K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 2 2016

CÔ TÔ

              (Nguyễn Tuân)

I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

1. Thể loại

Kí là "một loại hình văn học trung gian, nằm giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể - chủ yếu là văn xuôi tự sự như bút kí, hồi kí, du kí, phóng sự, kí sự, nhật kí, tuỳ bút,..." (Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi: Từ điển thuật ngữ văn học, sđd).

Các bài học: Cô Tô (của Nguyễn Tuân), Cây tre Việt Nam (của Thép Mới), Lòng yêu nước (của I.Ê-ren-bua), Lao xao (của Duy Khán) thuộc thể loại kí.

2. Tác giả

Nhà văn Nguyễn Tuân (còn có các bút danh khác: Ngột Lôi Quất, Thanh Hà, Nhất Lang, Tuân, Ân Ngũ Tuyên, Tuấn Thừa Sắc) sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 tại Hà Nội. Quê quán: làng Mọc, thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (nay là phường Nhân Chính), quận Thanh Xuân, Hà Nội; mất ngày 28 tháng 7 năm 1987 tại Hà Nội; Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957).

Thời thanh, thiếu niên, Nguyễn Tuân theo gia đình làm ăn sinh sống ở nhiều nơi, đặc biệt ở các tỉnh miền Trung: Khánh Hoà, Phú Yên, Hội An, Đà Nẵng, Huế, Hà Tĩnh và Thanh Hoá. Ông học đến bậc trung học ở thành phố Nam Định. Năm 1929, do tham gia phong trào bãi khoá, bị đuổi học và sau đó, do phản đối chế độ thuộc địa, ông đã hai lần bị bắt, bị tù (một lần tại Băng Cốc - Thái Lan và bị giam tại Thanh Hoá (1930) và lần thứ hai bị bắt tại Hà Nội, giam tại Nam Định (1941).

Từ những năm 30 của thế kỉ XX, Nguyễn Tuân bắt đầu viết văn và làm báo, chủ yếu đăng trên các báo, tạp chí: Trung Bắc tân văn, Đông Tây, An Nam tạp chí, Tao đàn, Hà Nội tân văn, Thanh nghị, Tiểu thuyết thứ bảy. Từ 1937, ông chuyên sống bằng nghề viết văn và nổi tiếng từ 1938, 1939 với Một chuyến đi, Vang bóng một thời,...

Sau Cách mạng, năm 1946, Nguyễn Tuân cùng với đoàn văn nghệ sĩ vào công tác tại Khu Năm (Trung Bộ). Năm 1947, ông phụ trách một đoàn kịch lưu động. Từ năm 1948 đến 1996, ông giữ trách nhiệm Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam. Thời gian này, ông đã tham gia nhiều chiến dịch và về các vùng sau lưng địch để sáng tác. Sau 1954, Nguyễn Tuân sống và hoạt động văn nghệ ở Hà Nội. Từ năm 1958, ông là Uỷ viên Ban chấp hành Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam và là Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khoá I và II).

Những tác phẩm đã xuất bản: Ngọn đèn dầu lạc (phóng sự, 1939); Vang bóng một thời (truyện ngắn, 1940); Chiếc lư đồng mắt cua (tùy bút, 1941); Tóc chị Hoài (tuỳ bút, 1943); Tuỳ bút II (tuỳ bút, 1943); Nguyễn (truyện ngắn, 1945); Chùa Đàn (truyện, 1946); Đường vui (tuỳ bút, 1949); Tình chiến dịch (bút kí, 1950); Thắng càn (truyện, 1953); Chú Giao làng Seo (truyện thiếu nhi, 1953); Đi thăm Trung Hoa (bút kí, 1956); Tuỳ bút kháng chiến (tuỳ bút, 1955); Tùy bút kháng chiến và hoà bình (tuỳ bút, 1956); Truyện một cái thuyền đất (truyện thiếu nhi, 1958); Sông Đà (tuỳ bút, 1960); Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (tuỳ bút, 1972); Tuyển tập Nguyễn Tuân (tập I: 1981, tập II: 1982).

Ngoài ra, Nguyễn Tuân còn viết tiểu luận phê bình văn học và dịch giới thiệu văn học. Nhà văn đã được nhận: Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I, năm 1996).

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Bài văn có thể chia làm ba đoạn:

- Đoạn 1 (Từ đầu đến "theo mùa sóng ở đây"): Cảnh đẹp của Cô Tô sau trận bão đi qua.

- Đoạn 2 (Từ "Mặt trời lại rọi lên" đến "là là nhịp cánh"):Cảnh tượng tráng lệ và hùng vĩ khi mặt trời mọc trên biển.

- Đoạn 3 (Từ "Khi mặt trời đã lên" đến hết): Cảnh sinh hoạt buổi sáng trên đảo Cô Tô.

2. Vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua được tác giả thể hiện qua các từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh đáng chú ý:

- Một ngày trong trẻo, sáng sủa;

- Cây thêm xanh mượt;

- Nước biển lam biếc đặm đà hơn;

- Cát lại vàng giòn hơn;

- Lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi.

Ở đây, các tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng (trong trẻo, sáng sủa, trong sáng, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn) trong kết cấu câu văn đặc tả nhấn mạnh (thêm, hơn) đã làm nổi bật các hình ảnh (bầu trời, nước biển, cây trên núi đảo, bãi cát), khiến cho khung cảnh Cô Tô được hiện lên thật trong sáng, tinh khôi.

Nghệ thuật dùng tính từ đặc tả nói trên kết hợp với việc chọn điểm nhìn từ trên cao, tác giả giúp người đọc cùng hình dung và cảm nhận về vẻ đẹp tươi sáng về toàn cảnh Cô Tô.

3. Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp, được tác giả thể hiện qua những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc và những hình ảnh so sánh (chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi; mặt trời nhú lên dần dần, tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn; quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng; y như một mâm lễ phẩm)... Qua cách chọn lọc chính xác các từ ngữ, những hình ảnh so sánh trên đây thật rực rỡ, tráng lệ. Với tài năng quan sát và miêu tả tinh tế của tác giả, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong một khung cảnh rộng lớn bao la, đồng thời thể hiện niềm giao cảm hân hoan giữa con người và vũ trụ.

4. Trong đoạn cuối, cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh:

- Quanh giếng nước ngọt: vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền (sử dụng hình ảnh so sánh);

- Chỗ bãi đá, bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp (sử dụng lượng từ không xác định);

- Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về (sử dụng liên từ và điệp từ);

Đó là cảnh sinh hoạt và lao động khẩn trương, tấp nập. Đó cũng là khung cảnh của cuộc sống thanh bình sau bão: "Trông chị Châu Hoà Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành". Hình ảnh so sánh liên tưởng độc đáo này thể hiện sự đan quyện trong cảm xúc giữa cảnh và người, đồng thời thể hiện đặc sắc tình yêu Cô Tô của riêng một Nguyễn Tuân - "người đi tìm cái đẹp" toàn bích và hài hoà.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

Cách đọc

Khi đọc bài văn, chú ý nhấn giọng thể hiện sắc thái miêu tả qua các từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh có tính gợi cảm; các liên tưởng độc đáo của tác giả khi tái hiện cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo.

2. Viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc (trên biển, trên sông, trên núi hay ở đồng bằng) mà em quan sát được.

Gợi ý: Khi miêu tả, cần tập trung vào các chi tiết sau (chú ý vào những nét riêng ở mỗi miền):

- Quang cảnh lúc mặt trời chưa lên? (cả không gian trong một mầu mờ mờ trắng đục).


- Mặt trời nhú dần lên như thế nào? (suy nghĩ để lựa chọn được những hình ảnh so sánh độc đáo)

19 tháng 2 2016

 

I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

1. Thể loại

Kí là "một loại hình văn học trung gian, nằm giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể - chủ yếu là văn xuôi tự sự như bút kí, hồi kí, du kí, phóng sự, kí sự, nhật kí, tuỳ bút,..." (Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi: Từ điển thuật ngữ văn học, sđd).

Các bài học: Cô Tô (của Nguyễn Tuân), Cây tre Việt Nam (của Thép Mới), Lòng yêu nước (của I.Ê-ren-bua), Lao xao (của Duy Khán) thuộc thể loại kí.

2. Tác giả

Nhà văn Nguyễn Tuân (còn có các bút danh khác: Ngột Lôi Quất, Thanh Hà, Nhất Lang, Tuân, Ân Ngũ Tuyên, Tuấn Thừa Sắc) sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 tại Hà Nội. Quê quán: làng Mọc, thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (nay là phường Nhân Chính), quận Thanh Xuân, Hà Nội; mất ngày 28 tháng 7 năm 1987 tại Hà Nội; Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957).

Thời thanh, thiếu niên, Nguyễn Tuân theo gia đình làm ăn sinh sống ở nhiều nơi, đặc biệt ở các tỉnh miền Trung: Khánh Hoà, Phú Yên, Hội An, Đà Nẵng, Huế, Hà Tĩnh và Thanh Hoá. Ông học đến bậc trung học ở thành phố Nam Định. Năm 1929, do tham gia phong trào bãi khoá, bị đuổi học và sau đó, do phản đối chế độ thuộc địa, ông đã hai lần bị bắt, bị tù (một lần tại Băng Cốc - Thái Lan và bị giam tại Thanh Hoá (1930) và lần thứ hai bị bắt tại Hà Nội, giam tại Nam Định (1941).

Từ những năm 30 của thế kỉ XX, Nguyễn Tuân bắt đầu viết văn và làm báo, chủ yếu đăng trên các báo, tạp chí: Trung Bắc tân văn, Đông Tây, An Nam tạp chí, Tao đàn, Hà Nội tân văn, Thanh nghị, Tiểu thuyết thứ bảy. Từ 1937, ông chuyên sống bằng nghề viết văn và nổi tiếng từ 1938, 1939 với Một chuyến đi, Vang bóng một thời,...

Sau Cách mạng, năm 1946, Nguyễn Tuân cùng với đoàn văn nghệ sĩ vào công tác tại Khu Năm (Trung Bộ). Năm 1947, ông phụ trách một đoàn kịch lưu động. Từ năm 1948 đến 1996, ông giữ trách nhiệm Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam. Thời gian này, ông đã tham gia nhiều chiến dịch và về các vùng sau lưng địch để sáng tác. Sau 1954, Nguyễn Tuân sống và hoạt động văn nghệ ở Hà Nội. Từ năm 1958, ông là Uỷ viên Ban chấp hành Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam và là Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khoá I và II).

Những tác phẩm đã xuất bản: Ngọn đèn dầu lạc (phóng sự, 1939); Vang bóng một thời(truyện ngắn, 1940); Chiếc lư đồng mắt cua (tùy bút, 1941); Tóc chị Hoài (tuỳ bút, 1943); Tuỳ bút II (tuỳ bút, 1943); Nguyễn (truyện ngắn, 1945); Chùa Đàn (truyện, 1946); Đường vui (tuỳ bút, 1949); Tình chiến dịch (bút kí, 1950); Thắng càn (truyện, 1953); Chú Giao làng Seo(truyện thiếu nhi, 1953); Đi thăm Trung Hoa (bút kí, 1956); Tuỳ bút kháng chiến (tuỳ bút, 1955); Tùy bút kháng chiến và hoà bình (tuỳ bút, 1956); Truyện một cái thuyền đất (truyện thiếu nhi, 1958); Sông Đà (tuỳ bút, 1960); Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (tuỳ bút, 1972); Tuyển tập Nguyễn Tuân (tập I: 1981, tập II: 1982).

Ngoài ra, Nguyễn Tuân còn viết tiểu luận phê bình văn học và dịch giới thiệu văn học. Nhà văn đã được nhận: Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I, năm 1996).

 

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Bài văn có thể chia làm ba đoạn:

- Đoạn 1 (Từ đầu đến "theo mùa sóng ở đây"): Cảnh đẹp của Cô Tô sau trận bão đi qua.

- Đoạn 2 (Từ "Mặt trời lại rọi lên" đến "là là nhịp cánh"):Cảnh tượng tráng lệ và hùng vĩ khi mặt trời mọc trên biển.

- Đoạn 3 (Từ "Khi mặt trời đã lên" đến hết): Cảnh sinh hoạt buổi sáng trên đảo Cô Tô.

2. Vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua được tác giả thể hiện qua các từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh đáng chú ý:

- Một ngày trong trẻo, sáng sủa;

- Cây thêm xanh mượt;

- Nước biển lam biếc đặm đà hơn;

- Cát lại vàng giòn hơn;

- Lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi.

Ở đây, các tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng (trong trẻo, sáng sủa, trong sáng, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn) trong kết cấu câu văn đặc tả nhấn mạnh (thêm, hơn) đã làm nổi bật các hình ảnh (bầu trời, nước biển, cây trên núi đảo, bãi cát), khiến cho khung cảnh Cô Tô được hiện lên thật trong sáng, tinh khôi.

Nghệ thuật dùng tính từ đặc tả nói trên kết hợp với việc chọn điểm nhìn từ trên cao, tác giả giúp người đọc cùng hình dung và cảm nhận về vẻ đẹp tươi sáng về toàn cảnh Cô Tô.

3. Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp, được tác giả thể hiện qua những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc và những hình ảnh so sánh (chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi; mặt trời nhú lên dần dần, tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn; quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng; y như một mâm lễ phẩm)... Qua cách chọn lọc chính xác các từ ngữ, những hình ảnh so sánh trên đây thật rực rỡ, tráng lệ. Với tài năng quan sát và miêu tả tinh tế của tác giả, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong một khung cảnh rộng lớn bao la, đồng thời thể hiện niềm giao cảm hân hoan giữa con người và vũ trụ.

4. Trong đoạn cuối, cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh:

- Quanh giếng nước ngọt: vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền (sử dụng hình ảnh so sánh);

- Chỗ bãi đá, bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp (sử dụng lượng từ không xác định);

- Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về (sử dụng liên từ và điệp từ);

Đó là cảnh sinh hoạt và lao động khẩn trương, tấp nập. Đó cũng là khung cảnh của cuộc sống thanh bình sau bão: "Trông chị Châu Hoà Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành". Hình ảnh so sánh liên tưởng độc đáo này thể hiện sự đan quyện trong cảm xúc giữa cảnh và người, đồng thời thể hiện đặc sắc tình yêu Cô Tô của riêng một Nguyễn Tuân - "người đi tìm cái đẹp" toàn bích và hài hoà.

 

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Cách đọc

Khi đọc bài văn, chú ý nhấn giọng thể hiện sắc thái miêu tả qua các từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh có tính gợi cảm; các liên tưởng độc đáo của tác giả khi tái hiện cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo.

2. Viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc (trên biển, trên sông, trên núi hay ở đồng bằng) mà em quan sát được.

Gợi ýKhi miêu tả, cần tập trung vào các chi tiết sau (chú ý vào những nét riêng ở mỗi miền):

- Quang cảnh lúc mặt trời chưa lên? (cả không gian trong một mầu mờ mờ trắng đục).

- Mặt trời nhú dần lên như thế nào? (suy nghĩ để lựa chọn được những hình ảnh so sánh độc đáo).

- Không gian cảnh vật lúc mặt trời lên có gì đổi khác?

20 tháng 2 2016

c hok sry

9 tháng 3 2016

II. HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
Câu 1. Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi doạn là gì?

+ Cô Tô là quần đảo gồm nhiều đảo nhỏ nằm trong vịnh Bái Tử Long, cách

bờ biển tỉnh Quảng Ninh 100 km. Nổi tiếng đẹp và có nhiều hải sản rất ngon: hải

sâm, bào ngư, cá, mực. Đoạn trích trong sách Ngữ văn 6 là phần cuối của bài kí.

+ Đoạn trích có thể làm ba phần:

- Phần một (từ đầu đến mùa sóng ở dây): Cảnh Cô Tô sau cơn bão.

- Phần hai (tiếp đến là là nhịp canh): Sự tráng lệ, hùng vĩ của cảnh mặt trời

mọc ở đảo Cô Tô.

- Phần ba (còn lại): Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo Cô

Tô.

Câu 2. Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau trận bão đi qua được miêu tả như

thế nào?
 

- Những chi tiết miêu tả cảnh Cô Tô sau cơn bão:

+ Bao giờ bầu trời Cô Tô củng tronq sáng như vậy.

+ Cây trên núi lại thêm xanh mượt.

+ Nước biển lại lam biếc đậm đà hơn.

+ Cát lại vàng giòn hơn nữa.

+ Lưới càng thêm nặng mẻ cá.

- Cảnh Cô Tô sau cơn bão được miêu tả rất đẹp, một vẻ đẹp trong sáng,

thoáng đãng, hữu tình của mây núi, nước non. Tất cả dường như đang rửa sạch để

tái tạo một Cô Tô mới tinh khôi, thanh khiết đến tuyệt vời.

- Đoạn văn có rất nhiều tính từ: trong trẻo, sáng sủa, trong sáng, xanh mượt,

lam biếc, đậm đà, vàng giòn... Những tính từ chỉ màu sắc, ánh sáng góp phần làm

nổi bật vẻ đẹp của Cô Tô.

- Vị thế miêu tả: Nhà văn đứng ở trên đỉnh núi (trèo lên nóc đồn) quay gót

180° mà ngắm toàn cảnh đảo Cô Tô, vì vậy mà cảnh Cô Tô được tái hiện lại theo

cái nhìn của tác giả: nhìn lên (bầu trời), nhìn ngang (cây cối), nhìn xuống (nước

biển), nhìn quanh (bốn phương, tám hướng).

Câu 3. Đoạn tả cánh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp. Hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh, và nhận xét về phép so sánh mà tác giả đã sử dụng.

Cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô được nhà văn miêu tả rất công dụng:

- Tâm trạng nhà văn đi đón mặt trời lên:

+ Dậy từ canh tư

+ Còn tối đất, cố đi mãi trên đả đầu sư

+ Ngồi rình mặt trời lên.

-> Tâm trạng chờ đợi, háo hức, nhà văn đã rất công phu chịu đựng gian khổ

săn đón giờ phút được chiêm ngưỡng mặt trời lên.

- Cảnh mặt trời sắp mọc:

Chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi. Bước một,

giống như một sân khâu mở màn, tấm màn nhung vén lên để chuẩn bị long trọng

cho những gì diễn ra sau đó (Vũ Dương Quỳ).

- Cảnh mặt trởi mọc:

+ Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết.

+ Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng, hồng hào thăm thẳm

đường bệ (so sánh).

+ Mâm bạc đường kính rộng bằng cả một chân trời màu ngọc trai ửng hồng.

+ Như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh (so sánh).

-» Cảnh mặt trời lên vô cùng tráng lệ, lộng lẫy rực rỡ, tác giả đã có những so

sánh độc đáo mở ra nhiều sự liên tưởng bất ngờ thú vị, cảnh mặt trời mọc vừa rất

hùng vĩ, lại vừa rất gần gũi (quả trứng, mâm lễ vật).

Câu 4. Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo được miêu tả qua những hình ảnh, chi tiết nào? Cảm nghĩ của em về cảnh ấy?

- Những chi tiết, hình ảnh miêu tả cảnh sinh hoạt và lao động:

+ Có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc, múc nước giếng vào

thùng gỗ,... vào những ang gốm màu da lươn.

+ Ngoài kia bao nhiêu thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp đổ nước ngọt

vào... mười tám thuyền lớn nhỏ cùng ra khơi đánh cá hồng.

+ Anh hùng Châu Hoà Mãn quẩy mười lăm gánh nước cho thuyền anh.

+ Từ đoàn thuyền sắp ra khơi, đến cái giếng nước ngọt, thùng và cong và

gánh nối tiếp đi đi về về.

- Cảm nghĩ của em

Cảnh sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái

chợ trong đất liền.

+ Không khí lao động và sinh hoạt ấm cúng tấp nập, khẩn trương để chuẩn

bị cho chuyến ra khơi.

+ Cái giếng ở vùng đảo nó quý giá và thiêng liêng với mọi người như nguồn

sữa mẹ, cái giếng bé nhỏ, bình dị mà giông như cái niêu cơm của Thạch Sanh, nuôi

sống biết bao nhiêu con người.

III. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Câu 1. Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc (trên biển, trên sông, trên

núi hay ở đồng bằng) mà em đã quan sát được.

Trong đoạn văn miêu tả cảnh mặt trời mọc, cần làm nổi bật được những ý

sau:

- Em ngắm cảnh mặt trời mọc ở đâu? Trong dịp nào?

- Lúc mặt trời sắp lên như thế nào?

- Lúc mặt trời lên?

- Mặt trời lúc mọc giống cái gì?

- Màu mây, màu nước lúc ấy?

* Một vài đoạn tham khảo: Mặt trời mọc ở bãi biển Thanh Khê.

Đoạn 1: Em còn nhớ lần đó mẹ và em đến bãi biển Thanh Khê ở Đà Nẵng.

Mẹ đế đồng hồ báo thức bốn giờ, dặn em đi ngủ sớm để sáng mai sẽ thấy một điều

kì diệu, em tò mò gặng hỏi nhưng mẹ không giải thích thêm.

Chuông đồng hồ reo, hai mẹ con vùng dậy, mẹ hối em làm thật nhanh và cả

hai cùng chạy bộ ra biển, biển không đông như buổi chiều nhưng cũng đã có một

số người. Hai mẹ con em ngồi xuổng, mẹ bảo em: Con hãy ngắm biển đi! Mặt trời

sắp thức dậy rồi đấy. Chân trời màu trắng phơn phớt, trong veo, khẽ khàng như

hãy còn ngái ngủ. Phút chốc màu phơn phớt ấy đỏ dần, đỏ dần, vàng rực cả chân

trời càng gần biển thì lại càng đậm. Mẹ bảo em đó chính là mặt trời đấy. Quả thật

mặt trời từ từ, từ từ nhô lên. Ban đầu chỉ hĩnh vòng cung, rồi hình bán nguyệt... rồi

tròn dần, tròn dần... tất cả mọi người ồ lên khi mặt trời lừng lững đội biển đứng

dậy, quả cầu lửa khổng lồ nổi trên mặt nước, mặt biển cũng đỏ rực, khung cảnh

thật hùng vĩ và tráng lệ.

Lần ngắm mặt trời mọc lần đầu tiên ấy đã lâu lắm rồi và sau này đã có rất

nhiều lần khác, nhưng em vẫn không bao giờ quên được ấn tượng ban đầu ấy.

Đoạn 2: Trong một khoảnh khắc, sương ửng lên như một làn mây da cam.

Bao nhiêu người trên núi reo lên một tiếng, tôi không thể nghe biết ra thể nào. Tất

cả quay mặt về đằng ấy. Làn sương tan rất nhanh, mây và sương chen nhau loáng

thoáng. Tiếng người reo không ngớt. Tiếng trống phập phình, phập phình. Tiếng

tụng kinh như hát.

Giữa những làn ánh sáng tím ngắt nẩy lên vừng mặt trời đỏ tròn xoe ở một

hẻm núi Hi-ma-lay-a nhô ra. Ánh nắng hắt lại bóng núi đứng thành những vạch rối

vạch sáng âm thầm, uy nghi một màu tím bao quanh mặt trời.

Vừa thấy những tia sáng tím kì lạ ấy, những người đứng trên mỏm núi tung

chăn, tung áo, tung khăn lên nhảy múa, kêu rầm ri, những nhà sư áo cà sa vàng

sẫm, cánh tay để trần cầm bát nước uống hồng hoàng đã mài sẵn đỏ như son.

Người ta chen đến. Nhà sư lấy ngón tay trỏ, thấy ai cũng chấm một chấm hồng

hoàng vào giữa trán

- Cái chấm mừng cho gặp điều cầu được ước thấy.

9 tháng 3 2016

Trong sách thí điểm mà

21 tháng 2 2016

 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Giúp HS nắm được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.

1. Xác định thành phần chủ ngữ trong các câu có từ ngữ in đậm dưới đây:

a) Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

b) Giàu, tôi cũng giàu rồi.

(Nguyễn Công Hoan, Bước đường cùng)

c) Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp […]

(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)

Gợi ý:

Còn anh,  anh  không ghìm nổi xúc động.

 

 

CN

 

 

Giàu,  tôi  cũng giàu rồi.

 

 

CN

 

 

Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ,  chúng ta  có thể tin ở tiếng ta

 

CN

 

        

2. So sánh giữa chủ ngữ trong các câu trên với những từ ngữ in đậm đứng trước nó.

Gợi ý:

- Về vị trí trong câu: các từ ngữ in đậm đứng trước chủ ngữ.

- Về quan hệ với vị ngữ: các từ ngữ in đậm không phải là chủ ngữ trong câu, không có quan hệ với thành phần vị ngữ như là chủ ngữ.

3. Các từ ngữ in đậm trong các câu trên là thành phần khởi ngữ. Như vậy, khởi ngữ đứng ở vị trí nào và có nhiệm vụ gì trong câu?

Gợi ý: Khởi ngữ đứng trước vị ngữ và có nhiệm vụ nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

4. Những từ nào thường đứng kèm trước khởi ngữ?

Gợi ý: Đứng kèm trước khởi ngữ thường là các quan hệ từ như về, đối với.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích dưới đây:

a) Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức.

(Kim Lân, Làng)

b) – Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.

(Nam Cao, Lão Hạc)

c) Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

d) Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

e) Đối với cháu, thật là đột ngột […].

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

Gợi ý:

- Chú ý vị trí của khởi ngữ để xác định, phân biệt với chủ ngữ: khởi ngữ đứng trước chủ ngữ.

- Các khởi ngữ: (a) - Điều này; (b) - Đối với chúng mình; (c) – Một mình; (d) – Làm khí tượng; (e) - Đối với cháu.

2. Các từ ngữ in đậm trong những câu dưới đây đóng vai trò gì trong câu?

a) Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.

b) Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được.

Gợi ý: Cụm từ làm bài trong câu (a), từ hiểugiải trong câu (b) đóng vai trò trung tâm vị ngữ của câu.

3. Hãy viết lại hai câu trong bài tập trên bằng cách chuyển phần in đậm thành khởi ngữ (có thể thêm trợ từ thì).

Gợi ý:

Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.

Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.

 

30 tháng 10 2017

Soạn bài: Cô bé bán diêm

Tóm tắt

Đêm giao thừa, trời rét mướt. Một cô bé bán diêm nghèo mồ côi mẹ, đầu trần, chân đi đất, bụng đói đang dò dẫm đi trong bóng tối. Suốt cả ngày em không bán được bao diêm nào. Em không dám về nhà vì sợ bố sẽ đánh em. Ngồi nép vào một góc tường, em quẹt một que diêm để sưởi ấm. Que diêm thứ nhất cho em có cảm giác ấm áp như ngồi bên lò sưởi. Em quẹt que diêm thứ hai, em được thấy bàn ăn thịnh soạn. Quẹt que diêm thứ ba, em được thấy cây thông Nô-en. Quẹt que diêm thứ tư, em gặp bà em. Em đã quẹt hết cả bao để được gần gũi bà em. Em đã chết trong giá rét khi mơ cùng bà bay lên cao mãi.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

- Truyện này có thể chia làm ba phần:

+ Từ đầu đến… đôi bàn tay đã cứng đờ ra: em bé bán diêm ngồi trong bóng tối và giá rét của đêm giao thừa.

+ Từ "Chà! Giá rét quẹt một que diêm… "đến" về chầu Thượng đế": em bé quẹt một số que diêm và tưởng như trông thấy nhiều cảnh đáng thèm muốn.

+ Từ "Sáng hôm sau…" đến "em đã chết trong những ảo ảnh kì diệu".

- Nếu căn cứ vào những lần em quẹt diêm thì có thể chia phần 2 thành những đoạn nhỏ hơn :

+ Em quẹt que diêm thứ nhất : thấy vui như ngồi trước lò sưởi.

+ Em quẹt que diêm thứ hai : thấy vui như ngồi trước bữa ăn ngon.

+ Em quẹt que diêm thứ ba : thích thú như trước cây thông Nô-en rực rỡ.

+ Em quẹt que diêm thứ tư : sung sướng thấy bà đang mỉm cười với em.

+ Em quẹt que diêm thứ năm : hai bà cháu dắt tay nhau bay lên trời, thoát mọi đói rét và đau buồn.

Câu 2:

Trong phần thứ nhất, người đọc có thể thấy được hoàn cảnh của cô bé bán diêm: Nhà cửa sa sút, mẹ chết, bà nội qua đời, chỉ còn người bố khó tính hay mắng nhiếc, chửi rủa, và đánh đập em. Nhà em lúc này là một xó tối tăm, trên gác sát mái nhà.

Thời gian câu chuyện xảy ra vào đêm giao thừa lạnh buốt. Không gian là ngoài đường phố lạnh lẽo. Em bé bán diêm phải ngồi nép trong một góc tường cho đỡ lạnh.

Trong truyện, nhà văn đã sử dụng các hình ảnh tương phản:

- Ngôi nhà đẹp đẽ, xinh xắn, nơi em sống đầm ấm xưa kia so với một xó tối tăm, trên gác sát mái nhà gió lùa lạnh lẽo;

- Cửa sổ mọi nhà sáng rực ấm áp với ngoài đường phố tối ở góc tường, giữa hai ngôi nhà;

- Phố xá sực nức mùi ngỗng quay với cảnh em bé đói rét.

Những hình ảnh tương phản này làm nổi bật tình cảnh đáng thương của em bé: người mẹ đã qua đời, người bà đã mất, chỉ còn lại người bố hay mắng nhiếc, chửi rủa.

Câu 3: Qua các lần quẹt diêm, các mộng tưởng đã lần lượt hiện ra, rất hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh thực tế và tâm lí của em bé :

- Khát khao được sưởi ấm đến được ăn no và ngon.

- Vui vầy xung quanh cây thông Nô-en.

- Hồi tưởng về những lần đón giao thừa ngày trước khi bà nội còn sống.

- Cảnh hai bà cháu cầm tay nhau cùng bay lên trời.

Đó là diễn biến hợp lý trong những mộng tưởng khi cô bé quẹt diêm. Trong số các mộng tưởng ấy, những điều gắn với thực tế là lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en. Những điều thuần tuý chỉ là mộng tưởng là ngỗng quay nhảy ra khỏi đĩa, mang cả dao ăn, phuốc sét cắm trên lưng tiến về phía em bé, bà em đang mỉm cười với em, bà cụ cầm lấy tay em, hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi...

Câu 4:

Cô bé bán diêm là một em bé mồ côi, đói khổ. Em đã mất đi những người thân yêu quý đó là mẹ và bà. Em phải sống với người cha hay chửi bới, mắng nhiếc và đe dọa đánh đập. Trong đêm giao thừa, em đã qua đời trong giấc mộng (má hồng, môi mỉn cười), em đã chết thảm thương trước sự lạnh lùng của cảnh vật xung quanh và của mọi người qua đường. Nhưng cái chết ấy không gây ấn tượng đen tối nặng nề. Trước hết là do không khí vui tươi của ngày đầu năm, của cuộc sống đang phát triển tự nhiên theo quy luật. Sau là do hình ảnh ấm áp, tươi tắn của em bé đã chết, nhất là những điều kì diệu mà tác giả đã gợi ra từ sự ra đi của em bé. Yếu tố kì diệu này làm câu chuyện có dáng dấp của một truyện cổ tích bi thương.

28 tháng 10 2018

Hướng dẫn soạn bài – Cô bé bán diêm

I. Bố cục

Chia làm 3 phần:

– Phần 1 ( từ đầu… cứng đờ ra): Hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm

– Phần 2 (tiếp… chầu Thượng đế): Những lần quẹt diêm những mơ ước giản dị hiện ra

– Phần 3 ( còn lại) Cái chết của cô bé bán diêm và thái độ của mọi người.

II. Tóm tắt

Trong đêm giao thừa, trời rét mướt, có một cô bé đầu trần, chân đi đất, bụng đói đang rầu rĩ đi bán diêm trong bóng tối. Cô bé bán diêm ấy đã mồ côi mẹ và cũng đã mất đi người thương yêu em nhất là bà nội. Em không dám về nhà vì sợ bố sẽ đánh em. Vừa lạnh vừa đói, cô bé ngồi nép vào một góc tường rồi khẽ quẹt một que diêm để sưởi ấm. Que diêm thứ nhất cho em có cảm giác ấm áp như ngồi bên lò sưởi. Em vội quẹt que diêm thứ hai, em được thấy một bàn ăn thịnh soạn hiện lên. Rồi em quẹt que diêm thứ ba và được thấy cây thông Nô-en. Quẹt que diêm thứ tư: bà nội hiền từ của em hiện lên đẹp đẽ, gần gũi và phúc hậu biết mấy. Nhưng ảo ảnh đó nhanh chóng tan đi sau sự vụt tắt của que diêm. Em vội vàng quẹt hết cả bao diêm để mong níu bà nội lại. Cô bé bán diêm đã chết trong giá rét khi mơ cùng bà bay lên cao mãi.

III. Hướng dẫn soạn bài Cô bé bán diêm chi tiết

Giải câu 1 (Trang 68 SGK ngữ văn 8 tập 1)

Hãy xác định ba phần của văn bản này nếu lấy việc em bé quẹt những que diêm làm phần trọng tâm. Căn cứ vào đâu để có thể chia phần thứ hai (phần trọng tâm) thành những đoạn nhỏ hơn?

Trả lời:

Văn bản chia làm 3 phần:

– Phần 1 (từ đầu … cứng đờ ra) Hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm

– Phần 2 ( tiếp … chầu Thượng đế) những lần quẹt diêm của em bé

– Phần 3 (còn lại): Cái chết của em bé và thái độ của mọi người.

Căn cứ vào những lần quẹt diêm của cô bé để xác định những đoạn nhỏ.

+ Ba lần quẹt đầu tiên ước mơ về lò sưởi, đồ chơi, thức ăn hiện ra.

+ Lần thứ 4, người bà hiện lên hiền hậu

+ lần thứ 5 cô bé quẹt hết số diêm trong hộp để níu giữ hình ảnh người bà.

Giải câu 2 (Trang 68 SGK ngữ văn 8 tập 1)

Qua phần đầu, chúng ta được biết gì về gia cảnh của nhân vật cô bé bán diêm và thời gian, không gian xảy ra câu chuyện? Liệt kê những hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau) được nhà văn sử dụng trong phần này nhằm khắc hoạ nỗi khổ cực của cô bé.

Trả lời:

– Gia cảnh của cô bé bán diêm:

+ Gia cảnh sa sút, mồ côi mẹ, bà ngoại mất

+ Sống với người bố hay mắng nhiếc, chửi rủa, đánh đập trên căn gác sát mái nhà

– Hình ảnh cô bé bán diêm:

+ Đầu trần, chân đất, bụng đói, dò dẫm đường

+ Cả ngày không bán được bao diêm nào

– Thời gian: đêm giao thừa

– Không gian: ngoài đường phố lạnh lẽo, mọi nhà đều sáng rực đèn

+ trong phố sực nức mùi ngỗng quay

– Những hình ảnh đối lập nhằm khắc họa nỗi khổ cực của cô bé:

+ Ngôi nhà xinh đẹp, nơi em sống có cây thường xuân bao quanh >< gác sát mái gió lùa lạnh lẽo

+ Cửa sổ mọi nhà sáng rực, ấm áp >< ngoài đường phố tối, góc tường lạnh lẽo giữa hai ngôi nhà

+ Phố xá sực nức mùi ngỗng quay >< em bé đói rét,bụng đói

= > hình ảnh đối lập làm nổi bật lên tình cảnh thảm thương, tội nghiệp của cô bé, tội nghiệp hơn nữa là bà, mẹ mất, em phải sống với người bố bạo lực.

Giải câu 3 (Trang 68 SGK ngữ văn 8 tập 1)

Chứng minh rằng những mộng tưởng của cô bé qua các lần quẹt diêm (lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en, người bà, hai bà cháu bay đi) diễn ra theo thứ tự hợp lí. Trong số các mộng tưởng ấy, điều nào gắn với thực tế, điều nào thuần túy chỉ là mộng tưởng?

Trả lời:

– Mộng tưởng của cô bé bán diêm hiện ra hợp lý với thực tế:

+ Muốn được sưởi ấm và ăn no: lò sưởi, ngỗng quay

+ Khao khát được sum họp gia đình bên cây thông No-el

+ Muốn được vui vẻ bên người bà hiền hậu

+ Cảnh hai bà cháu bay lên trời: thoát khỏi những đau buồn

– Mộng tưởng gắn với thực tế: lò sưởi, ngỗng quay, cây thông

– Mộng tưởng thuần túy là mộng tưởng: gặp lại người bà

-> Những mộng tưởng của cô bé bán diêm cũng là mộng tưởng chung của bất kì đứa trẻ nào cùng cảnh ngộ: muốn ấm no, hạnh phúc bên gia đình.

Giải câu 4 (Trang 68 SGK ngữ văn 8 tập 1)

Phát biểu những cảm nghĩ của em về truyện Cô bé bán diêm nói chung và về đoạn kết của truyện nói riêng.

Trả lời:

Cảm nghĩ về cô bé bán diêm:

– Cô bé có hoàn cảnh đáng thương, tội nghiệp:

+ Sống trong cảnh thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần

+ Phải bươn chải kiếm sống ngay từ khi còn rất nhỏ.

– Ước mơ của em thực tế, giản dị và hồn nhiên:

+ Mơ no ấm, sum vầy bên gia đình

+ Muốn được vui chơi đúng với lứa tuổi của em

– Em bé tội nghiệp chết đói và chết rét ngoài đường

Đoạn kết truyện:

– Cảnh tượng cô bé bán diêm chết vì giá rét nhưng miệng vẫn mỉm cười- đây là sự tưởng tượng của tác giả, giảm bớt sự đau thương.

– Cái chết lúc này là sự cứu rỗi- hai bà cháu bay về chầu Thượng đế.

– Cái kết vừa có sự bi thương, vừa mang màu sắc cổ tích (phản ánh ước mơ, khát vọng được hạnh phúc, ấm no của con người)

6 tháng 6 2016

Đúng đấy bn ạ!!!! Chỉ thêm vài cái thui, ns chung là y như nhau!!!

6 tháng 6 2016

Giống nhau ,các loại kiến thức ở đây cũng tương tự với các kiến thức ở trong sách Ngữ Văn 

2 tháng 10 2016

1.Lập dàn bài cho đề văn:

   a, Tự giới thiệu bản thân:                           

       Mở bài:

       -Lời chào: Xin chào tất cả các bạn.

       -Giới thiệu: Mình (tôi, tớ) tên là ... H/s lớp ... trường ...

       -Cảm xúc:  Mình rất vui đc giới thiệu về bản thân và làm quen với các bạn.

      Thân bài:

       -Tuổi: Mình năm nay ... tuổi, so với các bạn thì mình ... (VD: mình nhỏ hơn một chút)

       -Gia đình: Gia đình mình gồm có 4 người.

        +Trụ cột của cả nhà chính là cha mình.

        +Người mà ngày nào cũng nấu những bữa ăn ngon ch cả gđ chính là mẹ.

        +Thành viên út nhất nhà lại là cậu em trai mình năm nay mới có 3 tuổi (Bạn có thể thay thế).

        +Và người thứ 4 chính là mình.

       -Công việc:Ở nhà mình sắp xếp thời gian học và làm bài đầy đủ.

        +Nghoài ra mình còn giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa, cùng mẹ nấu cơm, rửa bát

        +Những ngày nghỉ mình còn cùng ông chăm sóc vườn cây cảnh hoặc cùng bà đan những                   chiếc găng tay xinh xắn.

        +(Bạn có thể thay thế phần này).

       -Sở thích và nguyện vọng:

        +Mình có sở thích ... và ước mơ sau này của mình là để ... (VD: Mình có sở thích hát, nghe               nhạc và ước mơ sau này của mình là để mang tiếng hát này đến những vùng quê nghèo                 khó).

      Kết bài:

       -Cảm ơn: Vừa rồi các bạn đã đc nghe phần giới thiệu về bản thân mình. Mình xin chân thành           cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe.

                                                                            THE END             

25 tháng 8 2017

Giới thiệu về người bạn thân mà em yêu quý.

a. Mở bài:

- Bạn ấy tên là gì ?

- Quê quan địa chỉ ở đâu ?

- Lời chào và lý do kể

b. Thân bài:

- Lý do thích chơi với bạn ấy ?

- Bạn ấy có những phẩm chất gì ?

- Ngoại hình của bạn như thế nào ?

- Bạn là người như thế nào đối với mọi người xung quanh ?

- Ước mơ của bạn ấy với bạn là gì ?

c. Kết bài: Nhấn mạnh lý do yêu quý bạn ấy và khẳng định đó là bạn thân của bạn

21 tháng 2 2016

1. Đọc kĩ văn bản và chú thích các từ mặt người và không tày.

2. Phân tích từng câu tục ngữ

Câu

Nghĩa của câu tục ngữ

Giá trị của kinh nghiệm
mà câu tục ngữ thể hiện

1

Con người quý hơn tiền bạc.Đề cao giá trị của con người.

2

Răng và tóc là các phần thể hiện hình thức, tính nết con người.Phải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người.

3

Dù khó khăn về vật chất, vẫn phải trong sạch, không làm điều xấu.Dù nghèo khó vẫn phải biết giữ gìn nhân cách tốt đẹp.

4

Cần phải học cách ăn, nói,… đúng chuẩn mực.Cần phải học các hành vi ứng xử văn hoá.

5

Muốn làm được việc gì cũng cần có người hướng dẫn.Đề cao vị thế của người thầy.

6

Học thầy không bằng học bạn.Đề cao việc học bạn.

7

Khuyên con người biết yêu người khác như chính bản thân mình.Đề cao cách ứng xử nhân văn.

8

Được hưởng thành quả, phải nhớ ơn người tạo ra thành quả đó.Phải biết ơn với người có công lao giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả.

9

Việc lớn, việc khó không thể do một người làm được, mà phải cần nhiều người hợp sức.Khẳng định sức mạnh của tình đoàn kết.

3.* Câu tục ngữ nêu mối quan hệ thầy trò, bình luận, đánh giá vai trò của người thầy và xác định việc tiếp thu học hỏi từ bạn bè được nhân dân đúc kết:

 Không thầy đố mày làm nên.

 Học thầy không tày học bạn.

Mới đọc tưởng chừng hai câu tục ngữ đối lập nhau nhưng thực chất lại bổ sung chặt chẽ cho nhau. Cả hai câu, câu nào cũng đề cao việc học, chỉ có học tập, biết tìm thầy mà học thì con người mới có thể thành tài, có khả năng đóng góp cho xã hội và sống mới có ý nghĩa.

4. Các giá trị nổi bật của các đặc điểm trong tục ngữ:

* Diễn đạt bằng so sánh:

 Một mặt người bằng mười mặt của.

 Học thầy không tày học bạn.

 Thương người như thể thương thân.

Phép so sánh được sử dụng rất đa dạng, linh hoạt. Trong câu thứ nhất, so sánh “bằng”, hai âm “ươi”(người - mười) vần và đối nhau qua từ so sánh. Trong câu thứ hai cũng diễn đạt quan hệ đó, dân gian so sánh “tày”, vần với âm “ay” trong vế đưa ra so sánh (thầy). Câu thứ ba dùng phép so sánh “như”. Các cách sử dụng đó có tác dụng dễ thuộc, dễ nhớ, chuyển tải ý tưởng một cách dễ dàng.

* Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ:

 ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

 Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Hình ảnh ẩn dụ trong câu thứ nhất: từ quả  cây nghĩa đen chuyển sang thành quả và người có công giúp đỡ, sinh thành… Tương tự như vậy, cây và non chuyển sang nghĩa một cá nhân  việc lớn, việc khó… là những phép ẩn dụ có tác dụng mở rộng nghĩa, diễn đạt uyển chuyển các ý tưởng cần nêu.

* Dùng từ và câu có nhiều nghĩa:

 Cái răng, cái tóc (không những chỉ răng tóc cụ thể, mà còn chỉ các yếu tố hình thức nói chung – là những yếu tố nói lên hình thức, nhân cách con người).

 Đói, rách (không những chỉ đói và rách mà còn chỉ khó khăn, thiếu thốn nói chung); sạch, thơm chỉ việc giữ gìn tư cách, nhân phẩm tốt đẹp.

– Ăn, nói, gói, mở… ngoài nghĩa đen còn chỉ việc học cách giao tiếp, ứng xử nói chung.

– Quả, kẻ trồng cây, cây, non… cũng là những từ có nhiều nghĩa, như đã nói trong câu 3.

Các cách dùng từ này tạo ra các lớp nghĩa phong phú, thích ứng với nhiều tình huống diễn đạt và hoàn cảnh giao tiếp.8

 

20 tháng 2 2016

Trả lời câu hỏi

1. Đọc

2. Phân tích từng câu tục ngữ

- Câu 1 : đề cao giá trị của con người

- Câu 2 : Phải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người

- Câu 3 : Dù nghèo khó vẫn phải biết giữ gìn nhân cách tốt đẹp

- Câu 4 : Cần phải học các hành vi ứng xử văn hóa

- Câu 5 : Đề cao vị thế người thầy

- Câu 6 : Đề cao việc học bạn

- Câu 7 : Đề cao ứng xử nhân văn

- Câu 8 : Phải biết ơn với những người có công lao, giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả

- Câu 9 : Khẳng định sức mạnh của tình đoàn kết

3. Hau câu tục ngữ nêu mối quan hệ thầy trò, bình luận và đánh giá vai trò của người thầy và xác định được việc tiếp thu học hỏi từ bạn bè được nhân dân đúc kết.

- Không thầy đố mày làm nê

- Học thầy không tày học bạn

Mới đọc tưởng chừng hai câu tục ngữ này đối lập nhau nhưng thực chất lại bổ sung chặt chẽ  cho nhau. Cả hai câu, câu nào cũng đề cao việc học, chỉ có học tập, biết tìm thầy mà học và học tập những điều hay lẽ phải, từ kinh nghiệm của bạn bè thì con người mới có thể thành tài, có khả năng đóng góp cho xã hội và sống mới có ý nghĩa.

4. Các giá trị nổi bật của đặc điểm trong tục ngữ :

a) Diễn đạt bằng so sánh :

Phép so sánh được sử dụng rất đa dạng, linh hoạt, có tác dụng làm cho các câu tục ngữ dễ thuộc, dễ nhớ, chuyển tải được ý tưởng một cách dễ dàng

b) Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ

Phép ẩn dụ có tác dụng làm mở rộng nghĩa, diễn đạt uyển chuyển các ý tưởng cần nêu

c) Dùng từ và câu có nhiều nghĩa

Tạo ra các lớp nghĩa phong phú, thích ứng với nhiều tình huống diễn đạt  và hoàn cảnh giao tiếp

 

 

28 tháng 11 2016

câu 1: bài văn có 3 đoạn:
- đ1:"từ đầu...thuyền rồng": hương vị đắc sắc của lúa non gợi nhớ đến cốm và sự hình thành hạt cốm.
- đ2:"tiếp theo...nhũn nhặn":giá trị của cốm - cốm đã trở thành 1 sản phẩm chứa đựng văn hóa & phong tục của dân tộc.
- đ3: "phần còn lại": ý nghĩa sâu xa của việc hưởng thụ 1 sản phẩm, lời đề nghị của tác giả với những ngμavàthưngthcmónquàcalúanon.Bàitùybútnóiv1thquàcalúanoncm1snphmkếtthtnhngthtúycathiênnhiên,triđtvàskhéoléocaconngμavàthưởngthứcmónquàcủalúanon.-Bàitùybútnóivề1thứquàcủalúanoncốm-1sảnphầmkếtt∈htừnhữngt∈htúycủathiênnhiên,trờiđấtvàsựkhéoléocủaconng, giá trị của cốm
- tác giả sử dụng phương thức biểu đạt biểu cảm qua các chi tiết miêu tả, bình luận và nhận xét.
bây giờ mình phải đi học rồi, chừng nào về mình post lên tiếp nha!
tiếp nè:
2. - tác giả mở đầu bài viết về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết:
+ cảm hứng được gợi lên từ hương thơm của lá sen trong cơn gió mùa hạ lướt qua vùng sen trên hồ.
+ hương thơm ấy gợi nhớ đến 1 thứ quà thanh nhã và tinh khiết: cốm.
- để miêu tả đến hương vị của cốm, tác giả đã quy động nhiều cảm giác để cảm nhận về đối tượng, đặc biệt là khứu giác.
3. việc dùng cốm và hồng làm lễ vật sêu Tết của nhân dân ta rất thích hợp và có ý nghĩa sâu xa bởi cốm là thức dâng tặng của trời đất, thiên nhiên, mang trong nó hương vị thanh nhã vừa đậm đà của đồng quâ, vừa thích hợp với lễ nghi của 1 xứ sở nông nghiệp lúa nước. Sự hà i hòa đó được biểu hiện trên hai phương diện: màu sắc và hương vị.
4. - tác giả đã bàn về việc thưởng thức 1 món quà bình dị với 1 cái nhìn thấu đáu và 1 thái độ văn hóa:" cốm ko phải...thảo mộc"
- như vậy, theo tác giả ăn cốm là sự thưởng thức nhiều giá trị được kết tinh ở cốm: thiên nhiên, trời đất, công sức của con ng.5.cmnhncatácgivcm:thyđưcnhiugiátrkếtthđóbicmlàthcdângcatriđt,mangtrongnóhươngvthanhnhã,đmđàcathiênnhiêncùngviskhéoléocaconng.5.cảmnhậncủatácgiảvềcốm:thấyđượcnhiềugiátrịkếtt∈hởđóbởicốmlàthứcdângcủatrờiđất,mangtrongnóhươngvịthanhnhã,đậmđàcủathiênnhiêncùngvớisựkhéoléocủaconng.
6. - bài văn thể hiện nét đặc sắc của ngòi bút Thạch Lam: tác giả bộc lộ nhiều cảm giác để nhận biết về đối tượng, đặc biệt là về khứu giác để nhận ra hương thơm của cánh đồng sen, của lá, của lúa non.
- có cái nhìn tinh tế trong việc miêu tả
vd: tác giả chỉ tập trung và việc miêu tả hình ảnh những cô hàng cốm làng Vòng, cái dấu hiệu đặc biệt là chiếc đòn gánh hai đầu cong vút như chiếc thuyền rồng mà ko miêu tả tỉ mỉ kĩ thuật hay công việc làm cốm. câu 1: bài văn có 3 đoạn:
- đ1:"từ đầu...thuyền rồng": hương vị đắc sắc của lúa non gợi nhớ đến cốm và sự hình thành hạt cốm.
- đ2:"tiếp theo...nhũn nhặn":giá trị của cốm - cốm đã trở thành 1 sản phẩm chứa đựng văn hóa & phong tục của dân tộc.
- đ3: "phần còn lại": ý nghĩa sâu xa của việc hưởng thụ 1 sản phẩm, lời đề nghị của tác giả với những ngμavàthưngthcmónquàcalúanon.Bàitùybútnóiv1thquàcalúanoncm1snphmkếtthtnhngthtúycathiênnhiên,triđtvàskhéoléocaconngμavàthưởngthứcmónquàcủalúanon.-Bàitùybútnóivề1thứquàcủalúanoncốm-1sảnphầmkếtt∈htừnhữngt∈htúycủathiênnhiên,trờiđấtvàsựkhéoléocủaconng, giá trị của cốm
- tác giả sử dụng phương thức biểu đạt biểu cảm qua các chi tiết miêu tả, bình luận và nhận xét.
bây giờ mình phải đi học rồi, chừng nào về mình post lên tiếp nha!
tiếp nè:
2. - tác giả mở đầu bài viết về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết:
+ cảm hứng được gợi lên từ hương thơm của lá sen trong cơn gió mùa hạ lướt qua vùng sen trên hồ.
+ hương thơm ấy gợi nhớ đến 1 thứ quà thanh nhã và tinh khiết: cốm.
- để miêu tả đến hương vị của cốm, tác giả đã quy động nhiều cảm giác để cảm nhận về đối tượng, đặc biệt là khứu giác.
3. việc dùng cốm và hồng làm lễ vật sêu Tết của nhân dân ta rất thích hợp và có ý nghĩa sâu xa bởi cốm là thức dâng tặng của trời đất, thiên nhiên, mang trong nó hương vị thanh nhã vừa đậm đà của đồng quâ, vừa thích hợp với lễ nghi của 1 xứ sở nông nghiệp lúa nước. Sự hà i hòa đó được biểu hiện trên hai phương diện: màu sắc và hương vị.
4. - tác giả đã bàn về việc thưởng thức 1 món quà bình dị với 1 cái nhìn thấu đáu và 1 thái độ văn hóa:" cốm ko phải...thảo mộc"
- như vậy, theo tác giả ăn cốm là sự thưởng thức nhiều giá trị được kết tinh ở cốm: thiên nhiên, trời đất, công sức của con ng.5.cmnhncatácgivcm:thyđưcnhiugiátrkếtthđóbicmlàthcdângcatriđt,mangtrongnóhươngvthanhnhã,đmđàcathiênnhiêncùngviskhéoléocaconng.5.cảmnhậncủatácgiảvềcốm:thấyđượcnhiềugiátrịkếtt∈hởđóbởicốmlàthứcdângcủatrờiđất,mangtrongnóhươngvịthanhnhã,đậmđàcủathiênnhiêncùngvớisựkhéoléocủaconng.
6. - bài văn thể hiện nét đặc sắc của ngòi bút Thạch Lam: tác giả bộc lộ nhiều cảm giác để nhận biết về đối tượng, đặc biệt là về khứu giác để nhận ra hương thơm của cánh đồng sen, của lá, của lúa non.
- có cái nhìn tinh tế trong việc miêu tả
vd: tác giả chỉ tập trung và việc miêu tả hình ảnh những cô hàng cốm làng Vòng, cái dấu hiệu đặc biệt là chiếc đòn gánh hai đầu cong vút như chiếc thuyền rồng mà ko miêu tả tỉ mỉ kĩ thuật hay công việc làm cốm. câu 1: bài văn có 3 đoạn:
- đ1:"từ đầu...thuyền rồng": hương vị đắc sắc của lúa non gợi nhớ đến cốm và sự hình thành hạt cốm.
- đ2:"tiếp theo...nhũn nhặn":giá trị của cốm - cốm đã trở thành 1 sản phẩm chứa đựng văn hóa & phong tục của dân tộc.
- đ3: "phần còn lại": ý nghĩa sâu xa của việc hưởng thụ 1 sản phẩm, lời đề nghị của tác giả với những ngμavàthưngthcmónquàcalúanon.Bàitùybútnóiv1thquàcalúanoncm1snphmkếtthtnhngthtúycathiênnhiê

28 tháng 11 2016

xin lỗi nha, máy mik bị lỗi nên hiện lại hai lần.gianroi

22 tháng 2 2016

I. Tìm hiểu tác giả – tác phẩm 
1. Tác giả

– Nguyễn Huy Tưởng (1912- 1960) xuất thân trong một gia đình nhà nho khá giả với tinh thần yêu nước cao ở xã Dục Tú, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội). 
– Ông sớm tham gia cách mạng, hoạt động tích cực trong những tổ chức văn hóa nghệ thuật của Đảng.
– Ông là một nhà văn, một nhà viết kịch tài năng. Ông có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử và có đóng góp nổi bật ở thể loại tiểu thuyết và kịch. Văn phong ông vừa giản dị, trong sáng, vừa đôn hậu, thâm trầm, sâu sắc. 
– Năm 1996, ông được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

2. Tác phẩm

Vũ Như Tô là một vở kịch lịch sử. Tác phẩm này là cách nhà văn thể hiện quan điểm của mình về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cường quyền, giữa nghệ sĩ và nhân dân…Đây là một kiệt tác làm nên thành cồn của Nguyễn Huy Tưởng.

3. Tóm tắt vở kịch.

Vở kịch gồm 5 hồi, viết về một sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516 – 1517, dưới triều Lê Tương Dực. Nhân vật chính trong vở kịch là Vũ Như Tô – một nhà kiến trúc tài ba, một người nghệ sĩ có trí lớn và là người trọng nghĩa khinh tài. Ông làm việc dưới triều vua Lê Tương Dực – một vị hôn quân bạo chúa, việc ông vua làm là sai Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài để thỏa mãn trí ăn chơi của mình. Một nghệ sĩ như Vũ Như Tô đã không màng đến tiền bạc đã từ chối dù bị đe dọa kết án tử hình. Song Đan Thiềm, một cung nữ tài sắc nhưng đã bị ruồng bỏ đã khuyên Vũ Như Tô nên nhận lời xây Cửu Trùng Đài, Đam Thiềm khuyên rằng đây là một cơ hội để ông có thể đem tài năng ra phục vụ cho nhân dân, đất nước “ Ông cứ xây lấy một tòa đài cao cả. Vua Hồng Thuận là lũ cung nữ kia rồi mất đi, nhưng sự nghiệp của ông còn lại về muôn đời. dân ta nghìn thu được hãnh diện…”. Vũ Như Tô nhận lời xây Cửu Trùng Đài nhưng trái ngược lại chính khi Cửu Trùng Đài được xây việc đó đã làm dân chúng thêm khổ cực, rồi họ vùng vậy, cái kết thật đau thương Vũ Như Tô bị giết còn Cửu Trùng Đài kia bị thiêu trụi.

II. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1: Các mâu thuẫn cơ bản của kịch Vũ Như Tô được thể hiện như thế nào trong hồi V?

Mâu thuẫn trực trực tiếp đó là việc dân chúng đứng lên đấu tranh trống lại triều đình. Mâu thuẫn cơ bản là bắt nguồn từ việc vua quan sống sa đọa, ăn chơi thỏa thích mà đời sống người dân thì cùng cực, nghèo khổ. Mặc cho nhân dân phải chịu những cực khổ như thế nào vua vẫn trà đạp lên những công sức lao động của họ mà hưởng lạc.

Mâu thuẫn thứ hai chính là mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật thuần túy và về lợi ích thiết thực của việc xây Cửu Trùng Đài giữa mục đích của vua Lê Tương Dực và của Vũ Như Tô.Mâu thuẫn này đã đưa đến cái chết của Vũ Như Tô và Cửu Trùng Đài bị thiêu trụi.

Cuộc đối thoại giữa Đan Thiềm và Vũ Như Tô ở lớp I của hồi kịch cho thấy Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ chỉ biết vì nghệ thuật, việc xây Cửu Trùng Đài ông coi đó là một sự cống hiến nghệ thuật cho dân chúng và ông không nghĩ rằng đằng sau là cả một tai họa dân chúng chịu cảnh lầm than. Mục đích nghệ thuật của ông mâu thuẫn gay gắt với quyền lợi thiết thực của dân chúng mà ông không nhận ra được.Ông quên đi mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống bởi vậy mà ông không thể hiểu điều Đan Thiềm nói. Còn đối với dân chúng sự vùng lên là tất lẽ bởi họ đấu tranh cho quyền lợi của họ, họ chỉ biết Cửu Trùng Đài là nguyên nhân, nguồn gốc dẫn đến việc cuộc sống của họ phải  lầm than. Giữa Vũ Như Tô – một người nghệ sĩ có mục đích cao đẹp không có tiếng nói chung với nhân dân lao động.

Câu 2: Phân tích tính cách, diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong đoạn trích.

Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ có tài với mục đích chân chính, là một người nghệ sĩ có tài và tâm đối với nghệ thuật. Do ông quá đam mê nhiệt huyết với con đường nghệ thuật của mình hy vọng những cái tốt đẹp nhất được cống hiến tài năng cửa mình cho đất nước.Khi nghe lời khuyên của Đan Thiềm, nhận xây Cửu Trùng Đài. Vũ Như Tô là người nghệ sĩ chỉ quan tâm đến nghệ thuật. Ông luôn ở tron tâm trạng mơ màng, ảo vọng.Ông không thể hiểu và không tin tâm huyết của mình đối với đất nước lại bị coi thường. Việc làm của ông đã dẫn đến một tai họa không lường trước được.

Đan Thiềm là một người có tâm, là người yêu quý và tôn trọng nghệ thuật, tôn trọng người tài. Đan Thiềm rất kính trọng tài năng của Vũ Như Tô, bà đã khuyên Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài với mục đích cống hiến tài năng nghệ thuật cho đất nước. Nhưng chính lời khuyên ấy bà đã nhận ra đó là sai lầm rồi đến cuối cùng trước khi bà chết đã nhận ra rằng sự thất bại của giấc mộng lớn mà bà mong một Vũ Như Tô thực hiện. Một con người yêu mên nghệ thuật và kính trọng những tài năng như bà khi nhìn thấy cảnh Cửu Trùng Đài bị cháy và Vũ Như Tô chết như vậy bà đau đớn tột cùng và đã thốt lên “ Đài lớn tan tành. Ông Cả ơi ! Xin cùng ông vĩnh biệt!”.

Vũ Như Tô và Đan Thiềm là hai con người cùng có tấm lòng cao cả tri kỉ, cùng mục đích nghệ thuật tốt đẹp nhưng cái kết thất bại thật thương tâm. Cửu Trùng Đài là biểu tượng tâm huyết của cả hai con người này đã bị hủy hoại, hai người thật đáng thương, đáng kính trọng hơn là đáng trách.
Nhà văn qua đây đã bộc lộ được sự cảm thông và trân trọng của chính tác giả đối với hai con người tri âm tri kỉ nhưng phải chịu một số phận nghiệt ngã, bất hạnh này.

Câu 3: Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời và lợi ích thiết thực của nhân dân chưa được tác giả giải quyết dứt khoát. Điều đó được thể hiện như thế nào ở hồi cuối cùng của vở kịch?Theo anh (chị), nên giải quyết mâu thuẫn ấy như thế nào?
Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật thuần túy và lợi ích thiết thực của nhân dân là mâu thuẫn không giải quyết được.Bởi vậy, tác giả chưa giải quyết được triệt để mâu thuẫn này là tất lẽ. Cái kết cuối cùng của số phận tài hoa mà bạc mệnh một cái chết mà không hiểu lí do vì sao mình chết. Vũ Như Tô, Đan Thiềm, Cửu Trùng Đài đều bị hủy diệt đã để lại những khúc mắc, mâu thuẫn, mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Nguyễn Huy Tưởng đã thể hiện được phần nào mối quan hệ này trong đoạn trích của mình. Cái gọi là nghệ thuật đích thực thì phải thống nhất với quyền lợi của con người thì mới có thể thăng hoa và tồn tài được. Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vị con người.

Câu 4: Đặc sắc về nghệ thuật của kịch Vũ Như Tô được thể hiện qua đoạn trích?

Đoạn trích thể hiện những đặc sắc về nghệ thuật kịch của Nguyễn Huy Tưởng: ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao, dùng ngôn ngữ, hành động của nhân vật để khắc họa tính cách, miêu tả tâm trạng, dẫn dắt và đẩy xung đột kịch đến cao trào.