đêm khuya hay sáng sớm, để lấy mẫu gửi về cho các đồng nghiệp xét nghiệm phát hiện bệnh. Dù ở trong phòng thí nghiệm hay xuống vùng dịch tễ, thì vẫn đầy rủi ro tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm. “Có những đêm đang ngủ bật dậy, mơ mơ hồ hồ, miệng khô khốc, nuốt nước bọt thấy đau rát, cảm giác người gai gai lạnh, nóng thất thường, nghĩ rằng mình bị nhiễm bệnh. Để rồi khi nhận được kết quả mẫu âm tình lại thở phào, nhẹ nhõm”. Một cán bộ lấy mẫu xét nghiệm chia sẻ.

Công việc của họ đòi hỏi tỉ mỉ và thận trọng, nên dù mỗi lần phải ở trong phòng xét nghiệm khoảng 3 đến 4 tiếng đồng hồ, có lúc 24/24h với bộ quần áo kín mít, nhưng mỗi cán bộ, nhân viên luôn tập trung cao độ để có kết quả chính xác, không được phép nhầm lẫn. Bởi, việc sớm có kết quả xét nghiệm chính xác có vai trò rất quan trọng để có thể nhanh chóng triển khai các phương pháp cách ly đặc biệt ngay từ những giờ đầu và điều trị hiệu quả cho bệnh nhân.  Ngoài ra, còn là căn cứ xác định ổ dịch để khoanh vùng, cách ly những người có nguy cơ lây nhiễm, từ đó dập dịch kịp thời. Đồng thời, cho những kết quả nhanh chóng, chính xác cũng là để chia sẻ với nỗi niềm mong đợi của các bệnh viện và sự lo lắng của cả cộng đồng.

Nghề Y luôn được xã hội coi trọng, tôn vinh

Dân tộc Việt Nam trải qua mấy ngàn năm lịch sử, đã tích lũy được rất nhiều tri thức và kinh nghiệm về nhiều lĩnh vực, trong đó có những tri thức bảo vệ sức khỏe, duy trì phát triển nòi giống, ghi danh nhiều danh Y nổi tiếng. Tiêu biểu nhất cho các danh Y trong lịch sử dân tộc là 2 đại danh Y: Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIII) và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (thế kỷ XVIII). Các danh y đã để lại cho hậu thế một khối lượng tri thức phong phú về Y lý, Y đức, Y thuật và những bài thuốc quý.

Ở bất kỳ thời kỳ nào,

nghề Y luôn là nghề cao quý được xã hội coi trọng, tôn vinh. Hơn 200 năm trước, đại danh Y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã từng nói: “Suy nghĩ sâu xa, tôi hiểu rằng thầy thuốc là người bảo vệ tính mạng con người, sống chết trong tay mình nắm, phúc họa do một tay mình giữ. Thế thì đâu có thể kiến thức không đầy đủ, đức hạnh không trọn vẹn, tâm hồn không rộng lớn, hành vi không thận trọng mà dám liều lĩnh học đòi cái nghề cao quý đó chăng!”

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hướng tới một chủ nghĩa nhân văn cao cả và trong sáng. Điều đó đã trở thành hoài bão, là mục tiêu và động lực đấu tranh kiên cường và bất khuất của Người. Mục tiêu lý tưởng của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và đi đến giải phóng triệt để con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng con người là gốc của mọi công việc. Mối quan tâm lớn nhất xuyên suốt của Chủ

tịch Hồ Chí Minh là vấn đề con người và sự phát triển con người một cách toàn diện, trong đó xem sức khỏe là vốn quý nhất. Người đưa ra những tư tưởng, quan điểm về sức khỏe, về xây dựng và phát triển ngành Y tế Việt Nam, trong đó Người đặc biệt quan tâm đến xây dựng đội ngũ các y bác sĩ, thầy thuốc. Trong nội dung bức thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi cán bộ y tế ngày 27/2/1955, Bác viết: “Người bệnh phó thác tính mệnh nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác giao cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khỏe đồng bào. Đó là nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy cần phải thương yêu, chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. Lương Y phải như từ mẫu”.

Đoàn kết, đồng lòng phòng, chống dịch Covid-19

Hiện nay, cả thế giới đang phải gồng mình đối phó với đại dịch Covid-19, được coi là đại dịch gây ra khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ II đến nay. Việt Nam chúng ta là một trong số nước phát hiện dịch bệnh sớm, sau Trung Quốc là nước phát hiện dịch bệnh bùng phát đầu tiên với số người bị nhiễm bệnh và tử vong đứng hàng đầu thế giới.

Như bao cuộc chiến trong lịch sử đấu tranh vệ quốc oanh liệt, hào hùng của dân tộc ta, toàn dân cùng một ý chí, đoàn kết một lòng coi "Chống dịch như chống giặc". Ngành Y với đội ngũ các y bác sĩ, cán bộ nhân viên y tế đang giữ vai trò nòng cốt, xung kích đi đầu và đối mặt với hiểm nguy, vô cùng gian khó, ngày đêm bảo vệ tính mạng cho đồng bào. Những chiến sỹ áo trắng đã phải thực hiện cùng một lúc đồng bộ nhiều nhiệm vụ, nhiều giải pháp, là nòng cốt tham mưu cho Đảng, Chính phủ để lãnh đạo, chỉ đạo đất nước trước dịch bệnh.

Các y bác sĩ, cán bộ nhân viên y tế gác lại cuộc sống thường nhật. Họ phải tạm rời xa gia đình, người thân yêu để chiến đấu với đại dịch, nhiều y bác sĩ không thể có một "nụ hôn" với đứa con thơ hay ở bên cạnh chăm sóc cha mẹ già đang trọng bệnh. Tất cả vì cuộc chiến với đại dịch vì sự an toàn tính mạng cho hơn 90 triệu người dân. Nhiều bài thơ, ca khúc, bức thư,… đã viết lên những hoàn cảnh đầy cảm xúc đó, khiến bao người rơi lệ,... Nguy hiểm là vậy, gian khó là vậy nhưng những “chiến sĩ mặc áo trắng” của dân tộc Việt Nam anh hùng, những chiến sĩ ở tuyến đầu của trận chiến chống đại dịch vẫn luôn nêu cao ý trí, bản lĩnh, kiên cường, ngày đêm động viên, chăm sóc, bảo vệ tính mạng của bệnh nhân và đồng bào cả nước, có cả những người mang quốc tịch nước ngoài… Với tinh thần trách nhiệm cao cả, các bác sỹ đều hết lòng chăm sóc, phục vụ, chữa trị, đặt nhiệm vụ chữa bệnh cứu người lên trên hết.

Mấy ngày qua, cả nước hướng về Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, mong mỏi trông chờ từng tin có được từ bệnh viện. Mỗi một thông tin bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 khỏi bệnh, xuất viện là niềm vui của người dân cả nước lại vỡ òa. Đó là những món quà tinh thần vô giá mà ngành y tế, các y bác sĩ dành cho Tổ quốc và nhân dân mình. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc, toàn dân đã chấp hành, ủng hộ công tác phòng chống dịch, bước đầu đã thu được những kết quả tích cực.

Tổ chức y tế thế giới WHO và dư luận quốc tế đã ghi nhận và đánh giá cao, cho rằng Việt Nam đã xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Có được kết quả như vậy, phải kể đến sự nỗ lực của ngành y, tinh thần quyết chiến quyết thắng của đội ngũ y bác sĩ những “Chiến sĩ áo trắng”. Họ là những anh hùng thầm lặng trên mặt trận không tiếng súng, với kẻ thù vô hình nhưng đầy hiểm nguy. Lịch sử sẽ ghi nhận tinh thần dũng cảm, sự hy sinh cao cả của đội ngũ y bác sĩ, cán bộ nhân viên y tế trong cuộc chiến chống Đại dịch Covid-19 vô cùng gian khó và hiểm nguy này.

25 tháng 10 2017

Ảnh đâu

26 tháng 10 2017

Anh đâu rồi ? Đâu có anh thì đâu ta được

TK#

Bác Hồ vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc Việt Nam. Đến với bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ, hình ảnh Bác hiện lên thật dung dị, đẹp đẽ và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Mở đầu bài thơ không phải chân dung hào nhoáng của một vị lãnh tụ, Bác hiện lên thật gần gũi, giản dị biết bao:

“Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.

Lặng yên bên bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác”

Hình ảnh Bác hiện lên trong một đêm mưa, giữa cái lạnh của núi rừng thật đẹp và đáng trân trọng. Đáng trân trọng hơn nữa, khi vị lãnh tụ ấy hòa mình vào nhịp sống chung của các chiến sĩ, cũng chịu biết bao rét mướt, khổ cực.

Không chỉ dừng lại ở đó, Bác còn là người chu đáo, ân cần khi sợ các cháu lạnh đã đi dém chăn từng người một, cẩn trọng và nhẹ nhàng để giấc ngủ của những chiến sĩ không bị gián đoạn. Ở đoạn này tác giả đã sử dụng vô cùng đắt giá hình ảnh so sánh: “Bóng bác cao lồng lộng/ Ấm hơn ngọn lửa hồng”. Trái tim ấm áp, sự quan tâm của Bác đối với các chiến sĩ chính là ngọn lửa thiêng liêng bất diệt, xua tan cái lạnh giá của mùa đông. Đồng thời qua hình ảnh đó ta cũng thấy Bác chẳng khác nào một người cha đang đi chăm sóc những đứa con thân yêu của mình. Sự vĩ đại của Bác không ồn ào, khoa trương mà luôn lặng lẽ, âm thầm.

Bác Hồ - vị Cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Cả cuộc đời Bác “Nâng niu tất cả chỉ quên mình”. Bác luôn lo lắng, chăm sóc cho nhân dân và các chiến sĩ bộ đội và đã biết bao đêm không ngủ vì “lo nỗi nước nhà”.

Chiều muộn hôm ấy, trời bỗng nhiên tối sầm lại. Bác cùng mọi người phải nghỉ lại trong một cái lán dựng tạm đợi trời sáng rồi tiếp tục lên đường. Thời gian đang nhích dần về khuya. Từng cơn gió lạnh thổi về làm tê dại cả làn da. Trời mưa lâm thâm làm ướt đẫm bộ áo xanh mượt của những hàng cây thẳng tắp trong rừng. Ánh lửa bập bùng phía trong lán, một anh đội viên chợt thức giấc. Anh ngỡ ngàng vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn chưa ngủ. Bác ngồi lặng yên bên bếp lửa, vẻ mặt trầm ngâm. Bác lặng lẽ đưa đôi bàn tay gầy guộc, lạnh buốt cho thêm củi vào bếp lửa. Rồi Bác đứng dậy, nhón từng bước chân thật nhẹ nhàng giắt mép chăn cho từng người để các anh được ấm hơn. Ánh mắt Bác trìu mến đầy yêu thương nhìn các anh đội viên. Cả cuộc đời gian khổ đi tìm đường cứu nước đã để lại những nếp nhăn hằn sâu trên khuôn mặt của Bác. Bác mỉm cười hạnh phúc khác nào người cha chăm sóc cho những đứa con thân yêu của mình. Lúc trời sắp sáng, Bác vẫn ngồi đinh ninh, vẫn chòm râu im phăng phắc. Ánh mắt Bác nhìn xa xăm, đăm chiêu như đang nghĩ ngợi. Anh đội viên lo lắng hỏi Bác: “Bác ơi, Bác chưa ngủ, Bác có lạnh lắm không?”. Một giọng nói ân cần, ấm áp vang lên từ phía bếp lửa: “Chú hãy ngủ cho ngon giấc, ngày mai lên đường đánh giặc, Bác thức cứ mặc Bác, Bác ngủ không yên lòng”. “Bác thương đoàn dân công”, “Đêm nay ngủ ngoài rừng”, “Rải lá cây làm chiếu”, “Manh áo phủ làm chăn”. Bác luôn lo lắng cho mọi người như vậy đấy! Luôn hi sinh bản thân mình. Bác càng thương càng nóng ruột, chỉ mong sao mặt trời ló rạng sau cánh rừng kia, để Bác được yên lòng, để đoàn dân công khỏi rét, khỏi lạnh để Bác được ấm lồng.

Hình ảnh Bác trong đêm không ngủ ấy đã để lại cho mọi người niềm yêu kính yêu, tự hào về con người có một tình yêu lớn, Bác có một trái tim mênh mông “Ôm cả non sông mọi kiếp người”.

Bài làm:

Em đã được biết về Bác Hồ qua những bài hát, bài thơ, bài văn và những câu chuyện mà ông nội kể. Nhưng chủ nhật tuần trước em qua nhà bạn và được nhìn thấy tấm ảnh bác hồ rất to treo trên tường.

Bác Hồ trong tâm trí em vẫn luôn là một người hiền từ, có mái tóc bạc phơ, chòm râu trắng xóa, ánh mắt biết nói và nụ cười rất tươi. Ai cũng yêu quý Bác, cho dù Bác đã ra đi mãi mãi nhưng trong trái tim mỗi con người Việt nam đêu luôn nhớ tới vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc này.

Trong bức ảnh chụp bác hồ ngồi bên một chiếc bàn gỗ, và đang chăm chú viết một cái gì đó vào quyển vở đã cũ màu. Bức ảnh được chụp trực diện, đầu bác hơi cúi xuống quyển sổ và chăm chú ghi chép. Bức ảnh có gam màu đen trắng, vì đây là gam màu chủ đạo của thời bác đang sinh sống. Bác mặc một bộ đồ màu xanh áo lính, đây hình như là đồng phục theo bác suốt nhiều năm trời. Bác ngồi nghiêm túc vào chiếc bàn và mắt chăm chú nhìn vào quyển vở, bàn tay đang ghi chép điều gì đó. Đây có thể là nhật ký của bác, có thể là ghi lại tình hình chiến sự.

Tuy bác đang chăm chú làm việc nhưng em nhận ra nụ cười của bác đang rạng ngời, nét mặt thanh thoát toát lên vẻ hiền hậu. Nhòm râu dài và trắng vừa chạm chiếc bàn. Trán của bác có rất nhiều nếp nhăn, có lẽ bác phải bận rộn nhiều công việc, lo nghĩ cho chuyện quân sự.

Bác đi chiếc dép cao su màu xanh nhạt. Em chợt nhớ đến câu thơ “Chiếc dép cao su chiếc dép Bác Hồ”. Đôi dép này đã cùng bác xông pha bao trận chiến, đi đến nhiều mảnh đất, bước qua bao nhiêu giông bão của đất nước.

Hình ảnh bác hồ hiền hậu, giản dị và gần gũi khiến em cứ muốn nhìn mãi bức ảnh ấy. Bác Hồ trong trái tim em là một người vĩ đại.

14 tháng 5 2021

bạn tham khảo nha

học tốt

21 tháng 1 2018

Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Độc đáo bởi vì một nhà thơ xứ Nghệ, sử dụng làn điệu dân ca hát dặm Nghệ Tĩnh đã ca ngợi tình thương người mênh mông của một người con vĩ đại của xứ Nghệ - Bác Hồ kính yêu.

Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đống lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ấy đá góp phần đặc sắc tạo nên sắc điệu ngữ trữ tình thẩm mĩ của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật, và bình luận trữ tình hoà quyện trong những vần thơ năm chữ dung dị, lắng đọng, liền mạch, mến thương.

Hình ảnh Bác Hồ được khắc hoạ rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác - cháu, cha - con. Tố Hữu từng viết: Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ (Sáng tháng Năm), ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:

             Người Cha mái tóc bạc

             Đốt lửa cho anh nằm

             Rồi Bác đi dém chăn

             Từng người từng người một

             Sợ cháu mình giật thột.

             Bác nhón chân nhẹ nhàng...

Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Người Cha mái tóc bạc đối với từng người lính như tình cha - con, tình ông - cháu.

Chú đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên. Chất thơ vừa thực vừa mơ đầy ấn tượng:

             Anh đội viên mơ màng

             Như nằm trong giấc mộng.

Ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo. Trong mái lều xơ xác, suốt đêm "lặng yên bên bếp lửa" với vẻ mặt Bác "trầm ngâm". Bác vẫn ngồi... Bác vẫn không ngủ, Chí lo muôn mối như lòng mẹ... (Tố Hữu). Bác vĩ đại và ấm áp biết bao! Một so sánh rất đẹp, rất thơ đã ca ngợi tình nhân ái của vị lãnh tụ kính yêu Hồ Chí Minh:

             Bóng Bác cao lồng lộng

             Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế Lan Viên trong Người đi tìm hình của nước từng viết: Hiểu sao hết tấm lòng lãnh tụ. Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vì sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nghe Bác nói, anh đội viên vui sướng mênh mông. Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ:

            Bác thương đoàn dân công

            Đêm nay ngủ ngoài rừng

            Rải lá cây làm chiếu

            Manh áo phủ làm chăn

            Trời thì mưa lâm thâm

            Làm sao cho khỏi ướt!

            Càng thương càng nóng ruột

            Mong trời sáng mau mau....

Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ đã sáng tạo nên một số chi tiết nghệ thuật rất cụ thể và điển hình về mái tóc, chòm râu, ngọn lửa, bóng Bác, vẻ mặt trầm ngâm, về hành động, cử chỉ (đốt lửa, dém chăn, nhón chân...) nhằm tô đậm và ca ngợi tình thương bao la của Bác Hồ kính yêu. Chòm râu là một nét vẽ thân tình bức chân dung lãnh tụ gợi lên sự gần gũi, thân thiết mà cao cả, thiêng liêng:

            Bác vẫn ngồi đinh ninh

            Chòm râu im phăng phắc.

Bên cạnh hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh anh đội viên, được nhà thơ thể hiện khá đẹp. Anh chợt thức giữa đêm khuya, và vô cùng nhạc nhiên suy nghĩ:

            Mà sao Bác vẫn ngồi

            Đêm nay Bác không ngủ.

Thương Bác, anh khẽ nói: Bác ơi! Bác chưa ngủ? - Bác có lạnh lắm không?. Anh bồn chồn lo lắng:

            Anh nằm lo Bác ốm....

Cảm xúc của anh đội viên phát triển theo chiều dài của thời gian đêm khuya:

           Anh đội viên thức dậy 

           Thấy trời khuya lắm rồi...

           Lần thứ ba thức dậy...

Người lính trẻ nằng nặc, thiết tha:

           Mời Bác ngủ Bác ơi!

           Trời sắp sáng mất rồi

           Bác ơi! Mời Bác ngủ!

Nghe Bác nói về tình thương và nỗi lo, ... anh đội viên vô cùng hạnh phúc vì đã thấm hiểu tấm lòng và sự vĩ đại của lãnh tụ:

            Lòng vui sướng mênh mông

            Anh thức luôn cùng Bác.

Qua hình ảnh anh đội viên, Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đối với Hồ Chủ tịch vĩ đại.

Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đúc, chan hoà trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác.